Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Tag Archives: Cận-Tâm-Lý-Học

NGƯỜI NHỚ ĐƯỢC TIỀN KIẾP: MATIAS DE STEFANO TỰ THUẬT – PHẦN 2 : MỘT QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ

CÕI TRỜI: VŨ TRỤ TRONG VŨ TRỤ

II-1. VONG LINH VÀ VẬT THỂ (Spirit and matter)

“Để chúng ta có thể hiểu được đời người bắt đầu như thế nào, đời người được chia ra 2 giai đoạn. Chúng ta có thể xét đoán nó qua thể khí (Etheric) và qua thể hữu hình (physical). Dĩ nhiên là khi thể khí bắt đầu thì chưa có phần hữu hình. Trước hết, xin phân tích qua phần tinh túy (Essence) của con người. Phần tinh túy này do phần tâm linh chủ động.

Vong linh là tinh túy (the spirit is the essence), là đốm lửa của thân thể Thượng Đế (sparks of God’s body), là những hạt điện tử của Ngài (his electrons). Các vong linh không có hình thù và được tạo ra bởi ánh sáng trinh nguyên (pure light). Vong linh mang theo phần kiến thức của thời nguyên thủy (knowledge from the origins). Nó được phát sinh từ cội nguồn (the source) và ta có thể ví nó giống như một loại trung tâm điểm của hệ thống luân xa trong cơ thể con người (solar plexus Chakra of God).

Nói theo cách Khoa học nguyên tử, “vòng linh” (spiritual level) rất là tinh vi (subtle level) và vòng này không có phần giao động về năng lượng (energetic vibration). Như vậy có nghĩa là nó không có phần tỷ trọng liên quan tới năng lượng hay thể khí (energetic or etheric density). Nó là ánh sáng thuần nhất (pure white). Ánh sáng trinh nguyên này dãn ra (expands) trong vũ trụ và khi nó đông đặc lại (condenses), nó trở thành phân tử (molecules) – một loại năng lượng thu gọn (compact energy). Khi nó thu gọn lại thì phần vật thể (matter) được tạo tác. Do sự hỗn mang (chaos) của các chất rắn (densities) bắt đầu thành hình trong những nơi va chạm của vũ trụ (cosmic wall), mệnh danh là thời/ hiện tượng Hỗn Mang (chaos). Các vong linh ( spirits) được sinh ra (are born) với hai chức năng (functions): – làm cho phần thể rắn (dense) trở thành ánh sáng trinh nguyên và – gom góp lại những trải nghiệm (experience) trong vũ trụ để tìm hiểu (understand) những gì đã học được để rồi cải biến (allowing) chúng trở thành một Thượng Đế mới.
“Tinh túy tâm linh (spiritual essence) co, dãn (expands and contracts) và trong cái quá trình co dãn này phần tinh túy tâm linh làm cho phần vật thể (matter) trở thành tinh tế hơn, trước khi nó trở về với phần cội nguồn (source). Quá trình co-dãn tinh vi này (subtle process) được người trần gian mệnh danh là Tái Sinh (reincarnation). Nhờ quá trình tái sinh (reincarnation process) mà phần vong linh (spirit) trong trạng thái vật thể (matter) được mang trở về lại với trạng thái trinh nguyên.

Chúng ta phải phá bỏ ý tưởng rằng phần vật thể nó không trinh nguyên (impure) và phần tâm linh/vong linh trở về cội nguồn (source). Thực ra phần vật thể cũng trinh nguyên và phần linh (spirit) được sinh ra đời để mà trợ giúp phần vật thể (matter) sẽ trở lại thành ánh sáng/thể nhẹ (light) một lần nữa. Diễn biến này được mệnh danh là “mang Trời về Đất và mang Ánh sáng về Trời” (bring the sky to earth and give back the light to the sky). Câu này mô tả đời sống của người trần gian. Quá trình Tái Sinh/Luân Hồi (reincarnation) bó buộc con người phải diễn biến (evolve) bởi vì rằng đây là phần hòa nhập (integration) của mọi vật (all things). Vì vậy mà linh hồn (souls, vong linh của người còn sống = vong linh + thân thể hữu hình) và vong linh (spirit, linh hồn của người chết = vong linh + không có thân xác hữu hình) – nói đúng ra, vong linh – cần phải thấu hiểu mọi sự trong vũ trụ để mà chính nó sẽ trở thành một vũ trụ. Tất cả các vong linh phải được tái sinh. Làm sao mà tái sinh? Tái sinh qua một thể sinh lực dầy đặc hơn (dense energy) mệnh danh là linh hồn. Linh hồn là một phương tiện rắn đặc nhất của vong linh. (Thân thể con người) gồm có nhiều loại năng lượng khác nhau (different energies); nó dầy đặc (dense) vì nó không còn ở trạng thái ánh sáng trinh nguyên nữa (pure white). Phần quan trọng của thân thể là Hệ Thống Luân xa (chakras) gồm có: chân, mông, ruột, tim, cuống họng, con mắt thứ ba và đỉnh đầu. Đây là những tuyến năng lượng (energetic glands) giúp cho phần vong linh nối tiếp (connect) với phần thể đặc (phần vật thể). Mỗi luân xa (chakra) giao tiếp (correspond) với mỗi tuyến huyệt (gland) của thân thể. Linh hồn được cấu tạo trong những tế bào mà chúng ta được biết là Thượng Đế. Linh hồn là phần tích lũy trong thể “Ether” (Etheric accumulating) và phần tích lũy này có thể rung chuyển rất nhanh (vibrating) tùy theo từng đẳng cấp của vật thể (level of the matter). Nhờ vậy mà ánh sáng trinh nguyên có thể di động vào tới phần vật thể này để mà tiến hóa (evolve). Nhờ quá trình này mà mỗi một vong linh , cho dù nó là một phần nhỏ bé của khối toàn năng (the totality), nhưng nó cũng biến hóa (evolve) và hiểu biết được sự hiện hữu trong một sinh linh (existence in the being) mà chúng ta mệnh danh là Thượng Đế (God); sinh tồn để mà trở thành một Thượng Đế khác nữa.

Tiến trình tiến hóa này là do kết quả của những gì đã xảy ra trong vũ trụ, trong mọi lãnh vực, trong mỗi cõi [hay (thế) giới, tiếng Anh là “each dimension”] của vũ trụ. Ngay trong lúc này, chúng ta đang sống qua cõi thứ ba (third dimension) và chúng ta đang có những kinh nghiệm sống trong cõi thứ ba. Sở dĩ chúng ta có được những kinh nghiệm này là do sự cấu tạo trong vũ trụ của vật thể (matter) và sự mục nát của nó (decomposition of matter).

Sự tàn hủy của vật thể đã để lại những kinh nghiệm trong vũ trụ được mệnh danh là thời gian hủy diệt (deterioration time). Thời gian là yếu tố (essence) làm hủy diệt vật thể (matter), vì vậy mà chiều thời gian chỉ hiện diện trong thế giới hữu hình (physical world) mà thôi. Kinh nghiệm này có thể kéo dài từ vài năm cho tới hàng ngàn năm, tùy theo từng linh hồn, từng vong hồn cần phải học hỏi cùng với nhau”.

II-2. LỊCH TRÌNH TIẾN HÓA (Evolution)

“Lịch trình tiến hóa ghi lại những gì mà linh hồn và những đấng tu hành (Spiritual Beings) đã phải tu luyện trong các cõi hữu hình (physical worlds). Chúng ta đã phải trải qua nhiều giai đoạn để trở thành con người trong kiếp này. Tuy có nhiều kiếp nhân sinh khác nhau (incarnations) nhưng chúng ta biết rõ kiếp người trần gian nhất.

Thật ra thì các kiếp nhân sinh bắt đầu từ các thể cấp năng lượng (energetic levels). Thoạt đầu vong linh (spirit) phải luyện tập phần năng lượng và được sinh ra để trở thành linh hồn (soul). Vong linh phải làm quen với các hình thức của linh hồn và phải luyện tập để biết cách điều khiển linh hồn của chúng sinh. Sau đó, nó bắt đầu đời sống dưới dạng phân tử (molecule) trong thể khí (gas level).

[[ PHẦN GHI CHÚ CỦA METIAS DE STEFANO:

• Năng lượng (energy):

Khi còn là vong linh, con người đang luyện tập trong thể nhẹ nhất (least dense) để được sinh ra (incarnate) rồi sau đó tập làm quen (adaption) để trở thành linh hồn (soul).

• Thể khí (Gas):

Hiện tượng đông đặc (densification of things) giúp chúng ta hiểu được sự chuyển vận trôi chẩy của phần vật chất hữu hình (fluidity of physical things) trong những môi trường đông đặc.

• Khoáng chất (Minerals):

Thể rắn nhất của vật thể giúp cho chúng ta hiểu biết chất rắn nặng nhẹ ra sao và giúp chúng ta biết những phần giới hạn của thân xác chúng ta trong cõi hữu hình.

• Thực vật (Plants):

Thực vật giúp chúng ta hiểu được sự chuyển vận (channelling) thần tình của ánh sáng và những gì mà nó đã gắn chặt (anchorage) trên trái đất. Mỗi ngày chúng ta cần phải tiếp tục giữ gìn hiện tượng quang hợp (photosynthesis; dùng ánh sáng mặt trời, khí carbonic – carbon dioxide – và lá cây để làm thức ăn cho cây cối) và thực thi hiện tượng này trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

• Sinh vật (Animals)

Sinh vật (being animals) giúp chúng ta hiểu được: – cách vận chuyển và điều khiển cơ thể của chúng ta, – cách thi hành công việc, – linh tính (instinct), – sự tương giao (interaction) và trao đổi tư tưởng (communication) với các chúng sinh khác (beings; không những với loài người mà còn với các sinh vật khác nữa)

• Sinh vật có lý trí (Rational animals):

Các sinh vật có lý trí giúp ta hiểu biết các vấn đề về tâm linh (spirituality), – thiền quán qua những trò chơi giải trí, – văn hóa, và – tình gia đình.

• Người trần gian (human beings):

Cuối cùng, người trần gian chúng ta, qua 70 kiếp (lives) có thời giờ để mà học hỏi về sự hợp kết giữa Trời và Đất (unification between Earth and Sky) sau khi chúng ta đã suy ngẫm rất nhiều về những điều mà chúng ta đã học hỏi được. Đây là đẳng cấp cuối cùng của cõi Hữu Hình (Physical level), cùng với những gì đến từ các hành tinh khác (extraterrestrial, không phải là hữu hình)

• Các thiên thần (Angels) và sinh linh (Beings) trong cõi/giới thứ 7 (Seven Dimension)

Trong cõi này (level), có sự thay đổi trong tiến trình biến hóa (evolution).
Trong cõi này, các vị Thiên Thần và chúng sinh làm việc để giúp đỡ cho các thế giới hữu hình (physical worlds), họ dùng kinh nghiệm của chính họ để dìu dắt cho các sinh linh (beings) có thân xác hữu hình (physical density).

Sau cõi thứ 7 là một cấp (cõi) khác tiến hóa trong môi trường “ether”- có nghĩa là các sinh linh sau khi đã hóa thân qua các tầng lớp hữu hình sẽ được sinh vào (incarnate) các cấp/cõi “ether” (etheric levels) và họ có hào quang chiếu sáng (illuminate) phần vật thể (matter) của họ và họ có thể tiến lên qua phần vật thể (ascend through matter).

Khi họ thăng tiến như vậy, họ trải nghiệm qua một quá trình tiến hóa mới bởi vì rằng “thân xác” của họ bây giờ đã trở thành ánh sáng. Nhiệm vụ của họ bây giờ là để giúp cho những người đang sống ở các cấp dưới, tạm coi như chúng ta giúp đỡ những người ở cấp dưới thấu hiểu được các diễn trình trở thành ánh sáng từ thể vật. Vài thí dụ về các Tiên Thiên: Chúa Jesus, Đức Phật Thích Ca, Đức Mohammed và rất nhiều người khác trong cõi Trần không nổi danh trong xã hội loài người. Các vị Tiên Thiên này vẫn còn tiếp tục tu tập cho tới khi họ lên đến “cõi thứ 15”, sau khi họ đã thu nhận và xử dụng được phần tinh hoa của tất cả các cấp (cõi, giới, tầng lớp) khác nhau để mà hoàn toàn am tường và xử dụng được phần tinh hoa toàn diện này (Essence). Tôi đã mô tả tất cả những quá trình này trong những bài viết mà tôi mệnh danh là “Ánh Linh” (Lumina).

“Ánh linh” có nghĩa là ‘Thể Khí Toàn Năng’ (Etheric level par excellence) hay ‘Ánh sáng Trinh nguyên’ (pure light). Thật khó mà mô tả các diễn trình này trên giấy bút được bởi vì rằng trong đẳng cấp tiến trình mà chúng ta đang sống (our evolution level), chúng ta không hề biết gì về các diễn trình này hết. Tôi chỉ có thể nói rằng (các đẳng cấp, các diễn trình) đều là có thật nhưng chúng ta cũng không nên quá quan tâm về điều này.]]

Xin kính mời Quý Vị cùng tôi du hành trong Vũ Trụ vài phút trước khi đọc tiếp bằng cách bấm nút vào dòng chữ dưới đây:

Cosmic Art – Part 1 of 2

II-3- CÕI/(Thế)GIớI/CẤP/CHIỀU HƯỚNG (The Dimensions)

“Cõi/Giới thứ 1 (The First Dimension) mà chúng ta biết là khởi điểm; chúng là những đốm sáng (dots of light) mà chúng ta nhìn thấy trong bầu trời, được mệnh danh là ”Prana” – có nghĩa là những điểm ánh sáng đã tạo dựng ra vạn vật (all things).

Cõi thứ 2 là sự chiếu sáng của những đốm sáng này. Thí dụ như những gì mà ta thấy được ở trong cõi thứ 2 này chỉ là những hình bóng (shadows) mà thôi. Rồi phần hình bóng này được tăng trưởng bề ngang và tạo ra những làn sóng rung (vibration) trong cõi thứ 3 (third dimension) với độ sâu (depth) và đây là phần không gian mà chúng ta đang sinh sống dựa theo phần hình học của chúng ta. Cõi thứ 2 (the second dimension) có thể được hiểu theo các hình vẽ (drawings) phần số học (numerology), phần toán học (mathematical level)

Cõi thứ 3 có thể được coi như là phần hình học (geometry).

Cõi thứ 4 (được hiểu) như là phần hình học thiêng liêng (sacred geometry), có nghĩa là phần hình học được áp dụng trong cõi rung động ở tần số rất cao (vibratory level). Đây chính là lúc mà vật thể (matter) bắt đầu có khái niệm rằng không có thời gian hay không gian; tất cả mọi việc đang diễn biến chỉ là tại ngay đây và ngay bây giở (here and now).

Cõi thứ 5 còn đi xa hơn phần hình học thiêng liêng bởi vì rằng (sinh linh trong cõi này) hiểu được phần tinh hoa (essence) của Cõi Hình Học Thiêng Liêng. Nhờ vậy, chúng ta hiểu biết được rằng mỗi khối hình học (geometric block) tạo nên một khối khác để tạo ra một sinh linh (a Being) có nghĩa là mỗi sinh linh trong chúng ta lại tạo ra một sinh linh khác. Tuy nhiên trong cõi thứ 3, chúng ta phải hiểu rằng hay ít ra cũng phải cho rằng (having a theory) chúng ta chưa có thể hội nhập (assimilation) được với Cõi Trời.

Cõi thứ 6 là Cõi cho rằng phần toàn năng của tất cả mọi sự vật đang hiện hữu (the totality of existing things) đang ở trạng thái hòa nhập với nhau (integration level). Làm sao mà hiểu được như vậy? Trong cõi thứ 6, việc gì cũng có thể làm được. Đây là một Cõi mà sinh linh có thể tự tạo sự thật và tự tạo ra các hình thể được (geometry).

Cõi thứ 7 là Cõi hòa nhập (integration) của các hình thể (geometry) trong ánh sáng trinh nguyên. Đây là nơi mà các  sinh linh không còn có mặt mũi nữa (Beings lose their faces) để trở thành những người hướng dẫn (guides) và họ đang vào Cõi Christic, tức là Cõi có những tần số (vibration) rung động thật cao – lên đến tận cõi thứ 10.

Trong các cõi này có các tổ tiên của vũ trụ (cosmic Fathers) và các vị tiên thiên từ các hành tinh Pleiades đang sinh sống. Các vị này là những sinh linh có thể đi từ cõi này sang cõi khác rất dễ dàng. Trong các cõi này, họ có thể hiện hình (visible) trong cõi thứ 3 và cõi thứ 9. Trí óc con người không thể hiểu được các cõi này. Lấy một thí dụ: trong cõi thứ 11, mọi thứ di chuyển xung quanh nhau giống như những bào thai vậy. Trong vũ trụ, nói một cách nho nhã thì các chỉ thị (orders), nhận định (judgements), các thiên tiên (archanpels), các vị tiên (seraphs), các vị trợ nguyền (guides) và nhiều chúng sinh thượng đẳng (Beings from high dimensions) đều hành xử như các chính trị gia vậy. Họ là những người cai quản các thường dân (people) trong các thế giới (worlds), giúp đỡ dân chúng trong các dịch vụ an sinh xã hội, cai quản nền kinh tế (direct their economy) và cho phép dân chúng tha hồ mà học hỏi. Họ đi từ thế giới này sang thế giới khác để giúp các xã hội và diễn trình sinh hoạt của từng xã hội.

Tuy xem ra có vẻ có tầng lớp, có đẳng trật (hierachies), nhưng các vị tiên chức này không hẳn là những vị có oai quyền. Được ở trên cõi cao hơn không có nghĩa là họ có quyền thế hơn. Chỉ có nghĩa là họ đang ở một vị thế rung động khác (cao) hơn mà thôi. Có nhiều các sinh linh trong Cõi thứ 15 mà còn phải học nhiều thứ của Cõi thứ 3. Có nghĩa là họ chưa được hoàn toàn hòa nhập. Cũng chẳng có nghĩa là họ cao siêu hơn. Chỉ có nghĩa là họ khác nhau mà thôi. Trong vũ trụ, các cấp được xếp theo đẳng cấp thứ tự (dimension hierarchy) – chỉ là vì do chiều giao động tần số khác nhau mà thôi, với mục tiêu là để làm các phận sự riêng rẽ trong vũ trụ. Thật ra thì các chúng sinh đều ở trong cùng một cõi / cùng một đẳng cấp (same level). Có nghĩa là nơi mà hai bàn tay tôi đang giơ ra (khi nói chuyện với quý vị), tất cả các cõi (all the dimensions) đang cùng sinh hoạt cùng một lúc. Chỉ có phần nhận thức của tôi (my conscience) mới cho tôi thấy cõi / chiều thứ 3 (third dimension). Và bây giờ chúng ta đang bước sang (projecting into) (thế) giới / cõi thứ 4 (the fourth dimension). Nhờ vậy mà chúng ta thấy hào quang (aura) và năng lượng xung quanh nhiều thứ (around things). Chẳng có nghĩa là sẽ tốt hơn hay xấu hơn.

Trên cõi trời (sky), nền kinh tế là năng lượng. Phần này được hiểu như là phần di động uyển chuyển của năng lượng và thông tin (fluidity of energy and information): – phần trao đổi của những tinh hoa (exchange of essences), – luật nghiệp chướng (karmic agreements), – phần vay mượn của lịch sử, – sự trao đổi của năng lượng. Tất cả các sự trao đổi này rất là cao siêu, siêu đẳng không thể tưởng tượng được (imperceptible).

Các sinh linh trong Cõi Trời (light Beings) đặt ra nền kinh tế cho các thế giới hữu hình (physical worlds), nhờ vậy mà các linh hồn (người trần gian) có thể di động (move around) và sinh tồn (survive) bằng cách trao đổi những thứ cần thiết trong đời sống hàng ngày, để mà tạo sự cân bằng (balance) giữa phần cho và phần nhận (Giving and Receiving). Tất cả các hệ thống năng lượng đều có mặt trong toàn cõi không gian vũ trụ. Nếu ai cho (thứ gì), người đó sẽ được nhận (thứ khác) ngay tức thì. Chính trị và kinh tế có tính chất di động (motion). Trong thế giới hữu hình, chính trị và kinh tế bị chi phối và bị lạc lối trong môi trường rắn đặc của người đời (density) và bị người đời có ý nghĩ xấu và đen tối về kinh tế và chính trị bởi chúng ta có quan niệm: tốt và xấu.

II-4. TỐT VÀ XẤU (Good and Bad)

“Cái gì mà chúng ta quan niệm là ‘dở/ xấu/ ác độc’ (evil) thì thực ra nó chẳng phải là ‘dở/ xấu/ độc ác’. Lối suy luận này có thể còn đi theo lên đến cõi 18 luôn. Điều đó không có nghĩa là xấu, là độc ác mà nó chỉ là một cách hành xử, một tiến trình mà thôi. Ánh sáng (Thượng Đế) vận chuyển rất tự do (freedom), rất tự chủ (self control), muốn làm gì thì làm (free will), được nâng đỡ (support) và được có rất nhiều thời giờ để mà hành xử (lot of time for the process).

Ngược lại ‘điều xấu’ hay là ‘Bóng tối’ (Darkness) – tạm dịch là ‘Vô Minh’ – là một diễn biến (way of evolving) đưa đến cái mà chúng ta gọi là hạn chót” (deadline) – hạn chót rất nhanh chóng (quick deadline): con người phải học cho xong trong vòng 1 năm, nếu không, sẽ nhận hậu quả xấu.

[[Ghi chú của tác giả Matias De Staphano:

Bóng tối (Darkness), tạm dịch là ‘Vô Minh’, có thể ví như trí khôn (Wisdom) của loài người với những đặc tính như: hạn hẹp (limitations), thử nghiệm (test sets), quyết đoán (determination), lầm lẫn (confusion), ngắn ngủi (short term)

Ánh sáng (Light), tạm dịch là ‘Minh Thông’, có thể ví như tình yêu thương (Love) , có tính cách ‘Thượng Đế’, chứa đựng cái ‘Tâm’ trong Phật Giáo (ghi chú của dịch giả) với những đặc tính như : tự do (freedom), tự chủ (self control), tự ý (free will), trợ giúp (support), dài hạn (long term)

Đây là một phương cách tiến hóa (process to evolve) nhưng mà vì nhân loại hiểu mọi sự vật qua quan điểm xấu – tốt, cho nên quá trình tiến hóa không được con người trần gian thực sự am tường cho lắm. Sở dĩ quá trình tiến hóa nhân loại thường xảy ra quá vội vã và nhanh chóng, chỉ là vì con người trần gian cứ tự ý lựa chọn phần tiến hóa theo cách suy nghĩ riêng của họ mà thôi.” ]]

Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh Hồi Hưu
Mississauga, Canada
Jan.29, 2012

QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG VỀ TÂM LINH TRONG KHOA CẬN TÂM-LÝ-HỌC Phần 3

Phần 3
Vong Hồn và Thế Giới Bên Kia.

2.0: GỌI HỒN, MA ÁM, HỒN MA XUẤT HIỆN, TÁI SINH, XUẤT HỒN, CHẾT ÐI RỒI SỐNG LẠI

Trong Phần 2, người viết đã đề cập đến những khả năng đặc biệt của tâm trí: Thần giao cách cảm (telepathy), nhìn thấy qua trí óc chứ không phải nhìn thấy qua đôi mắt trần gian (clairvoyance), nằm mơ thấy trước khi sự việc xẩy ra (precognition), thần lực của trí óc (psychokines), chữa bệnh bằng thần lực (psychic healing), bùa chú / phù thủy (black magic, sorcery). Trong bài viết Phần 3 này, tôi muốn đề cập đến đề tài liên quan tới Linh Hồn/Vong Hồn qua những tiết mục dưới đây:
• Giao tiếp với vong linh (Mediumship)
• Ma ám (Possession)
• Ma hiện hình (Apparition)
• Tái sinh (Reincarnation)
• Xuất hồn (Out- of – body experiences, OBE)
• Kinh nghiệm cận tử (Near-death experiences, NDE)

2.1 MEDIUMSHIP (GIAO TIẾP VỚI VONG LINH)

Nhà ngoại cảm (medium) có khả năng giao tiếp (contact) với vong hồn/vong linh của người chết (the dead), với các vị tiên (angels), với ma quỷ (demons). Nhà ngoại cảm đóng vai trò trung gian: chuyển lời đối thoại của các vong linh / vong hồn tới người trần tục mà phần lớn không có khả năng tâm linh giao tiếp được với thế giới bên kia.
Nhà ngoại cảm có thể nghe, chuyển lời nhắn, chuyển lời nói chuyện trực tiếp của các vong linh tới người trần gian. Nhà ngoại cảm cũng có thể cho vong linh “nhập hồn” (trance) để nói chuyện với người trần gian (sitters). Ðặc biệt là Cô Ðồng/ Ông Ðồng không biết vong hinh nói những gì. Nhà ngoại cảm đôi khi phải dùng dụng cụ để viết ra những gì mà vong linh muốn viết (psychography, automatic writing).
Có 2 thể loại “mediumship”:
• Thể loại liên quan tới phần trí óc, miệng lưỡi (mental mediumship).
• Thể loại liên quan tới phần hiện hình (physical mediumship)

2.1.1 Mental mediumship (Giao tiếp bằng trí óc, miệng lưỡi)

Nhà ngoại cảm (medium) và vong linh (spirits) có thể liên lạc với nhau (communicate) qua thần giao cách cảm (telepathy). Ngoài ra, nhà ngọai cảm còn có thể “nghe” (clairaudience), “nhìn thấy” (clairvoyance), “cảm nhận” được (clairsentience) những thông điệp (messages) của các vong linh. Nhà ngoại cảm kể lại cho người dự gọi hồn (sitter, recipient) những gì cô đồng/ ông đồng hiểu, nghe, nhìn thấy được từ các vong linh.
Trong lúc Gọi hồn, cầu hồn (trance, mediumship), Cô Đồng (trance medium) rất tỉnh táo khi giao tiếp với vong linh. Vong linh / vong hồn dùng trí óc, miệng lưỡi của nh à ngoại cảm để nói chuyện bằng cách chuyển các ý nghĩ (thoughts) của vong linh sang trí óc của nhà ngoại cảm. Cái ngã (ego) của Cô Đồng, thí dụ như thái độ kênh kiệu, lòng tức tối, giận hờn…của họ hầu như không còn nữa trong lúc gọi hồn để họ có thể dễ dàng giúp cho các vong hồn nói chuyện với người trần gian. Tuy nhiên Cô Đồng đôi lúc cũng có thể nói sai vì không thực sự hiểu đúng ý nghĩa của vong hồn. Dĩ nhiên là cũng có nhiều nh à ngoại cảm hay nói chuyện phịa để làm tiền thiên hạ.

2.1.2 Physical Mediumship (Giao tiếp bằng sự hiện hình của của tay chân, của đồ đạc ở vị trí lơ lửng, của tiếng động, của vật thể di động)

Nhờ khả năng, sức lực của Cô Đồng / Ông Đồng mà những hiện tượng hiện hình này có thể xẩy ra được. “Physical mediumship” thường được diễn ra trong một căn phòng khá tối (dimly lit room). Nhà ngoại cảm cần có một số dụng cụ như “kèn ma” (spirit trumpet), “tủ ma” (spirit cabinets) và “bàn nổi lơ lửng” (levitation tables). Sự hiện diện của một số đồ vật, chân tay người, cái bàn nổi lơ lửng là do năng lượng hay do chất “ectoplasm” tiết ra bởi nhà ngoại cảm. Chất “ectoplasm” này xuất phát từ cõi “Ether” (etheric plane), cõi vô hình (astral plane), cõi trí tuệ (mental plane) và cõi nguyên nhân (causal plane).
Các vong hồn hút ra (extracting) chất “ectoplasm” của những người đang có mặt ở trong phòng (không nhất thiết của nhà ngoại cảm) để tạo nên một cái hộp phát tiếng nói (voice-box). Nhờ cái hộp phát tiếng nói này mà các vong hồn có thể nói chuyện được.

2.1.3 Channeling (chuyển nhận dòng vong linh)

Trong vòng 50 năm của cuối thế kỷ 20 các nhà ngoại cảm tây phương đã tạo ra hai loại “gọi hồn”, “cầu hồn” sau đây:

2.1.3.1 Loại thứ nhất: nhà ngoại cảm có thể nói chuyện trực tiếp được với các vong hồn rồi họ nói lại cho những người gọi hồn biết các câu chuyện của người Phía Âm
2.1.3.2  Loại thứ hai: Cô Đồng / Ông Ðồng (channeler) ngồi gọi hồn / “vào đồng” (go into a trance) / “rời thân xác” (“leave their body”) trong lúc giao tiếp. Có nghĩa là vong hồn người Cõi Âm thật sự “nhập” vào nhà ngoại cảm (giống như bị ma ám vậy – spirit possession) và vong hồn nói chuyện thẳng với thân nhân trên Dương Thế. Một khi vong hồn đã thưc sự “nhập” vào người đồng cốt (channeler), giọng nói của người này có thể hoàn toàn thay đổi. Vong hồn có thể trả lời những câu hỏi của người đang có mặt ở đó, và cho họ biết tin tức về thế giới bên kia. Ðây là trường hợp “Gọi Hồn” mà chính tôi đã được tham dự và tôi đã mô tả trong loạt bài viết “Cây Ða Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa” dưới đây:
http://chimviet.free.fr/truyenky/damphan/caydaloicu/dtpn052.htm
Nhà ngoại cảm nổi danh JZ Knight cho biết đã được nói chuyện với một người đã có “30 ngàn năm tuổi đời”.

2.2 MA ÁM (POSSESSION)

Trong nhiều nơi trên thế giới, cũng như qua nhiều tôn giáo khác nhau, hiện tượng ma ám / quỷ ám được coi như là người trần gian bị một hồn ma / hồn quỷ xâm nhập và hãm hại. Nạn nhân thường được coi như đang bị bệnh xáo trộn tâm thần (mental disorder). Người bị ma ám / quỷ ám có triệu chứng như mất trí (memory loss), mất bản tính (personality loss), hay dẫy dụa (convulsion), bị ngất xỉu (fainting) giống như sắp chết vậy. Có người có thể nói một sinh ngữ khác, đổi hẳn giọng nói, mất luôn cả cá tính của chính mình cho tới khi hồn ma / hồn quỷ bị trừ khử / đuổi đi (exorcism).
Hiện tượng ma ám / quỷ ám được nhắc tới trong đạo Gia Tô (Christianity), đạo Islam, đạo Phật, Haitian Voodoo, Wicka, và trong vùng Đông Nam Á cũng như trong nhiều nước tại Phi Châu.

2.3 HỒN MA HIỆN HÌNH (APPARITION)

Hiện tượng vong hồn hiện hình thường hay xẩy ra khi người trần gian vừa mới chợp mắt ngủ (hypnagogic) hay khi sắp sửa ngủ dậy (hypnopompic)
Hiện tượng vong hồn hiển linh được phân chia thành 4 trường hợp dưới đây:
– Vong hồn / hồn ma xuất hiện lúc người trần gian đang bị nguy cơ (Crisis apparition)
– Vong hồn / hồn ma xuất hiện vài năm sau khi chết (Post- mortem apparition)
– Người sắp chết thấy bóng ma hiện hình (Experimental / Death- bed apparition)
– Hồn ma lảng vảng (Haunting apparition)
– Hồn ma hiện hình ở ngay bên cạnh người còn sống (By-standing- type)

2.3.1 Crisis apparition (vong linh / hồn ma xuất hiện lúc người bị nguy cơ)

Chứng nhân (witness) của hiện tượng “crisis apparition” nhìn thấy được hình bóng của một người khác đang ở trong trường hợp nguy kịch (crisis) như tai nạn, bệnh tật (illness) hay đang gần lúc tử vong (threat of death).
Trong cuốn sách “The Gift” của tác giả Michael Schmicker, BS Sally Rhine Feather kể rằng (1):
Một bà mẹ và cô con gái 15 tuổi đã từ Washington D.C. bỏ sang California sinh sống và để lại ông bố già của bà ta đang đau nặng. Vài ngày sau, khi hai mẹ con bà ta bước vào phòng ăn, bà ta rất ngạc nhiên thấy ông bố già đang đứng ở đó:
– Ba ơi, làm sao mà ba đến đây được?
Ngay lúc bà ta nói, cô con gái rảo mắt nhìn quanh, cô ta cũng nhìn thấy bóng dáng của ông ngoại. Ông ngoại đang dang tay như thể chào đón và ban phước (blessing) cho hai mẹ con. Thế rồi, hình bóng ông ta biến mất và cả hai mẹ con mới chợt nhớ ra rằng ông già thực ra không ở trong nhà của họ tại California. Ngay sau đó, hai mẹ con bà ta nhận được tin ông cụ đã mất tại Washington DC .
Có 3 diều đặc biệt về câu chuyện này.
Chuyện thứ 1: Cả hai mẹ con đều cùng thấy hồn ma xuất hiện
Chuyện thứ 2: Hồn ma xuất hiện quá giống người thường làm bà ta đích thực tưởng rằng bà đã được gặp lại cha già, trái ngược hẳn với truyền thuyết cho rằng hồn ma chỉ xuất hiện mờ mờ, ảo ảo.
Chuyện thứ 3: Hồn ma nhận biết đuợc con gái và cháu ngoại , điều này chứng tỏ rằng hồn ma có phần nhận thức, phần thông minh (intelligence awareness) của nó.

2.3.2 Post- mortem apparition (vong linh hiện hình / hồn ma hiện hình sau khi người đã chết)

Nhà nghiên cứu (researcher) Dianne Arcangel đã mô tả (2):
Một bà mẹ khi dẫn chó đi qua bãi đậu xe, nơi mà Tommy (con trai của bà ta) đã đậu chiếc xe jeep của anh chàng trước khi bị hãm hại. Con chó bắt đầu sủa và kéo bà ta đi tiến tới. Ngẩng mặt nhìn lên, bà ta trông thấy một chàng trai mặc bộ đồ mầu xanh đứng trước mặt bà chừng mười mét. Bà ta không nhìn thấy rõ cho lắm vì đã không đeo kính lúc đó. Sau khi đã đeo kính, bà ta nhìn thấy rõ ràng Tommy đang đứng ở vỉa hè (sidewalk), tươi cười nhìn bà. Anh chàng đang mặc bộ đồ mầu xanh đã mua nhưng chưa hề có cơ hội để mặc trước khi bị giết chết. Bà ta gọi tên con trai và con chó (mà chính Tommy đã nuôi nó) lôi kéo bà ta chạy về phía anh chàng Tommy. Thế rồi hình bóng Tommy bắt đầu rẽ sang lối khác, lướt trên mặt đất vài phân . Mặc dù cả chủ lẫn chó cùng chạy nhanh nhưng họ không tài nào bắt kịp được anh chàng Tommy. Chạy được 3 dẫy phố, bà mẹ chẳng còn nhìn thấy hình bóng con trai của bà nữa vì nó đã bị che mất bởi đám học trò đang đi bộ trên hè phố. Hình bóng Tommy hoàn toàn biến mất.
Câu chuyện này có 2 điểm lý thú.
Điểm thứ 1: Cả người lẫn chó đều nhìn thấy hình bóng anh chàng Tommy, chứng tỏ rằng không phải là bà mẹ tưởng tượng trong đầu óc của bà ta.
Điểm thứ 2: Bà mẹ phải đeo kính vào mới nhìn thấy rõ, chứng tỏ rằng hiện tượng này là một hiện tượng quang học và phải nhìn bằng mắt mới thấy chứ không phải là hình bóng trong lúc tưởng tượng, hay hình bóng trong lúc mơ ngủ.

2.3.3 Death- bed / experimental apparition (Người sắp chết thấy bóng ma)

Nhiều bệnh nhân khi sắp qua đời kể rằng họ đã nhìn thấy hình bóng của nhiều người đã quá cố tại nhiều nơi chốn (chắc là liên quan tới đời sau khi chết – afterlife) của họ. Những câu chuyện này được ghi chép lại bởi một số bác sĩ và y tá đã chăm sóc cho bệnh nhân tại Hoa Kỳ và Ấn Độ trong thập niên 70.
Xin dẫn chứng một câu chuyện dưới đây (3) do một bà y tá kể lại cho hai Bác sĩ Kardis Osis và Erlendur Haraldsson ghi lại trong một tập hồ sơ gồm có 418 câu chuyện về hồn ma.
Một bà già 76 tuổi đã bị trụy tim mạch (heart attack) .Trí óc (consciousness) của bệnh nhân rất sáng suốt, bà ta chẳng uống thuốc mê (sedation), suốt đời bà ta cũng chẳng có bao giờ bị hôn mê (hullicinogenic history). Bà ta rất tươi vui và tin chắc rằng bà ấy sẽ khỏi bệnh rồi trở về nhà với con gái của bà ta vì cô con gái đang rất cần mẹ. Bỗng nhiên bà ta quơ tay và tươi cười nói với người y tá:
– Bà có thấy Charlie (ông chồng quá cố của bà già) đang đứng giơ tay chờ tôi không? Chẳng biết tại sao tôi lại chưa “về nhà” nhỉ!
Bà ta tả lại những gì đã thấy:
– Chỗ đó đẹp quá, đầy những hoa và nhạc, coi bộ bà không nghe thấy tiếng nhạc hay sao? Trời ơi, các bà có nhìn thấy ông chồng Charlie của tôi không?
Câu chuyện của bà già này chứng tỏ rằng bà ta rất tỉnh táo vì không uống thuốc an thần, và nhất là bà ta không bị hôn mê, bà ta biết là mình đang ở đâu và bình thản khi kể lại những gì bà ta đã thấy.
Rất nhiều các bệnh nhân khác cũng kể lại rằng họ đã nhìn thấy bóng ma của nhiều người đã chết đến chào hỏi, mời mọc, chỉ đường dẫn lối họ đi vào thế giới bên kia (afterlife).
Tác giả Dianne Arcangel, một mục sư trong nhà thương đã cho biết như sau (4):
“Tôi đã thường giúp đỡ rất nhiều người đang trong thời kỳ hấp hối. Họ thường cho hay họ đã thấy những bóng ma của họ hàng, bạn bè trong những lúc này. Không ai chết một mình đâu!”

2.3.4 Haunting (hồn ma lảng vảng)

Tại nhiều nơi, người ta thường thấy hình bóng lờ mờ, ánh sáng lơ lửng, đốm mây mờ ảo. Phần lớn có lẽ đây là những hiện tượng liên quan tới địa chất học (geophysical) và không liên quan tới vong hồn của người quá cố còn vương vấn với Cõi Trần.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, nhiều người đã tiếp tục nhìn thấy hồn ma hiện về tại nơi mà người chết đã từng sinh sống hay đã từng làm việc. Xin kể ra câu chuyện dưới đây (5):
Sau khi một gia đình dọn vào một căn nhà mới, cô bé Heidi Wyrick đã gặp một ông tên là “Con” và ông ta đã mời cô bé chơi đánh đu trên cái “swing”. Khi cô bé xin mẹ ra chơi đánh đu, bà mẹ hỏi về ông “Con”. Cô bé cho biết người ông ta “dính đầy máu”, bà mẹ rất lo sợ, cho rằng có lẽ ông ta là người đi bắt cóc con nít, thích hãm hại trẻ con (child molester). Cha mẹ của Heidi đã đi lùng kiếm ông “Con” nhưng không tìm thấy ông này. Sau đó ít lâu, cô bé Heidi lại kể chuyện đã gặp một người đàn ông tên là “Gordy” cũng thích chơi đánh đu (trên cái “swing”). Cha mẹ cô bé cho rằng con gái của họ thường hay tưởng tượng có nguời thích đến chơi với con mình. Rồi dần dà, cha mẹ cô bé mới biết rằng hai ông già “James Gordy” và “Con” cũng đã từng sinh sống trong khu phố đó nhiều năm về trước. Một cánh tay ông “Con” đã bị cắt đứt trong một tai nạn. Cô bé Heidi đã mô tả hai ông này khá đúng với hình chụp (photographs) của họ. Cô bé đã nhận định đúng hình ảnh của họ trong một lô các hình ảnh cũ.
Điều tra viên (investigator), BS William Roll, xác nhận rằng cô bé Heidi chẳng bao giờ có thể biết tông tích của hai ông già này trước khi cha mẹ cô ta kiếm ra được tông tích của họ.
Trong đề tài “Haunting” (hồn ma lảng vảng), khoa Cân Tâm Lý Học còn đề cập đến:

2.3.5 By-stander-type (hồn ma hiện hình ngay bên cạnh người trần gian).

Hồn ma không chỉ xuất hiện tại một địa danh nào đó, mà nó còn có thể xuất hiện gần ngay một người nào đó.
Năm 1995, BS Ian Stephenson (nay đã quá vãng) đã phỏng vấn một bác sĩ khác khi ông bác sĩ này đang trông nom bà mẹ vợ đang hôn mê và sắp qua đời. Ông ta kể rằng (6):
– Tôi đang ở bên cạnh giường bệnh của mẹ vợ tôi, chẳng có ai bên cạnh hết. Mẹ tôi đang bị khó thở và đang nhìn thấy rõ hình ảnh của ông GC đã qua đời (cha vợ của tôi) đứng ngay ở bên kia của cái giường. Ông ta đang giang tay và nói:
– Flora, tôi đang chờ bà đây!

Rồi bà chết ngay sau đó. Ông bác sĩ cho biết ông bố vợ của ông trông giống như “người trần mắt thịt” vậy nhưng chỉ nhìn thấy được từ phần bụng trở lên mà thôi vì phần dưới đã bị cái giường che mất. Vị bác sĩ còn cho biết là ông ta chỉ có dịp gặp người cha vợ 2, 3 lần trước khi ông ấy mất nhưng ông bác sĩ đã được xem rất nhiều hình ảnh của người bố vợ nên đã nhận diện rất dễ dàng. Không ngờ rằng ông ta đã nhìn thấy hình ông bố vợ trong lúc bà mẹ vợ sắp sửa qua đời.

Ông cho biết:

– Tuy rất ngạc nhiên nhưng tôi cũng cảm thấy được an ủi trong lúc đó.

Điều này cho chúng ta thấy rằng vị bác sĩ đã thấy hồn ma của ông bố vợ xuất hiện (apparition) ở ngay bên cạnh bà vợ trong lúc bà ta đang hấp hối. Ông ta đã là một nhân chứng (third- person- bystander) nhìn thấy bóng ma ở ngay bên cạnh giường bệnh (death- bed) của người đang hấp hối.

Trong vụ này có 3 điều đặc biệt:
– Thứ nhất, hồn ma hiện hình giống như “bằng da bằng thịt” (solid apparition)
– Thứ hai, hồn ma xuất hiện ở ngay bên cạnh giường bệnh lại là hồn ma của người trong gia đình (ông bố vợ).
– Thứ ba, ông bác sĩ cho biết ông ta đã nghe thấy hồn ma nói chuyện, chứng tỏ rằng hồn ma có phần anh linh / thông minh (intelligence) của nó .

2.4 Reincarnation (tái sinh)

Theo cuốn “Glossary of terms – Parapschycology” (danh từ chuyên môn về Cận Tâm Lý Học) của TS Michael Thalbourne:
Tái sinh (reincarnation) là một hình thức sống còn của phần hồn (human soul) hay phần cốt lõi (some aspect of self) sau khi thân xác đã “chết”. Phần này sẽ được tái sinh vào một thân xác mới và cứ như vậy được tiếp tục trong nhiều kiếp khác.

Hiện tượng Tái Sinh đã được bàn cãi sôi nổi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tôn giáo. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nêu ra những phần chính yếu về Tái Sinh và hy vọng rằng trong những bài viết về sau này, chúng tôi còn có dịp trình bầy đề tài này qua tầm nhìn của nhiều tác giả Tây Phương khác.

Một trong những tác giả đã chứng minh hùng hồn Thuyết Tái Sinh một cách gián tiếp: đó là Bác Sĩ Tâm Thần Brian Weiss. Ông đã từng điều trị “bệnh tưởng” của rất nhiều bệnh nhân bằng cách thôi miên họ để đưa họ trở về nhiều tiền kiếp và từ đó, ông đã tìm ra nguyên nhân của “bệnh tưởng” trong kiếp hiện tại của bệnh nhân. Ông chỉ cần nhắn nhủ tâm thức của bệnh nhân trong lúc thôi miên hãy quên đi những cái đau đớn, sợ hãi … trong những tiền kiếp và hãy sống bình thản trong kiếp hiện tại. Bệnh nhân đã được “chữa lành bệnh” mà chẳng cần uống thuốc gì hết.
Ngoài ra Bác Sĩ Ian Stevenson đã khảo cứu hơn 40 năm về Tái Sinh. Ông đã viết 2 cuốn sách nổi tiếng: “Twenty Cases Suggestive of Reincarnation” (20 trường hợp điển hình về tái sinh) và “Reincarnation and Biology” (Tái Sinh và Sinh Vật Học).
Ông cho biết có nhiều trẻ em đã kể lại những kỷ niệm về tiền kiếp của chúng , đặc biệt chúng cho thấy những tì vết trên thân thể khi sinh ra đời (birthmarks), bắt nguồn từ tiền kiếp, gây ra hoặc bởi án mạng, hoặc bởi thân thể của bệnh nhân trước khi chết trong kiếp trước. Ông đã tóm lược như sau:

– 1. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, một số người tin tưởng mạnh vào thuyết tái sinh, luân hồi, đã ước ao và đã được tái sinh vào một gia đình khá giả nào đó với hy vọng trong kiếp sau, họ sẽ được chăm lo chu đáo hơn kiếp trước.

– 2. Nguời đã chết về báo mộng cho một người đàn bà sắp có thai hay đã có thai biết rằng người đã chết sẽ được đầu thai làm con của người đàn bà đó. Đôi khi, họ hàng cũng được báo mộng về đứa bé được đầu thai rồi chính họ đã nói lại cho bà mẹ tương lai biết về vụ này. Hiện tượng đầu thai này khá thịnh hành tại Miến Điện và trong sắc tộc Da Đỏ tại tiểu bang Alaska.

– 3. Nhiều bộ lạc của vùng Tây Phi (West Africa) đã khắc những dấu vết trên thân xác người chết để dễ bề nhận diện khi người chết được tái sinh. Khi một hài nhi vừa mới ra đời, đứa bé được khám xem có mang tì vết gì của người đã quá vãng không. Phong tục này rất phổ biến trong nhóm thổ dân Da Đỏ Tlingit và thổ dân Igbos tại Nigeria.

– 4. Con nít trong lứa tuổi từ 2 đến 4 tuổi thường hay nói về tiền kiếp, sau đó hầu như chúng không còn nhớ được nữa.
Khi nói về tiền kiếp, con nít thường hay nói chuyện rất say mê và chan chứa tình thương yêu đến nỗi chúng không biết rõ “đời” nào là “đời” nào nữa. Có “đứa trẻ” còn nói: “Tôi có chồng và có con sống tại x,y,z”. Đặc biệt là chúng nhớ rất rõ nguyên nhân đã làm chúng qua đời trong kiếp trước.
Những đứa bé này thường chỉ yêu thương bố mẹ trong kiếp trước của chúng và chúng thường hay xin bố mẹ trong kiếp này cho phép chúng về sinh sống với bố mẹ trong kiếp trước của chúng .
Một đứa bé sinh ra tại Ấn Độ trong một gia đình hạ lưu mà kiếp trước nó đã sống trong một gia đình thượng lưu, đứa bé đã thấy rất khổ sở trong kiếp này vì phải sống trong một gia đình nghèo. Đứa bé đòi người lớn phải hầu hạ nó và nó không muốn ăn mặc quần áo loại rẻ tiền.

Trong 35% của những trường hợp mà BS Stevenson đã theo dõi, ông cho biết con nít tái sinh sau khi đã chết “bất đắc kỳ tử” (sudden death) thường hay sợ hãi vu vơ. Thí dụ như nếu kiếp trước chúng đã chết đuối, kiếp này chúng rất sợ khi ra đến chỗ nước sâu. Nếu kiếp trước chúng bị bắn chết, kiếp này chúng rất sợ hãi khi nghe tiếng súng nổ hay nghe thấy một tiếng động chát tai. Nếu kiếp trước chúng chết vì tai nạn trên đường đi, kiếp này chúng thấy sợ hãi mỗi khi phải đi đâu bằng xe cộ.
Nếu kiếp trước đứa bé sinh ra trong một phái tính trái với phái tính (sex / gender) trong kiếp này, đứa bé khó có thể “hội nhập” với phái tính trong kiếp này. Những trở ngại khi phải sống trong trạ ng thái “đổi phái tính” (sex/ gender change) có thể làm cho đứa trẻ dễ trở thành “đồng tình luyến ái” (homosexual) khi nó lớn lên. Kiếp trước mà là con gái và kiếp này đứa trẻ sinh ra làm con trai, đứa trẻ có thể đâm ra thích ăn mặc như con gái và thích chơi với con gái hơn là chơi với con trai.

Tuy nhiên nhiều khoa học gia Tây Phương không tin vào thuyết Tái Sinh. Khoa học gia Carl Sagan, đã đặt câu hỏi với Đức Đạt Lai Lạt Ma như sau:
– Ngài nghĩ ra sao nếu thuyết Nhân Quả bị khoa học tây phương chứng minh là sai?
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời:
– Nếu khoa học chứng minh được rằng thuyết Tái Sinh là không đúng, Phật Giáo Tây Tạng sẽ hủy bỏ ngay thuyết Tái Sinh… Tuy nhiên sẽ rất là khó khăn để mà Quý Vị phản bác được thuyết Tái Sinh.

(The DaLai Latma answered: “If the science can disprove reincarnation, Tibetan Buddhism would abandon reincarnation… but it’s going to be mighty hard to disprove reincarnation”).

Xin mời quý vị vào đọc bài viết về tái sinh của vài vị tổng thống Hoa Kỳ trong website dưới đây:

http://www.near-death.com/experiences/reincarnation08.html#13

2.5 Out-of-body experiences (xuất hồn) và Near-death-experiences (cận tử/ chết đi rồi sống lại)

Kinh nghiệm lúc xuất hồn là kinh nghiệm lúc con người “nhìn/cảm nhận” thấy cảnh giới trần gian không phải bằng đôi mắt của con người và “nhìn thấy” từ một vị trí ở ngoài thân xác.

Lấy một thí dụ: một thân nhân của tôi, sau khi anh chàng bị xe tông lúc 11 tuổi đã kể cho tôi nghe cu cậu tự nhiên nhìn từ trên không (chừng vài thước) thấy thân thể anh chàng đang nằm sõng xoài trên mặt đường, trước mặt cái xe hơi. Nhiều đêm trong lúc ngồi thiền, chính tôi cũng đã từng nhìn thấy trong đầu, “nhìn thấy” từ trên cao nhiều cảnh thiên nhiên với những rừng, núi, sông ngòi.

Người đời có thể xuất hồn khi đang ngủ, khi đang ở trong trạng thái bất tỉnh (unconscious) vì đang uống thuốc hay đang trải qua một cuộc thí nghiệm của các nhà khoa học. Người này “nhìn” thấy (không bằng mắt) họ đang rời thân thể của họ và cũng “nhìn” thấy thân xác của họ đang nằm trên giường.

Trong trường hợp lúc cận tử (near-death experiences), phần “linh thân” (astral body) rời khỏi cái “thân tứ đại” (physical body) và phần “linh thân” có thể đi chu du trong linh giới (astral plane).

Nhiều nhà nghiên cứu tây phương trong khoa Cân-Tâm-Lý-Học đã và đang bàn cãi sôi nổi về những kinh nghiệm xuất hồn mà họ đã nghiên cứu được trong phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu và tranh luận của các khoa học gia thì nhiều nhưng mà họ chưa đạt được kết quả nào khả quan liên quan tới linh hồn/vong hồn/ thuyết Tái Sinh, Luân Hồi… ngoại trừ trường hợp các kinh nghiệm lúc cận tử / kinh nghiệm của những người đã chết đi rồi sống lại mà chính họ đã kể lại cho các bác sĩ và y tá của họ nghe.

Phần lớn những bệnh nhân này cho biết linh hồn của họ đã đi qua đường hầm (tunnel) rất dài. Họ cảm thấy được đẩy đi rất thoải mái, với vận tốc càng ngày càng nhanh. Chẳng thấy có gió, có rung chuyển hay tiếng động nào. Chẳng thấy nôn nao mà chỉ thấy như đang trôi nổi trong thinh không. Rồi họ ra khỏi đường hầm với tốc độ ánh sáng (vận tốc cao nhất của người trần gian). Thế rồi họ thấy ánh sáng êm dịu mà họ chưa hề bao giờ được thấy, rất là sáng. Họ cảm thấy tràn ngập tình thương yêu và tình bạn bè. Thật là tuyệt diệu.

Ra khỏi đường hầm, ánh sáng chan hòa cả một bầu trời, đẹp không giấy bút nào diễn tả được. Họ cảm thấy họ là ánh sáng. Tất cả đều trở thành ánh sáng. Họ diễn tả ánh sáng đó là Thượng Đế, không có yếu tố thời gian trong ánh sáng, trong thiên đàng.

Diễn biến của một người chết vì tai nạn đã được mô tả như sau: mới đầu là đen tối, rồi người đó bị hút vào trong đường hầm, ở đầu kia đường hầm thấy có đốm ánh sáng, rồi họ phải đối diện với ánh sáng. Ánh sáng làm họ cảm thấy ấm cúng, đầy tình thương yêu và họ cảm thấy vui sướng. Ánh sáng hiện ngay trước mặt của họ và bắt đầu giao tiếp với họ qua ý nghĩ theo hiện tượng thần giao cách cảm (telepathy), trao đổi ý kiến với vận tốc còn nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng nữa.
Ánh sáng “nói” với họ: “Anh/chị đang ở chỗ nào, điều kiện con người ra sao? Trước mắt anh/chị là ánh sáng. Anh/chị có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào và sẽ được trả lời theo từng câu hỏi một.”

Người mới chết được cho biết họ có thể trở lại Cõi Trần hay ở lại “Cõi Bên Kia” nhưng trước khi họ chọn lựa, họ phải “xem cuốn phim” của chính đời họ trên cõi trần gian trước đã.
Tất cả các chi tiết đều được phơi bầy rất rõ ràng, tỉ mỉ. Thí dụ như, trong một quãng đời trần gian, người A đã gặp người B. “Cuốn phim dòng đời” cho thấy rõ tất cả những diễn biến, những tâm tư không những riêng của người A mà còn có những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của người B nữa. Tất cả đều được “lột trần” không sót một chi tiết nào. Nói tóm lại, người vừa chết được xem lại hết những gì đã xẩy ra, đã có trong đầu của họ và của tất cả những người mà họ đã quen biết.
Người mới chết cảm nhận được hết những tình tiết của chính họ và họ cũng cảm nhận được tất cả những tình tiết của những người mà họ đã từng giao tiếp từ lúc còn nhỏ cho đến lúc họ chết. Ánh sáng ban cho người mới chết tình thương yêu vô điều kiện.

Ông Thomas Sawyer, một người đã thực sự chết (clinically dead) được 15 phút rồi sống lại đã trải qua những kinh nghiệm như tôi đã mô và ông ta có nhận xét như sau (7):

Con người có cơ hội để được cải tiến nhân cách/ nhân phẩm / bản chất con người (personality) qua những kiếp tái sinh, luân hồi. Mục đích là họ phải tự cải tiến bằng cách cải tiến mình là một linh hồn (soul), là một phần của Thượng Đế và cũng là phần toàn diện (the whole) của Thượng Ðế. Chẳng ai có thể thấy được hình bóng của phần cốt lõi toàn diện (the whole self), và cũng chẳng ai biết phần nhân cách của họ (their personality) liên quan như thế nào với phần linh hồn của họ. Nhờ thuyết Tái Sinh, họ có cơ hội để biến đổi phần bản chất, phần nhân cách của họ. Theo luật Tái Sinh, nhân cách con người thay đổi theo từng kiếp người một. Kiếp sau, phần nhân cách vẫn còn giữ được những đặc tính của nhiều kiếp trước. Nhân cách con người trong kiếp này không những bao gồm nhiều đức tính (xấu hay tốt) trong kiếp khác mà lại còn có phần nhân phẩm của các linh hồn khác nữa.

Khi con người đã đi vào cõi tâm linh (spirit realm) và nhận thấy rằng mình chưa học được nhiều thứ đáng lẽ họ đã phải học, họ tu bổ thêm phần nhân phẩm (personality) trong một thân thể khác và linh hồn của họ luôn luôn sống còn. Khi con người trở thành một người khác (personality) trong một thân thể khác, phần linh hồn vẫn chẳng hề thay đổi: chẳng lớn hơn, cũng chẳng bé hơn.

Xin quý vị đón đọc

Phần 4:
Những tiết mục khác trong khoa Cận-Tâm-Lý-Học và phần Đúc Kết.

Tài liệu tham khảo:
1.
(1), (2), (3), (4), (5), (6):
Apparitional Experiences: A Primer on Parapsychological Research and Perspectives:
http://publicparapsychology.blogspot.com/2009/11/apparitional-experiences-primer-on.html
2.
Parapsychology and Personal survival after Death:
http://www.xs4all.nl/~wichm/paraps.html

3.
Out-of-body experience:
http://en.wikipedia.org/wiki/Out-of-body_experiences

4.
Michael Thalbourne. Glossary of terms used in Parapsychology

5.
The Immediate Post Mortem Apparition: Two Ideas Concerning Ghosts of the Dearest Sort:
http://www.theavalonfoundation.org/docs/apparition.html
6. (7)
Thomas Sawyer’s Near-Death Experience
http://www.near-death.com/experiences/reincarnation03.html
Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
June 18, 2011
Mississauga, Canada

QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG VỀ TÂM LINH TRONG KHOA CẬN-TÂM-LÝ-HỌC (PARAPSYCHOLOGY) Phần 2

PHẦN 2:

KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA TÂM TRÍ (PSI CAPACITIES)

Tuy rằng tôi đã đọc được nhiều câu chuyện Phật Giáo liên quan tới linh hồn, vong linh, ma, quỷ, tái sinh, luân hồi…nhưng tôi chưa thực sự tin vào những hiện tượng này được. Có lẽ một phần vì trong cuộc đời tôi đã gặp nhiều cảnh “trông vậy mà không phải vậy”. Có lẽ một phần cũng vì tôi được đào tạo trong môi trường khoa học kỹ thuật: tôi chỉ tin được những gì tôi có thể tự kiểm chứng được mà thôi. Thú thực là trước khi gọi hồn tại Hà Nội vào cuối tháng 12 năm 2005, tôi vẫn “bán tín, bán nghi”. Vợ chồng tôi đi gọi hồn và tôi tham dự cũng là do phần hiếu kỳ: tôi muốn được mắt thấy tai nghe cách cúng vái, cuộc đối thoại giữa Cô Đồng (medium) được vong linh (spirit) của cõi Âm (âm phần) “nhập vào” rồi nói chuyện trực tiếp với chúng tôi (sitters).

Tôi tự quay video tất cả những đoạn “hồn về” với vẻ mặt và dáng điệu của Cô Đồng, nhất là những lúc “người Âm” nói chuyện với “người Dương” qua Cô Đồng. Rất may mắn là tôi đã thu âm khá rõ ràng những đoạn Cô Đồng nói chuyện với 6 người trong nhóm chúng tôi đang có mặt lúc đó. Trong số 22 người cõi Âm “về”, vẻ mặt và phần di động hai tay của Cô Đồng đều thay đổi theo từng vong linh một. Tôi đoán rằng, khi vong linh/ vong hồn (spirit) của người cõi Âm nhập vào Cô Đồng, phần “personality” (nhân cách) của vong linh đó đã ít nhiều thể hiện qua nét mặt Cô Đồng và qua những động tác hai tay của Cô Đồng.

Khi mẹ tôi và bà tổ cô của tôi “về”, vẻ mặt Cô Đồng rất bình thản, Cô Đồng ngồi an nhiên tự tại; có lẽ là vì hai vị này đã lìa trần lâu rồi (mẹ tôi mất năm 1955, lúc sinh thời mẹ tôi thường an nhiên và sẽ sàng. Bà tổ cô của tôi mất đã khoảng 100 năm) và đã tu lên được nhiều cấp cao? Khi anh tôi “về” (anh mất năm 1945 khi mới 6 tuổi), vẻ mặt Cô Đồng rất láu lỉnh nhất là khi Cô Đồng cười và những câu hỏi có tính cách trẻ con. Khi thân phụ tôi “về”, vẻ mặt Cô Đồng rất ưu tư, giống như khi cụ đang sống với tôi tại Canada trong thời kỳ 1975-1978. Thời buổi này, cụ đau buồn nhiều, nhất là mỗi khi nhớ tới gia đình của chị gái tôi và gia đình của anh trai tôi còn mắc kẹt tại Việt Nam. Khi vong hồn cụ nhắc tới hai con đứa trai tôi qua lời Cô Đồng, tôi cảm nhận được sự trìu mến của ông nội đối với hai đứa cháu trai của cụ.

Bốn vị trong cõi Âm này đã hỏi tôi nhiều điều rất riêng tư, ăn khớp với sắc mặt của Cô Đồng. Cô Đồng không thể nào đóng kịch được vì cô ta không thể biết những câu chuyện riêng tư của chúng tôi. Mà cho dù Cô Đồng có thể “phịa” được một vài câu chuyện hay đọc được những điều trong tâm thức của tôi, Cô Đồng cũng “không đủ bản lĩnh” để mà “đóng kịch” qua nét mặt và những cái vung tay, xoa mặt, gãi đầu được.

Từ đó, tôi suy đoán ra rằng vong linh/vong hồn của người quá vãng đã nhập vào đầu óc của Cô Đồng để “ăn khớp” (synchronize) với vẻ mặt và điệu bộ tay chân (Cô Đồng ngồi xếp vòng tròn). Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi nghĩ ra giả thuyết này: Vong linh (hay Âm linh, vong hồn, spirit) của người cõi Âm có thể ví như là phần Mềm (software) của máy điện toán đã nhập vào thân xác của Cô Đồng (được ví như “phần cứng” của PC, vì cô ta có khả năng “mời mọc” vong linh đó). Có lẽ nhờ những khả năng thiên phú (thân xác và linh hồn; body, soul) của Cô Đồng hoạt động trong một khoảng tần số (frequency range) gần giống với khoảng tần số của phía Âm cho nên phần Mềm đã làm cho phần Cứng của máy điện toán chạy được. Nhờ vậy mà vong hồn (spirit) người Cõi Âm mới “về Cõi Trần” nói chuyện với người trần (sitter) qua thân xác Cô Đồng/ nhà ngoại cảm (medium) được.

Tôi cảm thấy vui thú khi đọc quan niệm của giáo sư Stephen Schiffer khi ông ví von về phần óc bên trái (phần “thức”) và phần óc bên phải (phần “vô thức”) giống như hai bộ phận phần Mềm (nhu liệu, software) và phần Cứng (hardware) làm máy điện toán chạy và làm việc như ý muốn của người viết “software” vậy. Ðiều này tôi đã trình bầy trong Phần 1.

Gần đây hai danh từ “ngoại cảm” (extra sensory perception, ESP) và “nhà ngoại cảm” (medium) thường hay được nhắc đến trong khoa Cận-Tâm-Lý-Học. Như vậy khoa Cận-Tâm-Lý-Học là gì và nó bao quát ra sao?

Cận-Tâm-Lý-Học là một bộ môn khảo sát về những sự việc bất bình thường (unusual/paranormal events) xẩy ra trong đời sống người cõi Dương (human experience).

Những diễn biến này liên quan tới khả năng tâm linh (psychic abilities), kinh nghiệm cận tử (do người chết đi, sống lại kể lại những kinh nghiệm khi đi vào “thế giới bên kia”, near-death experiences), xuất hồn (out-of-body experience), ma hiện hình (crisis apparition), tái sinh (reincarnation), trở về tiền kiếp qua thôi miên (regression memories), hồn ma (ghosts), đời sống sau khi chết (life afterdeath, hereafter).

Vì bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học rất bao quát – liên quan tới Triết học, Toán học, Vật Lý học, Tâm Lý học, Sinh Vật học,… cho nên người viết xin mạn phép trình bầy nội dung của CTLH qua 3 khía cạnh chính dưới đây liên quan tới:

1.0 Khả năng tâm linh của con người (PSI capacities)
2.0 Vong hồn và kiếp sau (spirits, survival)
3.0 Những tiết mục khác (miscellaneous)

Mỗi đề mục trên lại có những chi tiết khác nhau. Trong phần viết sau đây, xin mạn phép để người viết trình bầy các danh từ tiếng Anh trước và phần tiếng Việt ở đằng sau để quý vị dễ phần tham khảo. Người viết đã gặp nhiều khó khăn trong phần tìm kiếm các danh từ chuyên môn trong Việt Ngữ tương đương với các danh từ Anh Ngữ trong ngành Cận-Tâm-Lý-Học.

1.0 KHẢ NĂNG TÂM TRÍ/TÂM LINH CON NGƯỜI (PSI capacities)

Khả năng Tâm Trí/Tâm Linh con người liên qua mật thiết tới phần Ngoại Cảm (extra sensory perception, ESP) và Thần Lực (Psychokinesis) mà tôi sẽ mô tả dưới đây:

1.1 Extra sensory perception (ESP, Ngoại Cảm, Giác Quan Thứ Sáu)

Con người ngoài 5 giác quan chính (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm) còn có thêm giác quan thứ sáu được mệnh danh là giác quan ngoại cảm (extra sensory perception, ESP). Giác quan này được cảm nhận qua phần Trí Óc (mind). Ai cũng có phần ESP này, chỉ khác nhau là nó mạnh hay yếu mà thôi.

Nhờ khả năng ngoại cảm (ESP) này mà con người có thể có:

– Khả năng thần giao cách cảm (telepathy),
– Khả năng nhìn thấy trong đầu óc những sự việc ở xa và bị cách trở (tiếng Anh là clairvoyance),
– Khả năng mơ ngủ thấy trước những diễn biến trong tương lai (precognition).

1.1.1 Telepathy (Thần Giao Cách Cảm)

Đây là cách thông tin trực tiếp từ trí óc người gửi thông điệp tới trí óc người nhận thông điệp đó mà chẳng cần đến thư từ, điện thoại, internet….

Chính bản thân người viết cũng đã có kinh nghiệm về Thần Giao Cách Cảm (TGCC, Telepathy) như sau.

Năm 1977, trong một đêm khuya khi đang ngủ, tôi “nhìn” thấy chị dâu của tôi (vợ của anh cả chúng tôi) ăn mặc áo đại tang. Trong giấc mơ, tôi có cảm giác như đó là một bóng ma đang đi tới chỗ tôi đang nằm ngủ. “Bóng ma” nói với tôi:

– Chú há miệng ra để tôi cho chú ngậm thứ này!

Tôi sợ toát mồ hôi và bỗng đâu, tôi thấy mẹ tôi hiện ra, đứng ngay bên cạnh tôi và nói với “bóng ma”:

-Tôi xin chị ngưng ngay việc này. Em nó sợ quá rồi!

Tôi giật mình thức giấc và cả đêm hôm đó, tôi không tài nào ngủ tiếp được nữa. Vài hôm sau, tôi nhận được thư của anh chị tôi gửi từ bên trại Songkhla, Thái Lan báo tin cho tôi biết là đứa con trai thứ hai của anh chị (cháu trai của tôi) đã bị chết đuối trong một chuyến vượt biên. Gia đình anh chị tôi đang mong ngóng được đi định cư tại Bắc Mỹ và muốn nhờ vợ chồng chúng tôi bảo lãnh. Hóa ra gia đình anh chị cả của chúng tôi đang để tang cháu trai của tôi!

Năm 2004, khoảng sau 7 giờ tối một hôm Thứ Sáu, vợ chồng chúng tôi lái xe vào một cái “shopping plaza”. Vợ tôi (BN) vào một hiệu giầy để thăm hỏi cặp vợ chồng bạn đang bán giầy và tôi đi vào hiệu bán “computer” ngay bên cạnh. Tôi sẽ sang hiệu giầy để đón BN sau khi đã lấy “computer” mà tôi đã đặt mua từ buổi sáng hôm đó. Chẳng may khi vào bên trong hiệu bán PC, tôi “gặp nạn”: kẻ cướp đang ăn cướp tiền bạc và các máy “laptop”. Chúng trói tay, trói chân tôi và bịt miệng tôi bằng băng keo dán ống nước. Tôi là nhân vật thứ 6 bị chúng trói và bịt miệng. Khi sự việc mới xẩy ra, tôi cứ ngỡ rằng mình đang coi TV thấy anh chàng Ninja đang trói người (mà người đó lại là chính tôi!) Sau khi chúng đã bắt tôi nằm trên sàn của nhà vệ sinh, tôi mới “tỉnh ngủ” và cảm thấy rất lo âu, sợ hãi: nếu BN đợi lâu mà không thấy tôi đến đón, BN sẽ “lò dò” vào hiệu PC kiếm tôi. Dĩ nhiên là kẻ cướp sẽ trói tay vợ tôi cũng như chúng đã trói chúng tôi vậy. Khi trói tay BN, kẻ cướp sẽ thấy ngay cái nhẫn kim cương của nàng và chúng sẽ ăn cướp ngay cái nhẫn đắt tiền đó. BN sẽ to tiếng, phản kháng và đây là điều mà tôi lo sợ nhất. Kẻ cướp sẽ bạo hành với BN vì chúng đang ở trong thế “panick” (vội vã, lo sợ cảnh sát đến bất ngờ, tôi đã nghe chúng thúc dục nhau vơ vét cho nhanh trước khi cảnh sát ập tới). Nếu có điều gì xẩy ra cho BN, tôi sẽ “nhẩy vào vòng chiến” tuy rằng cả hai tay lẫn hai chân đều bị trói. Hai vợ chồng chúng tôi sẽ là nạn nhân trước tiên và có thể cả bọn chúng tôi còn lâm nạn nữa. Nghĩ vậy, tôi bèn thở ra hít vào vài phút (một lối “thiền” nhanh chóng) rồi nhắm mắt và nói trong đầu: “BN, anh đang bị bọn cướp trói chân tay trong hiệu bán “computer”. Em không nên sang kiếm anh làm gì, nguy hiểm lắm, cứ ở lại hiệu bên đó đi”. Tôi tiếp tục gửi tín hiệu này rất nhiều lần.

Rất may mắn là BN không hề xuất hiện trong hiệu bán PC. Sau này, vợ tôi cho biết là đã 3 lần nàng định sang kiếm tôi nhưng cả 3 lần đó, đứa con gái 4 tuổi (con của bạn chúng tôi) đều không cho bác đi vì “bác phải ở lại chơi với con”. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc về điều này. Lý do: Có phải là “telepathy” đã giúp chúng tôi không? Phải chăng là mẹ tôi đã “nghe” thấy lời cầu cứu (SOS) của tôi rồi bầy ra cái kế cho bé gái níu kéo BN ở lại chơi với nó? Tôi chỉ biết cám ơn Trời Phật, Thượng Đế đã giúp vợ chồng chúng tôi và 5 người bạn “đồng sàn (nhà)” thoát nạn, không ai bị thương tích gì. Và tôi bắt đầu thực sự để ý tới Thế Giới Tâm Linh từ sau vụ này.

1.1.2 Clairvoyance (nhìn thấy từ xa qua trí óc)

Nhờ năng khiếu này (từ giác quan thứ 6) mà con người có thể “nhìn thấy trong trí óc” những sự việc ở nơi xa, bị dấu kín và quá tầm nhìn của con mắt người đời.

Trong thập niên 60, khi tôi còn đang đi học tại Sydney, Úc Ðại Lợi, tôi đã đọc báo thấy một trường hợp đặc biệt. Cảnh sát Úc không tìm ra thi thể của nạn nhân trong một vụ án mạng. May nhờ có một “clairvoyant” sau khi nhìn và sờ mó vài vật dụng của nạn nhân đã cho cảnh sát biết xác của nạn nhân đã bị buộc vào tảng đá dưới nước tại một địa danh. Nhờ vậy mà cảnh sát đã tìm thấy xác của nạn nhân.

Ông Rich Anders (1) kể rằng bà Rosalinde Haller (một “clairvoyant” nổi tiếng của nước Đức) trong một cuộc phỏng vấn trên TV đã cho biết diễn biến và hậu qủa của trận bão tuyết ở miền Tây của nước Áo. Bà đã thấy thảm họa của các “avalanches” (tuyết lăn từ núi xuống thung lũng). Bà còn cho biết rằng thung lũng Paznaun sẽ bị nguy ngập và dân chúng vùng đó cần phải được di tản (evacuated) ngay lập tức. Dân chúng đã không di tản và trận “avalanche” đó đã giết hại 43 người.

Khoa Cận-Tâm-Lý-Học đã nghiên cứu nhiều về năng khiếu “clairvoyance” và danh từ “Clairvoyance” bây giờ đã được mệnh danh là “Remote Viewing” (Nhìn/Ngó thấy từ xa) trong khoa Cận-Tâm-Lý-Học.

1.1.3 Precognition (Mơ thấy trước)

Ai cũng có thể mơ thấy gì sẽ xẩy ra trong tương lai được, chẳng cần có năng khiếu gì hết. Chúng ta có thể mơ thấy một sự việc gì đó sắp sửa xẩy ra cho bạn bè, thân nhân hay cho chính bản thân mình. Bà vợ của tác giả Rich Anders (3) có một bà bạn tên là Heidi. Bà Heidi thường hay gọi điện thoại cho vợ chồng ông bà Rich Anders. Bà cho biết trong một giấc mơ, bà ta rất sợ hãi vì bà đã thấy một chiếc xe điện nghiến nát chân trái của một người đàn bà. Rồi bà tự nhiên nhận biết người đàn bà đó chính là mình (bà Heidi). Vài tuần sau, bà Heidi gọi điện thoại cho ông bà Anders từ nhà thương và bà Heidi cho hay bà đã bị xe cán và bị cưa chân trái đến tận đầu gối. Hóa ra, trong giấc mơ, bà Heidi đã thực sự nhìn thấy tai nạn của chính bà từ mấy hôm trước!

Một số thầy bói có thể “đoán quẻ” cho khách hàng qua lá trà (tea leaf), qua quả cầu thủy tinh (crystal ball)… vì họ có thể nhìn thấy các diễn biến trong tương lai của khách hàng. Tiếc rằng nhiều “thầy bói” thường hay “bói bịp” để moi tiền của thiên hạ, gây ảnh hưởng xấu cho bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học.

1.2 Psychokinesis (Thần lực, sức mạnh phi thường của trí óc)

Có người có thể chú tâm nhìn vào một cái muỗng bằng kim loại và dùng thần lực của họ (psychokinesis hay telekinesis) để bẻ cong cái muỗng đó. Họ cũng có thể dùng Thần lực trong trí óc của họ để mà xê dịch cái muỗng đó từ chỗ này qua chỗ kia (2)

Thần lực cũng có thể làm tăng hay giảm nhiệt độ và Thần lực cũng có thể làm thay đổi các phản ứng hóa học nữa.

Có người cho rằng, thuở xưa khi người Ai Cập xây các kim tự tháp, một số các vị thần (gods) của người Ai Cập đã cùng chung sức dùng thần lực (spiritual energy trong dạng psychokinesis) để hoán chuyển những tảng đá nặng hàng ngàn ký lô thành những tảng đá nhẹ như bông gòn (weightless). Nhờ vậy mà các tảng đá nhẹ như bông gòn có thể trở nên lơ lửng (levitated) trong không gian rồi được di chuyển dễ dàng vào các vị trí của chúng trong các kim tự tháp. Sau đó các vị thần này đã chuyển đổi từ “thể bông gòn” sang thể nặng bình thường hàng ngàn cân của những tảng đá này.

Dĩ nhiên, đây chỉ là một giả thuyết mà thôi. Làm sao người Cõi Trần có thể tìm lại được những vị thần (gods) này để làm thí nghiệm và để mà chứng minh giả thuyết này? Tuy nhiên, đây cũng là một lối giải thích nghe ra cũng “vui tai” dựa theo khái niệm về “psychokinesis”!

1.2.1 Psychic Healing (Chữa bệnh bằng thần lực)

Chúa Jesus đã là một vị lang y tâm linh lỗi lạc (psychic healer). Tục truyền rằng Ngài chỉ cần sờ tay vào người đang bị bệnh cũng đủ để trị lành bệnh cho bệnh nhân. Ngài truyền năng lượng (sức lực siêu phàm) của Ngài đến người bệnh để trị những chứng bệnh nan y. Vì thần lực của người (realm of energies) không phụ thuộc vào yếu tố thời gian nên bệnh nhân có thể khỏi bệnh ngay tức thì.

Cầu nguyện cũng có sức mạnh để trị bệnh. Năng lượng thiêng liêng (spirit energies) của người cầu nguyện được truyền vào người đang bị bệnh và làm cho bệnh nhân được thêm năng lượng, thêm sức lực. Nhưng bệnh nhân cần phải nhận được đủ năng lượng, sức lực để mà lành bệnh. Vì vậy nếu một người bệnh mà được rất nhiều người cùng cầu nguyện, chúng ta chẳng ngạc nhiên khi thấy bệnh nhân được chữa lành bệnh. Những người ở thật xa nhưng cùng cầu nguyện cho bệnh nhân cũng hữu hiệu như những người ở gần bệnh nhân. Đây là một lối giải thích dựa theo ý niệm của “Psychokinesis hay Tele-Psycho-Kinesis”.

Tôi đã từng ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều chiếc nạng gỗ (wooden crutches) đã được bỏ lại tại nhà thờ St Joseph, vùng Montreal, Canada vì chủ nhân của chúng đã được lành bệnh và đi đứng mà không cần chống nạng nữa sau khi họ đã thành tâm đến nhà thờ đó cầu nguyện. Xin Quý Vị vào website dưới đây để biết thêm về phép lạ mầu nhiệm này, được giải thích theo phần Thần lực (Psychokinesis):

http://archives.cbc.ca/society/religion_spirituality/topics/1437/
(The Miracle on Mount Royal: 100 Years of St. Joseph’s Oratory)

1.2.2 Black magic/ Sorcery (Bùa Chú, Phù Thủy)

Psychokinesis cũng có phần không tốt của nó. Các phù thủy cũng có thể dùng thần lực để “ếm”, “bỏ bùa” nạn nhân. Mục đích là để hãm hại nạn nhân. Nạn nhân có thể bị đau đớn, bị giết, bị mất của, bị xui xẻo…

Nói tóm lại, tâm trí con người (PSI) ngoài phần thông minh và 5 giác quan còn có những khả năng đặc biệt mà tôi vừa nêu ra trong bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

(1) Rich Anders.
http://www.world-mysteries.com/sci4.htm
(2) Robert Schoch.The parapsychology revolution, p8

3. Michael Thalbourne. Glossary of terms used in Parapsychology
4. V. George Mathew Parapsychology – Holigrative Psychology Institute – Thirvananthapuran

Xin đón đọc

Phần 3:
Vong Hồn và Thế Giới Bên Kia.

Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
May 17, 2011
Mississauga
phandam99@yahoo.com

QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG VỀ TÂM LINH TRONG KHOA CẬN-TÂM-LÝ-HỌC (PARAPSYCHOLOGY) Phần 1

Kiều rằng:“Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh.“
(Kiều, Nguyễn Du)

Lời nói đầu:

Sau khi viết xong loạt bài “Cây Đa Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa”, người viết đã có dịp đọc thêm nhiều bài viết về Tâm Linh của các tác giả Tây Phương và Ðông Phương. Tôi đọc say mê vì có nhiều khoa học gia và nhà ngoại cảm Tây Phương đã mô tả một số hiện tượng khá giống với những gì tôi đã cảm nhận được khi đang thức cũng như khi đang ngủ.

Đây là một đề tài vừa rộng lớn, vừa mơ hồ vì còn nhiều vấn đề chưa có thể chứng minh một cách cụ thể được dựa theo nền tảng khoa học hiện tại của loài người. Tôi có cảm tưởng là mình giống như là một ông thầy bói mù đang sờ chân một con voi khổng lồ để mà “đoán quẻ” về hình dáng, kích thước và cuộc đời, số mạng của con voi đó.
Vì vậy mà cứ chần chờ trước khi viết loạt bài này về Tâm Linh

Dựa theo một số những kinh nghiệm tâm linh của chính bản thân và những gì mà tôi đã đọc được trong những tài liệu của phương Ðông và phương Tây về linh hồn, vong linh, cõi vô hình, tái sinh, luân hồi, gọi hồn… tôi mạo muội viết ra loạt bài này. Bài viết còn có nhiều thiếu sót, nhiều chỗ chưa hiểu rõ hay hiểu lầm… xin qúy vị rộng lòng thứ lỗi cho. Người viết sẽ rất hoan hỉ khi nhận được những ý kiến xây dựng của quý vị độc giả những mong học hỏi thêm được và để cải tiến bài này trong tương lai. Xin Quý Vị viết email về phandam@gmail.com cho người viết.

Xin cứ coi như đây là bài viết mở đầu để chúng ta cùng học hỏi thêm trong tương lai. Trong tinh thần “vạn sự khởi đầu nan”, xin mời quý vị vào đọc…

PHẦN 1:

TRÍ ÓC VÀ LINH HỒN

 

 Phần lớn chúng ta thường thắc mắc với câu hỏi:
“Linh hồn là gì? Làm sao ta ‘thấy’, ‘sờ mó’ được nó? Sau khi ta chết, ta sẽ ra sao?”

Quan niệm về “linh hồn”, “cái chết rất là trừu tượng, mơ hồ. Vì chúng ta không “thấy” và “sờ mó” được chúng, không làm thí nghiệm về “linh hồn” và “cái chết” một cách cụ thể cho nên chúng ta khó có thể tin được những điều mà sách vở, báo chí viết về chúng vì con người đã được nuôi nấng, giáo dục… dựa trên nền tảng của khoa học hiện tại. Hay cũng vì khoa học hiện tại hãy còn thiếu sót nhiều trong sự hiểu biết về những hiện tượng siêu hình, tâm linh?

Xin mạn phép bắt đầu bằng một vài định nghĩa căn bản dựa theo tự điển của vài từ ngữ thông dụng trước khi chúng ta đi vào chi tiết của khoa Cận-Tâm-Lý-Học (Parapsychology, Para có nghĩa là “gần giống/gần như”).

Tâm-Lý-Học (Psychology, viết tắt là TLH): Khoa học về trí óc (mind) và phẩm hạnh / tác phong con người (behaviour). Mục đích là để tìm hiểu về phẩm giá con người và những diễn biến của trí óc bằng những công cuộc khảo cứu nghiêm túc để đưa đến những nguyên lý và những trường hợp ngoại lệ.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu về phần nhận thức tri giác (perception), khiếu nhận thức (cognition), lòng chuyên tâm (sự chuyên chú, tiếng Anh là attention), tình cảm hay cảm xúc (emotion), hiện tượng học (phenomenology), sự hứng khởi (motivation), chức năng của óc (brain functioning), nhân cách (personality), tác phong (behaviour), cách giao tiếp (interpersonal relationships) của con người.

Người viết xin đóng góp ý kiến thô thiển dưới đây:

Nhờ sự nghiên cứu sâu rộng và chứng minh dựa theo phương diện thuần lý (rational) mà các nhà Toán Học đã khám phá ra được nhiều quy luật (principle, theory), nhiều công thức thuần lý (rational formulas) thí dụ như các công thức Toán Học. Tuy nhiên trong lĩnh vực Khoa Học Ứng Dụng, Khoa Học Kỹ Thuật…. nhiều nhà nghiên cứu đã phải tốn công sức dùng cả phần lý trí lẫn phần trực giác (cảm nhận) nhậy bén để làm nhiều thí nghiệm và họ đã thành công kiếm ra được nhiều công thức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau mà thoạt đầu không có thể chứng minh trên phương diện thuần lý được. Những công thức này được mệnh danh là những công thức thực nghiệm (empirical formulas) – thay vì công thức thuần lý (rational formulas) – dựa theo phần hiểu biết qua cảm xúc. Các công thức thực nghiệm này đã được xác nhận là “hữu lý, hữu tình” trên phương diện phần thuần lý (rational, logical) cuả trí tuệ con người phân tích những hiện tượng thiên nhiên.

Nhiều hiện tượng tâm linh (như Gọi Hồn,Tìm Mồ Mả …), trên phương diện “thuần lý”, nghe ra có vẻ “phản khoa học” và khó mà giải thích được. Người viết cho rằng nền khoa học hiện đại còn thiếu sót nhiều hiểu biết, nhiều “quy luật” liên quan tới phần trí óc, linh hồn, thế giới tâm linh cho nên chúng ta đang “sờ chân con voi” để mà “đoán quẻ”, có khi còn phản bác nữa. Hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa, nhân loại sẽ tiến xa trong lĩnh vực siêu hình này để chúng ta có thể giải thích hay chứng minh được những hiện tượng tâm linh cho “hợp lý, hợp tình” dựa theo nền tảng khoa học mới mẻ này.

Khoa Tâm- Lý- Học đã cải tiến quan niệm về danh từ “Thông Minh” của con ngưòi. Thoạt đầu, Thông Minh chỉ được “nhìn” hay “hiểu” qua phương diện “đầu óc / trí khôn” (mind) rồi sau đó “Thông Minh” được bổ túc thêm trên phương diện “cảm xúc” (emotion) và gần đây, “Thông Minh” con người còn được nhìn nhận qua phần “Tâm Linh/ Luật Trời” (spirituality) nữa. Tôi muốn nói đến phần: Thông Minh về Trí Óc thiên về lý luận (Intelligence Quotient – IQ), Thông Minh về Cảm Xúc (Emotional Intelligence – EQ) và Thông Minh về Tâm Linh (Spiritual Intelligence – SP) mà tôi đã đề cập đến trong bài viết “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài”:

https://damtrungphan.wordpress.com/2012/01/02/ch%E1%BB%AF-tam-kia-m%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%B1ng-ba-ch%E1%BB%AF-tai/

Nhân loại đã chứng kiến nhiều hiện tượng bí hiểm (mystic), thần kỳ (miraculous)… nghe ra rất là “phản khoa học”. Nhiều người không tin vào những hiện tượng này và cho rằng đó là phần “mê tín dị đoan” trong khi đó những hiện tượng lạ lùng, khó hiểu này vẫn tiếp tục xẩy ra cho nhiều người khác nhau khiến cho một số nhà khảo cứu (researchers) trong bộ môn Tâm Lý Học bắt đầu để ý tới và họ đã học hỏi và nghiên cứu thêm. Vì những hiện tượng lạ lùng này “chẳng giống ai” trong lĩnh vực “Tâm-Lý-Học” nên bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học (CTLH, Parapsychology) được ra đời vào thập niên 1930. Thuở ban đầu, CTLH bị nhiều người không tin tưởng (nhất là các khoa học gia trong ngành Vật Lý thiên về thuần lý/pure logics) cho lắm, một phần cũng là vì nó liên quan tới phần bói toán, ngồi đồng, phù thủy… có tính cách dị đoan và làm tiền thiên hạ.

Tuy nhiên bộ môn CTLH, song song với TLH cùng với một số tôn giáo khác nhau, đã làm sáng tỏ một số vấn đề về linh hồn, chết đi về đâu, giác quan thứ sáu, tái sinh, luân hồi, thần thức …Theo GS Robert Schoch (1), trong thập niên 60, cơ quan tình báo CIA đã thúc dục chính phủ Hoa Kỳ chạy đua với Liên Sô về những nghiên cứu và áp dụng khoa Cận Tâm-Lý- Học  và từ đó, nhiều khoa học gia đã bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về tâm linh và  ngoại cảm (soul, spirit/spirits, psyche, psi, extra sensory perception hay ESP…).

Theo quan niệm đương thời của khoa học, phần Tâm Trí/ Đầu Óc (consciousness) của con người xuất phát từ những chức năng (functioning) của phần vật thể hữu hình (material) của con người: óc (brain), thân thể (“thân tứ đại” theo quan niệm Phật Gíáo, body) và hệ thống thần kinh (nervous systems) mệnh danh là phần Óc-Thân-Hệ Thống Thần Kinh (tiếng Anh viết tắt là BBNS).

Tâm Trí (Mind) của con người, mặc dù không ở thể rắn/cứng (solid) như những phần khác của cơ thể, nhưng nó được tạo ra bởi chức năng điện-hoá (electrochemical functioning) của BBNS và phần Tâm Trí/ Đầu Óc/ Thức vô hình (Consciousness) này.

Khi phần “thân xác” (body) “chết” (không tồn tại nữa), phần BBNS cũng bị hủy diệt và phần Tâm Trí/ Đầu Óc/ Thức (Consciousness) cũng không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, dựa theo những khảo cứu về những hiện tượng CTLH trong nhiều quốc gia với các nền văn hóa khác nhau (Tây Phương cũng như Đông Phương), phần Tâm Trí Vô Hình (Mind) của con người còn có thêm phần siêu hình không thật sự hoàn toàn giống như phần BBNS của thân xác. Có nghĩa là trong phần Tâm Trí Vô Hình này còn có sự hiện hữu của phần “Linh Trí /Vong Hồn” (spirit) nữa.

Phần “Linh Trí/ Vong Hồn” này không phụ thuộc vào chiều Không Gian (3 chiều: dài, rộng, ngang; theo Toán Học được mệnh danh là các chiều x, y, z) và chiều Thời Gian (t), vì vậy mà phần “LinhTrí Vô Hình/ Vong Hồn” sẽ vẫn còn tồn tại, sau khi cái “thân tứ đại” đã biến mất
trong không gian và thời gian (4 chiều/ dimensions: x,y,z,t ).

Theo nhà văn Rich Anders (2), trong mỗi con người, có hai loại Năng Lượng (Energy):

  1. Năng lượng của vật thể (NLVT, Energy of matter)
  2. Năng lượng đằng sau vật thể (NLĐSVT, Energy behind matter) mà tôn giáo mệnh danh là Năng Lượng Cõi Không (NLCK,
    Quantum Vacuum) hay Năng Lượng Tâm Linh (NLTL, Spiritual Energy).

NLVT xoay vòng từng giai đoạn khác nhau giữa trạng thái năng lượng và vật thể.

NLĐSVT/ NLTL rất khác với NLVT; nó hoàn toàn hiện hữu trong trạng thái năng lượng, và nó không phải lệ thuộc vào chiều (dimensions) không gian và thời gian.

Trong phạm vi năng lượng thuần túy này, NLTL có thể điều khiển được phần NLVT và hai phần Năng Lượng này có thể quyết định những gì sẽ xẩy ra trong trạng thái vật thể (matter phases) giống như phần phần mềm (nhu liệu, softwares) điều khiển phần cứng (hard ware) của máy điện toán vậy. (2A)

Ðể làm sáng tỏ khái niệm về danh từ “Năng Lượng”, xin lấy một thí dụ cụ thể: ta đang đói và mệt mỏi ngồi trong phòng khách. Một ý tưởng lóe ra trong đầu: ra tủ lạnh lấy đồ ăn, thức uống mà ăn uống cho đỡ đói. Phần “Ý nghĩ” (NLÐSVT) này ra lệnh cho phần “thân thể” (NLVT) để mà cái thân xác ta đi tới mở tủ lạnh lấy thức ăn, đồ uống rồi ta ngồi xuống ăn uống. Ăn xong, ngồi nghỉ một lát, ta thấy khỏe khoắn: không còn đói nữa và thân thể thấy bớt mệt. Tại sao vậy? Xin thưa: là vì cơ thể đã được bồi dưỡng thêm sinh lực (năng lượng, energy) từ đồ ăn, thức uống (physical matter). Ðồ ăn, thức uống đã được đổi dạng từ thể rắn/cứng (solid matter) sang thể năng lượng vô hình trong 4 chiều (x,y,z,t) của Cõi Trần.

Phần năng lượng tâm linh (NLTL, Spiritual Energy/Quantum Vacuum) trong con người lúc sinh thời luôn luôn ở trong trạng thái “sẵn sàng làm việc” và nếu không có sự chỉ huy của phần năng lượng tâm linh này, thân thể con người tự nó chẳng biết quyết định hay làm được gì hết. Từ đó, chúng ta có thể hợp lý, hợp tình mà cho rằng phần năng lượng tâm linh là cái “cốt lõi siêu hình/ vong linh”(spirit) của con người.

Giáo sư Triết Học Stephen Schiffer (3) cho rằng sự khác biệt giữa phần óc bên trái (phần “Thức”, Conscious) và phần óc bên phải (phần “Vô Thức”, Unconscious) được tạo ra giống như một cái máy điện toán sinh vật học vậy (biological computer).

Chúng ta có thể so sánh phần “Thức” của khối óc tương đương với phần “máy” (processor) và phần “trí nhớ” (memory) của máy điện toán; trong khi đó phần “Vô Thức” của khối óc tương đương với phần “cứng” (hard drive) / phần “chứa” (storage) của máy điện toán. (3A)

Như vậy, mỗi con người có 2 phần khác nhau trong trí óc (mind): Thức Vô Thức. Hai phần này sẽ tạo ra phần nhân cách (personality) của con người. Khi đứa trẻ mới sinh ra, đầu óc đứa bé hoàn toàn trong trắng (blank); dần dà khi nó khôn lớn, phần “Thức” và “Vô Thức” sẽ phá triển và tạo dựng ra năng khiếu con người (skills).

Phần “Vô Thức (unsconscious) của Trí Óc (mind) là phần “Vong Hồn /Vong Linh” (spirit) của con người và phần này chứa đựng tất cả những “di sản” (xấu và tốt, data) tích tụ từ các tiền kiếp (previous lifetime). Những“tài sản/ di sản” này gồm có những năng lượng tâm linh (spiritual energies) còn được mệnh danh là năng lượng cõi không (quantum vacuum) như tôi đã đề cập đến.

Mỗi lần phần não bộ “Thức” (não bộ bên trái) suy nghĩ hay dự tính một điều gì, phần não bộ “Vô Thức” (não bộ bên phải) đi kiếm dữ kiện (information) được chứa trong kho tàng Năng Lượng Tâm Linh và gửi ngay sang phần não bộ “Thức” bằng những cảm giác (feelings) và những hình ảnh (images). Câu trả lời được gửi đi ngay tức thì vì không có yếu tố thời gian (no time dimension) trong cảnh giới tâm linh (spiritual realm time dimension). Não bộ bên trái (phần “Thức”) có thể ví như là “Bộ Chỉ Huy” vậy.

Dựa theo quan niệm trên, trong khoa Cận Tâm-Lý-Học, chúng ta có thể định nghĩa “linh hồn”, “vong linh” và “ma” một cách giản dị như sau:

Linh hồn (soul) là phần “hồn” của người đang còn sống, gồm có phần “Thức” và phần “Vô Thức”.

Vong linh/Vong hồn (spirit): Khi con người qua đời, phần “Thức” của thân xác  bị hủy diệt nhưng phần “Vô Thức” vẫn còn tồn tại trong Thế Giới Bên Kia / Cõi Vô Hình/ Thế Giới Cõi Âm/ Âm Phần.

Phần “Vô Thức” này là “Vong Linh/Vong hồn” (spirit) của người quá cố.

Gọi Hồn/ Cầu Hồn/ Áp Vong/ Lên Ðồng (Mediumship, Channeling, Trance): Các nhà ngoại cảm (mediums, channelers) có khả năng ngoại cảm (Extra Sensory Perception, ESP) để “đón mời và đón nhận” vong linh của người quá cố về đối thoại (communicate) với người trần gian (sitter) đang muốn giao tiếp với “người” Cõi Âm (spirit).

Ma (Ghost): Thường thì các vong linh tồn tại trong thể khí (ether) nhưng khi vong linh có thể hiện hình (apparition) từ thể khí, người trần có thể nhìn thấy được mờ mờ, ảo ảo. Nhiều nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt nhìn thấy vong linh (clairvoyance), nghe được tiếng nói (clairaudience), cảm nhận được những xúc cảm (clairsentience) của vong linh trong Cõi Vô Hình.

Tài liệu tham khảo:

(1) TS Robert Schoch, Giáo sư về Ðịa Chất Học tại Boston University, Hoa Kỳ. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách và các bài nghiên cứu về kim tự tháp, các nền văn minh cổ. Cuốn sách “The Parapsychology Revolution” của ông đã được nhiều người biết tới.

(2) Nhà văn Rich Anders sinh quán tại Áo Quốc. Ông theo học tại Rollins College, Florida, Hoa Kỳ và University of Viennạ, Áo quốc. Ông chuyên môn viết các đề tài thiên về thế giới hữu hình (physical world) và thế giới tâm linh (spiritual world). Ông là tác giả của những cuốn sách sau đây: The end of the world – Then what? ; God’s Ultimate Task; Kennedy Saga; Terror from Heaven.

(2A) www.world-mysteries.com/sci_4.htm

(3) Tiến Sĩ Stephen Schiffer, Giáo Sư Triết Học tại New York University. Ông thường hay viết về Triết học của Ngôn ngữ, Triết học của Trí óc, Vật Lý Siêu Hình (Metaphysics)

(3A) www.world-mysteries.com/sci_4.htm

Xin đón đọc

Phần 2:

Khả năng mầu nhiệm của Tâm Trí (Psi capacities)
Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
May 12, 2011
Mississauga, Canada
phandam@gmail.com

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung