Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: Tùy Bút

MY LAST WORDS

My very good friend Vuong Hien Tong passed away on Sept.5, 2017. For 7 years, he bravely fought against rectum cancer and its “by-products”. He was always optimistic and practiced meditation daily. Two weeks before his eternal departure, he phoned me to say good-bye as he was told that the “trip” could take him away any time. I was numb and just listened to him. Before he hung up the phone, I jokingly told him to pick me up at the “air port” and take me for a bowl of Pho to celebrate our “re-union”. He was laughing cheerfully.

In the morning of Sept.5, 2017, one of our common friends sent me an email letting me know that VHT was in the state of  “hap hoi” (Vietnamese word for dying) in the hospital and he had asked our common friend to send his “farewell” to me for Tong.

Tears kept on rolling down my cheeks. I had a good cry in front of my PC.

A time to live, a time remember, dead or alive.

 

MY LAST WORDS

Vuong hien Tong

 

Please don’t feel sad. Instead, you should be happy for me that I was set free.

Looking back at my life, I feel that I have been very, very lucky and blessed regardless all the challenges and the difficult times that I had encountered.

Up to the age of 11, I was nurtured in the life of a wealthy family. Several years after my late father declared bankruptcy in 1961, we lived in poverty. Luckily, my late father’s brother, uncle Kien, had provided us with temporary shelters during our difficult times.

I was the only child in the family who had a chance to attend university.

Although having grown up in a war torn country and gone through 3 months of military training, I was not drafted into the army.

After fleeing the Vietnamese communists in 1978 with my family, we lived in a tea farm in China, then locked up in a refugee camp in Hong Kong. One year later, we were lucky to be able to start a new life in Toronto at the age of 29.

My sisters Linh, Vi and my brother David all live in Toronto and have always helped me when I need it. I am also blessed to have Eva, a cousin whom we all consider as our sister. I was also lucky to have a kind mother-in-law who helped us with everything from childcare to cooking for over 30 years since she arrived in Toronto.

My wife and I are compatible in many ways, especially in food, music, travelling and social activities. Our son and daughter are healthy and happy. Now, they both have their own families with a girl and a boy. I’m so glad to have a son-in-law like Ray and a daughter-in-law like Ngoc, and also nieces Gloria and Clarissa, whom I’ve always treated as daughters. Our financial status is moderate, stable and debt free.

After my early retirement at the age of 53, I had been working as a freelance interpreter until 2010 when I was diagnosed with rectal cancer of stage 3.

During my battle with cancer in 2010, I was delighted to be able to welcome our 4 healthy and lovely grandchildren into our family. I have received support and encouragement from friends and relatives here and abroad since I became ill. Yet, most importantly, I have been loved and cared for by my wife who used to be a nurse back in Vietnam plus the countless support by my sisters by providing nutritious food and transportation for me.

Regardless all the pains and suffering that I have to endure, I feel happy and blessed since I have been able to enjoy being with my family every day.

After 7 years of treatments, cancer has spread to my lungs, my right kidney and my brain.

And now, I am monitored by the Mount Sinai Palliative Care Team at home. To keep me alive would just mean prolonging the pain for me and creating more anxiety to my family. Why not let our death angel take me to another adventure, perhaps to the moon or another planet for another life.

After my passing, please:

Send my statement to our friends and relatives by email as a way of saying my final goodbye.

I do not want any funeral service or wreaths.

All donations should go to Sunny Brook Foundation.

Send my body to crematorium directly.

There’s no need to put the ashes into an urn and inside the niche, unless my wife Anh insists on doing so.

The memorial plaque designed by me is good enough to show that I had once lived on this planet.

I believe that once people are dead, it is just like the light is out, there will be darkness and everything will return back to the nature.

Life is like a dream, and our dreams make us feel like things happened in our real life!

We came with nothing and leave without anything!

Take care of yourself and your family, folks!

 

 

Toronto, 2017

Vạt Nắng Sân Chùa

vat-nang-img_6040

NGUỒN : INTERNET

 

 

Neten Rinpoche

 

Người ta thường cho thày là một vị Tulku, là tiếng để chỉ cho những vị đã từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người.
Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm theo chữ “Rinpoche” (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền hòa và từ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự.
Năm lên bảy. Một vị sư già đi ngang và quả quyết Neten là một vị Lama đã từng tu tập nhiều kiếp, nay có nguyện tái sinh trở về cõi người này. Sư còn bảo, trong tương lai, nếu Neten chọn đi trên con đường đời sẽ là một người rất thành công, còn nếu đi theo con đường tu hành thì sẽ trở thành một vị đại đạo sư nổi tiếng. Cha mẹ Neten rất hoan hỷ khi nghe tin này, lập tức họ đưa Neten đến một tu viện lớn nổi tiếng của người Tây Tạng ở Ấn và xin cho Neten được xuống tóc, quy y. Neten nhớ rõ lòng mình lúc ấy. Thật bồi hồi, sung sướng và xúc động tới độ không thể cầm được nước mắt.

Quả nhiên, thày rất thông minh, tựa như người đã từng học qua, nay chỉ ôn lại mà thôi.Thí dụ như một đoản kinh rất khó nhớ, đối với các vị tu sĩ khác cần phải một thời gian dài mới có thể lãnh hội được thì đối với Neten, chỉ khoảng vài ngày thày đã hiểu cặn kẽ và thuộc lòng.
Vị bổn sư của thày rất hài lòng về việc đó, càng quý mến và kỳ vọng ở Neten nhiều hơn nữa.
Năm mười bốn tuổi, Neten thọ giới tỳ kheo. Năm hai mươi hai tuổi, thày xong bằng tiến sĩ Phật học (sau khi đã trải qua tất cả những sự thử thách và tranh luận). Thày được hội kiến với đức Dala Lama nhiều lần. Năm ba mươi tuổi, thày bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp … Danh thày nổi như cồn, tín chúng còn gọi thày bằng một cái tên Lama thân mến…

Dòng đời cứ xuôi chảy…
Một hôm, thày bổn sư muốn ủy nhiệm Neten đến trụ trì một ngôi chùa mới xây ở tận một tiểu bang xa xôi bên nước Mỹ. Tâm thày dường như không vui. Có lẽ thày không muốn xa vị bổn sư mình.
Ngoài lý do đó, hình như còn một lý do nào mà thày chưa biết rõ, chỉ thấy tâm xao động, mà sự sao động đó thày không sao dằn được. Chẳng biết điều lành hay dữ. Tối đó, thày ngồi nhập định, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Thày chỉ thấy một đám mây đen lởn vởn trên bầu trời. Nó mờ nhòa, không rõ. Chỉ biết sẽ có điềm họa sắp đến, mà chẳng biết đó là điềm gì. Định bụng, sáng ra thưa với thày bổn sư xin được ở lại học tiếp và xin ngài ủy nhiệm một vị khác. Nhưng, ngẫm nghĩ, nếu đó là nghiệp quả phải trả, thì cũng nên dứt khoát trả hết trong kiếp này… Vì ý nghĩ đó. Thày quyết định tuân hành bổn sư mình ..

*vat-nang-a-dsc00379

Phái đoàn đi đón Neten Rinpoche ngoài phi trường gồm năm người. Ba nam, hai nữ. Họ đứng thành hàng dọc dâng tấm khăn trắng (một truyền thống của Tây Tạng khi gặp một vị Lama đạo hạnh). Thày nhận khăn rồi lần lượt quàng lại lên cổ để ban phước lành cho người dâng khăn. Tới người cuối cùng là một nữ nhân. Thầy không nhìn rõ mặt, vì nàng dâng tấm khăn lên ngang mày .
Thày chỉ nhìn thấy đôi bàn tay trắng mịn với những ngón thon dài, nhưng thày cũng nhận ngay rằng, đây chính là điềm họa cho mình. Thày hơi khựng lại một thoáng. Nhưng, tâm trở lại bình tĩnh, thày khẽ nhận khăn rồi choàng lại lên cổ nàng. Lập tức, nàng chắp hai bàn tay vào nhau, khuôn mặt nhìn xuống, lưng hơi khom lại tỏ một thái độ cung kính. Thấp thoáng, thầy thấy một khuôn mặt son trẻ, với đôi mắt đen nhánh như mắt con chim câu… Nàng khá đẹp. Nét đẹp dịu dàng của dân gốc Á. Mái tóc dài, mướt như một dòng suối. Trông nàng có một nét rất quen thuộc nào đó, nhưng tuyệt nhiên thày không nhận ra được mình đã gặp nàng ở nơi chốn nào.

Năm người đi đón thày đều là người Việt. Họ vừa líu ríu theo chân thày vừa kể cho thày nghe những sinh hoạt ở Mỹ. Ông Đoàn, người trong ban chấp hành của chùa, tường trình ngay:

– Thưa Neten Rinpoche, vì còn một vài trục trặc về giấy tờ, hiện tại chùa chưa thể xin được để thày có thể thành thường trú dân tại đây.
Nhưng chúng con xin được visa, thày có thể ở tại Mỹ sáu tháng. Trong khoảng thời gian này, chúng con sẽ cố gắng xin thẻ xanh cho thày.

Được. Chuyện ở lại còn tùy có đủ nhân duyên không.
Tôi hy vọng trong thời gian ở đâỵ Mọi sự sẽ tốt đẹp…

Con đường từ phi trường về chùa cũng khá xa, mọi người nói chuyện ríu rít. Nhưng nàng chỉ dõi mắt ra ngoài cửa kính xe, nhìn dòng xe cộ chảy ngược xuôi, tuyệt nhiên nàng chẳng nói lên lời nào. Hình như nàng cũng chẳng chú ý gì tới vị thày cho lắm. Ông ta trông còn quá trẻ – nàng nghĩ – chẳng biết sự tu chứng của ông tới đâu…

Những tuần lễ kế tiếp, Neten Rinpoche ban một loạt những buổi lễ quán đảnh. Tín chúng đi dự rất đông. Vì người thông dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ đi xa, nên tình cờ nàng lại được bầu làm thông dịch viên tạm thời trong khi chờ đợi.
Nàng rất sung sướng vì được lựa chọn, đồng thời thật hãnh diện, vì từ hồi nào tới giờ, nàng chưa bao giờ làm được một việc gì hữu ích cho ai. Nay, tự dưng nàng lại được đề cử và nhất là được thân cận với một vị đại đạo sư đầy đủ phẩm hạnh, chẳng ít nhiều gì nàng cũng cảm thấy mình rất quan trọng.
Trong việc thông dịch, thày dành rất nhiều thời gian để giải thích thêm những danh từ Phật học nàng chưa hiểu rõ, nên nàng thường dành một ít giờ trước buổi lễ, hay những buổi giảng lên gặp riêng thày, tóm tắt ghi chép những gì thày muốn giảng. Tuy chưa làm thông dịch viên bao giờ, đôi khi gặp những danh từ chuyên môn làm nàng lúng túng, nhưng vì có được một kiến thức rất khá về Đại thừa, và nhờ sự kiên nhẫn của  Neten Rinpoche, cộng với lòng mong học hỏi, trí thông minh, chịu khó của nàng nên cũng hiểu được ít nhiều những gì thày muốn nói.
Tình thân giữa Thày, trò ngày càng đậm. Khác với ý niệm đầu tiên nàng gặp Neten Rinpoche tại phi trường. Ngược lại, nàng nhận ra rằng, cái ông thày này thật đáng nể. Ông có thể đọc suốt được tư tưởng của người đối diện. Hơn thế nữa, hình như ông có thể nhìn thấy được một vài điều của quá khứ và tương lai. Nhưng chẳng bao giờ ông nói, các nhóm đệ tử biết được đều do sự tình cờ rồi họ kháo nhau thêm, từ một thành mười, từ mười thành trăm, tô điểm vị thày mình thêm huyền hoặc… Nàng bắt đầu  tâm phục, khẩu phục vị sư trẻ này. Lối hành xử của nàng cũng tỏ vẻ tôn kính và yêu mến thày hơn.

Một buổi sáng. Trong sân chùa ngập nắng, thày Neten thấy nàng mặc chiếc áo dài Á đông bước vào cổng chùa, khuôn mặt rạng rỡ… Nhìn thoáng, thày có cảm tưởng nàng chính là vạt nắng đầu ngày, thày thấy lòng rung động, bàng hoàng, cảm nhận pháp giới này không phải một, cũng không phải khác, nó thật chập trùng biến hiện. Có phải chăng, người thiếu nữ kia đang “biến” thành vạt nắng hòa nhập với bản thể nhất như của vạn pháp? Thày nghiêng tâm nghe lòng mình rung động, rồi với sự phản xạ máy móc của nghiệp dư còn đọng lại trong tâm, thày vội vã bước ra sân “đón” lấy vạt nắng ấy.

Cả hai nhìn nhau. Kỳ diệu thay, thày có cảm giác mình cũng biến thành ánh nắng chan hòa, hợp với vạt nắng vừa xuất hiện thành nhất thể như nước hòa với sữa. Trong phút giây mầu nhiệm ấy, ngôn ngữ quả là “bất khả ngôn thuyết”…

Hình như người nữ cũng cùng trong một tâm trạng ngây ngất ấy. Nàng thốt lên với một giọng tràn đầy xúc động:

– Thầy…

Nàng loạng choạng muốn té quỵ, thân người mảnh mai như muốn đổ ập về phía Neten. Bằng một phản xạ tự nhiên, máy móc, thày Neten vội đưa tay ra đỡ.
Cùng lúc thày cũng đủ tỉnh thức để lùi lại một vài bước, tránh cho toàn thân nàng dựa hẳn vào mình, giọng thày lấy lại bình tĩnh, hỏi khẽ:

– Đệ tử có sao không?

Thiếu nữ ấp úng:

– Không…không…!!

Bỗng dưng… trong con … có một niềm cảm động… tới muốn bật khóc…

Vì sự tự trọng,  Nàng cũng vội vã lùi lại làm cho thân mình bị mất thăng bằng, lảo đảo. Hai bàn tay dơ ra gần chạm nhau lại bị vội vã rụt về. Cả hai đứng nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức. Hốt nhiên, Neten Rinpoche đọc được trong ánh mắt nàng cả một khung trời vừa sụp đổ, trong đó cưu mang một nỗi đau đớn tận cùng của của sự thất vọng và yêu thương…

Sau buổi sáng hôm ấy, phong tư của Neten Rinpoche hình như không có gì thay đổi. Nhưng nếu để ý kỹ, trong những hành động và cách cư xử – tuy kín đáo  nhưng thày cũng dành cho nàng một sự chăm lo đặc biệt hơn, cùng với lòng bi mẫn như lúc nào cũng phủ chụp xuống nàng. Thày vẫn gặp nàng trước những giờ thuyết pháp. Nhưng có lẽ thày tránh không muốn gặp riêng nàng ở bất cứ chỗ nào trong chùa. Còn riêng nàng, gần như một huyền lực của nghiệp cũ đã chín mùi. Dần dà, nàng bỗng nhận ra một điều “khủng khiếp”, nàng không thể sống thiếu thày, nàng bỗng thấy mình có một nhu cầu rất cần thiết mỗi ngày là phải được gặp thày, phải nhìn thày, nghe thày nói, ngắm thày cười, hay chẳng cần làm gì, chỉ cần phục dưới chân thày nghe thầy lần tràng hạt với những câu chú như một chuỗi âm thanh dính liền nhau không dứt. Tệ hơn nữa, trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức, nàng khởi tâm muốn “chiếm hữu” thày cho riêng mình, cảm giác chiếm hữu ấy mạnh tới độ nàng nàng cảm thấy rất khó chịu và ghen tức khi thấy thày nói chuyện vui vẻ với những người khác. Những lúc như vậy, tâm nàng thật bồn chồn, không yên và cực kỳ đau khổ. Biết điều đó là xấu, nhưng nàng thực không thể cưỡng nổi sự ghen tuông.

Một hôm lên chùa sớm, định vào chào thày thì nàng đã thấy có một chị Phật tử khác đang trong phòng trò chuyện, chẳng biết chị nói chuyện gì mà nàng nghe tiếng thày cười hòa với tiếng cười ròn rã của chị. Buồn bã, nàng ra ngoài sau hè ngồi khóc. Khóc chán, nàng lại thò đầu vô xem chị Phật tử nói chuyện xong chưa. Vẫn thấy chị ngồi thụp dưới chân thày nói cười vui  vẻ.
Nàng thấy tim mình quặt thắt lại. Nàng cũng thấy mình thật vô lý khi cứ quẩn quanh trong một ngõ cụt như thế. Trong lúc này, hình như những giáo lý của Phật mà nàng học hỏi từ bao lâu, cứ chảy trôi theo dòng nước mắt, chẳng giúp được gì cho nàng mấy đỗi…

Nhưng nỗi buồn không hẳn mãi mãi sẽ là thế. Nó chính là “mặt bên kia” của niềm vui. Đôi khi nàng được thày cho tham gia vào công việc của chùa, như việc tô những bức tượng Phật. Thật lạ, chẳng hiểu những tượng Phật đó ở đâu ra mà đầy cả bàn. Mỗi bức cao khoảng một tấc, đủ các vị Phật với những thế ngồi khác nhau.    Nàng ngồi xà xuống và hỏi thày với giọng đầy khích động và ngạc nhiên:

– Ôi chao… Tượng Phật ở đâu nhiều thế. Cho con tô với nhé?

Vị thày ngước nhìn người thiếu nữ đọc được tất cả sự khích động trên đôi mắt ngây thơ của nàng, thày cười:

– Được! Nhưng chị tô có khéo không? Tô tượng cũng là một hình thức thiền định và quán tưởng. Lại nữa, có một vài chỗ phải rất cẩn thận, không được tô lem nhem, nhất là điểm nhãn Phật thì lại càng phải khéo léo lắm!

Sợ thày đổi ý. Nàng nói ngay:

– Con làm được mà!

Nàng sung sướng vô cùng khi được ngồi bên thày như thế. Ban đầu thày cho nàng tô những phần dễ, thấy nàng tô khéo, thày cho tô phần tóc (một chút xíu phần trên trán, nơi đó nếu không khéo sẽ bị lem qua vương miện trên đầu). Nàng thích nhất ngồi tô thân thể Phật một màu vàng ròng. Tô lớp đầu không thấy vàng mấy, nhưng nếu kiên nhẫn tô lên từng lớp chồng nhau, đợi lớp này khô, lại tô thêm lớp mới cho đến khi có một mầu vàng óng đẹp như một khối vàng thật. Nàng thích tới độ mê mải làm mãi tới gần bảy giờ tối mới chịu về. Trước khi về, nàng khoe với thày “công trình” mình vừa làm cả ngày. Một tượng Phật Thích Ca, một tượng của ngài Quán Âm. Cả hai tượng đều có một màu vàng óng trông rất đẹp mắt…

Niềm hạnh phúc của nàng bị cắt đứt khi người thông dịch viên cũ trở về. Nàng không còn có cơ hội gần gụi thày nữa. Nàng nhớ thày, sự nhớ nhung kỳ quặc đến độ nàng cảm thấy hổ thẹn về mặc cảm, nghĩ rằng, mình chính là con ma nữ đến quấy rối người tu hành. Lòng nàng luôn luôn cảm thấy đau khổ và buồn sầu. Đau khổ vì biết rằng, tình yêu (nếu có) của mình chính là một tình yêu bệnh hoạn và mù quáng vì nó đã đặt không đúng chỗ. Buồn sầu khi biết chắc rằng mình đã chẳng ít nhiều gì cũng đang tạo những nghiệp xấu, ác… Vì sự mặc cảm ấy, nàng thường có thái độ tránh né và không dám đến gần thầy nữa. Nhưng vì lòng nhung nhớ cứ dâng đầy, nên chẳng bao giờ nàng bỏ một thời thuyết pháp nào cả .

Một buổi chiều, sự nhớ thương gần như không còn chịu đựng được nữa. Nàng lang thang xuống phố, mua ba cành hoa Lilly trắng đem lên chùa dâng thày. Cảnh chùa vắng vẻ, nàng bước vào với nhịp tim đập thình thịch trong lòng ngực. Nàng ôm chặt ba cành hoa trước ngực như một sự chở che, ngăn cấm mình phạm tội.

Các thày nhỏ chắc đang ở sân sau chùa trồng tỉa, chỉ còn lại Neten Rinpoche ngồi trong một phòng cạnh chánh điện đang tô các tượng Phật. Nàng bước vào với một thái độ của một kẻ phạm trọng tội, mặt người nữ tái xanh, rụt rè và lắp bắp:

– Con đem… dâng thầy mấy… cành hoa… Lilly… trắng…

Neten Rinpoche ngẩng lên, ánh mắt từ bi như thấy suốt được tâm tư nàng, thong thả đáp:

– Thật là tuyệt diệu. Ta đang đợi chị đến… (Rồi ngắm nhìn ba đóa hoa trắng nuốt, đôi mắt lung linh, hoan hỷ, thày tiếp). Mấy đóa hoa mới đẹp làm sao!!. Chị hãy cắm vào bình dâng lên lễ Phật.

Sau quay lại đây, ta muốn cho chị coi cái này…

Thiếu nữ líu ríu làm theo như một mệnh lệnh. Cắm những cành hoa trắng vào bình, xì xụp lạy trước những tượng Phật đang ngồi trên bệ thờ rất trang nghiêm. Chẳng hiểu sao lúc đó nàng cảm thấy xúc động lạ kỳ và nước mắt cứ tuôn như mưa…   Nàng phải đợi một lúc cho tâm lắng đọng mới dám bước qua phòng bên gặp Neten. Thày nhìn nàng chăm chú. Như người đã biết rõ được vấn đề, nhưng vẫn cứ hỏi:

– Chắc chị đang gặp chuyện… khó khăn?

Chỉ chờ có thế, nàng òa lên, nức nở:

– Dạ phải. Xin thày ban bình an cho con…

Vị thày thở dài.  Nhìn người nữ một đỗi rồi nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng dịu dàng bảo:

– Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới chấm dứt…

Vừa nói đến đó, Neten buông tay nàng, dùng cả hai bàn tay mình ôm lấy khuôn mặt người nữ, (dưới dạng hình thức ban phép lành), rồi thày cúi xuống, thấp dần…thấp dần… cho tới khi trán của Neten đụng lên trán nàng…

Do sự gia trì của vị đạo sư. Mọi sự như được hiển bày trước mắt. Nàng nhìn thấy rõ trong một kiếp quá khứ nào đó của chính nàng. Hình ảnh người nữ đang đứng với chiếc áo cánh trắng mong manh. Trên tay cầm ba cành hoa Lilly mầu trắng nuốt. Sau lưng nàng là một khung cửa chói lòa ánh nắng với vườn hoa muôn sắc. Đối diện là chồng nàng, họ đang trao nhau những ánh mắt thương yêu. Người nữ đặt ba cành hoa lên ngực người nam nhìn chàng say đắm nói khẽ qua hơi thở:

– Anh ạ. Em nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp được làm vợ anh và được hạnh phúc như thế này mãi mãi…

Đôi mắt người nữ ngước lên long lanh. Mùi hoa Lilly thơm ngát đâu đây…

*flowers-025_resize

Vị đạo sư buông tay, rời trán mình khỏi trán nữ nhân. Nàng xúc động tới độ bật khóc. Nàng nhớ lại tất cả như chuyện mới xảy ra hôm qua. Tim nàng run run như con chim non bị lạnh. Giọng đạo sư trầm trầm:

– Đã vài đời, vài kiếp, chúng ta từng là vợ chồng và rất sung sướng, hạnh phúc, đã từng được làm thân người, thân chư thiên, nhẫn đến có được những thân vi diệu trên từng trời Phạm Thiên và đã từng hưởng tất cả những sung sướng của cõi nhân gian này… Dẫu vậy, chúng cũng chẳng đem lại hữu ích gì mấy đỗi. Ngược lại, chúng ta cũng đã từng nhiều đời, nhiều kiếp – do sự vô minh, tham ái – mà phải chịu mang thân ngạ quỷ, súc sanh, nhẫn đến ở trong những địa ngục nóng, lạnh để phải chìm nổi trong luân hồi và thọ nhận tất cả những khổ đau. Nay, cơ may trở lại được thân người, tôi lại được gặp em, dẫu trong một hoàn cảnh hoàn toàn đổi khác, nhưng đó cũng là cơ may cho chúng ta gỡ những nghiệp quả từ kiếp trước. Sao em không nhân cơ hội có được thân người hiếm quý này tu tập cầu giải thoát? Sao cứ phải cam chịu loanh quanh trong luân hồi tạo thêm ác nghiệp? Hạnh Phúc ư?
Thế nào là Hạnh phúc? Nếu lấy cái Hạnh phúc của trần gian này để làm niềm vui thì cái niềm vui ấy thật bọt bèo, dễ vỡ…

Vị đạo sư đứng lên. Ông mở tung cánh cửa sổ trông ra vườn. Nắng vẫn còn lung linh trên những đóa cúc vàng hắt lên những ánh sáng cuối cùng của ngày tàn. Ánh sáng bên ngoài tràn vào căn phòng bắt đầu tối làm thành một viền sáng quanh thân ông. Ông quay nhìn người thiếu nữ vẫn còn đầm đìa nước mắt thong thả nói rõ từng tiếng:

– Phải. Em vẫn còn vướng với tôi một lời nguyện ước. Thảo nào lần đầu tiên gặp em ở phi trường, tôi đã nhận ra được nét thân quen. Nhưng thực tâm tôi không muốn đòi, bởi mọi sự đều đã thay đổi.
Tôi đang đi trên con đường tìm kiếm chân Hạnh phúc cho mình và cho người. Trong tôi, vẫn có tình yêu dành cho em, nhưng tình yêu tôi nay không còn ngừng trên một đối tượng, mà là trên toàn thể pháp giới…

Từ sau buổi sáng tôi đón em như một “vạt nắng sân chùa”, em luôn luôn hiện hữu trong tôi, là một điểm sáng, một sự thanh khiết, cao quý nhất. Em đi cả vào trong những buổi cầu nguyện của tôi. Tôi luôn nguyện em cũng sẽ đạt được chân Hạnh Phúc ấy. Muốn vậy, em nên xả bỏ tất cả. Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới thực sự chấm dứt…

Thiếu nữ òa khóc. Nàng nghe trong tim một sự rạn vỡ…
Trong cơn đau đớn tận cùng, nàng cảm nhận  được tình yêu rộng lớn của vị đạo sư dành cho mình. Nàng hiểu rất rõ rằng nàng không còn một một sự chọn lựa nào khác. Người chồng năm xưa nay đã đổi hướng đi, không còn muốn đi chung với nàng trên con đường xưa cũ, mà ở đó, Hạnh Phúc hay Đau Khổ đều tùy thuộc vào sự vô thường, bèo bọt của kiếp người.
Nay, nàng cũng phải thay đổi, nàng phải đi tận cùng nỗi khổ đau để vươn lên, để có thể trở thành một “giải nắng thênh thang”.
Nơi ấy, nàng sẽ gặp chàng ở đó…

vat-nang-green-img_6103

 

CHIÊU HOÀNG

VĂN CHƯƠNG LÀM MỀM LÒNG NGƯỜI: CHUYỆN CHÀNG VÀ NÀNG

LOVERS- YY-18988237315_-TEXT

Lãng Xẹt

Thưa Quý Vị và bạn hữu yêu văn thơ bốn phương:

Hôm nay, Lãng Xẹt tôi vào đây gửi bài viết bài này đến Quý Vị, hy vọng mang lại đến Quý Vị những nụ cười, những cái lãng đãng của cuộc đời …
Lãng Xẹt nhà tôi là người anh em “song sinh” của cái nhà ông Giáo Già thích ra khỏi nhà để viết về đề tài tâm linh. Tuy rằng chúng tôi là “song sinh”, nhưng tính tình và tuổi tác lại chẳng giống nhau cái gì hết. Ông ta 73, và tôi nay mới 37 (thì tôi đã nói là chúng tôi “trái cựa” nhau mà). Tại sao Xẹt tôi lại mới 37 cái tuổi đời? Xin thưa rằng/răng thừa… : 37 là số đảo ngược của 73 . Ngoài ra, theo phương trình toán học

37 = 35 + 2

mà một ông Thầy Bói đã đoán quẻ về tâm tính của Lãng Xẹt nhà tôi như sau: “Tuổi này rất hạp cho việc đọc thơ, văn loại … 35 của đôi lứa ( = 2, Nam và Nữ!)

Nhân lúc ông Giáo Già song sinh của Xẹt còn đang “bôn ba” từ cõi Dương đến cõi Âm (from minus infinity to plus infinity – nói theo danh từ toán học) để lấy đề tài viết về tâm linh, Lãng nhà tôi bỗng đâu nhìn thấy đề tài Thơ và Tình Yêu từ tiếng Tây Ban Nha (xin nói rõ không phải Tây Bán Nhà, Tây Ba Lô đâu nhá) trong blog

“Poesía …eres tú” (Gustavo Bécquer, 1871) Phiếm luận văn chương

Xẹt thấy đời mình đang lãng đãng, mất hút trong những lời thơ tình nóng bỏng của các “chàng” thi sĩ đáng tuổi cha, tuổi ông của mình nhưng mà các cụ thi sĩ đó mà làm thơ tình thì… ôi chao là mùi mẫn. Thế là chàng Lãng bèn gọi điện thoại ngay sang cho anh Đàm Trung Pháp, vừa để xin phép vừa để “vấn kế” cho Lãng nhà tôi “Việt Nam hóa” những vần thơ mà anh tôi đã dịch thực chân phương và sát nghĩa với nguyên tác Tây ban nha ngữ.

Tiện đây, cũng xin có đôi lời tâm sự cùng Quý vị. Ngày xưa, gã Xẹt này đã từng chu du trong nhiều Phố Rùm (forum), thấy chỗ nào thiên hạ “thở tha/thả thơ”, bèn…xẹt ngay vào xem. Khi thấy những cảnh “đoạn trường tân thanh”, Xẹt nhà tôi tự nhiên cảm thấy như thấy mình đang “nhập vai” lúc nào không hay! Cũng chỉ tại vì cái “nick” Lãng Xẹt nó “vận ngay” vào cái thân Cánh Phản/Phán Cảnh này mà thôi!

Lãng Xẹt muốn cho thêm chút mắm, chút muối, chút đường, chút tiêu, chút ớt, chút bột…vào những vần thơ dịch của anh Pháp. Mục đích là để xào nấu những vần thơ đó sang thể tự do với những âm điệu Việt Nam để mà nghe cho nó thêm mùi mẫn, lâm ly, ai oán, thống thiết…

Mới đầu Xẹt tôi chỉ sợ anh Pháp tính tình nghiêm nghị sẽ “say no”. Ngờ đâu anh Pháp lại cười vang và “bật đèn xanh” cho Xẹt liền:” LX cứ việc xào nấu thử và đưa lên mạng xem các netters phản ứng ra sao.”

“Được lời như cởi tấm lòng”, ngay sáng ngày hôm sau, Xẹt ngửa tay xin “chính phủ tại gia” một nắm xôi lạc, một quả táo, một chai nước suối rồi đạp xe ra cái park gần nhà. Xẹt nhắm mắt lại, đếm hơi thở một hồi cho người nó khỏe, tâm nó tĩnh. Sau đó, chàng họ Lãng bắt đầu vào việc “đóng vai và nhập vai” các cụ thi sĩ đa tình Tây Ban Nha để mà “xào nấu lại vần thơ” theo chủ đề “Văn Thơ Làm Mềm Lòng Người” của bài viết này. Đặc biệt là ở dưới mỗi bài thơ, Quý Vị sẽ thấy “Lời Bàn của Mao Tôn Lãng Xẹt” nữa!

Công việc “bếp núc” ở ngoài park của đầu bếp thơ văn Lãng Xẹt đã xong, Xẹt ngồi ăn xôi lạc (xôi đậu phụng) để nhớ lại hồi còn trẻ, còn được sống nguyên vẹn cùng bố mẹ và anh chị em tại Hà Nội hơn 60 năm về trước.

Lãng đãng buồn, rồi đạp xe về nhà. Cũng xin mở một cái ngoặc kép: Xẹt nhà tôi phải trốn vợ ra park để mà “làm bếp” mấy vần thơ tình ái này vì e rằng Sếp mà thấy Lãng tôi còn làm thơ tình ỉ ôi thì đời nhà Lãng sẽ … xẹt ra lửa, bị bỏ đói meo liền, chỉ vì cái tội “tình ngay / lý gian! Dám chống ”nhà nước”!

Sau khi đánh máy xong những vần thơ vừa mới “nhào nặn” theo kiểu Việt Nam, ngày hôm sau, Xẹt tôi lại đạp xe ra cái park này. Ôi chao là thú vị: được ngồi trong bóng mát trên ghế gỗ công viên vắng lặng, nghe nhạc Việt Nam qua cái máy MP3. Thế là Lãng Xẹt lại bắt đầu viết tiếp những giòng chữ này.

Rất mong quý vị, quý bạn hữu vào thăm  hí trường này để đọc những bài thơ tình nóng bỏng của các thi sĩ Tây Ban Nha và cũng mong Quý vị sẽ có hứng để mà “thở tha/thả thơ” cho vui vẻ cuộc đời trong cái hý trường mộng ảo này.

Xin mời đọc:

“Poesía …eres tú” (Gustavo Bécquer, 1871) Phiếm luận văn chương

Câu chuyện văn học
Đàm Trung Pháp

NÀNG THƠ… LÀ CHÍNH EM ĐẤY!

****
THU CA LÚC XUÂN THÌ
Rubén Darío

Juventud, divino tesoro
Ya te vas para no volver
Cuando quiero llorar, no lloro
Y a veces lloro sin querer

Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
Mãi ra đi mà chẳng trở về
Lúc muốn khóc, ta đâu khóc nổi
Nhưng nhiều khi, ta bất chợt lệ rơi

Thưa Quý Netters :

Lời Bàn của Mao Tôn Lãng Xẹt bắt đầu vang vọng từ hậu trường mộng ảo (virtual amphitheatre) lan ra, đèn bắt đầu mờ mờ, ảo ảo!

[LỜI BÀN CỦA MAO TÔN LÃNG XẸT (LBCMTLX): 
Bài thơ trên cũng là lời tâm sự của người “song sinh” Giáo Già của LX: có trẻ, có già, có sinh và có tử, vĩnh biệt tuổi thanh xuân – Chuyện nhỏ mà thôi, thi sĩ ơi, please stop crying! ]

***

NÀNG THƠ… CHÍNH LÀ EM ĐẤY!
Gustavo Bécquer

Por una mirada, un mundo
Por una sonrisa, un cielo
Por un beso … yo no sé
Que te diera por un beso

Một thế giới cho từng ánh mắt
Một trời xanh cho mỗi lúc em cười
Mỗi nụ hôn… anh mê say suy đoán
Biết tặng gì cho mỗi lúc em hôn

[LBCMTLX:
Nàng bắt đầu mới biết yêu, bắt đầu mới biết hôn (tiếng Anh là “kissers-in- training”), tha hồ mà tập sự – Tấm màn hí trường đang bắt đầu mở từ từ –  Vở tuồng này không cần Em Xi, Xi Em gì hết!]

***
NỮ HOÀNG
Pablo Neruda

Y cuando asomas
suenan todos los ríos
en mi cuerpo, sacuden
el cielo las campanas
y un himno llena el mundo

Và khi em xuất hiện
khiến cho những giòng sông náo động
trong hồn anh, những hồi chuông
vang chuyển cả bầu trời
bài thánh ca tràn ngập cả càn khôn.

[LBCMTLX:
Chàng thi sĩ đa tình bắt đầu yêu say đắm, yêu mê mẩn đến độ chàng đâm ra biết nịnh đầm, biết tôn thờ nàng trong chốn càn khôn]

***
KHI MẶT TRỜI SƯỞI ẤM
Luis Miguel

Cuando calienta el sol
Aquí en la playa
Siento tu cuerpo vibrar
Cerca de mi
Es tu palpitar
Es tu cara
Es tu pelo
Son tus besos
Me estremezco, oh
Cuando calienta el sol

Khi mặt trời sưởi ấm
Trên bãi biển này đây
Em đi, thân em nhún nhẩy
Sát bên anh
Là tim em đập mạnh
Là mặt em
Là tóc em
Là những nụ em hôn
Anh rùng mình, ơi hỡi càn khôn
Mặt trời đang lên sưởi ấm quanh ta.

[LBCMTLX:
Tình yêu lãng mạn, trong giới hạn (“under control”), hiện thực, chưa đến độ leo thang (escalating) nhưng cả chàng và nàng đêù thấy lòng mình ấm êm chi lạ (vì tình yêu hay vì ánh nắng mặt trời?)]

***
XIN CHÚT ÂN TÌNH
Antonio de Trueba

Si tú a la ventana
Te dignas salir
Si tú una mirada
Me das desde allí

Xin em rời gót sen
Ra tựa bên song cửa
Xin em hãy ngước nhìn lên
Hãy nhìn anh từ thưở mới yêu em

[LBCMTLX:
Tình yêu mới chớm nở, tựa như kiểu “Anh theo Ngọ về” hay cái thuở anh chàng Romeo mới biết yêu Juliet mà quên béng luôn cả mối thù truyền kiếp giữa hai gia đình của chàng và nàng! “Love now, pay later!” ]

***
ĐÔI CHÚT TÌNH EM
Oscar Gomez

Por un poco de tu amor
Por un trozo de tu vida
La mía entera yo te la daría a ti

Xin cho đôi chút tình em
Và mảnh nhỏ cuộc đời êm ấm
Anh hứa cùng em: trọn đời mãi mãi yêu em!

[LBCMTLX:
Nhẹ nhàng, bình dị, êm ái và trung thủy (hay chỉ là lời hứa lúc ban đầu)? Keep going, Mate !]

***

ADELITA
Jorge Negrete

Si Adelita se fuera con otro
La seguiría la huella sin cesar
En aeroplanos y buques de guerra
Y por tierra hasta en tren militar

Nếu Adelita cặp kè tên ấy
Gót nàng ta bám sát chẳng thôi đâu
Ta theo em: bằng máy bay hay bằng tàu chiến
Trên bộ trình, ta theo bằng xe lửa lục quân.

[LBCMTLX:
Một loại “yêu hết thuốc chữa” của chàng dành cho nàng đến độ ngạt thở: “macho/possessive”. May là chàng chưa dọa dùng bom nguyên tử để dội bom nàng cũng như người tình địch của chàng thi sĩ đang “điên tiết vịt” – Xin đề cử ngài thi sĩ này nhẩy vào vòng chiến uýnh nhau với Islam state !]

***

MỐI TÌNH ĐẮNG CAY
Thơ khuyết danh tác giả

Aunque no me quieras
Tengo el consuelo
De saber que sabes
Que yo te quiero

Dù em chẳng có yêu tôi
Tôi đây cố giữ ít nhiều niềm tin
Vì em đã biết tôi nhìn
Tôi ôm hình bóng, tôi tìm dáng em.

[LBCMTLX:
Tuy si tình nhưng chàng cũng đã biết mình, biết người, bỏ chạy nhưng vẫn ôm lấy bóng hình nàng trong tim (bỏ người mà giữ lấy bóng, khôn thiệt) ! – Good self assessment! Good strategic planning !]

***
ĐẢO ĐIÊN VÌ TÌNH
Alberto Dominguez

Mujer, si puedes con Dios hablar
Pregúntale si yo alguna vez
Te he dejado de adorar
Y al mar, espejo de mi corazón
Las veces que me ha visto llorar
La perfidia de tu amor

Em yêu, khi được thưa cùng Thượng Đế
Hãy hỏi Ngài xem anh có bao giờ
Dám chểnh mảng tôn thờ em nhỉ
Hãy hỏi biển xanh cho tim em thấu rõ
Đã bao lần anh đã lã chã lệ rơi
Đời đảo điên, chỉ vì anh yêu em quá đó mà thôi

Te he buscado dondequiera
Yo no te puedo hallar
Y tú, quién sabe por dónde andarás
Quién sabe qué aventuras tendrás
Qué lejos estás de mí

Anh tìm kiếm em khắp nơi, khắp chốn
Mà chẳng hề thấy bóng dáng em đâu
Tìm em, có ai biết em đang ở phương nào
Tháng tháng, ngày ngày, em đi những nơi nao
Anh chỉ biết, anh đã xa em hàng trăm, hàng ngàn dặm

[LBCMTLX:
Thi sĩ si tình hết thuốc chữa, các bác sĩ tâm thần cũng chỉ bó tay? Tuy chàng bị đảo điên vì tình nhưng mà lời thơ thống thiết biết bao. Thật tội nghiệp cho cả chàng và nàng . Nàng đã đi trốn chàng hay là vì nàng thích đi mạo hiểm đó đây? Còn chàng thì vò võ đi kiếm nàng khắp bốn phương trời ! Help, help!]

***
EM: CHỈ MÌNH EM THÔI!
Felipe Leal

Mira como ando, mujer
Por tu querer
Borracho y apasionado
No más por tu amor
Tú, sólo tú
Has llenado de luto mi vida
Abriendo una herida en mi corazón
Tú, sólo tú
Eres causa de todo mi llanto
De mi desencanto y de mi desesperación

Này em hỡi, hãy nhìn anh thất thểu
Chỉ vì yêu em
Anh say sưa, thành điên, thành dại
Anh đã ra sao: chỉ vì quá yêu em đó
Chỉ vì em, chỉ vì mình em đấy mà thôi
Chịu khổ đau, đời anh bị chôn vùi, đời ngập khổ đau
Anh đã tự gây ra vết thương hành hạ trái tim này
Em, chỉ tại vì một mình em đó
Tại vì em mà đời anh lã chã lệ rơi
Vì chán chường, vì tuyệt vọng, hay vì quá u mê

[LBCMTLX:
Than ôi cho mối tình si: say mê, điên dại, chôn vùi, chết chìm trong biển lệ của chính mình…! Yêu đến điên, đến cuồng thật là nguy hiểm, hết thuốc chữa rồi! Calm down and meditate, my hopelessly love-sick poet! ]

***

XIN HÃY HÔN TÔI
Consuelo Velazquez

Bésame, bésame mucho
Como si fuera esta noche la última vez
Quiero tenerte muy cerca
Mirarme en tus ojos
Y verte junto a mí
Qué tengo miedo perderte
Perderte otra vez

Hãy hôn anh, hôn anh cho nó bõ
Như thể đêm nay là buổi tối cuối cùng
Anh muốn em thật gần anh đó
Soi hình anh trong ánh mắt em yêu
Để thấy chúng mình đang quấn quít bên nhau
Ôi anh sợ, sợ mất em nhiều biết mấy
Sợ mất em lần nữa những ngày, những tháng sau này

[LBCMTLX:
Ôi chao là say đắm, ôi chao là đắm say! E rằng sau này sẽ có ngày “yêu cho lắm, cắn cho đau” mất thôi. Cứ từ từ một tí cái đã nào: đi đâu mà vội mà vàng! Thi sĩ nên học chàng Kim Trọng và Thúy Kiều khi Kim Kiều tái ngộ, thi sĩ ơi !]

 

Người Yêu Thơ phóng tác

 

***

Màn từ từ khép lại, đèn bắt đầu sáng lên, khán giả vội vàng dấu đi những kleenex ướt nhoèn.
Thay  lời Em Xi, Lãng Xẹt Yêu Thơ xin Quý vị một tràng pháo tay cho vở tuồng “Văn Thơ Làm Mềm Lòng Người” đến đây đã chấm dứt.

Thank you, Thank you very much!

***

Lãng Xẹt

Tháng Sáu , 2015

 

Giở Trang Nhật Ký, Nhớ Về Bạn Xưa

- wordpress- Nam Cali 086

Sáng hôm nay, trời mùa hè rất đẹp, khác hẳn với mấy hôm trước lúc nào cũng như đang sắp đổ mưa. Tôi muốn đi bộ ra cái công viên yên tĩnh này để ngồi xuống suy nghĩ về cuộc đời và nếu có hứng, sẽ ghi xuống đôi dòng nhật ký đánh dấu một khoảng thời gian nào đó.
Vừa đi bộ, vừa để ý xem có chỗ nào có bóng mát là tôi sẽ nhanh chân đến ngay chỗ đó để tránh nắng và hy vọng kiếm được chút “bóng mát” cho cuộc đời! Hóa ra trong nhiều năm, nhiều tháng trước, tôi đã thường phải “cuốc bộ dưới cái nắng và nóng khó chịu” của cuộc đời? Tâm hồn và cơ thể già nua đang cần được hưởng đôi ba phần mát mẻ, cân bằng, thoải mái cho cái thân “bẩy bó cọc cạch” này!
Vài năm trước, trong một ngày hè, Michael G. (người giáo sư kế vị tôi tại College sau khi đã tôi về hưu) đã email cho tôi biết bạn tôi, Hillary D. vừa mới mất xong ở tuổi 64, sau khi vừa mới về hưu được ít lâu. Đọc email, tôi thấy bàng hoàng như trong một cơn ác mộng nhưng lại cảm thấy “từ nay sẽ an tâm cho bạn tôi” hơn. Từ hồi tôi về hưu, H. không muốn tôi gọi điện thoại cho ông ta vì sợ bị “Bà Chủ” làm phiền cho đương sự và cho cả tôi nữa! Khi còn sinh thời, H. thường hay ở lại ăn cơm tối trong “cafeteria” của nhà trường để được yên thân!
Tôi quen H. vào năm 1970, khi tôi mới đi dậy học ở tuổi 28 và anh chàng người Canadian gốc Ba Lan vừa mới 26 nhưng đã vào dậy trước tôi một năm. H. dậy ngành Hóa Học, còn tôi bên Công Chánh. Hai đứa chúng tôi cùng được “thăng quan tiến chức” như nhau. Cho đến cuối thập niên 80, chúng tôi thân nhau hơn vì cả hai chúng tôi đều trở thành Giáo Sư Trưởng Phòng (Coordinator). Ngoài việc dậy khoảng 10 tiếng 1 tuần, chúng tôi còn phải lo việc hành chánh của “Department” nữa: thu nhận sinh viên, thay đổi chương trình học, nghe sinh viên khiếu nại về những sai quấy của các giáo sư trong “Department” hay ngoài “Department”, đi họp liên miên … Chức vụ nghe “oai” lắm nhưng trên thực tế người “Coodinator” có thể được ví như một chàng trai trẻ bị bắt đi “động viên” vậy. H. và tôi đã từng phải quyết định làm hay không làm những điều mà ban Giám Đốc “ra chỉ thị” cho dân “Coordinator” chúng tôi. Chúng tôi ở trong thế “trên đe dưới búa”: các giáo sư đồng sự cho rằng “đó là nhiệm vụ của Coordinator” và ban Giám Đốc cho rằng “đó là nhiệm vụ của ban giảng huấn của các anh”!
Giữa cái bối cảnh “tranh sáng tranh tối” của cuộc đời, hai đứa tụi tôi thường rủ nhau “đi ăn lẻ” để mà trao đổi với nhau những ý kiến, điều gì nên làm, điều gì không nên làm, tìm cách đối phó với các giáo sư dậy tắc trách bị sinh viên than phiền….
Rồi “Chemical Technology Department” của anh chàng bị đóng cửa và sau đó “Civil Technology Department” của tôi cũng bị đóng cửa luôn. Lý do chính yếu là vì College không còn có đủ ngân sách. Những lúc này đôi bạn chúng tôi càng hay trò chuyện với nhau hơn, để an ủi lẫn nhau, vì trong thâm tâm của chúng tôi, “Department” là “đứa con tinh thần” và thật sự là nơi nương tựa (refuge) của chúng tôi trong những lúc khó khăn của cuộc đời .
Rất may là cả hai chúng tôi vẫn còn được College giữ lại để cùng dậy trong “Environment Protection Technology Department” (Ngành Bảo Vệ Môi Sinh) những năm tháng sau đó. Chúng tôi càng thân nhau hơn.
Giữa thập niên 90, đời của H. và đời của tôi tuy đỡ “vất vả” đôi chút tại nhà trường vì chúng tôi “bị xuống chức” và chỉ còn có phải dậy học mà thôi. Thật hú hồn, nếu mà chúng tôi vẫn còn phải làm thêm phần hành chánh như ngày xưa, chắc cả hai đã đi chuyến tầu suốt rồi vì hay bị bực mình (vì “tiến thoái lưỡng nan”) và bệnh cao huyết áp do áp lực ở nhà cũng như ở nhà trường gây ra .
Lúc này tôi đã “ra bưng” để sống một mình nên trong những lúc chiều tà chúng tôi thường hay đi dạo trong hành lang vắng lặng của “campus” để tâm sự với nhau về cuộc đời “post Coordinatorship”.
H. tâm sự với tôi:
– “You” biết không? Ta thèm được như “you” lắm.
Tôi trợn tròn mắt:
– Bộ “you” tưởng ta sống một mình vui lắm sao? Buồn bỏ bu!
– Ta cũng biết là chẳng “vui” gì nhưng ít nhất “you” không còn bị “Chính Phủ Tại Gia” hành tỏi nữa! Mỗi lần ta về nhà, nếu “Boss” ở trên gác, ta chui xuống “basement” để đỡ bị bắt bẻ đủ điều rồi đâm ra to tiếng. Ta không có đủ tiền để mà dọn ra sống riêng như “you” được vì hai đứa con còn đi học và “mợ” chẳng có bao giờ đi làm! Ta bị mắc kẹt về phần tài chính!
Tuy tôi có nỗi buồn riêng tư thật, nhưng trường hợp của bạn tôi thật khó xử. Trong bao nhiêu năm trời, hầu như ngày nào trong tuần, H. cũng ăn cơm tối tại nhà trường và còn dậy lớp ban đêm mỗi tuần hai lần. H. ví von:
– Nhà trường là nơi lánh nạn của ta đấy. Ở nhà, ta chán nản cái tính hay cằn nhằn, nói nhiều và thích gây gổ của “Bả” lắm rồi!
Trong khi rất nhiều các đồng sự khác của chúng tôi đi nghỉ hè tại nhà nghỉ mát (cottage) trong hai tháng hè, “người (k)hùng” H. của tôi ra ngoài “garage” để sửa xe (anh chàng có ba chiếc xe Hoa Kỳ đã cũ) và để được hưởng “không khí tự do”. Sửa xong, chàng phóng xe tới trường, vừa để thử xe, vừa để tạm thời “tị nạn chính trị ngoại gia” (asylum from the “spousal government”). Nếu hên mà gặp được đồng sự nào ghé trường trong lúc nghỉ hè, H. rủ đi uống cà phê để cười nói cho thoải mái!
Hóa ra định mệnh cuộc đời đã vô hình chung đưa đẩy hai đứa chúng tôi vào công việc hùng hục tại College để quên đi cái “nỗi buồn giống nhau”.
Chúng tôi thường xuyên gặp nhau những lúc chiều tà. Hai đứa kiếm một lớp học không có học trò rồi đóng cửa lại để tâm sự về công việc gia đình cũng như nhà trường, những suy tư và dằn vặt của cuộc đời.
“Thú vui” duy nhất trên đời của H. là sửa xe hơi trong những lúc rảnh rỗi ở nhà và đi uống cà phê hay ăn lunch ở nhà trường cùng đồng sự trong niên học.
Vì cái tên “Hillary” nên ông bạn H. của chúng tôi hay bị đồng sự trêu chọc:
– How are you today, Mrs. Clinton? (Bà Clinton mạnh giỏi ra sao?)
H. chẳng hề tức giận và trả lời liền:
– I am damn upset because of that young chick Monica! (Ta đang điên tiết vì cô ả Monica đây nè!)
Cả bọn và H. phá ra cười, quên đi những “deadlines” trong ngành dậy học.
Trước khi tôi về hưu, H. nói với tôi:
– Ta thấy “you” được về hưu non mà ta thèm. Ta rất muốn được về hưu non cho đời đỡ cực nhọc. Nhưng về hưu mà phải sống với “Bà Chủ /Madame Chang” thì làm sao mà ta sống được? Ta đành phải ở lại để kéo cầy, trả nợ đời cơm áo vậy!

 

Tôi chỉ biết thương cảm cho bạn tôi mà chẳng biết làm gì hơn được. Cuối cùng, H. đã phải “kéo cầy trả nợ” gần 40 năm, vượt qua thời hạn tối đa là 35 năm cho các giáo sư.

 

Đồng sự Michael G còn cho tôi biết: sau khi H. về hưu, ông sống âm thầm một minh suốt ngày ở dưới “basement” (hầm nhà) để tránh mặt bà vợ khó tính, thích gây gổ. Ông chỉ lên nhà trên để vào bếp tự nấu ăn lấy rồi ngồi ăn một mình ở dưới “basement”. Chưa đầy một năm, sau khi về hưu, ông lâm bệnh và qua đời ở tuổi 64, chưa hề được hưởng thú vui bồng-bế, chăm non cho cháu nội, cháu ngoại trong đời về hưu.

 

Tôi chua xót nhớ lại có lần H. đã tâm sự với tôi:

– Ta không giống như “you” và nhiều đồng sự khác. Ta không thể ly dị “Madame Chang” được vì ta còn phải nuôi hai con còn đang đi học. Ly dị xong là phải bán nhà, tất cả tài sản và lương tháng của ta sẽ phải chia đôi vì “Boss” chưa bao giờ đi làm. Làm sao mà ta còn có đủ tiền để mua nhà khác cho ba cha con và nuôi hai con đi học nữa? Mà chắc gì toà án sẽ cho phép ta sẽ được nuôi con? Ta bị mắc kẹt rồi, “you” biết không?
Hôm nay ngồi đây, viết lên những dòng này để tưởng nhớ đến bạn tôi: một con người phúc hậu, tận tụy, vui tính, hiền hoà nhưng đã phải trả cái nợ trần gian của đương sự.
Cái chết của H. đã gióng lên “tiếng chuông cảnh tỉnh” trong tôi. Tôi đã may mắn hơn bạn tôi còn được sống đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi phải luôn luôn tự mình kiểm điểm và kiềm chế đời mình trong những ngày tháng còn lại để được sống an vui. Tôi mường tượng H. đang mỉm cười với tôi:
– “You” à. Hãy quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc đời này đi để mà sống nốt đời còn lại của “you”. “You” còn may mắn hơn ta nhiều, vì “you” còn nhiều “lối thoát” hơn ta.
Tôi “nhìn” thấy vẻ mặt hiền lành nhưng hóm hỉnh của bạn tôi và tôi nhoẻn miệng cười với H.:
– OK Pal! Let’s play ball and shall we go for a cup of coffee? (Được rồi, ông ơi! Thôi, tụi mình đi uống cà phê tán gẫu với nhau cho vui đời!)
Tôi đã “nhìn” thấy cái nghiệp chướng của đời tôi rồi. Tôi sinh ra dưới ngôi sao “Độc Hành”, từ bé đến khi chết, tôi luôn luôn phải tự lập. Tôi được gửi xuống Trần Gian để học hỏi và tu luyện phần tình cảm của nhân loại và chính bản thân của tôi. Đời tôi đã gặp nhiều chuyện buồn từ hồi còn nhỏ. Có nhiều lần tôi đã cảm thấy gần như bị “chìm xuồng” nhưng rồi vẫn còn trôi nổi để sống cho trọn kiếp người trần gian. Tôi phải sống để chỉ dẫn, dậy bảo cho con, cho cháu và cho rất nhiều học trò. Cho dù bây giờ tôi có phải sống một mình đi chăng nữa, tôi cũng sẽ chẳng còn cảm thấy đơn độc như trong thập niên 90 nữa. Tôi vui với cái nghiệp dậy kèm của tôi. Những lần thấy ánh mắt học trò sáng lên vì chúng hiểu bài và thích đến học với tôi, đó là phần thưởng tinh thần của tôi rồi.

Tôi vẫn còn thấy thích thú đi tìm kiếm những tài liệu dậy học.
Đời đã cởi trói cho tôi rồi. Tôi quan niệm rằng công việc hay bất cứ một ai không còn có thể dùng “quyền lực” đối với tôi như hồi xưa nữa. Không ai có quyền “làm chủ” bản thân tôi nữa! Tôi là người bạn của chính tôi, phần nội tâm sẽ là nơi tôi tự tìm ra niềm an vui. Tôi sẽ tìm ra phương cách để chia thì giờ cho con, cho cháu, cho học trò nhất là cho chính tôi trong lúc tuổi già. Tôi may mắn còn lắm thú vui để giải trí lắm: Computer, Internet, chụp hình & quay video, dậy học, viết lách và chơi với các cháu nội, cháu ngoại ….
Trong nội tâm, tôi thấy tràn đầy niềm yêu thương mà những người thân yêu của tôi nơi Bên Kia Thế Giới… đã dành cho tôi. Họ vẫn thường “gặp” tôi trong những giấc mơ và ngay trong những lúc ngồi viết lách dưới bóng cây mùa hè hay chớm thu. Những điều gì sai quấy, những ai vì vô tình hay cố ý làm tôi bực mình, tôi sẽ chẳng còn phải quan tâm đến nữa. Và tôi sẽ tránh tối đa những “va chạm cuộc đời”.
Đường ta đi, ta cứ thênh thang mà đi. Đến khi chết, tôi sẽ chết trong niềm an vui tự tạo của tôi. Chết không phải là hết vì rằng mình sẽ được trở về với Thế Giới Bên Kia. Tôi sẽ “chết” nơi Cõi Trần này nhưng sẽ “sống” an nhàn nơi “Quê Hương Thực Sự” của tôi. Dĩ nhiên là tôi sẽ vui mừng khi gặp lại H., tha hồ mà đi uống cà phê và “bàn” với nhau về “thế nào là kiếp người” .
Xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ đến bạn tôi: Hillary. Mong bạn luôn luôn được an vui nơi Bên Kia Thế Giới.
Đàm Trung Phán
Một ngày Hè đẹp trời và yên tĩnh.
July 25, 2008
Viết lại trong Ngày Tưởng Niệm Canada, Nov 11, 2014
Mississauga.

BỐN MƯƠI NĂM NHÌN LẠI (1975-2015): CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VÙNG TORONTO AN CƯ LẠC NGHIỆP.

Một buổi tối trời lạnh căm căm (-200C) tại Toronto tôi nhận được bài viết “Kiếp Người” viết vào Tháng Hai, 2015 do tác giả Hồ Sĩ Đình gửi cho tôi.

https://damtrungphan.wordpress.com/2015/04/23/kiep-nguoi-phan-1/

Kiep Nguoi - cam trai -- 48403899.NEW_TraiheSVVNTôi biết tác giả là ai: một cựu sinh viên ngành Điện của trường Centennial College, nơi mà tôi đã dạy 32 năm trước khi về hưu. Trong đêm khuya tại căn phòng ấm cúng, người viết nằm dài trên sofa để thong thả mà đọc. Bị bài viết lôi cuốn, tôi đọc một lèo hết luôn vì bối cảnh của bài viết rất là quen thuộc và thân thương với cuộc đời đi dậy của người viết. Còn thân thương hơn nữa: bài viết đã đưa tôi trở về với những năm tháng tôi mà đã làm việc cùng với các cựu sinh viên Việt Nam tại Centennial College cũng như góp phần vào những sinh hoạt giáo dục liên quan đến cộng đồng người Việt và các cộng đồng sắc tộc khác tại vùng Đại Đô Thị Toronto (GTA) nữa. Một chút gì để nhớ, một chút gì để thương và nhất là để mà hãnh diện cho sự trưởng thành lớn mạnh của Cộng Đồng người Việt tại GTA nữa.

Người viết đã trải qua biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong những tháng Tư, nhất là tháng Tư năm 1975.

Câu chuyện dưới đây xin được bắt đầu vào tháng Tư năm 1975.

MỘT

Đầu tháng tư 1975, ông Tom Gould (có vợ Việt Nam) báo tin cho cộng đồng Việt Nam vùng Toronto chúng tôi (có chừng 50 người mà thôi) nên tổ chức một cuộc họp báo để yêu cầu chính phủ Canada cho phép chúng tôi bảo lãnh thân nhân của chúng tôi (cha me, anh chị em và gia đình) từ Việt Nam sang Canada trước khi CSVN tiến quân vào đến Saigon. Ông đã mau mắn giúp chúng tôi trong vụ bảo lãnh này vì lúc đó ông đang làm việc cho đài truyền hình CTV dưới chức vụ Vice President, News.

Thủ Tướng Pierre Trudeau đã chấp thuận rất nhanh chóng và các “thành viên của cộng đồng lèo tèo” đã được ông Bộ Trưởng Bộ Di Trú Robert Andras mời đến văn phòng Bộ Di Trú làm thủ tục bảo lãnh ngay sau đó.

Trong khi chờ đợi tin tức gia đình tại Việt Nam, thành phố Toronto của chúng tôi tự nhiên xuất hiên 57 trẻ em mồ côi Việt Nam đến Toronto bằng máy bay! Cháu lớn nhất khoảng 3 tuổi đời trần gian. Nhân viên nhà thương phải nhờ “cộng đồng lèo tèo” giúp họ về cách nấu ăn đồ Việt Nam cho các cháu và nhất là đến nói chuyện với các cháu bằng tiếng Việt vì chúng đâu đã biết tiếng Anh.

Sau ngày 30/04/75, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên cộng đồng lèo tèo cũng có cái “may mắn”: một vài người đã nhận được những “cú phôn collect” từ Phi Luật Tân hay “camp Pendleton” báo tin cho biết người nhà đã thoát ra khỏi được Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu phải làm việc thực sự: làm sao đón được gia đình từ trại Pendleton, Ankansas… sang Canada, để rồi bận rộn ra phi trường đón thân nhân và kiếm nhà, kiếm việc làm cho người mới tới. Cộng đồng chúng tôi đã còn ra phi trường đón nhận đồng bào mới đến mà không có thân quyến ở nơi xứ lạ quê người này nữa.

Thế là cộng đồng lèo tèo Toronto nay đã có thêm nhân lực từ những đồng bào mới tới. Để quên đi những nỗi buồn xa xứ, cộng đồng người Việt lưu vong tại Toronto còn tổ chức ăn mừng Tết ta năm 1976 trong vòng có 5 tuần lễ để sửa soạn, giống như “thầy bói dọn cưới” vậy. Xin quý vị vào đọc bài của KS NP Phúc trong link dưới đây:

https://damtrungphan.wordpress.com/2015/04/08/40-nam-nhin-lai-cong-dong-nguoi-viet-toronto-lon-manh/

Có thể nói trong đợt di tản này (1975-1980), cộng đồng đón nhận khá nhiều người đã có ngành nghề tại Việt Nam như: Bác sĩ, Dược sĩ, Giáo sư… và con cái của họ vẫn còn đang ở tuổi đi học. Hầu hết lúc đó các chính phủ tỉnh bang của Canada chưa có chương trình nào để  giúp đỡ người Việt tị nạn tại Canada. Đời sống của người tị nạn khá chật vật vì chưa có gì được ổn định trong bước đầu của cuộc sống lưu vong.

Người viết bài này, do sự giới thiệu của văn phòng đón tiếp người tị nạn tại 8 York Street, Toronto, đã thường có dịp nói chuyện trên điện thoại với những người mới tới. Câu hỏi thường xuyên: làm sao trở lại ngành nghề, đi học Anh Văn ở đâu, làm sao đi học lại và học ngành gì để mau ra trường, kiếm việc làm để nuôi gia đình….

HAI

Năm 1977, lần đầu tiên tôi gặp một sinh viên Việt Nam duy nhất tại Centennial College khi em đến thăm tôi tại văn phòng. Em qua đây một mình, vừa đi làm vừa đi học ngành Cơ khí.

Năm 1980, sau khi biến cố “Thuyền Nhân” bắt đầu, hàng ngày tôi nhận khá nhiều cú phôn của đồng bào “Thuyền Nhân”: làm sao đi học lại tại các trường Cao Đẳng (Colleges) hay Đại Học (Universities), có chương trình huấn nghệ nào không, làm sao kiếm ngay được công việc chuyên môn …

KIep Nguoi 2- chuyen gia - cent--m48274399.VNseSutdentsClub_ParentsAssociation_ProfessionalsSocietyNhân viên phòng Thu Nhận Sinh Viên (Admissions Office) của Centennial College cho tôi biết một tin vui: tất cả các Community Colleges của tỉnh bang Ontario sẵn sàng thâu nhận “mature students” (có nghĩa là cho những ai đã trên 21 tuổi mà không có bằng trung học của tỉnh bang Ontario) với điều kiện người đó phải thi đậu môn Toán và Anh văn của trường. Mẩu tin này làm tôi thích thú và tôi bắt đầu đi tìm phương tiện để giúp đồng bào thuyền nhân đi học lại tại Colleges.

Là một Giáo sư của trường Công chánh (Department of Civil Engineering Technology), chuyên dậy những môn về Công chánh khô khan, phải làm thực tập trong các phòng thí nghiệm và nói nhiều hơn là làm toán. Tôi cũng còn phải dậy một vài môn “common subjects” nữa (môn học chung cho các ngành khác nhau như Cơ Khí, Điện, Kiến Trúc…)

Năm 1982, nhân dịp trường Toán đang cần một Giáo sư dậy Toán 4 tiếng một tuần trong phân khoa Kỹ Thuật, tôi xung phong ngay lập tức để được “cross appointed” (“nhẩy rào” để dậy môn Toán năm Thứ Nhất, trong khi đó vẫn còn dậy 3 môn Công chánh khác). Đây là cơ hội để tôi tìm hiểu xem sinh viên học những gì trong môn Toán MM101 của năm thứ nhất tại College.

Kết quả tốt đẹp không thể ngờ được: không những tôi đã làm quen được với 2 môn Toán MM101 và MM102 cho năm thứ Nhất và năm thứ Hai của phân khoa Kỹ Thuật mà tôi còn làm quen được hết tất cả các Giáo Sư trường Toán nữa. Nhờ vậy mà tôi đã xin được rất nhiều các sách giáo khoa về Toán (Math text books) mà các đồng sự trường Toán không dùng đến nữa. Mỗi lần có ai nói chuyện với tôi qua điện thoại, tôi hứa sẽ biếu cho họ một cuốn sách Toán để họ tự học lại vừa để biết thêm phần Anh ngữ trong môn Toán, vừa để ôn lại những gì mà họ đã từng học ở Việt Nam.

Năm 1983, con trai đầu lòng của chúng tôi bị xe tông, lúc đó cu cậu mới 11 tuổi. Một tay, một chân bị bó bột và phải ở lại trong nhà thương ba tháng trời. Trưa nào rảnh, tôi đều mang sách Toán vào trong nhà thương khi đi thăm con. Nếu anh chàng chơi “game”, ông bố ngồi coi sách Toán để sửa soạn phần “lecture notes” cho môn Toán MM102. Tôi đâm ra “mê dậy Toán” hơn mấy môn Công Chánh khô khan vừa phải nói mỏi miệng, vừa phải nhọc công soạn bài tốn nhiều thì giờ!

Một cái “bí kíp” thú vị “chăm phần chăm”: các đồng sự “đàn anh” (my senior colleagues) trong ngành Công chánh thường hay “xí” hết các môn “dễ nhằn” nên chàng “Giáo Út” nhà ta phải “chạy sang làng Toán” để mà “kiếm chỗ dung thân, rung đùi”. Tôi không hề cho các “tiền bối” biết niềm vui mới có của “Giáo Út” nhà ta: bớt phải soạn bài các môn “descriptive Civil subjects” đến mờ cả mắt, không phải nói sùi bọt mép như trong lớp học của  làng Công chánh mà lại còn ít phải chấm bài nữa! Sướng nhất là không phải viết các đề thi vì “Giáo Út” nhà ta chỉ là một “giáo sư khách” (cross appointed professor) của “làng Toán” mà thôi! Ui chao là hạnh phúc trong “thiên đàng làng Toán”! “Có những niềm vui, mồm không dám nói” vì sợ bị các bậc  đàn anh “xí phần”, bây giờ mới dám “hé môi”… cười hi hi một mình trong đêm khuya!!

Không những tôi đã có được “chỗ dung thân an nhàn” mà còn thích thú vì biết thêm được  hai môn Toán trong ngành Kỹ Thuật để sẵn sàng chỉ dẫn cho những “mature students” gốc Việt và các sắc dân khác trong trường nữa.

BA

Một hôm trời đang đổ tuyêt vào tháng Giêng năm 1985, một anh sinh viên lớn tuổi tên là NV đến văn phòng tôi nhờ tôi “booked” dùm phòng ăn của Giáo sư và Nhân viên nhà trường vào tuần sau đó để các anh-chị-em sinh viên Việt Nam tại Centennial College “ăn Tết” với nhau. Anh NV thực sự là một “mature student”: anh cỡ tuổi tôi, đã là một sĩ quan trong quân lực VNCH, đã từng đi cải tạo rồi vượt biên và vào College theo dạng “mature students”.

Tôi báo tin cho anh NV biết là tôi muốn mời bà Margareth K., Khoa Trưởng của phân khoa Kỹ Thuật (Dean, School of Engineering Technology) của chúng tôi tới chung vui với anh chị em sinh viên Việt Nam. Điều này sẽ rất có lợi cho các anh chị em nếu họ gặp trở ngại với các giáo sư hay nhân viên nhà trường .

Bà Margareth K. hoan hỉ nhận lời mời vì bà là người Canada gốc Hung Gia Lợi và cảm thấy gần gũi với người Việt Nam tị nạn Cộng sản. Năm 1956, trong lúc dân Hung Gia Lợi vùng lên chống lại Cộng Sản tại Budapest, bà cùng gia đình đã may mắn trốn thoát khỏi chế độ độc tài, khát máu của chính quyền Cộng Sản Hung Gia Lợi. Rồi bà và gia đình đã may mắn chọn Canada làm quê hương thứ hai của họ. Bà tốt nghiệp ngành Kỹ sư Công Chánh tại Đại Học Toronto rồi sau khi ra trường đã hành nghề Kỹ sư chuyên nghiệp (Professional Engineer) trước khi trở thành Giáo sư trong “Civil Engineeing Technology Department” cùng với người viết. Bà đã học ngành Kiến trúc được hai năm trước khi đổi sang ngành Công chánh tại Đại học Toronto. Vì lẽ đó, bà đã xin đã đổi sang “Architectural Technology Department” để dậy môn “Structures” (môn Công chánh) trước khi bà trở thành Khoa Trưởng của Phân khoa Kỹ Thuật.

Bà lớn hơn tôi vài tuổi, ngoài công việc nhà trường bà và tôi thường hay nói chuyện với nhau về cuộc đời của người di dân, người tị nạn CS với nhau. Bà rất hoan hỉ khi gặp các anh chị em sinh viên Việt Nam trong phân khoa kỹ thuật của chúng tôi (gồm có các ngành như: Điện, Cơ khí, Hóa học, Sinh vật Học, Công chánh, Robotics). Đây cũng là một cái “duyên” đưa đẩy chúng tôi mở rộng tầm hoạt động thu nhận sinh viên Việt Nam đã lớn tuổi vào phân khoa Kỹ Thuật và các phân khoa khác trong Centennial College của chúng tôi.

Vài ngày sau đó, Khoa Trưởng Margareth K. và tôi gặp nhau; chúng tôi bàn thảo kế hoạch thu nhận thêm sinh viên Việt Nam: bà Margareth K. sẽ làm tất cả những thủ tục hành chính để nhà trường cho đăng quảng cáo thu nhận sinh viên Việt Nam trên báo chí Việt Nam sở tại. Phòng Thu Nhận Sinh Viên (Admissions Office) sẽ viết quảng cáo bằng tiếng Anh và Phan Dam sẽ dịch sang tiếng Việt các tài liệu này. Phan Dam có nhiệm vụ trả lời điện thoại bằng tiếng việt cho đồng bào Việt Nam tị nạn muốn đi học lại. Đây là một công việc thiện nguyện của tôi, vừa có lợi cho nhà trường, vừa có lợi cho cộng đồng Việt Nam nữa. Đồng thời Phan Dam cũng là người “cố vấn” cho Phòng Thu Nhận Sinh Viên trong vụ duyệt xét kết quả thi của hai môn Toán và Anh Văn trong trường hợp khó xử.

Vài tháng sau đó, College đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội để tổ chức những lần nói chuyện với những người di dân mới đến của cộng đồng Việt Nam cũng như của nhiều cộng đồng sắc tộc khác tại nhiều địa điểm khác nhau trong những ngày cuối tuần.

Giờ đây, khi viết những giòng chữ này, tôi cảm-nhận-thấy đây là một cái “duyên lành”, rất đẹp, rất nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa, bắt đầu từ năm 1985 cho tới cuối thập niên 1990.

Trong dịp tổ chức “ăn Tết tại nhà trường” đầu tiên này, tôi đã có cơ duyên gặp tác giả Hồ Sĩ Đình và một số các anh chị em khác. Có thể nói tất cả các anh chị em sinh viên đều là “boat people mature students” hết. Họ đã đến Canada với hai bàn tay trắng trong những con thuyền mong manh trên biển cả đầy trắc trở. Đi học lại với vốn liếng tiếng Anh quá “khiêm nhượng” nhưng với một ý chí rất rõ ràng: có công mài sắt, có ngày nên kim.

Sau bữa “ăn Tết” thân mật đó, một số anh chị em đã mời tôi giảng giải cho họ một số bài Toán mà họ chưa thực sự hiểu (vì chưa hiểu rõ tiếng Anh mà thôi!) Tôi rất vui mừng và “ừ” liền. Lý do dễ hiểu: tôi đã dậy hai môn Toán MM101 & MM102 cho sinh viên trong phân khoa Kỹ Thuật được 2, 3 năm rồi và cảm thấy “ngứa tay” mỗi khi được bất cứ sinh viên nào “chiếu cố”. Thế là thầy trò Việt Nam “book” ngay một lớp học và kỳ này ông thầy Việt Nam được dậy bằng tiếng Việt môn Toán cho sinh viên Việt Nam “chăm phần chăm” ngay trong một lớp học của một trường cao đẳng tại Canada. Tôi có cảm giác như mình còn đang “học tổ” tại Việt Nam trong những năm Trung học vậy.

BỐN

Năm 1988 đã là cái mốc của thời gian dẫn đường đưa tôi đến khúc quanh của cuộc đời: thân phụ của tôi qua đời và lúc đó ở trong trường, các anh chị em sinh viên Việt Nam mà tôi quen biết đã ra trường hết. Những người tới sau chưa “xuất đầu lộ diện” và công việc nhà trường và cộng đồng của tôi quá nhiều. Có thể nói trong cuộc đời, chưa bao giờ tôi thấy hụt hẫng như lúc đó và tôi đã mô tả tâm trạng này trong hai câu thơ dưới đây:

“Những đêm đi họp trên đường vắng
Chợt thấy đời mình tuyết lạnh băng!”

Khúc quanh cuộc đời đã thực sự chuyển hướng đời tôi: năm 1989 tôi trở thành Giáo Sư Trưởng Phòng (Co-ordinator & Professor). Có nghĩa là tôi phải vừa dậy học vừa trông nom các dịch vụ hành chính cho “department” như: thâu nhận sinh viên; thay đổi chương trình học cho đỡ phí tổn; lo ngân sách cho “department”; đi họp liên miên trong “department”, trong Phân khoa, ngoài Phân khoa; nghe sinh viên than phiền về các giáo sư dậy dở; tuyển mộ các giáo sư dậy bán thời gian toàn thời gian trong và ngoài “department” (selection of part-time and full-time faculty)…

Nhà trường bắt buộc tôi phải đại diện cho phân khoa Kỹ Thuật đi dự các buổi họp với “English Department” để duyệt xét lại phần nội dung của hai môn “English as a second Language” (ESL1, ESL2 ), lý do chính là vì tôi đã là một giáo sư “khuôn mẫu” từ trong “lò” ESL mà ra! Nhờ vậy mà tôi đã có cơ hội để thực sự quen biết thêm hầu hết các giáo sư đồng sự của chúng tôi trong “English Department”. Tôi cũng đã thường gặp và trò truyện qua loa với họ trong những lúc đi uống cà phê với nhau.

Công bằng mà nói, hầu hết các ông, các bà giáo sư này đều dễ thương, hiền lành và công bằng hết chỗ nói. Họ làm tôi liên tưởng đến những người bạn sinh viên người Úc của chúng tôi trong thời gian còn đang đi học tại Úc Đại Lợi. Phần lớn họ đều quan tâm và có cảm tình với các sinh viên tị nạn Việt Nam. Nhiều người còn nói: ” Sinh viên Việt Nam thật là chịu khó, đi học đã khó rồi, thế mà họ còn lại phải lo việc sinh sống nữa. Điều ngạc nhiên: nhiều sinh viên gốc Việt Nam còn còn lĩnh giải thưởng của College nữa. Bravo!” Tôi nghe đồng sự nói mà thấy vui lây.

Tôi còn nhớ, một hôm đang đi trong hành lang, bỗng nghe một người nói tiếng Việt giọng lơ lớ từ phía đằng sau tôi: “Ông mặn(h) giỏi?” Tôi quay lại, hóa ra đó là một người da trắng có râu quai nón đang nhoẻn miệng cười với tôi. Tôi hỏi ngay:” John F., làm sao mà ông nói được tiếng Việt?” Ông trả lời bằng tiếng Anh: “Tôi là một đại úy trong Quân Lực Hoa Kỳ khi tôi ở Việt Nam. Mãn nhiệm xong, tôi về Mỹ và đi học tiếp cho xong bằng Ph.D. về văn chương Anh ngữ.” Chúng tôi cười vang với nhau rồi chia tay.

NĂM

Sau nhiều năm đi dậy, tôi vẫn chưa biết tại sao lại có rất nhiều sinh viên Cao đẳng  cũng như sinh viên Đại học quá dở về hai môn Toán và Anh văn (hai môn chính của học trò) đến như vậy?

kiep nguoi - PhanDamreceivingVNseAwardNăm 1989, nhân dịp Cộng Đồng Việt Nam vùng Đại Đô Thị Toronto (Great Toronto Area) đang cần một Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ cho Hội Phụ Huynh Việt Nam tại Toronto (HPHHSVN). “Bị chiếu cố”, tôi xung phong gia nhập Hội Phụ Huynh vừa để tranh đấu quyền lợi cho các học sinh và phụ huynh học sinh Việt Nam, vừa để tìm hiểu hệ thống giáo dục cấp tiểu học cũng như cấp trung học của tỉnh bang Ontario luôn. Tôi lại phải “đèo thêm” một số trách nhiệm mới và ban đêm thường hay phải đi họp với “Ty Học Chính Thành Phố Toronto” (Toronto Board of Education). Tuy mệt thật nhưng mà vui vì tôi đã có cơ hội để “lẩn trốn thời gian, tránh rỗng không” để mà quên đi cái “niềm riêng” của chính mình!

Cái “nghiệp” nó vẫn còn chưa “tha” cho tôi: cuối năm 1989, vì lý do nghề nghiệp, ba Giáo Sư Trưởng Phòng của Công chánh, Hóa học và Sinh vật học đã ngồi xuống làm việc với nhau và viết “proposal” để tạo dựng một bộ môn mới: Ngành Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Technology). Đây là một trọng trách của bộ ba chúng tôi, không những cho ba “departments” mà còn là “sinh mạng” của phân khoa Kỹ Thuật nữa. Ngành này đang “hot” và Centennial College đang kỳ vọng thu nhận thêm sinh viên: có thêm nhiều sinh viên mới có thêm tiền cho ngân sách của Phân Khoa Kỹ Thuật để mà bảo đảm sự sống còn của Phân khoa.

May mắn thay, bộ ba chúng tôi đã viết xong văn kiện này, và đã được Ủy Ban Giảng Huấn (Academic Council, gồm có các Giáo sư trưởng phòng của Phân khoa Kỹ thuật, Phân khoa các môn học nhiệm ý, khoa Anh văn,  khoa Toán, đại diện sinh viên Phân khoa Kỹ thuật và đại diện sinh viên toàn trường) của Centennial College chấp thuận sau nhiều buổi họp thẩm vấn có khi vui vẻ, có khi gắt gao… Giữa năm 1990 phái đoàn chúng tôi gồm có Ông Phụ Tá Khoa Trưởng (Chair) và ba Giáo Sư Trưởng Phòng chúng tôi lên Bộ Cao Đẳng và Đại Học (Ministry of Colleges and Universities of Toronto) trình bầy về Chương trình, các môn học và nhất là tiềm năng về kiếm việc làm cho sinh viên sau khi họ đã ra trường.

Thế rồi “đời mình cũng qua” và năm 1991 Phân khoa Kỹ thuật chúng tôi bắt đầu thâu nhận sinh viên vào ngành này. Một niềm hãnh diện cho chúng tôi: không những College đã thu nhận học trò vừa mới học xong Trung học, mà chúng tôi còn được khá nhiều các sinh viên Đại học đã ra trường đến xin nhập học trong những năm về sau nữa. Xin mở một cái ngoặc kép: dĩ nhiên là chúng tôi cũng có thêm sinh viên gốc Việt trong ngành này nữa! Và cũng là một cái may mắn không ngờ cho người viết này: tôi đã là giáo sư duy nhất còn được giữ lại để dậy những môn gốc Công chánh trong “Environmental Protection Technology Department” sau khi ngành Công chánh bị đóng cửa vì  “Ministry of Colleges and Universities” đã cải tổ toàn diện về “funding” (ngân sách) cho 22 colleges trong toàn cõi tỉnh bang Ontario.

SÁU

Sau năm 1990, số sinh viên Việt Nam vào học trường tôi càng ngày đông thêm. Nhờ có sự sốt sắng của anh chị em sinh viên, nhất là anh Đinh văn Cận, chúng tôi đã thành lập “Hội Ái Hữu Sinh Viên Việt Nam tại Centennial College”. Anh Đinh văn Cận là Hội Trưởng và Đàm Trung Phán là Giáo Sư Hướng Dẫn. Rút tỉa từ những kinh nghiệm trong nhiều năm trước, những ai đã ra trường rồi sẽ vẫn còn ở lại trong Hội Sinh Viên để giúp cho các anh chị em sinh viên mới tới với mục đích giữ phần liên tục cho các sinh hoạt của Hội Sinh Viên. Hội viên (gồm có các sinh viên mới và các cựu sinh viên) mỗi ngày một đông hơn. Một số các anh chị em đã ra trường và đang đi làm còn chỉ dẫn cách tìm việc cho các khóa đàn em nữa .

Năm 1990, tôi bắt đầu tham gia và tổ chức “Ngày Truyền Thống Học Đường” của Hội Phụ Huynh Học Sinh Việt Nam tại Toronto (HPHHSVN). Chúng tôi đã được Ty Học Chính Toronto đài thọ cho tất cả các chi phí và cho mượn trường ốc để vinh danh các học sinh Việt Nam xuất sắc về học lực và các sinh hoạt ngoại khóa. Đây cũng là cơ hội để HPHHSVN liên lạc được với rất nhiều phụ huynh học sinh. Chúng tôi cần rất nhiều nhân lực và may thay, chúng tôi đã được Hội Ái Hữu Sinh Viên Việt Nam tại Centennial College bắt đầu yểm trợ về nhân lực cũng như tinh thần trong việc tổ chức hàng năm ngày Truyền Thống Học Đường.

Kiep Nguoi - HPH-_EducationDay8Cuối thập niên năm 1980, thành phố Toronto đã có rất nhiều đồng bào thuyền nhân đến sinh sống. Hội Người Việt Toronto  cũng như các hội đoàn Việt Nam khác đã hăng say tích cực giúp đỡ những người mới tới trong việc định cư. Trong lúc đó số tội phạm người Á Châu da vàng cũng gia tăng. Có một mối bất lợi cho cộng đồng Việt Nam sở tại: cứ mỗi lần có vụ nổ súng nào trên phố Tầu hay ở khu nào có đông người Á Châu da vàng, báo chí và cảnh sát thường chỉ tay năm ngón vào cộng đồng người Việt chúng ta tại Toronto.

Nhiều thuyền nhân mới tới đã rất muốn được trở lại ngành nghề cũ của họ ở Việt Nam tại miền đất hứa này.

kiep nguoi - Chuyen gia -8225328.Professional_HHCGVN1Để phục vụ cộng đồng một cách hữu hiệu trên hai phương diện kể trên, một số các anh chị em chuyên gia Việt Nam đang đi làm tại vùng Đại Đô Thị Toronto đã thành lập Hiệp Hội Chuyên Gia Việt Nam (HHCGVN) vùng Nam Ontario vào năm 1991. Mục đích chính là để hướng dẫn các em học sinh, sinh viên Việt Nam, những người mới tới muốn đi học lại hay tìm công việc có tính các chuyên môn. Và còn có một một mục đích khác cũng rất quan trọng: đối đầu với chính quyền đia phương trong những hành động kỳ thị chủng tộc đối với cộng đồng Việt Nam sở tại.

Năm 1992, khởi xướng từ Hội Phụ Huynh và với sự hợp tác chặt chẽ của HHCGVN và HNV, Quỹ Học Bổng Cộng Đồng (QHBCD) đã được thành lập. Mục đích chính của QHBCD là để vinh danh và khuyến khích các sinh viên Canada gốc Việt đang đi học Đại Học năm thứ nhất. Tuy số tiền phát thưởng cho mỗi sinh viên chẳng được là bao, nhưng nhờ có QHBCD, các em sinh viên cảm thấy hứng thú và hăng say trong việc học hơn.

Bước sang thập niên 1990, Cộng Đồng Người Việt vùng Đại Đô Thị Toronto bắt đầu khởi sắc rất nhiều so với những năm trước đó. Bác Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, Giáo Sư… gốc Việt, các cửa hiệu, nhà hàng, các hội đoàn người Việt tự do… đã có tên trong những tờ báo tiếng Việt tại vùng Đại Đô Thị Toronto ,

Người viết nhớ lại: trước năm 1975 cộng đồng lèo tèo chúng tôi tại Toronto không có một hiệu phở hay nhà hàng Việt Nam nào. Chúng tôi rất muốn nấu phở thuần túy theo kiểu Việt Nam nhưng gặp trở ngại chính là không có bánh phở nên phải dùng “spaghetti” của người Ý. Phở “lai Ý” chẳng giống phở VN gì hết!

Mãi tới đầu thập niên 1980 thành phố Toronto mới bắt đầu có được 1, 2 hiệu phở mà thôi. Giữa thập niên 1980, người viết  thấy “đỡ nhớ nhà” mỗi khi đi ăn ngoài tại khá nhiều nhà hàng Việt Nam ngay tại Toronto!

BẨY

Bước sang thập niên 1990, tuy Cộng Đồng Việt Nam đã bắt đầu ổn định nhưng phần lớn bạn bè và cá nhân chúng tôi đều thấy bận rộn hơn những năm trước nhiều: Cộng Đồng Việt Nam đang vươn mình, lớn mạnh.

Tuy chúng tôi bận rộn nhưng phần lớn đều cảm thấy vui vẻ, nhất là được cảm thấy mình không còn đơn lẻ trong đời sống lưu vong nữa. Những bạn bè của người viết trong HPH, HHCGVN, HNV, HAHSVVN Centennial College, Hội Phụ Nữ, Nhóm Thân Hữu Gia Long… đã cùng nhau tích cực tham gia trong những sinh hoạt về giáo dục, nghề nghiệp và sinh hoạt cộng đồng khác. Rất nhiều các anh chị em thuyền nhân sau khi đi học lại, họ đã ra trường và đã tìm được những công việc trong văn phòng hợp với khả năng học vấn của họ. Đồng thời, thế hệ thứ hai của những ai đã đến Canada trong đợt di tản đầu và kế tiếp cũng đã ra trường và bắt đầu đi làm. Tựu chung, đời sống của người Việt di tản và thuyền nhân không còn phải chật vật như ngày xưa nữa.

kiep nguoi - xx-Retirement_VNStudents_Phan 051Năm 2002, người viết  quyết định về hưu non ở tuổi 60 và đã cảm thấy rất vui mừng gặp lại tác giả Hồ Sĩ Đình cũng như khoảng 70 cựu sinh viên Việt Nam khác của Centennial College trong bữa tiệc “Tiễn thầy về hưu”.

Chúng tôi vẫn còn giữ liên lạc với nhau và mỗi năm chúng tôi thường gặp nhau hai lần: mùa hè picnic, mùa đông “ăn Tết” vào cuối tháng Hai.

Câu chuyện về Cộng Đồng 40 năm nhìn lại còn rất nhiều điều muốn kể nhưng mắt đã mờ, tay đã mỏi. Xin hẹn có dịp nào thuận tiện, người viết sẽ kể tiếp.

Quê hương Việt Nam cội nguồn vẫn còn đang sống với chúng ta trong tâm tưởng ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Chúng ta đã, đang và sẽ gieo cái hạt giống tươi tốt của cội nguồn Việt Nam ở hải ngoại. Hy vọng rằng con cháu của chúng ta sẽ mãi luôn thành công khi đi học cũng như khi đi làm. Cũng hy vọng rằng những thế hệ mai sau này sẽ vẫn còn giữ được nền tảng đạo đức vững chắc và đặc biệt các thế hệ này sẽ không bao giờ quên cội nguồn Việt Nam của chúng ta. Mong lắm thay!!

Xin đính kèm 2 tấm hình về “Ngày Quốc Hận, 30 Tháng Tư – Journey to Freedom”  tại hai thành phố  Toronto và Mississauga  đã tổ chức vào ngày 25 và 26 tháng Tư, 2015

KIEP NGUOI - JOURNEY TO FREEDOMDSC03001

kiep nguoi - thank youDSC07765

 

Đàm Trung Phán

Misissauga, Canada

April 27, 2015

40 NĂM NHÌN LẠI: KIẾP NGƯỜI – BÀI 1

Xuân đến rồi Xuân đi, Xuân đi rồi Xuân lại lại.

Kiep Nguoi 1- CELEBRATION 48403907.NEW_Retirement2Mới một năm mới đây, vậy mà đã cũ để bây giờ lại đón một năm mới nữa.

Kiếp người cũng như mùa Xuân, mới được sinh ra, vậy mà cũng đã già, sống gần trọn kiếp để rồi sắp sửa theo cái tuần hoàn mà được tái sinh lần nữa.

Có ai biết kiếp trước của mình là gì không?

Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, vì tôi được sinh ra vào năm Ngọ, gặp nhiều khốn khó, nên tôi có thể đoán: con ngựa chính là tiền kiếp của tôi. Một con ngựa cày suốt kiếp vẫn chưa trả hết nợ, đành phải để lại cơ cực, trắc trở cho đời sau tiếp tục gánh vác.

Hai lần 13 năm, sau cái ngày tôi bị tái sinh làm kiếp người để tiếp tục đời con ngựa, tôi rời đất tổ, lênh đênh trên một chiếc ghe nhỏ gồm 13 bạn bè. Sau bảy ngày xơ xác, dật dờ giữa biển khơi, chúng tôi may mắn cập được bến Hồng Kông. Và sau 13 trừ 5 tháng trải đời trong trại tỵ nạn, tôi được đặt chân trên đất Gia Nã Đại này vào ngày 13 tháng 5 năm một chín tám một.

Những con số “13” này không ngờ lại là một nền móng để tôi xây đắp một cuộc sống mới, xa quê nửa vòng trái đất.

Tôi dành tuần đầu tiên của tôi ở Toronto để tập ngủ, tập thức vì cái ngày-đêm nơi Châu Á đã biến thành đêm-ngày ở vùng Bắc Mỹ; tôi tập hít thở làm quen với hơi nóng khò ra từ lò sưởi để khỏi bị chảy máu cam; tôi còn tập đi xe điện ngầm và tập đứng đón xe buýt…

Tuần thứ hai và thứ ba, tôi cắp sách đến trường dạy tiếng Anh cho người lớn,  để tập … nói và hiểu cho được hai tiếng “Yes”, “No”.

Đã hai mươi sáu tuổi, tôi lại phải quay ngược giòng thời gian, trở lại cái thuở chào đời để tập ngủ, tập thở, tập đi, tập đứng và tập nói. Cũng may là tôi khỏi phải tập ăn, vì từ gạo trắng thơm lừng đến khoai mì đắng nghét, đến cả lá cây rừng nhạt nhẽo, tôi đã lão luyện mấy năm ở Kinh Tế Mới, nên bây giờ làm quen với hamburger, pizza là chuyện dễ dàng như một con ngựa đần, có bốn cẳng, lúc đi hay chạy, chẳng cần suy nghĩ cũng biết giơ chân nào trước theo thứ tự để khỏi bị vấp ngã.

Vào tuần thứ tư, khi tôi đã thông thạo hai chữ “Yes”, “No” và biết cách đón xe buýt, đi xe điện ngầm, tôi bắt đầu tìm việc làm.

Tìm việc làm, vào năm 1981, thật là khó khăn. Kinh tế đi xuống, thất nghiệp đi lên. Chân ướt chân ráo nơi xứ người, đây là điều duy nhất mà tôi biết về cái hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Bất luận nền kinh tế như thế nào, ai cũng phải ăn để sống. Nhờ vậy mà nhà hàng của khách sạn Ramada (gần Don Valley và Shepard, thành phố Toronto) vẫn còn hoạt động và đang cần một người rửa chén. Chỉ cần mỗi một người rửa chén mà có đến 4 người, kể cả tôi, rủ nhau đi tiếp kiến cùng lúc. Có lẽ vị quản lý nhà bếp đã xử dụng giác quan thứ sáu, nên nhìn thấy đâu đó trong tôi, có ẩn cái biệt tài về cạo xoong chảo và làm sạch chén đĩa, cuối cùng tôi nhận được lời chúc mừng từ 3 vị đồng cảnh ngộ, để rồi vào ngày thứ Bảy của tháng Sáu, nhằm ngày 13, tôi khăn gói đi làm việc đầu tiên nơi xứ lạnh.

Những người quen biết chung quanh tôi, phần đông ai cũng có việc làm nơi hảng xưởng. Gần đèn tôi được sáng, nên vài tháng sau tôi được giới thiệu một công việc “bảo đâu làm đó”, khá hơn, tại công ty Stelpro Ltd., chuyên sản xuất những thùng điện.

Họ bảo tôi hàn những thùng sắt đủ cỡ, tôi làm theo và đã trở thành một thợ hàn (spot welder) bất đắc dĩ. Rồi từ đó, hàng ngày tôi mất gần bốn tiếng đồng hồ ngồi yên lặng trên xe công cộng, tư lự nhìn ra cữa sổ từ những hai bận xe điện ngầm, bốn bận xe buýt, để được đi hàn. Sáng hàn, chiều cũng hàn, suốt ngày đứng hàn. Hàn đến rách áo, cháy thịt và nhờ hít khói cháy của kim loại tôi không phải mua thuốc giảm cân.

Lấy cớ là tiết kiệm thời gian, cho khỏe tấm thân gầy, và khỏi phải run lập cập giữa tuyết băng để chờ xe buýt, tôi tậu một chiếc xe hơi. Để rồi từ đó tôi bị sụp xuống cái hố nước cuồn cuộn xoáy: mua xe để đi làm, đi làm để trả nợ xe.

Một buổi sáng không mấy đẹp trời vào mùa Xuân 1984, trên đường đi làm, tôi bị húc thật mạnh bỡi một chiếc xe khác. Hoảng hốt, mất tự chủ, tôi đã mù lòa chọn cái trụ điện trên lề đường Victoria Park của Toronto để làm ngừng chiếc xe. Tai nạn này làm bầm đen ngực tôi đến cả tháng trời, và đưa chiếc xe tôi vào bãi phế thải. Để đền bù chiếc xe, tôi nhận được chín ngàn đô từ công ty bảo hiểm. Chín ngàn đô! Lớn quá! Từ lúc lọt lòng mẹ, cho đến bây giờ không những tôi sở hữu được một trương mục ngân hàng mà còn có cả con số chín ngàn trong đó nữa. Tôi cứ lật sổ, nhìn vào cái trang có con số 9000 mà lòng vui vô hạn. Vui đến nỗi quên bẵng đi cái vụ “trả nợ xe” cho đến khi nhận lá thư đòi tiền. Thế rồi con số “zéro” nguyên thủy của trương mục ngân hàng tôi, tưởng như đã bị đày biệt xứ, không ngờ lại đã rút ngắn đường lưu lạc để quay về tổ ấm của nó, sổ ngân hàng tôi.

May quá! Tai nạn lưu thông này đã xảy đến cho tôi. Đúng vậy, tôi được may mắn vì sau tai nạn, không những tôi vẫn còn đầy đủ đầu mình và tứ chi mà tôi lại còn san bằng được một núi nợ cao gần bằng dãy Hoàng Liên Sơn. Con số “zéro” trong sổ ngân hàng tôi, dù nghĩa chính của nó là không tiền, nhưng lại có một giá trị lớn, tạo được lực ly tâm mạnh, đủ sức đẩy tôi ra khỏi cái quỹ đạo “mua xe đi làm, đi làm trả nợ xe”.

Cạnh tôi luôn có một ngọn đèn, tỏ như hải đăng khi cần thiết. Lúc tôi phân vân, đã chiếu lên tôi tia sáng: “Zéro nợ, mình nên trở lại trường ôn lại những công thức, không chừng sẽ có dịp dùng nó sau này”.

Tuổi hai mươi chín, ai cũng rời trường đi làm. Còn tôi, đã lập gia đình và được một con, thì lại nhập trường đi học? Nhưng lẩn quẩn vòng đời, “chết” là “tái sinh” thì “đầu” và “cuối”, “rời” và “nhập” có khác gì nhau đâu. Tôi quyết định bắt đầu đi học với con Zéro trong ngân hàng, có nghĩa là tôi phải bước vào một quỹ đạo mới: Mượn tiền để đi học, học xong đi làm để trả nợ tiền học.

Kiep Nguoi 1- 48274394.VNsestudents1Lúc con gái đầu tôi được một tuổi, lúc nhà tôi đang nặng vai gánh vác gia đình với đồng lương tối thiểu, lại là lúc tôi ích kỷ nộp đơn xin học ngành Điện trường Centennial College.

Vì không học qua trường trung học nào tại Canada và Anh văn không là ngôn ngữ chính nên tôi phải qua kỳ thi Toán và Anh văn.

Tôi thở phào nhẹ nhỏm khi thấy đề thi Toán có rất nhiều con số mà lại ít chữ. Ngược lại, đề thi Anh văn làm tôi chảy mồ hôi hột vì toàn là chữ, không có đến một con số.

Khỏi phải nói, ai cũng biết rằng tôi làm được môn Toán và … đoán môn Anh.

Trong khi chờ kết quả, tôi nhận được lá thơ mời tiếp kiến. Vị Phụ Tá Khoa Trưởng Phân Khoa Kỹ Thuật (Chairperson, School of Engineering Technology) trường Centennial muốn tận mắt diện kiến dung mạo của tôi và tận tai nghe tôi ú ớ tiếng Anh, trước khi hạ chỉ từ chối.

Tuy nhiên, qua chút ít tiếng Anh của tôi, vị Phuj Tá Khoa Trưởng biết chút ít về tôi, để rồi ông tuyên bố: “Toán và Anh Văn là hai ngôn ngữ chính của ngành điện và điện tử. Anh được môn Toán, nhưng dưới xa trung bình về tiếng Anh. Trường nhận anh, nhưng về Anh ngữ, anh phải qua 2 lớp “English as a Second Language” trước khi học lớp Anh Văn chính thức của chương trình”.

Tôi mừng vì được theo học ngành Điện, nhưng khổ sở vì học xong ban ngày, tôi còn phải đến Warden Campus vào ban đêm, để bò lê bò càng cho qua hai cái chứng chỉ Anh văn ESL1 và ESL2.

Ba năm làm thợ hàn, tiếng Anh của tôi chẳng tiến bộ gì nhiều ngoài việc biết thêm được vài chữ “búa”, chữ “kìm”, “cờ lê”, “mỏ lét” và rành nhất là chữ “hàn”. Vậy mà bây giờ tôi lại ngồi lớp nghe thầy giảng giải. Đương nhiên là thầy giảng thầy nghe, hoặc cho sinh viên người Canada nghe, còn tôi thì chỉ chăm chú vào bảng đen. Thầy viết chữ A, tôi ghi vào tập chữ A. Thầy ghi chữ B tôi chép xuống tập chữ B, để rồi về nhà chong đèn chậm rãi tìm hiểu nó qua sách vở và tự điển. Suốt mấy tháng đầu đi học, việc đầu tiên của tôi khi mới bước vào lớp là tìm một thằng bản xứ to con rồi rón rén ngồi sau lưng nó. Hy vọng thân hình đồ sộ của nó sẽ là một tấm bình phong che khuất tôi ra khỏi tầm mắt của giáo sư để tôi khỏi bị bắt buộc phải phát biểu ý kiến hay phải trả lời một câu hỏi. Vốn liếng Anh ngữ của tôi chưa đủ để nghe hiểu câu hỏi, thì chỉ có phép lạ mới giúp tôi tìm ra câu trả lời.

Dân Bắc Mỹ vốn tính thẳng thừng, không ngại ngùng tự nhận là mình mù tịt khi thật sự không kham hiểu vấn đề gì. Đây là một trực tính rất hay mà tôi cần học hỏi. Tôi bắt đầu học và tập câu “I don’t know!” để rồi từ đó tôi không còn thèm núp bóng những thằng bự con nữa mà lại ngồi bàn đầu để dễ dàng chuyện sao y bản chánh từ bảng đen. Nhất là có dịp xổ câu “Sorry, I don’t know!” mỗi khi giáo sư tiến lại gần tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi và bi bô bi ba gì đó. Tôi thật lòng muốn nói là tôi không hiểu ông hỏi gì, nhưng tôi chắc là các vị giáo sư cứ tưởng là tôi không biết câu trả lời, để rồi giảng giải cho cả lớp sau khi nói với tôi: “It’s OK, Mr. Ho”.

Thuyết trình về truyện ngắn là phần quan trọng của môn Anh Văn. Giáo sư Lee đưa ra một danh sách gồm 16 truyện ngắn để 16 sinh viên trong lớp tùy ý lựa chọn. Cũng vì “I don’t know” nên tôi chậm trễ. Đến lúc phải lựa chọn thì chẳng còn có sự chọn lựa nào nữa, vì danh sách chỉ còn mỗi một chuyện chừa lại cho tôi là “Ivy Day in the Committee Room” của James Joyce. Tôi đồng ý với thầy Lee sau đó, đây là một truyện khó nhất, không phải khó vì ngay đến mấy chữ của cái tựa đề tôi cũng không hiểu, nhưng vì 15 thằng nói tiếng Anh như gió cùng lớp, đã hiểu biết mà nhanh tay lẹ chân chộp hết những câu truyện dễ nhằn.

Khó thì khó. Đại dương mênh mông tôi may mắn vượt được để đến đây, thì chắc chắn tôi cũng sẽ gặp may mắn để thoát khỏi cái phòng chật hẹp gì gì đó (… Committee Room). Tôi nhớ lời hướng dẫn của một anh bạn thân: Viết “essay” phải ngắn gọn, “thesis statement” phải bao gồm 3 điểm, không cho sai văn phạm thì tự nhiên sẽ có được bài luận trên trung bình. Truyện ngắn thường rất khó hiểu. Muốn hiểu rõ được nó, phải cố mà đọc, càng nhiều càng tốt, những tạp chí, bài báo của nhiều tác giả, viết và phê bình về nó, rồi từ đó đúc kết lại bằng tiếng Anh “cao siêu” của chính mình.

Tôi làm theo lời khuyên vàng son này, đóng đô ở thư viện, cố công tìm tòi những bài viết về “Ivy Day in the Committee Room” mà nghiền ngẫm. Để rồi sau buổi thuyết trình, tôi phải hai tay che đi cái nụ cười sung sướng của một kẻ ăn vụng mà không bị phát giác, khi nghe thầy Lee lập đi lập lại rất nhiều lần những câu như “as Dinh pointed out” (như Đình đã nêu ra), “as Dinh mentioned” (cũng như Đình đã đề cập) trong lúc thầy phê bình và giảng giải “Ivy Day in the Committee Room” cho cả lớp nghe.

Trời không phụ lòng một người chẳng ngại sớm khuya để cố công mài sắt, đã cho tôi không những qua tất cả chứng chỉ Anh Văn, mà còn đậu được hạng cao, cao hơn cả những thằng dân bản xứ, nói tiếng Anh như tôi nói tiếng Việt.

Mỗi người một hoàn cảnh, tùy thời lúc để mơ một giấc mơ. Tôi đã từng có giấc mơ lớn như là mong được trở thành Khoa Học Gia, Tiến Sĩ, Phi Công, Luật Sư để làm rạng danh Lạc Hồng. Nhưng ở cái tuổi lỡ thầy lỡ thợ, lại mới vừa tập đi, tập nói nơi xứ người, giấc mơ của tôi bị thu nhỏ lại, chỉ mong đủ làm tròn bổn phận của một kiếp Lạc Bầy: Tốt nghiệp College, mau đi làm để cùng vợ chung xây một gia đình hạnh phúc và hy vọng sang sẻ chút ít vật chất cùng gia đình tại quê nhà.

Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, phần đông người Việt Nam tại Toronto là những người mới đến. Người thì cặm cụi vào vào việc làm, kẻ thì vùi đầu vào sách vở, tất cả cũng chỉ vì một mục đích giống nhau: cố gắng xây dựng cuộc sống mới từ hai bàn tay trắng.

Sau ngày đất nước thay màu, tôi trở thành một con ếch nằm đáy giếng, may nhờ lũ lụt tràn bờ, tôi thừa cơ hội, nhảy lên khỏi thành giếng để bây giờ nhìn thấy được một bầu trời quang đãng và bát ngát. Trong xã hội mới thật xa lạ và rộng lớn, tôi thật bỡ ngỡ và mù mờ, cứ tưởng là mình là người Việt Nam tiên phong, cả gan leo rào ngôn ngữ để đầu tư vào việc học. Không ngờ vào Centennial, tôi mừng rỡ gặp vài anh chị học trước tôi, có một vài người đã ra trường và vài anh bạn cùng lớp đã từng là Phi Công và Luật Sư ở Việt Nam, đã đạt những giấc lớn của tôi, bây giờ lại cùng tôi theo đuổi một giấc mơ nhỏ. Lẩn quẩn vòng đời!

Tôi còn ngạc nhiên và vui mừng nhiều hơn khi biết được có một vị giáo sư người Việt Nam, thầy Đàm Trung Phán, vừa giảng dạy vừa là Giáo Sư điều hành công việc của ngành Công Chánh nữa. Niềm hảnh diện chạy vào đầu tôi cái ý tưởng: “ah ha, ta có thầy Việt Nam rồi, khỏi phải mỏi tay nói tiếng Anh nữa” để rồi thất vọng khi tỉnh biết ra rằng thầy Phán cũng phải dùng Anh ngữ để giảng giải cho cả đám Tây, Tàu, Canada, da đen, da trắng, da nâu, da vàng …

Đằng đẵng ba năm mài quần trường Centennial rồi cũng qua.

Tôi may mắn được công ty Emerson Electric Canada không những chấp nhận mà còn chờ tôi 2 tháng cho đến khi tốt nghiệp, để phụ giúp tôi thoát khỏi vòng nợ tiền học.

Tôi bắt đầu tại Emerson Electric Canada bằng một thợ vẽ, chuyên ngồi vẽ đường thẳng, đường cong và quá lắm là vòng tròn. Tôi thích máy vi tính và máy in (plotter) trong văn phòng tôi bao nhiêu, thì cũng vì tiếng Anh giới hạn mà tôi ghét cái điện thoại bấy nhiêu. Mỗi lần nó reng, bất đắc dĩ tôi phải bắt lên nhưng rất khổ sở vì không những phải xử dụng hết thính năng để nghe mà còn phải xài hết tâm trí để suy đoán những câu nghe được nhưng không hiểu được.

Hàng rào ngôn ngữ là một trở ngại lớn. Nó sừng sững trước mặt tôi ngay khi tôi bước lên đảo Hồng Kông rồi nhanh chóng mọc đầy chông gai khi tôi tới Canada. Tuy nhiên sau lưng tôi là huyệt sâu, không có con đường lùi, tôi bắt buộc phải trầy da tróc vảy để bước tới và vượt qua.

Maurice, đồng nghiệp tôi tại Emerson Electric, là một người Bồ Đào Nha, có kinh nghiệm nhiều hơn tôi, sinh ra và học hành tại Canada nên tiếng Anh rành hơn tôi, cao lớn hơn tôi, giao dịch rộng rãi và lịch thiệp hơn tôi, đó là chưa kể đến chuyện hắn còn đẹp trai hơn tôi nữa. Tôi thua sút quá! Không biết phải làm sao để sống còn, chứ đừng nói đến chuyện thăng tiến. Maurice tốt bụng, giao việc rồi tận tình hướng dẫn cho tôi làm. Làm hết việc này giao tiếp việc khác. Việc khó, Maurice không muốn mỏi óc, giao cho tôi làm, lấy cớ là để cho tôi học hỏi. Nhiều việc dễ ợt làm đã nhiều lần, thuộc nằm lòng, anh ta vẫn giao tôi, nói là làm để ôn lại. Kết quả là tôi chồng chất những việc làm, còn Maurice thì đầy ắp những cuộc nói chuyện vui cùng Joan, một cô thư ký mơn mởn tóc vàng hấp dẫn.

Tôi cặm cụi với đống việc làm, nhiều lúc bỏ ăn trưa, về trễ, để hoàn tất công việc. Maurice đã cho tôi cái cơ hội để học hỏi và vì biết rõ thân phận nên tôi chẳng một lời thở than. Nếu tôi lưu loát tiếng Anh, có lẽ tôi cũng sẽ như Maurice để chuyện trò vui vẻ cùng Joan.

Nhờ cần cù nên tôi rành rẽ việc làm. Phòng kỷ sư thường lấy ý tôi để giải quyết và quyết định về những sự việc liên quan đến thiết kế. Vì ngại làm nên Maurice càng ngày càng trông cậy vào tôi.

Emerson Electric có nội quy chung là tưởng thưởng công nhân xứng đáng với giá trị công việc họ đang làm. Chưa đầy một năm, sau cái ngày kê khai để tường trình vệ nhiệm vụ, tôi được ông Tổng Giám Đốc gọi vào phòng và nói: mầy (đúng ra là ổng nói “you”) bị trả lương thấp so với khả năng và nhiệm vụ. Tao (thiệt ra là ổng nói “I”) sẽ điều chỉnh.

Tan sở ngày hôm đó, tôi lái chiếc xe “cái gì cũng kêu trừ cái còi” về nhà, mà thấy nó chạy êm ru … Còn tiếng nhạc phát ra từ cái loa bình thường là rè rè, sao tự nhiên quá thánh thót hôm nay. Xa lộ kẹt xe, tôi không càu nhàu như mọi hôm mà lại thật vui tươi. Tất cả mọi việc đều tươi đẹp tột cùng vì cái định luật tôi mới tìm thấy, không phải là “Archimedes’ Principles” mà là “Đình’s Principles”:

Siêng năng nó to bằng 2 lần tổng số của tiếng Anh, vóc dáng, lịch thiệp và đẹp trai.

Viết theo kiểu Toán học thì nó như thế này này:

 

Siêng năng = 2(Tiếng Anh hay + Vóc Dáng tốt + lịch thiệp + đẹp trai).

 

Đúng vậy! Tôi tin tưởng tuyệt đối vào cần cù và chăm chỉ vì bằng chứng là nó đã giúp tôi vượt qua nhiều chướng ngại.

Đường thẳng và vòng tròn rồi cũng làm tôi chán ngấy, tôi xin chuyển từ phòng thiết kế (Engineering) xuống phòng thử (Test) để có dịp nhận rõ ứng dụng của những cái mà tôi góp phần tạo ra từ những đường thẳng và vòng tròn. Có một lần, tôi cứ ngỡ là phải lỡ cỡ kiếp người, để tái sinh lần nữa, khi bị điện giật làm cháy 1 vùng nhỏ nơi lòng bàn tay, lúc tôi đang cho chạy thử hệ thống UPS 600VAC, 500VDC, 500Amps.

Cần cù cộng thêm may mắn, tôi đã sống sót qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi làm việc cho 2 công ty Staticon Ltd. và Invert Power Controls/Satcon. Tôi thừa thắng xông lên, gia nhập công ty G&W Electric để rồi sau đó hướng dẫn một nhóm đệ tử gồm một kỹ sư có bằng Tiến Sĩ (PhD), ba kỷ sư có bằng Cao Học (Master), năm kỹ sư có bằng Cử Nhân (Bachelor), một chuyên gia thiết kế có bằng Cao Đẳng (Diploma) và 2 kỹ sư người Mễ làm việc cho tôi tại Saint Luis Potosi, Mễ Tây Cơ, qua e-mails và điện thoại.

Cảm ơn Trời đã giúp tôi vượt qua nhiều phong ba và đã ban cho tôi nhiều may mắn: May mắn còn sống sót và cập được bến Hồng Kông. May mắn được một gia đình hạnh phúc. May mắn gặp tai nạn lưu thông. May mắn qua được tất cả chứng chỉ Anh Văn tại Centennial College. May mắn có được việc làm trước khi tốt nghiệp. Và đang may mắn trở thành cái bình phong gánh chịu trách nhiệm cho cả nhóm kỹ sư đang làm việc dưới tôi.

Hy vọng rằng may mắn vẫn luôn theo tôi để giúp tôi trở thành một cây thông cao xanh biếc, luôn đứng reo ca giữa trời, sau khi đã trải qua một kiếp người!

 

Hồ Sĩ Đình

Toronto, Canada

Tháng Hai, 2015

GIỞ TRANG NHẬT KÝ, NHỚ VỀ BẠN XƯA

Sáng hôm nay, trời mùa hè rất đẹp, khác hẳn với mấy hôm trước lúc nào cũng như đang sắp đổ mưa. Tôi muốn đi bộ ra cái công viên yên tĩnh này để ngồi xuống suy nghĩ về cuộc đời và nếu có hứng, sẽ ghi xuống đôi dòng nhật ký đánh dấu một khoảng thời gian nào đó.

Vừa đi bộ, vừa để ý xem có chỗ nào có bóng mát là tôi sẽ nhanh chân đến ngay chỗ đó để tránh nắng và hy vọng kiếm được chút “bóng mát” cho cuộc đời! Hóa ra trong nhiều năm, nhiều tháng trước, tôi đã thường phải “cuốc bộ dưới cái nắng và nóng khó chịu” của cuộc đời? Tâm hồn và cơ thể già nua đang cần được hưởng đôi ba phần mát mẻ, cân bằng, thoải mái cho cái thân “bẩy bó cọc cạch” này!

Vài năm trước, trong một ngày hè, Michael G. (người giáo sư kế vị tôi tại College sau khi đã tôi về hưu) đã email cho tôi biết bạn tôi, Hillary D. vừa mới mất xong ở tuổi 64, sau khi vừa mới về hưu được ít lâu. Đọc email, tôi thấy bàng hoàng như trong một cơn ác mộng nhưng lại cảm thấy “từ nay sẽ an tâm cho bạn tôi” hơn. Từ hồi tôi về hưu, H. không muốn tôi gọi điện thoại cho ông ta vì sợ bị “Bà Chủ” làm phiền cho đương sự và cho cả tôi nữa! Khi còn sinh thời, H. thường hay ở lại ăn cơm tối trong “cafeteria” của nhà trường để được yên thân!

hillary-Summer-DSC04142Tôi quen H. vào năm 1970, khi tôi mới đi dậy học ở tuổi 28 và anh chàng người Canadian gốc Ba Lan vừa mới 26 nhưng đã vào dậy trước tôi một năm. H. dậy ngành Hóa Học, còn tôi bên Công Chánh. Hai đứa chúng tôi cùng được “thăng quan tiến chức” như nhau. Cho đến cuối thập niên 80, chúng tôi thân nhau hơn vì cả hai chúng tôi đều trở thành Giáo Sư Trưởng Phòng (Coordinator). Ngoài việc dậy khoảng 10 tiếng 1 tuần, chúng tôi còn phải lo việc hành chánh của “Department” nữa: thu nhận sinh viên, thay đổi chương trình học, nghe sinh viên khiếu nại về những sai quấy của các giáo sư trong “Department” hay ngoài “Department”, đi họp liên miên … Chức vụ nghe “oai” lắm nhưng trên thực tế người “Coodinator” có thể được ví như một chàng trai trẻ bị bắt đi “động viên” vậy. H. và tôi đã từng phải quyết định làm hay không làm những điều mà ban Giám Đốc “ra chỉ thị” cho dân “Coordinator” chúng tôi. Chúng tôi ở trong thế “trên đe dưới búa”: các giáo sư đồng sự cho rằng “đó là nhiệm vụ của Coordinator” và ban Giám Đốc cho rằng “đó là nhiệm vụ của ban giảng huấn của các anh”!

Giữa cái bối cảnh “tranh sáng tranh tối” của cuộc đời, hai đứa tụi tôi thường rủ nhau “đi ăn lẻ” để mà trao đổi với nhau những ý kiến, điều gì nên làm, điều gì không nên làm, tìm cách đối phó với các giáo sư dậy tắc trách bị sinh viên than phiền….

Rồi “Chemical Technology Department” của anh chàng bị đóng cửa và sau đó “Civil Technology Department” của tôi cũng bị đóng cửa luôn. Lý do chính yếu là vì College không còn có đủ ngân sách. Những lúc này đôi bạn chúng tôi càng hay trò chuyện với nhau hơn, để an ủi lẫn nhau, vì trong thâm tâm của chúng tôi, “Department” là “đứa con tinh thần” và thật sự là nơi nương tựa (refuge) của chúng tôi trong những lúc khó khăn của cuộc đời .

Rất may là cả hai chúng tôi vẫn còn được College giữ lại để cùng dậy trong “Environment Protection Technology Department” (Ngành Bảo Vệ Môi Sinh) những năm tháng sau đó. Chúng tôi càng thân nhau hơn.
Giữa thập niên 90, đời của H. và đời của tôi tuy đỡ “vất vả” đôi chút tại nhà trường vì chúng tôi “bị xuống chức” và chỉ còn có phải dậy học mà thôi. Thật hú hồn, nếu mà chúng tôi vẫn còn phải làm thêm phần hành chánh như ngày xưa, chắc cả hai đã đi chuyến tầu suốt rồi vì hay bị bực mình (vì “tiến thoái lưỡng nan”) và bệnh cao huyết áp do áp lực ở nhà cũng như ở nhà trường gây ra .

Lúc này tôi đã “ra bưng” để sống một mình nên trong những lúc chiều tà chúng tôi thường hay đi dạo trong hành lang vắng lặng của “campus” để tâm sự với nhau về cuộc đời “post Coordinatorship”.
H. tâm sự với tôi:

– “You” biết không? Ta thèm được như “you” lắm.

Tôi trợn tròn mắt:

– Bộ “you” tưởng ta sống một mình vui lắm sao? Buồn bỏ bu!

– Ta cũng biết là chẳng “vui” gì nhưng ít nhất “you” không còn bị “Chính Phủ Tại Gia” hành tỏi nữa! Mỗi lần ta về nhà, nếu “Boss” ở trên gác, ta chui xuống “basement” để đỡ bị bắt bẻ đủ điều rồi đâm ra to tiếng. Ta không có đủ tiền để mà dọn ra sống riêng như “you” được vì hai đứa con còn đi học và “mợ” chẳng có bao giờ đi làm! Ta bị mắc kẹt về phần tài chính!

Tuy tôi có nỗi buồn riêng tư thật, nhưng trường hợp của bạn tôi thật khó xử. Trong bao nhiêu năm trời, hầu như ngày nào trong tuần, H. cũng ăn cơm tối tại nhà trường và còn dậy lớp ban đêm mỗi tuần hai lần. H. ví von:

– Nhà trường là nơi lánh nạn của ta đấy. Ở nhà, ta chán nản cái tính hay cằn nhằn, nói nhiều và thích gây gổ của “Bả” lắm rồi!

Trong khi rất nhiều các đồng sự khác của chúng tôi đi nghỉ hè tại nhà nghỉ mát (cottage) trong hai tháng hè, “người (k)hùng” H. của tôi ra ngoài “garage” để sửa xe (anh chàng có ba chiếc xe Hoa Kỳ đã cũ) và để được hưởng “không khí tự do”. Sửa xong, chàng phóng xe tới trường, vừa để thử xe, vừa để tạm thời “tị nạn chính trị ngoại gia” (asylum from the “spousal government”). Nếu hên mà gặp được đồng sự nào ghé trường trong lúc nghỉ hè, H. rủ đi uống cà phê để cười nói cho thoải mái!
Hóa ra định mệnh cuộc đời đã vô hình chung đưa đẩy hai đứa chúng tôi vào công việc hùng hục tại College để quên đi cái “nỗi buồn giống nhau”.

Chúng tôi thường xuyên gặp nhau những lúc chiều tà. Hai đứa kiếm một lớp học không có học trò rồi đóng cửa lại để tâm sự về công việc gia đình cũng như nhà trường, những suy tư và dằn vặt của cuộc đời.
“Thú vui” duy nhất trên đời của H. là sửa xe hơi trong những lúc rảnh rỗi ở nhà và đi uống cà phê hay ăn lunch ở nhà trường cùng đồng sự trong niên học.

Vì cái tên “Hillary” nên ông bạn H. của chúng tôi hay bị đồng sự trêu chọc:

– How are you today, Mrs. Clinton? (Bà Clinton mạnh giỏi ra sao?)

H. chẳng hề tức giận và trả lời liền:

– I am damn upset because of that young chick Monica! (Ta đang điên tiết vì cô ả Monica đây nè!)
Cả bọn và H. phá ra cười, quên đi những “deadlines” trong ngành dậy học.

Trước khi tôi về hưu, H. nói với tôi:

– Ta thấy “you” được về hưu non mà ta thèm. Ta rất muốn được về hưu non cho đời đỡ cực nhọc. Nhưng về hưu mà phải sống với “Bà Chủ /Madame Chang” thì làm sao mà ta sống được? Ta đành phải ở lại để kéo cầy, trả nợ đời cơm áo vậy!

Tôi chỉ biết thương cảm cho bạn tôi mà chẳng biết làm gì hơn được. Cuối cùng, H. đã phải “kéo cầy trả nợ” gần 40 năm, vượt qua thời hạn tối đa là 35 năm cho các giáo sư.

Đồng sự Michael G còn cho tôi biết: sau khi H. về hưu, ông sống âm thầm một minh suốt ngày ở dưới “basement” (hầm nhà) để tránh mặt bà vợ khó tính, thích gây gổ. Ông chỉ lên nhà trên để vào bếp tự nấu ăn lấy rồi ngồi ăn một mình ở dưới “basement”. Chưa đầy một năm, sau khi về hưu, ông lâm bệnh và qua đời ở tuổi 64, chưa hề được hưởng thú vui bồng-bế, chăm non cho cháu nội, cháu ngoại trong đời về hưu.

Tôi chua xót nhớ lại có lần H. đã tâm sự với tôi:

– Ta không giống như “you” và nhiều đồng sự khác. Ta không thể ly dị “Madame Chang” được vì ta còn phải nuôi hai con còn đang đi học. Ly dị xong là phải bán nhà, tất cả tài sản và lương tháng của ta sẽ phải chia đôi vì “Boss” chưa bao giờ đi làm. Làm sao mà ta còn có đủ tiền để mua nhà khác cho ba cha con và nuôi hai con đi học nữa? Mà chắc gì toà án sẽ cho phép ta sẽ được nuôi con? Ta bị mắc kẹt rồi, “you” biết không?

Hôm nay ngồi đây, viết lên những dòng này để tưởng nhớ đến bạn tôi: một con người phúc hậu, tận tụy, vui tính, hiền hoà nhưng đã phải trả cái nợ trần gian của đương sự.

Cái chết của H. đã gióng lên “tiếng chuông cảnh tỉnh” trong tôi. Tôi đã may mắn hơn bạn tôi còn được sống đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi phải luôn luôn tự mình kiểm điểm và kiềm chế đời mình trong những ngày tháng còn lại để được sống an vui. Tôi mường tượng H. đang mỉm cười với tôi:

– “You” à. Hãy quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc đời này đi để mà sống nốt đời còn lại của “you”. “You” còn may mắn hơn ta nhiều, vì “you” còn nhiều “lối thoát” hơn ta.

Tôi “nhìn” thấy vẻ mặt hiền lành nhưng hóm hỉnh của bạn tôi và tôi nhoẻn miệng cười với H.:

– OK Pal! Let’s play ball and shall we go for a cup of coffee? (Được rồi, ông ơi! Thôi, tụi mình đi uống cà phê tán gẫu với nhau cho vui đời!)

Tôi đã “nhìn” thấy cái nghiệp chướng của đời tôi rồi. Tôi sinh ra dưới ngôi sao “Độc Hành”, từ bé đến khi chết, tôi luôn luôn phải tự lập. Tôi được gửi xuống Trần Gian để học hỏi và tu luyện phần tình cảm của nhân loại và chính bản thân của tôi. Đời tôi đã gặp nhiều chuyện buồn từ hồi còn nhỏ. Có nhiều lần tôi đã cảm thấy gần như bị “chìm xuồng” nhưng rồi vẫn còn trôi nổi để sống cho trọn kiếp người trần gian. Tôi phải sống để chỉ dẫn, dậy bảo cho con, cho cháu và cho rất nhiều học trò. Cho dù bây giờ tôi có phải sống một mình đi chăng nữa, tôi cũng sẽ chẳng còn cảm thấy đơn độc như trong thập niên 90 nữa. Tôi vui với cái nghiệp dậy kèm của tôi. Những lần thấy ánh mắt học trò sáng lên vì chúng hiểu bài và thích đến học với tôi, đó là phần thưởng tinh thần của tôi rồi. Tôi vẫn còn thấy thích thú đi tìm kiếm những tài liệu dậy học.

Đời đã cởi trói cho tôi rồi. Tôi quan niệm rằng công việc hay bất cứ một ai không còn có thể dùng “quyền lực” đối với tôi như hồi xưa nữa. Không ai có quyền “làm chủ” bản thân tôi nữa! Tôi là người bạn của chính tôi, phần nội tâm sẽ là nơi tôi tự tìm ra niềm an vui. Tôi sẽ tìm ra phương cách để chia thì giờ cho con, cho cháu, cho học trò nhất là cho chính tôi trong lúc tuổi già. Tôi may mắn còn lắm thú vui để giải trí lắm: Computer, Internet, chụp hình & quay video, dậy học, viết lách và chơi với các cháu nội, cháu ngoại ….

Trong nội tâm, tôi thấy tràn đầy niềm yêu thương mà những người thân yêu của tôi nơi Bên Kia Thế Giới… đã dành cho tôi. Họ vẫn thường “gặp” tôi trong những giấc mơ và ngay trong những lúc ngồi viết lách dưới bóng cây mùa hè hay chớm thu. Những điều gì sai quấy, những ai vì vô tình hay cố ý làm tôi bực mình, tôi sẽ chẳng còn phải quan tâm đến nữa. Và tôi sẽ tránh tối đa những “va chạm cuộc đời”.

Đường ta đi, ta cứ thênh thang mà đi. Đến khi chết, tôi sẽ chết trong niềm an vui tự tạo của tôi. Chết không phải là hết vì rằng mình sẽ được trở về với Thế Giới Bên Kia. Tôi sẽ “chết” nơi Cõi Trần này nhưng sẽ “sống” an nhàn nơi “Quê Hương Thực Sự” của tôi. Dĩ nhiên là tôi sẽ vui mừng khi gặp lại H., tha hồ mà đi uống cà phê và “bàn” với nhau về “thế nào là kiếp người” .

Xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ đến bạn tôi: Hillary. Mong bạn luôn luôn được an vui nơi Bên Kia Thế Giới.
HILLARY-X-P1010986

Đàm Trung Phán
Một ngày Hè đẹp trời và yên tĩnh.
July 25, 2008
Viết lại trong Ngày Tưởng Niệm Canada, Nov 11, 2014
Mississauga.

KHÔNG KHÍ NHIỆT ĐỚI.

Khi máy bay đáp xuống phi trường Punta Cana, Dominican Republic thì trời đã tối mịt. Hành khách xuống máy bay được thấy ngay cái không khí nóng nực của ban đêm đón chào.

Phuong 1Không giống như các phi trường tại Bắc Mỹ hay Âu Châu, phi trường Punta Cana làm tôi nhớ tới phi trường Tân Sơn Nhất của ngày xưa vô cùng: hành khách phải cuốc bộ một quãng đường trước khi vào building để làm thủ tục giấy tờ nhập cảnh . Điều đặc biệt là cái building hành chánh này được xây cất bằng gỗ và mái lót bằng lá dừa , trông rất ư là nhiệt đới .

Lãng Xẹt tôi tay sách, nách mang, bắt đầu thấy mồ hôi trên mặt, trên lưng và trên tóc muối tiêu của LX . Ôi chao ! Khí hậu nhiệt đới của Saigon, của Florida, của Brisbane, của Darwin, của Honolulu….ngày xưa, xin chào mi! Đối với những kẻ như tôi – đã sinh trưởng và khôn lớn lên trong cái khí nóng mùa hè Việt Nam, rồi đã bao nhiêu năm phải sống nơi xứ lạnh quê người, nay được hoà mình lại trong không khí nhiệt đới, lòng tôi tự nhiên vui chi lạ : vui mừng đón chào mồ hôi hay nước mắt?

bang 1Chiếc xe buýt không cũ mà cũng chẳng mới, ỳ ạch đưa gia đình họ Lãng và các hành khách cùng chuyến máy bay về khách sạn. Đường tối thui, nhưng đôi khi đèn xe hơi rọi vào các hàng phượng vĩ đang nở hoa ven đường làm tôi chợt nhớ lại thuở xa xưa. Vâng, vào khoảng năm 1999, tôi cũng đã đến Dominican Republic , ngay tại thị trấn Punta Cana này. Đã có một lần, xe buýt đi qua một thành phố nhỏ, bụi bay đầy phố và hai bên lề đường , hoa phượng vi! đã nở đỏ rực. Đó đây, tôi thấy dân bản xứ treo thịt lợn, thị bò trong các quán lợp tôn, y hệt như ở Việt Nam vậy . Lòng tôi gợn buồn, và tiếng chuông ký ức đã đánh thức tôi giậy: Việt Nam ơi, tôi đã phải xa nhà hơn 40 năm rồi !

Mấy lần, khi viếng thăm Nam Mỹ, dọc đường tôi cũng đã thấy hoa phượng nở. Rất tiếc là hồi đó tôi không chụp được cái hình nào của Phượng Vĩ , nhưng tôi đã ghi vội vài vần thơ sau đây :

Phuong 6

LAN PHƯỢNG

Phượng ơi, Phượng nở trong lòng,
Bây giờ Phượng đã vào lòng đất sâu!
Cớ sao trời lại mưa ngâu,
Nhìn hoa phượng nở, thêm sầu, thêm thương .
Thân trai, ta vẫn dặm trường,
Đường trần rong ruổi, lòng vương nơi nào!

Cho nên, trong chuyến đi này, tôi đã trang bị một cái Digital Camera sẵn sàng chụp hoa Phượng lia lịa. Tôi mang theo cả một cái Digital hard drive để load tất cả các hình đã chụp vào đó, tha hồ mà chụp, chẳng sợ hết “phim” và máy hết battery!

Trong chuyến đi lần trước, tôi thấy dọc đường, dân địa phương đã đặt đó đây vài cái am nhỏ . Xung quanh họ bầy hoa và quả. Người tour guide cho tôi biết là dân địa phương muốn tưởng nhớ đến những người đã bị tử nạn giao thông ở những nơi đó. Viet Nam và Nam Mỹ cách nhau gần cả trái cầu, sao lại giống nhau về vấn đề tâm linh như vậy nhỉ?

Phuong 3Tới khách sạn, tôi mệt muốn ói vì đói và “say sóng” vì xe buýt lắc lư quá nhiều .Nhưng sau khi xuống xe , tôi bỗng nhiên cảm thấy thoải mái lạ thường khi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng trong làn gió mát ban đêm. Mùi hương thơm rất nhẹ, tôi chưa hề được ngửi thấy mùi thơm dịu này bao giờ. Tôi biết chắc là lần sau, nếu còn có lần sau, khi tôi được trở lại với mùi thơm thoang thoảng của ban đêm này, tôi sẽ chợt nhớ lại thời điểm của năm 2002, khi tôi đang vui vẻ đi chơi với những bạn bè thân thuộc.

Tháng 7, 2002
Punta Cana,
Dominican Republic
Văn Khoa DTP

BIẾN CỐ 30/4/1975: CON TẦU TRƯỜNG XUÂN VÀ BÀI THƠ 4000 CỦA PHAN NI TẤN

LỜI NÓI ĐẦU:

Nhà thơ, Nhà văn, Nhạc sĩ Phan Ni Tấn, sau khi đọc “Con Tầu Trường Xuân” đã có hứng viết bài thơ này đăng trên Thời Báo Canada. Xin chân thành cám ơn anh Phan Ni Tấn và Thời Báo Canada để chúng tôi đăng tiếp trong chủ đề “Biến Cố 30/4/1975”.

Xin mời đọc:

BÀI THƠ 4000

Tặng Phạm Ngọc Dung và các bạn của tôi

Tôi có nghe lịch sử kể về một con tàu

Con tàu ấy đã ra khơi chở theo 4000 tiếng khóc

Biển mở cửa xẻ thành một vết thương rỉ máu dẫn 4000 băng qua biển động

Hàng trang là nhân sinh với hai bàn tay trắng mắt trắng hơi thở trắng

Mất trắng

Con tàu ấy đã ra khơi

Tiếng máy cũ vẫn còn sức kéo

Kéo 4000 lìa xa đất mẹ

Mẹ đứng trên bờ, bờ như mất cảng

Báo con sông cuối tháng này sóng sẽ động mạnh

Mẹ nhìn đất, đất cày lên nỗi chết

Nói súng đạn không có lương tri

Mẹ nhìn trời, trời mưa nước mắt

Vỗ tay tán thán chiến cuộc đang trên đà hấp hối

Mẹ già như xôi nếp một nhìn con tàu đang thở khói ra khơi

Con tàu ấy đã ra khơi

Không chở nỗi một quê hương lửa cháy

Chúng tôi những người lính còn lại và súng đạn còn lại

vẫn còn chiến đấu

Không đợi tôi đánh giặc cho xong

Không đợi tôi chôn hồn vía những thằng lính chết

Không đợi tôi kịp nói lời yêu thương

Con tàu ấy đã ra khơi chở theo em với nỗi buồn lộng gió

Ngày và đêm ở Sài Gòn chỉ còn tiếng phi cơ tiếng xe nhà binh và tiếng nổ

Những hàng cây rủ xuống cùng bụi mù

Người gục xuống thành phân bón

Cuộc chiến theo thù hận lan đi

Chiến tranh theo lửa đạn lan xuống tận cùng đất nước

Đất mất dần

Nước mất dần

Nhà mất dần

Đời mất dần

Máu và nước mắt vẫn đang rơi

Tiếng khóc trên mặt đất vẫn chảy về phía biển

Biển mênh mông xanh như thảm lúa cò bay

Nhưng sâu như một vết thương dài

Đất nước với bàn tay cụt ngón không lật nỗi một trang bìa buồn

Rồi năm tháng lạnh lùng trôi đi

Thời gian tuy đã cũ như lườn tàu đã rỉ

Nhưng tiếng con tàu đến nay vẫn còn rì rầm rẽ sóng

Biển vẫn còn giữ lại 4000 tiếng khóc tiếng nước mắt chảy ngược vào lòng

Biển vẫn còn giữ lại một trang bìa buồn

Và giữ lại em

để tặng tôi.

Phan Ni Tấn

TƯỞNG NIỆM CA SĨ HÀ THANH

Mới đầu năm 2014 mà đã mhận được tin buồn: Ca Sĩ Hà Thanh đã vĩnh viễn rời Cõi Trần Gian . Tôi ngẩn ngơ như mình vừa mất đi một người trong gia đình, một người mà chắc tôi đã “quen biết” trong tiền kiếp nhưng trong kiếp này, tôi chưa hề bao giờ gặp mặt, chưa bao giờ nói chuyện hay viết email. Nhưng thực ra, qua chị Liên Như (em gái của chị Hà Thanh), tôi được biết “chị Hà” vẫn theo dõi những Youtube tôi làm dùm cho chị Hà Thanh và chị Liên Như từ năm 2010 cho đến hết năm 2013, trước khi chị Hà Thanh khuất bóng. Tôi mải mê làm Youtube cho chị vì nhờ nghe tiếng hát của chị mà tôi đã qua được rất nhiều lúc buồn phiền .

Ngày hôm qua (Thứ Bẩy 4/3/2014), trong lúc dậy kèm các cháu, tôi nẩy ra ý định này: tại sao mình không gom hết 28 Youtubes khác nhau do chị LN và tôi đưa lên Internet từ năm 2010, sau đó mình làm riêng một Video Youtube mà thôi? Đây là ý kiến của Đại Lãn Đàm Phán vì tôi không có cái kiên nhẫn phải ngồi bấm từng bài một – rất là “hợp gu” cho Đại Lãn mỗi khi nghe nhạc/xem video ở nhà hay trong lúc đi bộ một mình.

Ý kiến này rất hay đối với tôi nhưng gặp nhiều trở ngại lắm: – mất nhiều thì giờ để “download” tất cả 28 youtubes này, – phải làm một Video khổng lồ (5.4 GB), – làm sao mà Youtube “nuốt” được “con mồi” lớn như vậy? Vả lại, trong mấy năm qua, tôi đã bị Youtube “cấm cửa” nhiều lần vì vấn đề “quá tải” này. Tôi vẫn không “bỏ cuộc chơi” bằng cách đi kiếm “phương pháp” mới.

Tối hôm qua, khỏang nửa đêm, tôi “bỏ đại” lên Youtube cái Video mới này vào, sau khi đã “down sized” nó từ 5.4 GB xuống 1.5 GB (vẫn còn “quá tải” đối với Youtube). Tuy nhiên, sau khi chờ 15 phút, Youtube vẫn chưa đuổi khỏi tôi ra “cơ ngơi của ngài” mà còn cho tôi biết “ráng chờ 150 phút nữa” . Tắt đèn , đi ngủ. Khỏang 3 giờ sáng, tỉnh dậy vì khát nước. Bèn bò vào Internet và Youtube cho biết: “Cơm đã chín rồi, mời Ông vào xơi cơm ạ!” Trời đất quỷ thần ơi: That’s the best news/”meal” since the New Year!

Tôi ngồi nghe chị Hà Thanh niệm Nam Mô A Di Đà Phật trong Youtube mới này, bỗng dưng thấy nước mắt chạy quanh rồi chẩy xuống mặt và mũi lúc nào không hay . Lý do: trong nhiều năm, tôi đã có cái nỗi buồn day dứt, đơn dộc khiến tôi đã ngồi nghe Nhạc Kinh Tây Tạng trong những lúc lái xe đi dậy hoc và trên đường về nhà . Nghệ sĩ Hồng Vân ngâm dùm cho tôi 3 năm về trước. Tôi cảm thông lý do tại sao trong những năm cuối đời, chị Hà Thanh hay hát nhạc Thiền, nhạc Phật Giáo .

Kính mời quý vị vào nghe/xem và quảng bá sâu rộng Youtube Link này đến gia đình, bạn bè dùm:

http://www.youtube.com/watch?v=aOXb5wjU3-0
Hà Thanh trong 28 youtubes của Trần Kiêm Liên Như và Đàm Trung Phán


Và Video “Hà Thanh- Giòng Sông Xanh Kỷ niệm” vừa mới làm xong, sau khi Chị Hà Thanh qua đời:

http://www.youtube.com/watch?v=6eJcI2J1nkM
HÀ THANH-GIÒNG SÔNG XANH KỶ NIỆM

Dưới đây là cái link chỉ chứa nhạc MP3 mà thôi . Mời Quý Vị bấm vào Link này chỉ để nghe nhạc MP3 (28 bài hát) với tiếng hát của Ca Sĩ Hà Thanh mà chúng tôi đã tách ra từ cái Video Youtube trên kia:

https://www.mediafire.com/#bc88occ7bmd29

Video và Youtube của chính tôi làm là “Áo Lụa Vàng” với tiếng hát tuyệt vời của Ca Sĩ Hà Thanh, hồi tháng 11 năm 2013. Không ngờ, đó là Youtube cuối cùng mà “chị Hà” còn được nghe/xem . Ngày hôm nay, tất cả đã là Dĩ Vãng hết. Thì cũng chỉ là quy luật của vũ trụ mà thôi!

[[ GHI CHÚ: Jan . 21, 2014:

Ngày Jan 17 và 18, 2014, tôi mới tạo dựng được một Youtube mới (theo dạng Standard Definition và High Definition) gồm tòan những bài hát/kinh/thiền Phật Giáo mà tôi đã gom lại được trong những năm cuối đời của Ca Sĩ Hà Thanh. Cá nhân tôi, trong những lúc đêm khuya vắng lặng nhất là trong những lúc trời quá lạnh/nghiệt ngã của Bắc Mỹ hay những lần tôi đi bộ tập thể dục trong hành lang của building, tôi thường nghe Youtube này trong cái MP3 của tôi . Thấy đời nhẹ nhàng chi lạ .
Kính mời Quý Vị bấm nút:

http://www.youtube.com/watch?v=q77fEqUz_T4
Hà Thanh hát Nhạc KInh Phật Giáo –dạng HD- Liên Như- Đàm trung Phán

http://www.youtube.com/watch?v=wrUB8DDnKhs
Hà Thanh hát Nhạc KInh Phật Giáo –dạng Standard Defintion- Liên Như- Đàm trung Phán
]]

Tôi tiếc thương “Chị Hà” nhưng tôi cũng cảm thấy vui cho chị vì chị đã được trở về với Cõi Trời. Cát bụi trần gian, từ nay chị đã rũ sạch. Thân xác tứ đại từ nay không còn làm “Chị Hà” đau buồn nữa . Tiếng hát của Chị sẽ còn nhẹ nhàng, êm dịu mãi mãi theo chị về với Cõi Trời, bên cạnh những người thân thương. C’est la vie!

Dưới đây là Links của từng Youtube một.

CA SĨ HÀ THANH TRONG YOUTUBE LINKS CỦA ĐÀM TRUNG PHÁN DO TRẦN KIÊM LIÊN NHƯ VÀ ĐÀM TRUNG PHÁN THỰC HIỆN PPS/VIDEOS:


(Hà Thanh – Nắng Chiều – Nhạc: Lê Trọng Nguyễn – PPS: Liên N)


(Hà Thanh – Ai Về Sông Tương – Nhạc: Thông Ðạt – PPS: Liên N)


(Hà Thanh – Bến Giang Ðầu – Nhạc: Lê Trọng Nguyễn – PPS: Liê)


(HaThanh-TungBuocChanThanhThoi-sucoTinhThuyHanhThien)


(Hathanh tung NamMoADiDaPhat Hoasen Liennhu10)


(Hathanh-HyXa1-TuanKhanh-thothanhtinhLienChanthien-Liennhu)


(HaThanh-ChieuTim-Dantho-LienNhu(2).wmv)


(Hathanh TiengSongHuong PhamDinhChuong Liennhu)


(Hà Thanh – Giọt Mưa Thu — Nhạc: Đặng Thế Phong — PPS: Liên)


(HaThanh MeLaPhat MonglanTrongNghia LienNhu)


(Sai Gon Trong Trái Tim Tôi- Nhạc: Anh Nguyễn – Tiếng Hát Hà)


(HaThanh-MungNgayPhatDan-NguyenThong.Liennhu.)


(HƯƠNG XƯA – Nhạc: Cung Tiến – Tiếng hát Hà Thanh – PPS)


(Hà Thanh và Duy Khánh – Nụ Tầm Xuân – Phạm Duy – PPS: Li)


(Hathanh XinDungTrachAnh NguyenVanDong Liennhu)


(HaThanh-ChanNguyen.TrucTam.Liennhu.wmv)


(HÀ THANH – CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI – PPS: Phạm Huy Chương)


(HaThanh BongHongCaiAo PhamtheMy Liennhu10)


(Hathanh-TiengSongHuong-PhamDinhChuong-Liennhu.)


(Nhin nhung mua thu di – Ca Si: Ha Thanh – PPS: LIen Nhu)

(Hà Thanh – Lạy Phật Con Ðã Trở Về – Phạm Mạnh Cương – PPS: L)


(Nha Trang – Nhạc Sĩ Minh Kỳ – Tiếng hát Hà Thanh)


(ÁO LỤA VÀNG – PHẠM THẾ MỸ – HÀ THANH – ĐT PHÁN)


(Hà Thanh- Bài Thơ Paris-BỒNG-Phạm Văn Thoại-Liên Như)


(HÀ THANH – TÀ ÁO XANH – ĐOÀN CHUẨN – PPS: Liên Như)


(HÀ THANH – TƯỞNG VỌNG – Y VÂN – LIÊN NHƯ)


(Hà Thanh và Duy Khánh – NỤ TẦM XUÂN – Nhạc: Phạm Duy -)


(ÁO LỤA VÀNG – Nhạc: Phạm Thế Mỹ – Ca Sĩ: Hà Thanh- PPS: Liên Như)


(HaThanh-Demthu-DangthePhong-Liennhu10.wmv)


(HaThanh: VeTham Xu Phat – Tho: Thich Vien Ly- Nhac: Mong Lan- PPS: Lien Nhu)


(HaThanh-Tamlinh-TienNguoi-ThoThichVienLy.nhacMongLanTrongNghia.Liennhu1.asf)


(HaThanh-Nho.ThoThichVienLy-NhacTrongNghia&MongLan.Liennhu.wmv)


(HaThanh-NgatHuongDamno.TruongKhanh.PhapCu.Liennhu2.wmv)

Thân chúc Quý vị an vui, khỏe mạnh .

Đàm Trung Phán

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung