Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: FABLES de la FONTAINE

ONG BẦU VÀ ONG MẬT

FABLES de La FONTAINE

Dịch Giả:

Đàm Duy Tạo (1895-1988)

honey BEES-Internet

Les Frelons et les Mouches à miel

A l’oeuvre on connaît l’Artisan.
Quelques rayons de miel sans maître se trouvèrent :
Des Frelons les réclamèrent ;
Des Abeilles s’opposant,
Devant certaine Guêpe on traduisit la cause.
Il était malaisé de décider la chose.
Les témoins déposaient qu’autour de ces rayons
Des animaux ailés, bourdonnants, un peu longs,
De couleur fort tannée, et tels que les Abeilles,
Avaient longtemps paru. Mais quoi ! dans les Frelons
Ces enseignes étaient pareilles.
La Guêpe, ne sachant que dire à ces raisons,
Fit enquête nouvelle, et pour plus de lumière
Entendit une fourmilière.
Le point n’en put être éclairci.
“De grâce, à quoi bon tout ceci ?
Dit une Abeille fort prudente,
Depuis tantôt six mois que la cause est pendante,
Nous voici comme aux premiers jours.
Pendant cela le miel se gâte.
Il est temps désormais que le juge se hâte :
N’a-t-il point assez léché l’Ours ?
Sans tant de contredits, et d’interlocutoires,
Et de fatras, et de grimoires,
Travaillons, les Frelons et nous :
On verra qui sait faire, avec un suc si doux,
Des cellules si bien bâties. ”
Le refus des Frelons fit voir
Que cet art passait leur savoir ;
Et la Guêpe adjugea le miel à leurs parties.
Plût à Dieu qu’on réglât ainsi tous les procès !
Que des Turcs en cela l’on suivît la méthode !
Le simple sens commun nous tiendrait lieu de Code ;
Il ne faudrait point tant de frais ;
Au lieu qu’on nous mange, on nous gruge,
On nous mine par des longueurs ;
On fait tant, à la fin, que l’huître est pour le juge,
Les écailles pour les plaideurs.

ONG BẦU VÀ ONG MẬT

Vào công việc mới hay ai thợ.  (1)

Chắc vào đâu chứng cớ mồm không.

Ong bầu thấy mật mấy dòng.

Nhân khi vô chủ tham lòng nhận luôn.  (2)

Ong mật vội đầu đơn khiếu nại.  (3)

Việc đưa ra phân giải trước tòa.

Quan tòa bầu vẽ xét ra.  (4)

Theo lời khai chứng khó mà giải phân:  (5)

Chứng đều nhận quây quần đắp mật.

Là một đoàn Sí vật loài râu,  (6)

Mình hơi dài sắc thẫm nâu.

Khi bay tiếng cánh vù vù như ong.

Hình sắc ấy bầu chung với mật,

Tòa xét ra chứng thật chưa rành.  (7)

Truyền đem xét lại phân minh.

Dò nghe dân chúng tận tình mới hay.

Điều tra mãi qua ngày qua tháng,  (8)

Vẫn không ra đích đáng của ai.

Một chàng ong mật kêu nài,

Rằng: “Tôi xin lỗi các ngài tòa quan,  (9)

Việc xét hỏi quả toàn vớ vẩn,

Sáu tháng rồi mà vẫn không đâu.  (10)

Án chưa xét được chút nào,

Mật e sắp hỏng xử ngay xin ngài,

Việc tôi tưởng kéo dài đã đủ,

Thôi xin đừng chứng nọ cung này:  (11)

Xin cho hai bọn tôi đây,

Thi nhau lấy mật mà xây thành dòng”.

Lời từ chối của ong bầu nọ,

Tỏ ngay ra ai chủ mật kia.

Quan tòa chứng thực liền phê,  (12)

Cho ong mật lãnh mật về. Việc xong.

Xin trời giúp các ông xử kiện.

Làm như ong ở truyện trên này.

Tội theo lối Thổ phạt ngay,  (13)

Lẽ thường giản dị đủ thay luật lề:

Đã khỏi tốn tiền về giấy mực,  (14)

Lại hết nghề quay ngược bẻ xuôi.  (15)

Khỏi sinh những truyện nực cười.

Ruột sò quan nhậm, dân đôi vỏ nhìn.  (16)

 

GIẢI NGHĨA

 

  1. Thợ đây là thợ khéo, thợ nhà nghề.
  2. Vô chủ là không có ai làm chủ, nghĩa là chủ đi vắng.
  3. Đầu đơn là làm đơn đưa lên quan khiếu nại là kêu xin đòi lại.
  4. Ong bầu vẽ là thứ ong to gần bằng ong bầu, nhưng phần bụng vừa vàng vừa đen

nên gọi là ong bầu vẽ, tiếng Pháp gọi là quêpe

  1. Khai chứng là lời khai của người làm chứng ở trước Tòa Án.
  2. Sí vật là loài vật có cánh.
  3. Rành là rõ ràng. Những lời của người làm chứng khai không rành rõ vì ba điểm khai:

có cánh, mầu nâu, bay vù vù, thì ong mật và ong bầu đều giống nhau cả.

  1. Điều tra là tìm kiếm tra xét mãi cho thật rành rõ.
  2. Tòa quan là quan án xử kiện ở tòa án.
  3. Không đâu là vu vơ chẳng đâu vào đâu.
  4. Cung đây là lời khai ở Tòa Án.
  5. Phê là biên lời quyết định.
  6. Thổ là tội theo lối Thổ: họp hội đồng dân chúng mà xử kiện cho nhanh chóng xong, kẻ có tội thường bị đấnh đòn.
  1. Giấy mực đây là tiền phí tổn về sự biên chép tờ bồi xử ở Tòa Án. Tiền giấy mực này thường tốn kém lắm.
  1. Quay ngược bẻ xuôi là cách quan và nha lại làm tiền, quay ngược bẻ xuôi cho lẽ phải ra lẽ trái, lẽ trái ra lẽ phải, doa nạt hai bên mà lấy tiền.
  2. Nhậm là ăn.
  3. Câu cuối cùng: xem phụ lục “Hai người tranh nhau con sò” của Ông Nguyễn văn Vĩnh dịch .

 

FABLES DE LA FONTAINE: La Besace – Bị Vắt Vai

LA FONTAINE - XXX-DSC06265

 

Dịch giả:

Đàm Duy Tạo

(1895-1988)

 

 

LA BESACE

Jupiter dit un jour : “Que tout ce qui respire

S’en vienne comparaître aux pieds de ma grandeur :

Si dans son composé quelqu’un trouve à redire,

Il peut le déclarer sans peur ;

Je mettrai remède à la chose.

Venez, Singe ; parlez le premier, et pour cause.

Voyez ces animaux, faites comparaison

De leurs beautés avec les vôtres.

Etes-vous satisfait? – Moi ? dit-il, pourquoi non ?

N’ai-je pas quatre pieds aussi bien que les autres ?

Mon portrait jusqu’ici ne m’a rien reproché ;

Mais pour mon frère l’Ours, on ne l’a qu’ébauché

Jamais, s’il me veut croire, il ne se fera peindre. ”

L’Ours venant là-dessus, on crut qu’il s’allait plaindre.

Tant s’en faut : de sa forme il se loua très fort

Glosa sur l’Eléphant, dit qu’on pourrait encor

Ajouter à sa queue, ôter à ses oreilles ;

Que c’était une masse informe et sans beauté.

L’Eléphant étant écouté,

Tout sage qu’il était, dit des choses pareilles.

Il jugea qu’à son appétit

Dame Baleine était trop grosse.

Dame Fourmi trouva le Ciron trop petit,

Se croyant, pour elle, un colosse.

Jupin les renvoya s’étant censurés tous,

Du reste, contents d’eux ; mais parmi les plus fous

Notre espèce excella ; car tout ce que nous sommes,

Lynx envers nos pareils, et Taupes envers nous,

Nous nous pardonnons tout, et rien aux autres hommes :

On se voit d’un autre oeil qu’on ne voit son prochain.

Le Fabricateur souverain

Nous créa Besaciers tous de même manière,

Tant ceux du temps passé que du temps d’aujourd’hui :

Il fit pour nos défauts la poche de derrière,

Et celle de devant pour les défauts d’autrui

 

LA FONTAINE - DSC06263

BỊ VẮT VAI

Một hôm đức Thiên Lôi hiệu triệu                               (1)
Các chúng sinh tề tựu thiên đình.                               (2)
Phán cho ai nấy xét mình,                                          (3)
Phần nào trái mắt, thực trình chớ lo.                          (4)
Để Ngài liệu sửa cho vừa ý.
Rồi Ngài kêu ngay khỉ lại gần
Phán cho: Có lẽ gì cần,
Thì cho được phép phân trần trước tiên.                   (5)
Ngắm mình với bạn bên đây đó
So sánh coi mình có đẹp không?
Tâu rằng: Thần rất hài lòng
Bốn chân đâu kém, lại trông nuột nà.                         (6)
Hình giáng đẹp thật là tuyệt đối                                  (7)
Không còn chê, còn nói vào đâu
Lại còn mày mặt thanh tao                                         (8)
Xưa nay thần vẫn tự hào vô-song.                             (9)
Chỉ  bạn Gấu tiến lên trước bệ.
Như thợ Giời mới đục phác ra                                   (10)
Ví ai muốn vẽ anh ta,
Chắc anh chẳng để hoa-gia ngắm nhìn.                    (11)
Liền thấy Gấu tiến lên trước bệ.                                 (12)
Ai cũng ngờ lên để kêu than.
Nhưng không! Chàng rất hân hoan
Khoe mình thật quá hoàn toàn dễ coi.
Rồi chỉ trích hình voi quái lạ.
Nên xén tai mà vá vào đuôi.                                       (13)
Mình đà to mập khó coi
Lù-lù một đống lại ôi hình gì?
Voi nghe thấy Gấu chê mình mãi
Bỗng mất khôn, cũng lại như ai                                  (14)
Cũng khoe mình đẹp hết lời
Rồi chê vẻ xấu Cá-Voi mập xù.
Kiến tự phụ khổng lồ to tát                                          (15)
Nỏ mồm chê bọ Mạt nhỏ nhoi.

Thấy trò Lươn chạch, Bơn Trai,                                (16)
Quên mình chân bẩn, đuốc soi chân người,
Lôi-Chúa ngán cho lui về hết
Mặc lũ điên bới vết lẫn nhau.                                     (17)
Dù sao cũng được một chiều
Thẩy đều vui phận chẳng kêu phiền Ngài.

Bọn điên nhất, thì Người ưu đẳng
Vì ta đây, ai chẳng đã từng:
Xét người bằng mắt mèo rừng
Xét ta bằng mắt như bưng chuột chù                                    (18)
Lỗi mình thấy nhỏ to tha hết
Lỗi người thì khắc nghiệt phanh phui                          (19)
Nỡ tâm chi mấy thợ Giời
Âm thầm một kiểu trêu người xưa nay
Bắt người thấy hóa tay thợ bị                                    (20)
Làm bị đôi kiểu để vắt vai
Lỗi người bị trước phơi-phơi
Bị sau khuất khoắn thì vùi lỗi ta.

Giải nghĩa

1a. Bị là cái túi miệng rộng để hở và có một hay hai quai để xách đồ đạc
cần dùng khi đi dường. Bị vắt vai thì có quai chung nhau một miếng vải
để khi đi đường thì vắt lên vai, một túi ở trước ngực, một túi ở sau lưng.

 

1b. Hiệu triệu là ra lệnh cho mọi người ở dưới quyền mình tập trung lại một
nơi để nghe tuyên bố một điều gì.

 

  1. Tề tựu: Tề là đều một lượt, tựu là tới. Tề tựu là đều đến cùng với nhau tại
    một nơi trong cùng một thời gian.

 

  1. Phán là một lực cao cấp như Vua, Chúa nói với mọi người

 

  1. Thực tình là bụng nghĩ sao thì nói thật ra như vậy

 

  1. Phân trần là trình bày rõ ràng mọi lẽ.

 

  1. Nuột nà là xinh xắn, đẹp lắm

 

  1. Tuyệt đối là đẹp hay đến tột bực không ai sánh kịp.

 

  1. Thanh tao là đủ vẻ thanh nhã, lịch sự lắm

 

  1. Tự hào là tự cho mình là đẹp đẽ  tài giỏi lắm

 

  1. Phác là đục hay mới nặn thành hình bức tượng tạm vậy, chưa sửa sang cho rõ thật hẳn là hình con gì, mặt mũi ra sao.

 

  1. Họa gia là thợ vẽ

 

  1. Bệ đây là thềm dinh vua, chỗ quân dân sắp hàng trước mặt vua.
    Dân gọi vua là Bệ-hạ. Ông Vua bị truất mất ngôi vua, thì nói là
    bị hạ bệ, nghĩa là đương làm vua bị lôi xuống làm dân.

 

  1. Xén tai là xén bớt vành tai cho nhỏ bớt đi

 

  1. Con voi nguyên là giống rất khôn, lúc bấy giờ cũng “giận mất khôn”
    (xem nguyên văn chữ Pháp câu này)

 

  1. Tự phụ là tự cậy sức mình, cũng gần nghĩa như tự hào

 

  1. Tục ngữ ta có câu:”Lươn ngắn mà chê chạch dài.
    Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm” để chê những kẻ mình đã xấu
    quá sức mà không biết, lại cứ bới mãi cái xấu của người khác ra mà nói.
    Con cá thờn bơn mình giống như con cá chép xẻ dọc từ lưng xuống bụng,
    đầu có một mắt và nửa miệng, nên miệng thờn bơn rất méo.

 

  1. Ta có câu ”Bới lông tìm vết” để nói những kẻ hay bới móc
    những điều xấu của người ta ra mà nói.

 

  1. Con chuột chù (Taupe) mắt rất nhỏ, ngày không trông thấy gì vì bị bưng bịt lại.

 

  1. Phanh phui là bới tung ra mà phơi cho ai cũng biết

 

  1. Thợ bị là thợ làm bị.

 

Đàm Duy Tạo

Chuyển Ngữ

 

THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE: Simonide préservé par les Dieux -ĐẦU NĂM KHAI BÚT

Thưa Quý Netters:

Như tôi đã hứa: sẽ đưa một số bài Thơ Ngụ Ngôn của De La Fontaine do thân phụ của chúng tôi, Cụ Đàm Duy Tạo, dịch sang tiếng Việt. Vì tôi bị quá bận rộn với nhiều thứ khác nhau nên việc đưa bài lên Blog đã bị đình trệ trong mấy tháng vừa qua.

Xin tự hứa: sẽ bớt làm những thứ “ngà voi” khác để sang năm mới 2014 này, chúng tôi sẽ đưa lên mạng nhiều bài vở hơn. That’s my resolution for 2014 .

Xin mời quý vị vào đọc bài thơ dịch dưới đây mà thân phụ chúng tôi đã công phu dịch sang tiếng Việt trong lúc Cụ đã gần 90 tuổi tại vùng “Đất Lạnh Tình Nồng” Canada. Tay trái cầm kính “lúp”, tay phải tuy bắt đầu run run, nhưng vẫn viết, đầu óc vẫn còn tinh tường. Viết cho quên những buồn phiền, viết như hơi thở để sống còn, viết để cho con cháu Cụ đọc sau khi Cụ đã mãn phần…

Hôm nay, trời Canada đang đổ tuyết buốt lạnh và giữa đêm khuya ngày đầu năm 2014, con trai kế út của Cụ “đốt lò hương cũ…” hân hạnh và trân trọng, kính mời Quý Vị vào đọc/xem công trình của Cụ trong việc dịch thuật này …

Simonide préservé par les Dieux

On ne peut trop louer trois sortes de personnes :
Les Dieux, sa Maîtresse, et son Roi.
Malherbe le disait ; j’y souscris quant à moi :
Ce sont maximes toujours bonnes.
La louange chatouille et gagne les esprits ;
Les faveurs d’une belle en sont souvent le prix.
Voyons comme les Dieux l’ont quelquefois payée.
Simonide avait entrepris
L’éloge d’un Athlète, et, la chose essayée,
Il trouva son sujet plein de récits tout nus.
Les parents de l’Athlète étaient gens inconnus,
Son père, un bon Bourgeois, lui sans autre mérite :
Matière infertile et petite.
Le Poète d’abord parla de son Héros.
Après en avoir dit ce qu’il en pouvait dire,
Il se jette à côté, se met sur le propos
De Castor et Pollux, ne manque pas d’écrire
Que leur exemple était aux lutteurs glorieux,
Elève leurs combats, spécifiant les lieux
Où ces frères s’étaient signalés davantage.
Enfin l’éloge de ces Dieux
Faisait les deux tiers de l’ouvrage.
L’Athlète avait promis d’en payer un talent ;
Mais quand il le vit, le galand
N’en donna que le tiers, et dit fort franchement
Que Castor et Pollux acquitassent le reste.
Faites-vous contenter par ce couple céleste.
Je vous veux traiter cependant :
Venez souper chez moi, nous ferons bonne vie.
Les conviés sont gens choisis,
Mes parents, mes meilleurs amis. Soyez donc de la compagnie.
Simonide promit. Peut-être qu’il eut peur
De perdre, outre son dû, le gré de sa louange.
Il vient, l’on festine, l’on mange.
Chacun étant en belle humeur,
Un domestique accourt, l’avertit qu’à la porte
Deux hommes demandaient à le voir promptement.
Il sort de table, et la cohorte
N’en perd pas un seul coup de dent.
Ces deux hommes étaient les gémeaux de l’éloge.
Tous deux lui rendent grâce ; et pour prix de ses vers,
Ils l’avertissent qu’il déloge,
Et que cette maison va tomber à l’envers.
La prédiction en fut vraie ;
Un pilier manque ; et le plafonds,
Ne trouvant plus rien qui l’étaie,
Tombe sur le festin, brise plats et flacons,
N’en fait pas moins aux Echansons.
Ce ne fut pas le pis ; car, pour rendre complète
La vengeance due au Poète,
Une poutre cassa les jambes à l’Athlète,
Et renvoya les conviés
Pour la plupart estropiés.
La renommée eut soin de publier l’affaire.
Chacun cria miracle. On doubla le salaire
Que méritaient les vers d’un homme aimé des Dieux.
Il n’était fils de bonne mère
Qui, les payant à qui mieux mieux,
Pour ses ancêtres n’en fit faire.
Je reviens à mon texte et dis premièrement
Qu’on ne saurait manquer de louer largement
Les Dieux et leurs pareils; de plus, que Melpomène
Souvent sans déroger trafique de sa peine ;
Enfin qu’on doit tenir notre art en quelque prix.
Les grands se font honneur dès lors qu’ils nous font grâce :
Jadis l’Olympe et le Parnasse
Etaient frères et bons amis.

THI SĨ ĐƯỢC THIÊN THẦN PHÙ HỘ
simonid-X
Có ba vị tha hồ ta tán:    1
Vua, thiên thần và bạn tình nương,
Ấy câu châm ngữ ngọc vàng.    2
Mà thầy Man-Lẹp dạy làng thơ văn.    3
Lời tán tụng mơn man siêu dạ,
Coi thiên thần đền trả sao đây
Si-mo-nit định ra tay
Tặng nhà lực sĩ thơ hay một bài.
Thấy sự thực thi tài không đẹp,    4
Khó đem vào gò ép nên thơ:
Tổ tiên danh giá trụi trơ,    5
Mẹ cha cũng chỉ khù khờ vậy thôi,    6
Mà hắn cũng không tài đặc sắc;    7
Rõ nguồn văn bế tắc khô khan.    8
Nhà thơ theo sáo viết tàn,    9
Tán bừa lực sĩ mở màn áng văn.    10
Rồi quay tán con thần Tích Lịch.
Là Cat-To, Pon-Luých hai ông.    11
Nêu gương lẫm liệt soi chung.    12
Tán dương hết thẩy chiến công vang trời;
Bao nhiêu chỗ các ngài xuất sắc.    12b
Tả đủ ra siêu cực vô biên;    13
Tụng thần đoạn ấy liên miên.    14
Chia ba tác phẩm hết nguyên hai phần.
Lực sĩ thấy lời văn hùng vĩ,    15
Hẹn đền ơn thi sĩ lạng vàng.
Nhưng khi cạn kẽ xem tường,    16
Ba phần vàng nọ bỗng chàng bớt hai,
Và thẳng cánh trả lời thi sĩ:    17
“Phần thiếu đòi hai vị thiên thần.
Nhưng sao làng vẫn mang ơn,
Kính bầy dạ yến tình thân xin mời.    18
Tiệc long trọng tình người lựa chọn:
Song thân tôi và bọn thâm giao.    19
Chiếu tình ngưỡng mộ tài cao.    20
Xin đừng từ chối lẽ nào, cám ơn”.
Ci-mô-nit dẹp hờn vui nhận:    21
Mất của rồi sợ mất cả ân.
Tiệc kia đúng hẹn tới ăn,
Tạc thù niềm nở, chủ tân vui vầy    22
Đương chè chén bỗng nay sự lạ:
Một người nhà tất tả vào thưa;    23
“Cửa ngoài hai khách đứng chờ,
Nhắn mời lâp tức nhà thơ việc cần”.
Thi sĩ vội rời chân khỏi tiệc,
Đoàn khách ăn cứ việc ngồi xơi.
Thì ra hai vị sinh đôi.    24
Đến tìm thi sĩ ban lời cám ơn.
Và để thưởng lời văn gấm vóc,    25
Truyền bạn thơ tức tốc lẩn ngay.    26
Cơ trời tiết lộ cho hay:
Chỉ trong giây lát nơi đây sẽ nhào.
Lời thần bảo phút đâu thấy thật:
Một cột nhà biến mất bỗng dưng.
Mái trần không cột chống nâng,
Rơi vào giữa đám tưng bừng vui say.
Bao chai, đĩa phút giây vỡ hết.
Lũ trì hồ sống chết kể chi. 27
Chàng lực sĩ mới thảm thê:
Thiên thần muốn tỏ thiên uy chớ lờn:
Và muốn rửa sạch hờn cho bạn,    28
Văng giầm tin chàng nát hai chân.    29
Lại cho cả bọn khách ăn,
Phần nhiều què gẫy chung phần thiên tai.
Thần Phê Báo trổ tài bá cáo.    30
Đem chuyện này phi báo khắp nơi. 31
Thẩy đều tán tụng oai trời,
Nhà thơ thiên quyến ngươi người ước ao. 32
Tiền nhận bút đua nhau trả đắt, 33
Gấp mấy lần cũng nhảng kêu ca.
Phàm ai là kẻ con nhà 34
Muốn cho danh giá ông cha lẫy lừng,
Đem vất của đến dâng thi bá, 35
In thơ đề mới hả, mới sang.
Này đây truyên kể ý tường:
Đức thần chớ ngại tân dương hết lời.
Nhà văn phải lộc trời vinh hưởng; 36
Nghề văn: nghề cao thượng phải tôn;
Vương hầu có được ban ơn;
Bao dung văn sĩ, tâm hồn mới cao:
Văn phong, thần lĩnh xưa đâu. 37, 38
Là anh em ruột, lại bầu bạn thân.

Giải nghĩa:

1. Tán là tán tụng, tỏ lòng kính khen bằng lời nói hay bằng văn thơ.
2. Thâm ngữ là nhưng lời khuyên nhủ nên làm. Cổ nhân thường viết những lời khuyên này thành văn thơ vắn tắt cho dễ nhớ.
3. Ma-lép nguyên tên Pháp là Malherbe, là một nhà văn nổi tiếng là có những lời hài hước rất thâm thuý tế nhị. Ông được Vua Pháp Henri IV và Louis XIII rất trọng đãi (1555-1628).
3. Làng thơ văn là các nhà văn thơ.
4. Thi tài là những tài liệu để làm lời thơ.
5. Tổ tiên tức là cụ- kỵ- ông- cha.
6. Khù khờ là ngu đần tầm thường.
7. Đặc sắc là những điều tài giỏi đặc biệt hay giỏi.
8. Bế tắc – Bế là đóng lại, tắc là lập lại. Làm bài văn thơ cũng ví như ta khơi một ngòi nước, nếu nguồn nước thông thì khơi dễ thành ngòi lớn.
Nếu nguồn nước bị đóng bị lấp lại, thì khơi sao được thành ngòi. Làm bài văn thơ cũng vậy, nếu nguồn ý tứ dồi dào thì viết dễ được bài hay lắm, nếu nguồn ý tứ khô khan như bế tắc lại thì viết sao được văn thơ hay. Nay tổ tiên bố mẹ nhà lực sĩ đã tầm thường quá mà chính nhà lực sĩ này cũng chẳng có tài cán gì hơn người, chỉ rõ là nguồn thơ bế tắc, bởi vậy nhà thi sĩ Simonide phải mượn những tài liệu oai hùng của 2 vị thiên thần để viết cho được bài văn hay để mà tán dương Lực sĩ.
9. Sáo là luật lệ thông thường phải theo để viết một bài văn thơ.
10. Mở màn là viết đoạn mở đầu bài văn.
Áng văn là một bài văn hay.
11. Castor , Pollux (phiên âm là Cat-to và Bon-Luych) là hai anh để sinh đôi, con thần Jupiter, đều có tài cưỡi ngựa và tài chiến trận, sau bay lên trời thành sao Gémeaux
12. Lẫm liệt là mạnh lừng lẫy – xuất sắc là tài hơn người.
13. Siêu cực vô biên là cao rộng quá mức, không bờ bến.
14. Tụng thần là tận tụng thần thánh.
15. Hùng vĩ là mạnh giỏi, cao đẹp lắm.
16. Cặn kẽ là xem xét suy nghĩ thật kỹ.
17. Thẳng cách là nói thật ngay trước mặt một cách cứng rắn.
18-19. Song thân là hai bố mẹ. Thâm gia là bạn thân.
20. Chiếu tình là soi xét tấm lòng thành thật.
21. Dẹp hờn là nén lòng hờn giận xuống.
22. Trong bữa tiệc, chủ rót rượu mời khách gọi là chén tạc. Khách rót rượu mời lại chủ gọi là chén thù. Tân là khách, chủ là chủ nhà.
23. Tất tả là vội vàng có vẻ lo sợ.
24. Sinh đôi tức là 2 vị thiên thần Castor và Pollux.
25. Lời văn gấm vóc là lời văn hay đẹp như hoa thêu trên gấm vóc.
26. Lẩn ngay là sẽ trốn đi mau.
27. Trì hồ là những người hầu, cầm hồ giót rượu trong bữa tiệc.
28. Bạn tức là Thi sĩ Simonide, được 2 vị thần coi như bạn.
29. Giần là cái sà gỗ thật to nâng cả các bộ phận phần mái nhà.
30. Thần Phe-Báo – (Divinite-allegoigé) có muôn mắt muôn miệng, là con Jupiter và La Tể, chủ việc phê bình và báo cáo để truyền bá những việc hay việc dở ở trên thế gian cho ai cũng biết.
31. Phi báo : Phi là bay, Phi báo là bay đi mà báo cho thật nhanh.
32. Thiên quyến: Thiên là Giời, là vua. Quyến là thân yêu như con cháu, như người nhà. Thiên quyến đây là người thi sĩ được thiên thần thân yêu.
33. Nhuận bút là của tặng làm quà cho văn sĩ để đền công và khuyến khích.
34. Kẻ con nhà là những con cháu nhà sang trọng, tử tế.
35. Thi bá là bực thi sĩ hay nổi tiếng, được coi như bực chúa tể ở làng thơ
36. Lộc Giời vinh hưởng là được hưởng lộc Giời cho một cách vẻ vang.
37. Văn Phong nghĩa đen là ngọn núi các nhà Văn sĩ ở. Đây mượn tên dẫy núi Văn Phong ở tỉnh Thái Nguyên Bắc Việt để mà dịch chữ Parnasse là tên ngọn núi ở Hy Lạp mà người Hy Lạp xưa cho nơi hội họp của các nhà Thi sĩ.
38. Thần Lĩnh nghĩa đen là ngọn núi có thần thiêng, như Thái Lĩnh, Tản Linh, Đây dùng chữ Thần Lĩnh để dịch chữ Olympe.
Tác giả dùng chữ Olympe và chữ Parnasse để tương trưng cho Vua chúa và Thi sĩ, và hai câu kết bài Fable nói: Bọn vua chúa và bọn văn sĩ là một họ một bè với nhau. Vua chúa thì cần phải được thi sĩ chúc tụng, thi sĩ thì chỉ cần vua chúa bênh vực mới nổi danh có lợi.

Dịch giả

Đàm Duy Tạo (1895-1988)

LE CORBEAU ET LE RENARD : THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE VÀ THÂN PHỤ CHÚNG TÔI

Thưa Quý Vị:

Chắc Quý Vị cũng đã vào đọc Blog “Truyện Kiều” do cụ Đàm Duy Tạo, thân phụ của anh em chúng tôi, giảo đinh và tường giải.

http://kimvankieu.wordpress.com/

Đây là một công trình mà Cụ đã theo đuổi trong rất nhiều năm hồi còn ở Saigon trước năm 1975.
Trong thời gian còn ở Việt Nam, ngòai việc dịch sánh cho Ban Tu Thư tại Saigon, Cụ còn bỏ thì giờ để dịch một số Thơ ngụ ngôn của tác giả De La Fontaine từ tiếng Pháp sang tiếng Việt trong những lúc rảnh rỗi và để tránh cảnh nhớ nhung các con cháu sống xa Cụ trong lúc tuổi già.

Sua khi Cụ đã di tản sang Mỹ, rồi Canada vào năm 1975 ở tuổi 80, Cụ đã rất đau buồn nhớ thương các con, các cháu còn bị kẹt ở lại Việt Nam. May mắn thay: tôi đã kiếm được cuốn “Kim-Vân-Kiều” do Cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ tường giải và biếu lại Cụ cuốn sách này (Cụ đã gửi sang Úc cho tôi vào năm 1965). Cụ đã mải mê ngày đêm đọc lại cuốn Truyện Kiều này và tự tay giảo đính lại những chỗ sai lầm. Nhờ vậy mà Cụ không còn nhiều thì giờ để mà nhớ thương con cháu, đợi chờ tôi những lúc tôi còn phải đi làm ban ngày và tránh được bệnh Lãng trí. Sau đó, chúng tôi còn mua tặng Cụ cuốn “Fables, De La Fontaine” của nhà xuất bản Classiques Garnier để Cụ có thì giờ đọc thêm tiếng Pháp. Nhờ vậy mà Cụ đã giảo đính và tường giải xong cuốn Kiều và dịch được khỏang 50 bài thơ của La Fontaine theo dạng Lục-Bát với phần giải nghĩa rất công phu khi Cụ đã 87 tuổi.

Tôi may mắn được Cụ trao cho tập hồ sơ về Truyện Kiều và cả một “binder” với 50 bài thơ dịch do chính tay Cụ đã chép lại và cuốn sách “Fables De La Fontaine” của nhà xuất bản Classiques Garnier mà chúng tôi đã biếu Cụ vào năm 1977.

Hơn 20 năm sau khi Cụ đã qua đời (1988), may mắn nhờ có “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa”, chúng tôi mới có thể đưa lên Internet được cuốn “Kim-Vân-Kiều” (tuy phần đánh máy không được đẹp đẽ như ý muốn nhưng đây là bản gốc do chính Cụ chua chữ Nho và chữ Nôm). Năm nay, 2013, để kỷ niệm 25 năm sau khi Cụ qua đời, chúng tôi mới kiếm ra người đánh máy chữ cả phần Pháp Văn và Việt Văn (tôi chỉ đánh máy được bằng 2 ngón tay và ngồi lâu trên bàn đánh máy và PC, cái lưng già nó làm reo). Chúng tôi sẽ dần dần đưa lên mạng những bài thơ dịch này, mỗi khi đã đánh máy và “edit/proof read” xong những bài khác.

Xin ra mắt Quý Vị bài đầu tiên:
Back-Yard Birds, White Rock, NM
BÀI 1.

LE CORBEAU ET LE RENARD

Maître Corbeau, sur un arbre perché,
Tenait en son bec un fromage.
Maître Renard, par l’odeur alléché,
Lui tint à peu près ce langage:
Que vous êtes joli! que vous me semblez beau!
Sans mentir, si votre ramage
Se rapporte à votre plumage,
Vous êtes le Phénix des hôtes de ces bois.”
A ces mots le Corbeau ne se sent pas de joie;
Et pour montrer sa belle voix,
Il ouvre un large bec, laisse tomber sa proie.
Le Renard s’en saisit, et dit: “Mon bon Monsieur,
Apprenez que tout flatteur
Vit aux dépens de celui qui l’écoute:
Cette leçon vaut bien un fromage, sans doute.”
Le Corbeau, honteux et confus,
Jura, mais un peu tard, qu’on ne l’y prendrait plus.

BÀI 1
FOX-XXY-6
CON QUẠ VÀ CON CÁO

Anh Trạng Quạ càm phong bánh sữa. (1)
Đậu trên cây sắp sửa rỉa ăn. (2)
Đánh hơi Trạng Cáo lại gần, (3)
Trông lên đưa mấy lời thân tỏ lòng:
“Kính chào chúc Ô-Công vạn tuế (4)
Trông Ngài sao đẹp thế xinh vầy! (5)
Giọng ca Ngài nếu cũng hay,
Sánh cùng bộ mã đẹp này đáng đôi.
Thì rõ thật đáng ngôi Phượng-Đế, (6)
Dân rừng này xiết kể vinh lây!” (7)
Quạ nghe vui hứng tràn đầy,
Quên mồi, há mỏ trình bày giọng tiên. (8)
Vồ được bánh, Cáo đền ơn bảo:
“Thưa Hiền ông, nên hiểu trò đời: (9)
Những quân phỉnh nịnh bốc giời (10)
Sống trên lưng kẻ ưa lời tán khen
Quà ông tặng đáng tiền quí thật (11)
Lời tôi dâng cũng rất đáng đồng!” (12)
Quạ nghe hối tiếc thẹn thùng,
Thề không dại nữa, nhưng không kịp rồi.

GIẢI NGHĨA

(1) Càm là cằm ở giữa hai mỏ trên mở dưới

(2) Rỉa là lấy mỏ mổ từng tí bánh lên mà ăn

(3) Đánh hơi là tìm mồi bằng hơi hít vào mũi – Trạng: Người đỗ cao nhất khoa Tiến sĩ gọi là Trạng Nguyên, nên ta hay dùng tiếng “Trạng” để gọi nhưng người giỏi nhất hạng về một nghề gì, thí dụ như Trạng Cờ,Trạng thơ, Trạng ăn… Rồi người ta cũng dùng tiếng “Trạng” để gọi một cách chế diễu những kẻ tài giỏi nhưng có mánh khóe không chính đáng, thí dụ như nói Trạng, nói khoác, Trạng lừa đảo. Đây dùng tiếng “Trạng” để dịch chữ “Maitre” ở nguyên văn con quạ thì là Trạng ngốc, Con Cáo thì là Trạng láu.

(4) Ô-Công: là chim Quạ, Công là vị Công Tước. Ô-Công là ông Công Tước Quạ – Dùng chữ Ô-Công này để dịch chữ “Monsieur Du Corbeau”. Người nước Pháp bây giờ vẫn còn dùng chữ De, chữ Du đặt ở trên chữ tên mình để tỏ ra mình là con cháu một vị Quý Phái trước. Đây con Cáo nó tâng bốc con Quạ là là một vị Quý Phái.

(5) Đây dùng chữ “Đẹp” và chữ “Xinh” để dịch chữ “Beau” và chữ “Joie”.

(6) Phượng Đế là ông vua các loài chim, vì Phượng Hoàng theo văn chương ta ngày xưa là loai chim thiêng liêng, lông đẹp hót hay nhất.

(7) Dân rừng đây là nói tất cả các loài chim muông ở trong rừng.

(8) Giọng tiên là giọng hót hay như tiên hát.

(9) Hiền ông là ông bạn tử tế bậc trên. Đây con Cáo nó đã hạ địa vị con Quạ xuống là bạn.

(10) Bốc giời là phỉnh phờ tâng bốc người khác cao lên tận giời để lừa mà cầu lợi vào mình.

(11) Tặng là người trên cho người dưới một món quà một cách lễ phép.

(12) Đáng đồng là đáng giá đồng tiền với quà người ta cho mình.

Dịch giả:

Đàm Duy Tạo (1895-1988)

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung