Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: NGƯỜI VIỆT ĐÓ ĐÂY

GIỚI THIỆU ỨNG CỬ NGHỊ VIÊN (COUNCILLOR CANDIDATE) KEVIN VƯƠNG, WARD 10 (SPADINA – FORT YORK), TORONTO, CANADA

 

 

Ngày bầu cử Thành Phố Toronto,  22 tháng 10, 2018 sắp tới. Hội Vận Động Dân Sự – Hỗ Trợ Bầu Cử (Vietnamese Canadian Voting & Advocacy Association) xin được gởi bài phỏng vấn sau đây về Kevin Vương.

Kevin năm nay 29 tuổi, xuất thân từ gia đình người tỵ nạn Cộng sản, sanh ra và lớn lên tại Toronto, tốt nghiệp trường Đại Học Toronto và đang dạy học tại đây (Faculty of Medicine’s Translational Research Program). Kevin cũng là sĩ quan trong lực lượng trừ bị của Hải Quân Hoàng Gia Canada (Naval Reserve Officer in the Royal Canadian Navy). Ngoài ra, Kevin cũng được kể vào số các Lãnh Đạo Trẻ của cả nước Canada do Nữ Hoàng chọn (one of Her Majesty The Queen’s Young Leaders for Canada). Kevin còn là người rất quan tâm đến Cộng Đồng Người Việt qua việc tham gia và làm việc thiện nguyện trong các sinh hoạt cộng đồng.

 

Lần này Kevin ra ứng cử Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Toronto với mong muốn trở thành tiếng nói đại diện cho đồng bào Việt trong guồng máy của chính quyền thành phố. Kevin và các bạn trong nhóm vận động bầu cử đã làm việc ngày đêm và hiện nay là một trong vài người có nhiều triển vọng thắng cử nhất.

 

Một số anh chị em trong cộng đồng đang cùng nhau tổ chức buổi họp mặt để vận động tranh cử cho ông Thị Trưởng John Tory và bạn trẻ Kevin Vương. Xin kính mời quý đại diện các tôn giáo, hội đoàn, truyền thông và quý đồng hương tham dự vào 6 giờ 30 chiều Chủ Nhật 14 tháng 10, 2018 tại nhà hàng Dim Sum King Seafood, 421 Dundas Street West, lầu 3, Toronto. Vé tham dự là $30 để giúp chi phí tổ chức và thức ăn tại nhà hàng.

 

Quý đồng hương ủng hộ cho ông thị trưởng John Tory hoặc Kenvin Vuong từ $26 đến $300 sẽ được thành phố hoàn trả lại 75%. Ví dụ chúng ta ký cheque tặng $100 thì thành phố sẽ trả lại $75, chúng ta thực sự chỉ tốn $25.

Tất cả người dân trong toàn tỉnh bang Ontario đều được quyền ủng hộ và nhận tiền trả lại.

 

Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc: Lê Thuần Kiên 647-824-2830, Nguyễn Ngọc Duy 416-618-7306 (jsduynguyen@gmail.com)

Để tìm hiểu thêm về Kevin Vương, xin mời thăm trang Website: Kevinvuong.ca

 

 

PHỎNG VẤN ỨNG CỬ VIÊN KEVIN VƯƠNG

 

Hỏi (H):  Kevin Vương muốn làm được những gì nếu anh trúng cử nghị viên thành phố Toronto. Xin cho biết l‎ý do tại sao anh  ra tranh cử nghị viên khi anh đã có công việc vững chắc?

 

Đáp (Đ):  Tôi muốn phục vụ cộng đồng và thành phố Toronto qua việc làm chính trị. Cha mẹ tôi đã dậy dỗ về giá trị của sự làm việc cần cù và quan trọng nhất là lòng biết ơn. Đó là ‎lý do mà khi tôi đang đi làm, tôi lại xin nghỉ và gia nhập Hải Quân Canada (Her Majesty’s Royal Canadian Navy). Công việc của tôi là đi kiếm người và cứu người, nhất là tìm cách giải nguy cho những ai đang lâm nạn. Tôi rất muốn phục vụ cộng đồng, trả ơn Canada và thành phố Toronto vì gia đình chúng tôi đã được giúp đỡ quá nhiều rồi. Điều này rất sâu đậm, xin chia sẻ tận đáy lòng.

Tôi tin mình có thể làm chính trị nhậy bén hơn, các nghị viên có thể đáp ứng dân chúng để giúp giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn. Khi làm chủ tịch của Hội những người ở Condo và Hội của cư dân tại Southcore, tôi đã làm việc liên tục, nghiêm túc và rõ ràng. Tôi sẽ hành xử như vậy khi tôi được bầu làm nghị viên. Tôi sẽ lắng nghe, suy ngẫm, lễ phép, và làm việc cho có kết quả tốt.

 

H:  Kevin vẫn còn làm thiện nguyện viên cho thành phố Toronto và cộng đồng Việt Nam, phải không?

 

Đ:  Tôi bắt đầu làm thiện nguyện tại chùa Pháp Vân, nhờ cơ duyên đó tôi đã biết thêm rất nhiều về cộng đồng. Khi vào đại học Western, tôi gia nhập ngay Câu Lạc Bộ Sinh Viên Việt Nam. Trong những năm học để lấy bằng cử nhân, tôi gia nhập Hội Bóng Đá (Soccer) và Thể Thao.

Khi tôi học gần xong bằng Cao Học (Masters) tại đại học Toronto trong phân khoa Luật, tôi có cơ hội gia nhập cộng đồng Việt Nam mình. Tôi muốn trả ơn xã hội bằng cách giúp đỡ các em sinh viên nhỏ tuổi hơn tôi. Tôi chỉ dẫn cho các em trong việc học và khi đi làm, giống như các anh chị sinh viên khác đã giúp đỡ tôi vậy. Tôi quyết tâm giúp đỡ và gây dựng cho thế hệ trẻ, điều này tôi đã học được từ cha mẹ tôi và cộng đồng.

 

H:  Xin Kevin cho biết về giải thưởng đã nhận được từ Nữ Hoàng Anh và các giải thưởng khác.

 

Đ:  Tôi rất hãnh diện nhận đươc giải thưởng Lãnh Đạo Giới Thanh Niên của Nữ Hoàng Anh (The Queen’s Young Leader for Canada). Là người duy nhất gốc Việt Nam, tôi cảm thấy hãnh diện được tiếp kiến Nữ Hoàng nước Anh tại Buckingham Palace. Xin tri ân các đoàn thể và các cơ quan đã công nhận vai trò phục vụ của tôi và những thành quả cho thành phố Toronto và xứ sở Canada. Sau đây là vài giải thưởng đã nhận:

 

Canada’s top 30 under 30 (30 người đứng hàng đầu dưới 30 tuổi)

Fellow of The Royal Commonwealth Society (Thành viên Hoàng gia Liên Hiệp Anh)

Fellow of The Royal Society of Arts (Thành viên của Hội Mỹ Thuật Hoàng Gia)

Fellow of The Aspen Institution (Thành viên của Trung tâm Aspen)

Canada’s top under 30 Pan-Asia leader (Thành viên lãnh đạo dưới 30 tuổi của Hiệp Hội gốc Á Châu của Canada)

The Robert G. Siskind Entrepreneurial Medal (Huy chương của Hội Thương Gia Robert Siskind)

Volunteer Toronto Legacy Award (Giải Thiện Nguyện Viên của Toronto Legacy)

The VAT Community Service Excellence Award (Giải Thiện Nguyện Viên xuất sắc của Hội Người Việt)

Vietnamese Community Leader Award (Giải Lãnh Đạo của Cộng Đồng Việt Nam)

 

H:  Nếu Kevin trúng cử Nghị viên tháng 10 năm 2018, xin cho biết anh sẽ làm gì mà anh là thấy quan trọng?

 

Đ:  Tôi đã và đang làm việc cho thành phố trong chức vụ là chủ tịch của Hội Cư Dân của Southcore (Southcore Residents Association), chúng tôi đã mở rộng kinh doanh về địa ốc mục đích là để các khu phố được an sinh tốt đẹp, nhà cửa đủ rộng, hè phố dễ đi lại và tránh cho dân chúng không bị phiền hà vì khu phố đang xây cất. Tôi cũng hãnh diện đã là tiếng nói trung thực nhất của cư dân trong Ủy Ban Điều Trần. Thay mặt chính phủ Ontario tôi đã điều tra các thang máy về phần an toàn.

Trong chức vụ chủ tịch của các Condo, tôi đã được cư dân bầu cho việc quản trị các nhà cao ốc trong 7 năm rưỡi. Từ vấn đề an toàn cho chung cư, đến những nhu cầu cho dân chúng đưa lên đến Hội Đồng Thành Phố, Chính Phủ Liên Bang và Tỉnh Bang.

 

H: Theo Kevin, vấn đề nào quan trọng nhất trong khu anh ứng cử và nhất là trong Cộng Đồng Người Việt?

 

Đ: Trong khu vực tôi ứng cử có những thứ cần phải giải quyết:

– Xe buýt, tầu điện ngầm cần chạy tốt.

– Giảm bớt ứ đọng giao thông.

– Thuế không nên tăng.

– Có thêm cây cối.

– Các cao ốc phải cho mọi tầng lớp, từng gia đình sống cho thoải mái.

– Đường đi bộ, đường đi xe đạp cho hợp lý.

– Cơ sở hạ tầng về giao thông, cộng đồng và dịch vụ xã hội.

Còn về Cộng Đồng Việt Nam, tôi thấy mình cần phải biết cách sử dụng tài năng và phân chia công việc cộng đồng. Cộng Đồng mình có rất nhiều triển vọng, nhưng tôi thấy có nhiều dịch vụ khá giống nhau. Nếu cứ giữ cách làm việc chẳng thay đổi thì chưa thực dụng hết tiềm năng. Cần phải biết cách cải thiện sự liên hệ giữa thế hệ trẻ và thế hệ đi trước. Thế hệ trước đã làm việc cần cù để tạo nền móng và bây giờ đến phiên tôi và thế hệ trẻ tiếp tục trọng trách và nâng cấp.

 

H: Xin Kevin góp ý về tháng Tư Đen và lá Cờ Vàng ba sọc đỏ.

 

Đ: Lá cờ Vàng không những chỉ tượng trưng về Di Sản và Tự Do mà nó còn mang tính cách lịch sử.

Cha mẹ tôi đã phải sống trên thuyền nhiều ngày để vượt biển, lánh nạn Cộng sản. Họ đã phải chống cự bọn cướp biển, may mắn còn sống sót để đến được trại tị nạn.

Di sản dân tộc, lá cờ Tự Do và Tháng Tư Đen đã nổi bật, nói lên ý chí can trường của người Việt chống lại sự bạo tàn dã man của thực dân Pháp và sau đó là tệ nạn Cộng Sản. Tôi đọc lịch sử Việt Nam để hiều thêm về quá khứ mà gây thêm sức mạnh, quyết chí vươn lên bất chấp các sự gian lao trong cuộc sống mới.

 

H: Theo Kevin, vai trò của đất nước Canada như thế nào trong nạn buôn bán người (human traffic), tức là hiện tượng nô lệ tân thời (modern-day slavery). Làm sao anh có thể giúp được người dân ở Việt Nam?

 

Đ: Ai cũng có quyền làm người. Kevin sẽ đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam và hải ngoại. Bây giờ, trọng tâm của tôi là Toronto vì ở đây mình có thể làm việc hữu hiệu nhất với nền móng có sẵn. Tôi rất lấy làm hãnh diện khi thấy Canada đã có thái độ cứng rắn với nạn buôn người.

 

H: Xin Kevin cho biết anh đã học hỏi những gì và đã sẵn sàng làm việc trong chức vụ Nghị Viên này chưa?

 

Đ: Tôi đã có nhiều kinh nghiệm về thu thập ý kiến chung, gặt hái kết quả dùm cho văn phòng của các nghị viên. Hiện nay, Hội Đồng Thành Phố Toronto chưa đẩy mạnh về các vấn đề thương mại, nhưng tôi sẽ là người “điền vào chỗ trống” đó, vì tôi đã từng làm việc trong ngân hàng và tôi đã từng là thương gia, dạy học ở Đại Học Toronto… Chúng ta rất cần đầu tư vào những thứ cần thiết cho thành phố như xe buýt, xe điện ngầm, giúp người nghèo… Cần biết cách làm sao để có tiền làm những công việc này.

Tôi đã có 7 năm rưỡi kinh nghiệm điều hành Hội Đồng Quản Trị các nhà cao ốc trong khu vực (ward) của tôi và trong khu thành phố Toronto. Tôi cũng là cựu sinh viên của Phân khoa Luật tại Đại Học Toronto và Đại Học Western. Như vậy tôi sẽ đem kinh nghiệm học vấn, kinh nghiệm thương trường vào chức vụ nghị viên để góp sức xây dựng Cộng Đồng tại đây.

 

H: Kevin sẽ làm gì trong những sinh hoạt Cộng Đồng Việt Nam?

 

Đ: Tôi đã cố gắng và sẽ tìm đủ mọi cách để sinh hoạt cùng Cộng Đồng Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm từ các vị cao niên, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng để biết Cộng Đồng mình đang cần gì, nhờ thế sẽ giúp cho cộng đồng và thành phố một cách đắc lực. Tôi đã được phát biểu trong ngày tưởng niệm 50 Tết Mậu Thân, tham dự Lễ Thượng kỳ, các sinh hoạt trong cộng đồng…

 

H: Xin cho biết Kevin sẽ trau dồi tiếng Việt ra sao?

 

Đ: Cách học hay nhất là hòa nhập để trải nghiệm. Tôi đã gia nhập vào giúp Hội Người Việt Toronto là để nhập cuộc và học thêm tiếng Việt. Nhiều khi tôi phải hỏi lại cho rõ, tôi sẽ cố gắng và chú tâm để học tiếng Việt khá hơn.

Ngoài tiếng Việt tôi biết tiếng Cantonese, tiếng Madarin. Tôi cũng muốn học thêm về tiếng Pháp.

 

H: Xin cảm ơn Kevin Vương và chúc thành công

 

(Giáo sư Đàm Trung Phán chuyển ngữ từ tiếng Anh ra tiếng Việt)

 

Xin mời xem phần phỏng vấn Kevin Vương do đài SBTN Toronto thực hiện:

 

 

 

Ứng cử viên hội đồng thành phố Toronto Kevin Vuong – Candidate for Toronto City Council

 

 

 

 

 

 

QUỐC HẬN 2018 TẠI TỈNH BANG ONTARIO, CANADA

VẦNG TRĂNG VẰNG VẶC, AN NHIÊN, LẠNH BUỒN

Một đêm đầu tháng 12 năm 2017 khi hai vợ chồng chúng tôi đang ngồi ăn,  nhìn qua balcony về hướng đông,  tôi nhìn thấy ngay vầng trăng 16 to và tròn trong bầu trời rất lạnh với nhiều mây trắng, mây đen bay qua.

Những năm tháng về trước,  tôi cũng đã  từng thấy vầng trăng như vậy nhưng vào mùa hè,  mùa xuân và tôi đã định bụng lấy máy hình ra chụp và quay phim rồi lại bị bận cái nọ cái kia để rồi quên khuấy đi mất.

Kỳ nay,  đang cần ngắm trăng trăng tròn giữa tháng 12 nhất là vào mùa đông dưới bầu trời trong xanh lạnh buồn.  Đúng như cái bối cảnh trong nội tâm của tôi.  Bèn xin phép bà vợ cho ngừng ăn để tôi mang máy hình và cái monopod ra balcony chụp hình, không quên mặc quần áo cho thật ấm.

Vầng trăng ở một vị trí không quá cao, cũng không quá thấp mà lại không bị các nhà cao ốc che mất. Miên man vừa quay phim lại vừa chụp hình cùng một lúc.  Trong khi con mắt nhìn mặt trăng,  tôi thả hồn theo dõi vầng trăng với những đám mây trắng, mây đen đang trôi qua nhiều khi che lấp mất cả mặt trăng.  Tôi liên tưởng đến anh đang đi du lịch nhưng sẽ không bao giờ trở lại. Anh mới ra đi hai hôm trước.  Vợ chồng chúng tôi đã gặp anh và chị qua tình gia đình quen biết,  qua những câu chuyện tâm linh gọi hồn.  Anh luôn luôn vui vẻ và tôi yêu thích nhất cái tính khôi hài của anh.  Anh vừa là một người bạn vong niên anh lại vừa thân thương với tôi như một người anh ruột rất đặc biệt của tôi vậy.

Nhìn mây trắng, mây đen đang bay và che khuất Mặt Trăng,  tôi gửi hồn và chúc anh đang đi du lịch nhưng anh sẽ không bao giờ trở về lại Cõi Trần. Chụp hình cho đến khi mấy ngón tay lạnh cóng, tôi vào ăn tiếp.

Tối hôm đó, bèn kiếm vài bản nhạc liên quan đến Ánh Trăng nhất là để tiễn biệt anh vừa thoát khỏi cõi đời trần tục để trở về với Cõi Thiên Thu An Bình.  Có sinh và có tử.

Xin mời quý vị vào xem YouTube dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=QbZrd2ftfrw

 

Thân chúc Quý Vị bình an, khỏe mạnh

 

Đàm Trung Phán.

Jan.9, 2018

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2017 & NĂM MỚI 2018 – GÌN VÀNG GIỮ NGỌC CHO TIẾNG VIỆT TRUYỀN THỐNG TẠI HẢI NGOẠI

 

 

 

Thân chúc Quý Vị và thân quyến một Giáng Sinh đầm ấm và một Năm Mới an vui, khỏe mạnh .

 

Xin mời đọc:

 

GÌN VÀNG GIỮ NGỌC

 

 

DIỄN-VĂN CHỦ-ĐỀ CỦA GIÁO-SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP  TRONG LỄ KHAI-GIẢNG  KHÓA HUẤN-LUYỆN VÀ TU-NGHIỆP SƯ-PHẠM CÁC TRUNG-TÂM VIỆT-NGỮ NAM CALIFORNIA NGÀY 28-7-2017 TẠI LITTLE SAIGON.

 

Đau lòng phải giã biệt miền Nam khi cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy. Các truyền thống văn hóa Việt thể hiện qua các lễ lạc như Tết Nguyên Đán, Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Giỗ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu; các tập tục như quan, hôn, tang, tế, tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn được thiết tha duy trì trong các cộng đồng Việt hải ngoại. Và tiếng Việt truyền thống – nơi  lưu giữ cái linh hồn, cái tinh hoa, cái bản sắc, cái tình tự dân tộc thắm thiết của chúng ta – vẫn còn nguyên vẹn.

 

 

Tiếng Việt chúng ta mang theo là thứ tiếng Việt đẹp đẽ, thanh lịch, trong sáng. Đó là thứ tiếng Việt của Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh hãnh diện gọi là tiếng ta. Đó cũng là thứ tiếng Việt của Tự Lực Văn Đoàn, của Vũ Hoàng Chương, của Đinh Hùng, của các hệ thống giáo dục, văn học, báo chí, chính trị, kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

Điều rất đáng lo ngại là ngày nay, trong khi tiếng Việt truyền thống được chúng ta gìn vàng giữ ngọc với niềm tự hào ở hải ngoại, thì ở quê nhà nó đang bị thái hóa trầm trọng để phù hợp với lối sống vô liêm xỉ, thiếu đạo đức, mất hết tự ái dân tộc, gây ra bởi một chế độ phi nhân tàn bạo lấy súng đạn mà áp bức người dân bất hạnh.

Những đồng nghiệp tại trường Đại-Học Sư-Phạm Saigon của tôi bị kẹt lại sau 30-4-1975 kể lại chuyện đau lòng đầu tiên của họ khi “bên thắng cuộc” cho một “cán bộ giáo dục” và đoàn tùy tùng đến “tiếp quản” ngôi trường khả kính đã đào tạo nhiều ngàn giáo sư trung học đầy đủ khả năng và tư cách để phục vụ nền giáo dục nhân bản và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa. Lối xưng hô thô lỗ và cách đối xử kiêu căng hằn học của họ làm các cựu nhân viên giảng huấn (từ giảng viên cho đến giáo sư thực thụ) choáng váng. Tất cả bị gọi bằng “anh” hay “chị” và tất cả bị gọi là “giáo viên”. Vị giáo sư khoa trưởng bị đẩy ra khỏi văn phòng làm việc; câu châm ngôn Lương Sư Hưng Quốc sơn bằng chữ lớn trên bức tường gần cổng trường bị một lớp sơn mới quệt lên trên xóa hết tung tích.

Sau hơn 40 năm thái hóa, tiếng Việt bên quê nhà đã có thêm rất nhiều từ vựng mà chúng ta thấy thật “chướng tai” khi nghe nói và “gai mắt” khi thấy trong sách vở báo chí – với ý nghĩa chẳng trong sáng chút nào như được tuyên truyền. Từ vựng truyền thống đứng đắn chân phương bị thay thế bằng một thứ từ vựng ngô nghê, thô tục, cọc cằn, như  nhà hộ sinh trở thành “xưởng đẻ”; nữ quân nhân trở  thành “lính gái”; lạp xưởng trở thành “con sâu mỡ”.

Một số người thiện chí trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta (như hai ông Đào Văn Bình và Trần Văn Giang) đã thu thập được khá nhiều từ vựng quái dị này và cảnh báo đồng hương hải ngoại.   Tác giả Đào Văn Bình đã cho lên Internet cuốn Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời rất hữu ích cho giáo giới chúng ta muốn bảo vệ tiếng Việt truyền thống tinh tuyền tại hải ngoại. Đó là những từ vựng, từ ngữ đã nhiễm độc mà chúng ta phải tránh, không thể truyền bá trong cộng đồng hải ngoại, nhất là trong các lớp dạy tiếng Việt truyền thống từ mẫu giáo cho đến trung học và đại học. Đây là vài từ vựng và câu nói “đổi đời” tiêu biểu tôi tìm thấy trong TĐTVĐĐ : “động vật hoang dã” (dã thú), “lao động nữ” (nữ công nhân), “động não” (suy nghĩ), “vô tư” (thản nhiên), “anh muốn khẩn trương quản lý đời em” (anh muốn cưới em ngay), và “lối chụp hình tự sướng” (cách chụp hình selfie).

Mức nhiễm độc của tiếng Việt đổi đời ngày càng đáng sợ – nó đã tràn sang cả đại tác phẩm Truyện Kiều của dân tộc Việt. Một báo động đỏ thực sự! Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh –trong ngày giỗ cụ Nguyễn Du linh đình năm 1924 tại Hà Nội – đã tôn vinh với câu nói trước anh linh tiền nhân rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” đang bị phỉ báng và bức hại tại quê nhà. Khai pháo bởi ông kỹ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân khi ông ta phổ biến cuốn sách có một tựa đề ngạo nghễ  “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” trong một cuộc hội thảo về Truyện Kiều tổ chức cuối năm 2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong “công trình” ấy, ông đã “sửa” khoảng 1.000 chỗ trong tổng số 3.524 câu thơ Truyện Kiều.

https://kimvankieu.wordpress.com/

     Tại sao ông kỹ sư cơ khí lại làm chuyện động trời như vậy? Đây là lý do tại sao ông quyết định sửa đại tác phẩm của thi hào Nguyễn Du: “Truyện Kiều không còn thịnh như trước, do rào cản điển tích, chữ Hán, từ cổ, từ địa phương – chữ nghĩa Truyện Kiều rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh.” Một công việc quái đản xưa nay chưa thấy như vậy mà lại được “anh hùng lao động” Vũ Khiêu – một học giả từng làm viện trưởng Viện xã hội học – khuyến khích và tán dương, với lời nói quả quyết  rằng sách này “là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều”.

 

Còn nhớ xưa kia, vua Tự Đức rất giỏi văn thơ mà chỉ dám nhuận sắc vài chỗ không đáng kể trong Truyện Kiều rồi cho in nó thành “bản kinh” phổ biến trong dân gian.  Chúng ta cùng xem vài thí dụ về nỗ lực sửa Truyện Kiều  kỳ dị, lệch lạc, ngớ ngẩn, đoán mò, làm tối ý nghĩa của ông Đỗ Minh Xuân [dựa vào bài viết sắc bén có tựa đề “Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều” (khuyết danh tác giả) đăng tải trên Đời Sống Pháp Luật Online ngày 28-4-2014]:

  • Lạ gì bỉ sắc tư phong = “Mỗi người thứ có thứ không” [lời văn cục súc, quê mùa].
  • Thời trân thức thức sẵn bày = “Quả ngon thức thức xách tay” [một hành động thanh nhã, cao sang, dịu dàng trở thành một hành vi thô lỗ – như thể cô Kiều hái trái cây nhà mình, bỏ vào giỏ, rồi xách tay sang đưa cho Kim Trọng ăn].
  • Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương = “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương” [chứng tỏ sự dốt nát, đoán mò, không hiểu mạch tương nghĩa là nước mắtđã dào mạch tương nghĩa là nước mắt đã dào dạt ra].

Theo cái kiểu “sửa chữa” Truyện Kiều như hiện nay ở quê nhà thì chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn Truyện Kiều, dẫn đến chuyện không còn tiếng ta nữa, rồi bước kế tiếp là không còn nước ta nữa! Thi hào Nguyễn  Du và  học giả Phạm Quỳnh nơi cửu tuyền làm sao tránh khỏi  nỗi đoạn trường khi biết đến điều đau đớn này?

Bằng mọi giá, chúng ta phải biết rõ ranh giới giữa tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt “đổi đời” tới mức thoái hóa bên quê nhà. Thứ tiếng Việt tồi tệ ấy không thể có chỗ đứng trong các lớp dạy tiếng Việt truyền thống tại hải ngoại ở mọi trình độ.

TẾT TRUNG THU 2017 CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI VÙNG ĐẠI ĐÔ THỊ TORONTO, CANADA

Ngày 8 tháng 10, 2017, Cộng Đồng Người Việt quốc gia vùng Đại Đô Thị Toronto, Canada  đã tổ chức Tết Trung Thu rất trang trọng và thành công cho hơn 300 kiều bào Canada gốc Việt. Đặc biệt là có rất nhiều các cháu bé mặc y phục Việt Nam đầy mầu sắc dân tộc.

Kính mời Quý Vị vào xem hình ảnh , Video và đọc phần phóng sự qua:

  1. Hình ảnh:

https://get.google.com/albumarchive/110033572606660377857/album/AF1QipN4-Bt1L-TvE9p6xBVnSVS6btMVzkOao3tnHrQG?source=pwa

(2017-10-08- MID AUTUMN FESTIVAL – VIETNAMESE COMMUNITY OF TORONTO- Phan Dam/ Đàm Trung Phán)

 

https://www.flickr.com/photos/116262857@N03/sets/72157686105580452

(Tết Trung Thu 2017 – Duy Hân)

 

  1. Videos:

https://www.youtube.com/watch?v=0pIGwov7xvk

(Tết Trung Thu Cộng Đồng Người Việt Toronto – SBTN Video)

  1. Phóng sự:

http://thuduc-ontario.ca/Folder/trungthu-17/index.html

(Hình Ảnh & Videos Tết Trung Thu Cộng Đồng Do Các Hội Đoàn Quốc Gia Toronto Phối Hợp Tổ Chức Ngày 10/09/201 – Đặng Hoàng Sơn)

 

https://drive.google.com/file/d/0B369WU7NReuLa3ZlREx2bDRmc1k/view

( Bản Tin về Tết Trung Thu tại vùng Đại Đô Thị Toronto, Canada, 2017 – Nguyễn Ngọc Duy – Đặng Hoàng Sơn)

GIẶC ĐÃ ĐẾN NHÀ, TOÀN DÂN VIỆT NAM CÒN ĐỢI GÌ MÀ KHÔNG VÙNG DẬY !

Đặng Phương Nghi

 

 

 

HỠI CON CHÁU LẠC HỒNG, HÃY MỞ MẮT RA ĐỂ THẤY ĐẤT NƯỚC ĐANG BỊ TÀN PHÁ BỞI GIẶC TÀU VỚI SỰ ĐỒNG LÕA CỦA MỘT BẦY CẦM QUYỀN BÁN NƯỚC.

CHẲNG CÒN BAO LÂU CHÚNG SẼ BIẾN VIỆT NAM THÀNH MỘT TỈNH CỦA TRUNG QUỐC, CÙNG CHUNG SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA TÂY TẠNG VÀ TÂN CƯƠNG,

VÀ DÂN TA SẼ BỊ ĐẨY VÀO CẢNH NÔ LỆ, TRÊN ĐƯỜNG DIỆT VONG.

 

Chúng ta không còn thời gian nữa đâu, mỗi phút trần trừ là quân thù tiến thêm một bước trong sự khống trị chúng ta. Không tin ư ? Xin bạn hãy chịu khó đọc tiếp : Dưới đây là những điều đã được tiết lộ, có thể kiểm chứng qua các tài liệu trên Mạng ; còn nhiều nhiều nữa tôi không kể ra xiết vì sợ rườm rà hoặc chưa thâu được bằng cứ rõ rệt, nhưng thế cũng đủ để chứng minh âm mưu diệt chủng dân ta để quân Tàu thôn tính nước ta của bè lũ Trung cộng và Hán nô Việt cộng.

Đông dân Việt Nam ở quốc nội bị nhà nước cộng sản bưng bít và tuyên truyền láo phét về mọi mặt, chính trị, kinh tế, xã hội, vv., nhận thấy đời sống của mình ngày càng kiệt quệ, siêu cao thuế nặng, quan chức lộng hành, tai ương bệnh hoạn triền miên, dân Tàu nhan nhản vênh vang khắp mọi nơi đấy, nhưng chỉ biết than trời trách phận mà không tìm hiểu duyên cớ tại sao ra nông nỗi. Nguyên do chính là nhà cầm quyền cộng sản đã bán nước từ lâu cho Tàu cộng.

 

HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆP ƯỚC THÀNH ĐÔ

Giờ thì đã nhiều chứng cứ được đưa ra để khẳng định rằng Hồ Chí Minh, kẻ được nhà nước XHCN vinh danh là cha già dân tộc (làm như trước hắn không có dân Việt !) thực ra chỉ là một tên thiếu tá Tàu cộng, tên thật là Hồ Tập Chương, bí danh Hồ Quang, do Cộng sản quốc tế huấn luyện để nắm đầu nhóm cộng sản Việt Nam vào năm 1939 dưới lốt Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc mất tại nhà tù Hồng Kông năm 1932[i]. Nhưng dù là Tàu hay Việt, Hồ Chí Minh cũng trước hết là một kẻ man trá. Vì ngay cái tên Nguyễn Ái Quốc[ii] mà hắn dùng để được coi là một nhà yêu nước văn hay chữ tốt cũng là một cái tên ăn cắp ; bởi chính ra Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của ba nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền như Hồ Hữu Tường kể lại trong hồi ký « 40 năm làm báo » ; vì Nguyễn Tất Thành nhờ quen biết Phan Châu Trinh hay lai vãng tới chỗ các ông tụ họp, các ông đã đề nghị cho anh chàng ít học này đội cái tên Nguyễn Ái Quốc, để lừa sự theo dõi của mật thám Pháp đối với các ông ; do thời cơ đó Nguyễn Tất Thành nhận vơ luôn là nhà cách mạng tăm tiếng đã được mời đến hội nghị Tours (nơi Thành, NAQ giả, đọc bản diễn thuyết do NAQ thật viết), tác giả của những áng văn chương hùng hồn chống thực dân, như « Bản án chế độ thực dân », tuy bản văn này rõ ràng là do Nguyễn Thế Truyền viết như ghi trên bản in đầu của tập sách.

Năm 1948, thấy thủ đoạn cướp chính quyền và tuyên bố độc lập xạo[iii]của mình không đủ để cộng sản giật hẳn chính quyền khỏi tay Bảo Đại, Hồ Chí Minh đã quyết dùng vũ lực để lật đổ chế độ quốc gia dưới mỹ từ đánh đuổi thực dân, trong khi Pháp đã hết là thực dân và Việt Nam đang có một chính phủ tự do. Để thực hiện tham vọng này, Hồ Chí Minh đã không ngần ngại hứa biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự của Mao Trạch Đông (nếu Hồ tặc là người Tàu thì đó chỉ là việc thi hành lệnh của Mao). Bằng chứng là giao ước ký giữa Hồ và Mao ngày 12/6/1953 tại Quảng Tây[iv].

Cho nên, không lấy gì làm lạ khi vào năm 1990, sau chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979-1989)[v], trước sự tan vỡ của các chính thể cộng sản đông Âu, đám chóp bu Hà Nội tham quyền cố vị rủ nhau sang Trung Quốc khấu đầu xin phục tùng đàn anh và nguyện theo gương « Bác » dâng đất nước cho kẻ thù truyền kiếp thông qua mật ước Thành Đô. Đã là mật ước, văn kiện này không hề được công bố, nhưng với thời gian, sự thực thi những điều khoản « lạ lùng » trong đó, cộng với những sự hé lộ từ trong nội bộ đồn ra từ khoảng 2010, sự thật về hành động bán nước vô tiền khoáng hậu của lũ tặc quyền đã được phơi bầy ra ánh sáng. Tháng 4 năm 2013, thiếu tướng Hà Thanh Châu, chính ủy tổng cục công nghiệp quốc phòng, nhân dịp sang Mỹ thăm con du học bên ấy, xin tị nan chính trị và trao cho tạp chí The Foreign magazine một tập tài liệu bí mật của Tổng cục 2, theo đó mật ước Thành Đô chỉ là văn kiện chính thức cụ thể hóa những lời cam kết của Hồ Chí Minh với Trung cộng từ ngay 1926, được chấp nhận bởi nhà cầm quyền Việt Nam khi xin cầu hòa với Bắc Kinh vào tháng 8/1987. Chính Nguyễn Văn Linh đã đề nghị với Đặng Tiểu Bình năm 1987 tại Trùng Khánh rồi năm 1990 tại Thành Đô một chương trình « « sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc », qua chiến thuật « hòa bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không có ai có quyền biết đến » ». Và Đặng Tiểu Bình rồi Giang trạch Dân đã cho Việt Nam một thời hạn chuyển tiếp là 60 năm, phân làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm, kể từ năm 2000 :

2000 – 2020 : Việt Nam là một tỉnh tự trị

2020 – 2040 : Việt Nam là một tỉnh thuộc trị

2040 – 2060 : Việt Nam đổi tên là Âu Lạc và thành một tỉnh lỵ dưới sự quản trị của tổng đốc Quảng Châu.[vi]

Trên thực tế, kết quả của mật ước Thành Đô là một tiến trình sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc được thực thi như sau :

 

SỰ LỆ THUỘC VỀ CHÍNH TRỊ

  • Dựa trên những cam kết của tặc quyền Hà Nội, Bắc Kinh đã sau đó cho in bản đồ Trung Quốc với Việt Nam thuộc vào đất của họ để giảng dạy cho học sinh nước họ rằng Việt Nam là đất Trung Hoa, rồi mỗi khi sinh chuyện với Việt Nam là họ chửi Việt Nam là « đứa con hoang phản bội ». Phía nhà cầm quyền Việt Nam thái độ trước sau vẫn là sự im lặng nhục nhã
  • Năm 1992, Việt Nam sửa đổi Hiến pháp ban năm 1980 để xóa bỏ những điều có ý chống Trung Quốc xâm lược.
  • Để tỏ lòng « hữu nghị », Việt Nam từ đây phải tránh nhắc tới chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Hèn hạ hơn, Hà Nội chịu đục chữ liên quan đến chiến tranh trên mộ của của các tử sĩ Việt Nam trong khi ngược lại để mặc cho Trung Quốc xây nghĩa địa khang trang trên đất ta cho binh lính tử trận của chúng, cũng như không phản kháng khi chúng ủi mồ của binh sĩ Việt Nam trên phần đất cắt cho chúng. Ngoài ra, trong khi Trung Quốc không ngưng kể công và đòi nợ về sự hỗ trợ của chúng trong hai cuộc chiến gọi là chống thực dân và đế quốc (trái với Mý giúp đỡ không Việt Nam Cộng Hòa), Việt Nam không bao giờ dám đòi Trung Quốc bồi thường cho những thiệt hại chúng gây ra trong cuộc chiến biên giới. Thêm vào Việt Nam phải tiếp nhận trở lại những người Hoa ra đi khỏi Việt Nam thời chiến tranh Việt Trung.
  • Năm 1999, Việt Nam ký kết với Trung Quốc một hiệp ước về biên giới đất liền, theo đó Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 900 km2[vii], trong số đó có nửa đẹp nhất của thác Bản Giốc và Ải Nam Quan là hai địa điểm lịch sử của nước nhà.
  • Năm 2000, hiệp định phân định Vịnh Bắc Việt nhượng cho Trung Quốc bãi Tục Lãm và từ 11000 đến 16000 km2 lãnh hải (tùy theo ước lượng của của các tác giả) ; Việt Nam chỉ còn 53% biển trong vịnh so với 62% trước đây. Thêm vào, Trung Quốc đòi Việt Nam để cho Trung Quốc khai thác chung ngư nghiệp tới 30% lãnh hải khiến cho Trung Quốc thực sự chiếm 2/3 vịnh[viii].
  • Về Hoàng Sa Và trường Sa, các đảo này đã bị nhà nước cộng sản gián tiếp nhượng cho Trung cộng từ 1958 qua công hàm nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong giới hạn 12 hải lý, tức giới hạn trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Cộng sản Việt Nam cãi chì cãi chầy rằng công hàm đó không hề đả động đến hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, thế thì tại sao ít lâu sau Hà Nội cho in một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này dưới tên Tàu của chúng là Tây Sa và Nam Sa ?[ix] Thêm vào, tại sao Hà Nội cấm dân Việt Nam biểu tình đòi Trung Quốc trả lại Trường Sa – Hoàng Sa, đàn áp và bỏ tù những ai không tuân lệnh ?
  • Chính quyền cộng sản Hà Nội vin vào một lối giải thích gượng gạo công ước quốc tế để biện hộ cho sự đánh mất lãnh thổ và lãnh hải ở biên giới, nhưng làm sao bào chữa cho sự dâng cắt dần dà hàng chục ngàn km2 đất rừng, đất dọc biển, đất nội địa, toàn những đất quý giá giàu tài nguyên cho Trung cộng, dưới hình thức nhượng địa tới 70 năm cho công ty của họ khai thác, và lại nữa để họ khai thác bằng cách phá hoại vô tội vạ ?
  • Năm 2013, Việt Nam ký 10 văn kiện « hợp tác » chính thức cho phép Trung Quốc can thiệp vào việc nước của Việt Nam, trong mọi lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, xã hội, vv. Trung cộng có thể từ đây cài một cách công khai (không cần giấu giếm) cán bộ của mình, được dân gọi là « tình báo Hoa Nam » trong bộ máy công quyền Việt Nam, ở mọi cấp bậc tới tận chức chủ tịch nhà nước (chẳng hạn như Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Tô Lâm). Kể từ đại hội nghị thứ 8 (1996) đaị hội nghị nào của Đảng cũng đều chịu sự giám sát của phái đoàn Cộng sản Trung Quốc, và vì đó là thời cất nhắc các quan chức, Trung cộng có thể trực tiếp canh chừng cho chỉ những người thân Trung Quốc được bổ nhiệm. Nhờ có tai mắt khắp nơi Trung cộng có thể cho thanh trừng hay sát hại những người máu mặt có tâm chống đối chúng, ví như vụ trung tướng tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, và trung tướng tư lệnh quân khu 2 (là quân khu rất quan trọng cho sự phòng thủ biên giới phía bắc) Trần Tất Thanh cùng 18 sĩ quan trung cao cấp khác, từng là anh hùng thời chiến tranh biên giới Việt-Trung bỗng tử nạn trong một chuyến bay ở Lào tháng 5/1998, hay vụ thiếu tướng Lê Xuân Duy, cũng tư lệnh quân khu 2 và nghịch Trung bỗng đột ngột tử vong sau ba tháng nhậm chức vào tháng 7/2016.

Chính để thi hành quyết định « tăng cường định hương đứng đắn báo chí và dư luận » ghi trong thỏa ước hợp tác đó, mà Trương Tấn Sang đã lập ra đội « dư luận viên » tráo trở có công tác làm chó săn cho đảng.

  • Trên nguyên tắc dân Việt Nam và Trung Quốc có thể đi lại đễ dàng qua nước nọ nước kia, nhưng trong thực tế đó là một sự ưu đãi đơn phương. Dân Việt sang Trung Quốc vẫn phải chìa hộ chiếu, nhưng dần dà người Hoa tha hồ qua cửa khẩu không bị xét ; mới đây qua những chuyến bay và chuyến tàu đi thẳng từ Trung Quốc đến hải cảng và phi cảng địa phương nhượng cho Trung cộng, người Hoa ra vào Việt Nam thoát hẳn mặt cơ quan công quyền Việt Nam. Vì cả nể hay do một thỏa thuận ngầm giữa hai Đảng, người Hoa có thể cư trú công khai tại Việt Nam mà chẳng ai dám hỏi giấy. Đã thế chúng chỉ cần chấm chỗ nào là quan chức ký giấy trục xuất cư dân bản xứ đổi lấy một số tiền bồi thường rẻ rề rồi giao đất cho quan thầy chỗ đó, gây ra không biết bao là « dân oan » mất nhà mất cửa mất phương tiện sinh kế.
  • Người Hoa sống ở Việt Nam được tặc quyền cho hưởng một quy chế kẻ cả. Chúng có quyền lập khu riêng biệt lớn ngang thị xã, không cho người Việt vào, trong đó chỉ tiếng Tàu và tiền Tàu được sử dụng, ví như tại Bình Dương.
  • Tháng giêng 2017 Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc ký thêm 15 văn kiện xiết chặt hơn sự « hợp tác » một chiều (vì chỉ Trung Quốc có quyền can thiệp vào Việt Nam nhưng Việt Nam không những không có quyền nhòm vào việc của Trung Quốc, còn ngược lại phải tuân thủ mọi yêu cầu của Bắc Kinh), về thương mại kinh tế, văn hóa chính trị, đặc biệt về đào tạo cán bộ cao cấp và an ninh quân sự, với mục đích hợp nhất hai đảng và hai quân đội.
  • Tâm địa Hán nô của bè lũ chóp bu Việt cộng thể hiện qua sự sử dụng một lá cờ Trung cộng 6 sao thay vì lá cờ chính thức 5 sao (1 sao lớn với 4 sao nhỏ vây quanh). Theo Mao Trạch Đông 4 sao nhỏ biểu thị 4 giai cấp sĩ nông công thương cùng một chí hướng cộng sản, nhưng theo lối giải thích thông thường của người Hoa dựa trên một truyền thuyết có từ thời Tôn Dật Tiên thì 4 sao nhỏ đó tượng trưng cho 4 tộc lớn ở biên thùy do trung Quốc chinh phục : Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Như vậy ngôi sao nhỏ do Đảng vẽ thêm có ý biểu hiệu cho Việt Nam, tộc và tỉnh tự trị thứ 5 của Trung Quốc. Lá cờ 6 sao này xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền hình VTV đằng sau một nữ nhân viên, sau đó được mọi người thấy trong tay các em học sinh đứng đường chào đón phó chủ tịch Tập Cận Bình viếng thăm Việt Nam năm 2012. Trước sự phản đối của báo chí, nhà chức trách đổ tội cho lỗi lầm của xưởng in cờ ! Thế nhưng năm 2015 lá cờ 6 sao đó lại được treo trong một cuộc họp giữa cán bộ Việt-Trung, và mới đây dân biểu tình bị công an bắt thấy nó trình ình ở trong đồn cảnh sát. Khi Việt Nam chính thức thành tỉnh của Trung Quốc sẽ chỉ có lá cờ 6 sao đó được treo, thay thế cho lá cờ đỏ sao vàng, chính ra cũng chỉ là một ngọn cờ Trung cộng. Các tín đồ cộng sản Việt Nam nào có biết rằng họ đã bị Hồ Chí Minh chơi trò xỏ lá khi bắt họ nhận hiệu kỳ của Đoàn thanh niên tiên phong cộng sản Trung Hoa[x](chứ không phải cờ của tỉnh Phúc Kiến, là lá cờ cũng do cộng sản chọn nhưng cho Mặt trận giải phóng miền Nam VN !) làm quốc kỳ !

 

SỰ LỆ THUỘC VỀ VĂN HÓA

Với tinh thần bành trướng của chúng, Trung Quốc không thể không muốn áp đặt văn hóa là cái đích đi đôi với sự chi phối chính trị. Chúng ta đã thấy nó hiện ra trong lá cờ chúng khiến tặc quyền chọn làm quốc kỳ hiện tại (cờ đỏ sao vàng) và tương lai (cờ đỏ sáu sau). Quên rằng chúng vẫn phải đối địch với những nước được thành lập bởi người cùng chủng tộc với chúng như Tân Gia Ba (Singapore) hay Đài Loan, chúng quan niệm Việt Nam sẽ hết là mối nguy nếu dân Việt bị Hán hóa. Cho nên chúng yêu sách tặc quyền Hà Nội ban ra một số nghị quyết :

  • Cổ súy tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam và lấy lẽ đó để xóa bỏ vết tích của cuộc chiến năm 1979-89 : thu hồi các sách báo nói về cuộc chiến ấy, sách giáo khoa không được dành quá 11 giòng cho nó, cấm tuyệt dân chúng tưởng niệm chiến sĩ bỏ mình trong thời gian đó. Kết quả mong muốn là thế hệ trẻ phần lớn không nghĩ rằng nó đã từng xảy ra.
  • Cấm chỉ đích danh Trung Quốc mỗi khi Trung Quốc có hành động gây hấn, khinh mạn, trái luật, mà phải dùng những từ vu vơ kiểu như « ngư dân bị tàu lạ bắn ».
  • Tránh vinh danh những anh hùng lịch sử có công đánh đuổi giặc Tàu. Nếu không sợ dân phẫn uất lũ Hán nô đã cho dẹp bỏ tượng đài của những nhân vật ấy rồi ; hiện tặc quyền chỉ dám đụng tới tượng thờ tại gia của những vị đó : bằng chứng chuyện xảy ra cho một bức tượng Trần Hưng Đạo ở Lâm Đồng[xi]. Trong bối cảnh này dễ hiểu tại sao một tên tặc khuyển như sư hổ mang Thích Chân Quang, kẻ đã có ác tâm thả hàng tấn cá chim trắng vào sông Hồng, dám tuyên bố trước công chúng rằng Lý Thường Kiệt mang quân sang đánh Trung Quốc là « hỗn ».
  • Thi hành những biện pháp truyền bá tiếng Hoa tại Việt Nam : Cho dịch sách báo Trung Quốc, nhất là sách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung cộng. Lồng chương trình của đài truyền hình Trung Quốc vào chương trình của đài truyền hình Việt Nam. Phổ biến phim và nhạc Tàu. Phát sóng những kênh nói toàn tiếng Hoa. Đưa dần tiếng Hoa vào chương trình giáo khoa. Cho phép mở Viện Khổng Tử tại các thành phố lớn của Việt Nam.

 

SỰ LỆ THUỘC VỀ THƯƠNG MẠI  

Sự hàng phục về chính trị luôn luôn lôi kéo sự áp đảo về kinh tế thương mại. Ngay sau hiệp định về biên giới đường bộ, ngày 7/11/1991 nhà cầm quyền Việt Nam ký với Trung Quốc một hiệp định về thương mại theo đó hai nước trao đổi hàng hóa không hạn chế, với đặc quyền tối ưu đãi. Từ đó không cuộc gặp gỡ nào giữa lãnh đạo hai bên mà không kết thúc bằng một thỏa ước hay điều khoản về thương mại và kinh tế. Các thỏa ước, trên nguyên tắc dựa trên sự bình đẳng vì là trao đổi tự do, thực ra hết sức bất bình đẳng vì hai đối tượng quá chênh lệch về tầm phát triển, khả năng sản xuất và tiền tệ ; đấy là không kể tinh thần nô dịch của các quan chức Việt Nam khiến mỗi yêu cầu của Bắc Kinh biến thành mệnh lệnh, thành thử mỗi chỉ tiêu tăng gia thương mại do Trung Quốc đề xuất được hiểu là Việt Nam phải ưu tiên mua bán và ký hợp đồng với Trung cộng nhiều hơn nữa không cần biết loại hàng hóa và loại doanh nghiệp nhập vào nước có thích hợp hay không. Kết quả là :

  • Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, giết dần giết mòn công nghệ Việt Nam do giá rẻ mạt của hàng Trung Quốc tương tự. Vì hàng Việt Nam xuất khẩu chẳng có bao nhiêu (hàng Trung Quốc mua phần lớn là vài nông phẩm như gạo, sắn, cao su, khoáng chất và nhiên liệu (than, dầu khí), trong khi  thượng vàng hạ cám hàng hóa Trung Quốc (chủ yếu, tới 75%, là hàng công nghệ, thành phẩm, vật tư) đổ vào Việt Nam ; bởi phần lớn hàng Việt Nam bán cho Trung Quốc là nguyên liệu thô, sản xuất cực nhọc lại giá cả kém cỏi, trong khi hàng mua của Trung Quốc là thành phẩm giá cao, cán cân kim ngạch thương mại thiên hẳn về phía Trung Quốc[xii]. Ví như Việt Nam bán 70% sản lượng cao su của mình cho Trung Quốc nhưng lại nhập từ Trung Quốc sản phẩm chế từ cao su trị giá ba lần số cao su bán[xiii].
  • Nhờ vào áp lực chính trị và điều kiện tín dụng dễ dàng, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ 2003. Thay vì đa dạng hóa thị trường để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ lo đạt chỉ tiêu mậu dịch của Bắc Kinh, đến độ về nhập khẩu không đi hỏi nước khác mà lại đặt mua những thiết bị lạc hậu của Tàu mang về trang bị nhà máy nước mình, gây ra thiệt hại nặng nề cho năng suất cũng như môi trường ; về xuất khẩu thì bất kể lượng tiêu dùng trong nước, trưng thu gạo của nông dân với giá bóc lột (3000 đ/cân) để bán cho Trung Quốc khiến dân thiếu gạo phải đi mua gạo (có khi là gạo giả) nhập từ Trung Quốc với giá gấp ba. Cái lối quản trị thương mại quái đản này xảy ra trong nhiều ngành khác : nhà nước bán hết than Quảng Ninh cho Trung Quốc để rồi không có than dùng[xiv] trong nhà máy nhiệt điện Việt Nam, phải đi mua than của Úc, Nga và Nam Dương (Indonesia) và cả của Trung Quốc với giá cao hơn nhiều[xv]. Cái độc của việc Trung Quốc mua gạo và than của Việt Nam nằm ở sự thực ra Trung Quốc không thiếu gạo cũng như không thiếu than mà còn là nước xuất khẩu hai hàng đó, nhưng chúng dùng áp lực chính trị và tiền nợ để ép Việt Nam bán những sản phẩm cần thiết của mình cho chúng với giá ưu đãi để rồi Việt Nam phải đi mua lại với giá cao hơn cũng loại sản phẩm ấy ngõ hầu đáp ứng nhu cầu của chính mình.
  • Lạ lùng nhưng không hiểu tại sao (ngay báo của đảng cũng lấy làm lạ[xvi])Việt nam là một nước nông nghiệp lại bỗng dưng nhập khẩu rau quả củ của Tàu đầy hóa chất, đôi khi còn là của giả. Nông sản của Việt Nam đâu mất rồi ? Như kiểu gạo, đã bị cơ quan nhà nước trưng thu bán đi để có tiền trả nợ công hay đã do thương lái Tàu mua lậu mua sỉ hết ?
  • Hiện thời, trên nguyên tắc[xvii], hàng Trung Quốc phải chịu thuế suất, thuế nhập khẩu, ấy vậy đã ngập thị trường rồi, sang năm 2018, theo quyết định của ASEAN những thuế đó sẽ bị bãi bỏ, liệu sẽ còn hàng Việt Nam để cạnh tranh với chúng không ?

 

SỰ PHÁ HOẠI KINH TẾ

Việt Nam là một nước nhỏ bé song le được Trời phú cho rất nhiều tài nguyên : rừng vàng, biển bạc, châu thổ phì nhiêu, mỏ quặng phong phú, lại thêm dầu khí ; vì thế cho nên bị tên láng giềng khổng lồ không ngưng nuôi mộng chiếm cứ, xâm lược mấy lần mà vẫn không trôi. Cuối cùng, thời cơ đã đến với Trung quốc nhờ vào một đám cuồng đảng vô liêm sỉ tự nguyện làm tay sai cho quan thầy Tàu ; lần này, học được kinh nghiệm ngàn năm và đặc biệt kinh nghiệm của cuộc chiến biên giới, Trung cộng thấy trước khi dùng đến vũ lực, cần phải hủy hoại kinh tế và môi trường Việt Nam để làm cho dân Việt Nam chẳng chết thì cũng suy nhược mất sức phấn đấu chống lại sự Hoa hóa đất nước. Một khi kinh tế Việt Nam bị lũng đoạn, đương nhiên kinh tế Việt Nam trực thuộc Trung Quốc theo như chủ trương « thực hiện nhất thể hóa kinh tế Việt-Trung…làm cho Việt Nam nhập vào vành đai kinh tế Trung Quốc, … ràng buộc hai nước lại với nhau, Việt Nam muốn phản bội cũng không có thể »[xviii].

Nông nghiệp :

Tuy ngày nay nông nghiệp chỉ chiếm 18% GDP, đại đa số dân Việt (70%) còn là nông dân, nên muốn hủy diệt dân Việt không gì bằng phá hoại ngành nông của Việt Nam. Mặc dầu đồng ruộng phân mảnh, phương tiện tân tiến không mấy được dùng, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể : nước xuất cảng thứ nhất trên thế giới về hạt điều và hồ tiêu, thứ hai về gạo và cà-phê, nước sản xuất thứ 5 về cao-su và thứ 6 về trà ; nhưng vì nông sản xuất khẩu là hàng thô, ít chất lượng cao, giá cả kém, nên nhiều triệu tấn hàng chỉ mang lại có 32 tỷ USD (so với con số 15.000 tỷ USD nông sản trao đổi trên thế giới) năm 2015, có lẽ là năm thịnh cuối cùng của ngành nông Việt Nam. Lý do là từ 2010, nó bị Trung Quốc phá rối qua nhiều phương cách :

  • Trung Quốc cho xây đập thủy điện trên thượng lưu sông Hồng và sông Mê Kông ở Vân Nam để giữ độc quyền nước sông đồng thời kiềm chế lưu lượng của sông và ức chế kinh tế và an ninh lương thực của Việt Nam (1/3 nông sản được sản xuất ngoài Bắc và 2/3 trong Nam). Sông Hồng chỉ chảy qua Việt Nam nên Trung cộng không gặp phản đối nào ; ngược lại Việt cộng còn bắt chước đàn anh, cũng xây đập trên sông Hồng (đập Hòa Bình và nhiều dụ án đập khác). Nhưng đánh đổi với điện của đập là hiện tượng giảm trầm tích, lở bờ, xâm mặn, lũ lụt và hạn hán, thiếu nước ngọt, .vv. Những hiện tượng này rất trầm trọng ở châu thổ Cửu Long vì Trung Cộng xây đến cả chục đập trên thượng lưu sông, trong đó có hai công trình khổng lồ là đập Tiểu Loan (dung lượng 15 tỷ m3- 2010) và đập Nọa Trát Độ (dung lượng 23 tỷ m3 – 2012). Vì ở hạ lưu, sông Mê Kông còn chảy qua Miến Điện, Thái Lan, và đặc biệt Lào, Căm Bốt, các quốc gia này đã cùng Việt Nam lập ra một « Ủy hội sông Mê Kông » để bàn về sự quản lý dòng sông hay đúng hơn để thương lượng với Trung Quốc. Song, với tinh thần bá chủ sắc xược Trung cộng không thèm tham gia Ủy hội và bất chấp các lời cảnh cáo từ các tổ chức quốc tế về những nguy hại cho sinh thái của động vật và sinh kế của người dân, chúng vẫn cho các đập của chúng hoạt động, không chấp nhận thông báo gì cho các quốc gia liên can, muốn tháo nước lúc nào thì tháo, cho dù ở hạ lưu đang có hạn hán hay mưa lụt. Không lay chuyển được Trung cộng, các nước kia bèn hùa theo Tàu cũng xây đập. Đặc biệt Lào do thế lợi thiên nhiên, có dự án xây nhiều đập lớn với ước mộng trở thành kẻ cung cấp điện cho toàn vùng. Việt Nam,ở đồng bằng không thể xây đập trên sông Mê Kông, đành chịu trận, để nhòm một nửa miền Tây trước kia trù phú, ruộng nương thẳng cánh cò bay, nay ngập lũ triền miên, mai khô héo lở nứt, dân cư điêu đứng không làm ăn được, phải di tản đi nơi khác, một số ra tận nước ngoài làm mọi cho người.
  • Đối với những nông dân còn lại, Trung cộng để cho thương lái[xix] Tàu nghĩ ra trăm ngàn quỷ kế để đưa họ vào chỗ sa sút, thường bằng cách đẩy giá thật cao bất cứ hàng gì, rồi sau một hai vụ, rút lui làm hàng sập giá. Bọn thương lái đi khắp nơi và hỏi mua những món hàng lạ như móng trâu, móng bò, lá khoai, lá điều khô, rễ sắn, rễ tiêu, vv. ; dân quê thường nghèo đói, dốt nát và ham lợi, thấy bán được hàng tầm phào với giá cao là đổ sô vào cuộc, không ngại mổ bò giết trâu (có khi còn đi chặt trộm chân của bò trâu hàng xóm) để rồi trong vùng không còn phương tiện kéo cầy, bứt lá đào rễ để mất cây mất giống. Chúng còn muốn tận diệt những thực vật quý hiếm của Việt Nam và tiếp tục phá rừng bằng cách đặt mua với giá cao lá chua ke, thân cây cu li, gỗ cây sưa, cây kim cương, cây máu chó vv., chỉ có ở rừng.[xx] Chúng dạy dân độn hàng, làm giả để kiếm thêm lợi. Chúng nhử dân nuôi gián, đỉa, ốc bươu vàng vv., là những động vật tăng sinh có hại cho sinh thái và mùa màng. Dân quê bỏ ruộng vườn chạy theo lợi ảo khiến nông sản giảm sút. Tác động của bọn thương lái gây rối loạn trong thị trường, tổn hại đến kinh tế Việt Nam, nhưng điều lạ hơn là nhà chức trách khoanh tay để cho chúng hoành hành, không điều tra ngành ngọn. Hành vi của chúng có tính quá quy mô và dai dẳng nên không thể bảo chúng chỉ là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, mà phải hiểu rằng chúng đang áp dụng một âm mưu thâm độc của Bắc Kinh[xxi].

Lâm nghiệp – phá rừng :

Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta một đất nước với rừng vàng biển bạc. Nhưng chỉ trong 40 năm cái gia tài quý báu ngàn năm của chúng ta đã bị giặc Tàu phá tan với sự đồng lõa của bè lũ tặc quyền Hà Nội. Năm 1943, 43% diện tích Việt Nam (tức 139.905 km2 vì VN thời đó có 325.360 km2, theo con số của tác giả dẫn ở dưới) được rừng che phủ. Trong 30 năm từ 1943 đến 1973, suốt hai cuộc nội chiến mang danh là chống Pháp và Mỹ với bom đạn triền miên chỉ có 22.000 km2 rừng bị hủy hoại[xxii], tức chưa tới 16% rừng chứ không phải 60% như đảng rêu rao, và như vậy sau chiến tranh Việt Nam còn khoảng 118.000 km2 rừng ; nhưng 17 năm sau (1990), trong thời bình, số rừng còn lại chỉ là 91.750 km2, nghĩa là 26.520 km2 bị hủy hoại, nhiều hơn thời chiến tranh. Do đó một chương trình trồng lại rừng đã được phát huy, nhưng độ phá rừng vẫn mạnh với năm tháng, hủy hoại những cánh rừng mưa nguyên sinh quý báu, nuôi dưỡng hơn ngàn sinh vật khác nhau, với những giống chỉ thấy tại Việt Nam và được Liên Hiệp Quốc che chở. Năm 1990, số rừng nguyên sinh của Việt Nam còn tương đương với 10% tổng số rừng, nhưng đến năm 2010, theo CIFOR chỉ còn khoảng 80.000 ha rừng nguyên sinh (0,6% tổng số rừng), trên nguyên tắc được bảo vệ nhưng vẫn thường xuyên bị cướp phá. Ngày nay, theo Bộ nông nghiệp công bố ngày 27/7/2016, rừng che phủ hơn 40% diện tích toàn quốc, trong đó 20% là rừng trồng (ít cây bản địa mà chủ yếu là bạch đàn, thông, keo, tre luống), 1,3% là rừng đặc sản (cao su, cà phê, hồ tiêu, lý ra không được gồm trong mục rừng), còn lại là rừng tự nhiên, đa số là rừng tái sinh thuộc loại thưa nghèo.

Hậu quả của sự phá rừng là đất bị xói mòn, trọc lở, khó canh tác, khí hậu khô hạn và nước trôi bề mặt gây ra lũ lụt, không kể sinh thái mất tính đa dạng.

Rừng bị phá do nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là sự gia tăng dân số lôi cuốn theo những nhu cầu về không gian, xây cất, gia dụng (củi), phát triển nông nghiệp (chuyển rừng sang đồn điền cà phê, hồ tiêu, cao su, vv.) và công nghiệp (các loại nhà máy, đặc biệt nhà máy nhiệt điện và thủy điện) ; nhưng cái tệ hại đáng kể là sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cộng sản trong việc cấp đất và kiểm soát sự sử dụng đất, không ngại để cho giặc Tàu nghiễm nhiên chiếm cả trăm ngàn ha rừng dưới cái cớ khai thác lâm nghiêp và công nghiệp. Nếu không có lá thư phản kháng của hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh[xxiii]ngày 11/2/2010 ít ai biết tặc quyền Hà Nội đã cho Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê và khai thác dài hạn (50 năm) 264.000 ha rừng đầu nguồn, 87% chủ yếu ở các tỉnh xung yếu ở biên giới. Nhà nước cộng sản còn cho phép mỗi công ty Trung Quốc tàn phá cả ngàn hay chục ngàn ha rừng, kể cả rừng già, ở vùng duyên hải và các tỉnh ở Tây bắc và Tây nguyên, để có đất xây nhà máy và tùy nghi sử dụng. Ngoài ra, phải kể đến đám lâm tặc cướp gỗ từ rừng nguyên sinh và rừng già để bán cho Tàu, với sự tiếp tay của quan chức cộng sản rất sính trang hoàng nhà cửa bằng gỗ quý.

Ngư nghiệp :

  • Ngay sau hiệp định về vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc được nhượng nhiều phần biển chưa đủ, đòi thêm quyền đánh cá trong vùng đặc quyền của Việt Nam, dưới hình thức một thỏa thuận « hợp tác » về ngành cá, có nghĩa là tàu bè tối tân của Trung Quốc sẽ vào phần vịnh của Việt Nam câu tranh cá của ngư dân Việt Nam với thuyền tàu nhỏ bé.
  • Do sự sa thải chất độc bởi công ty Formosa (sẽ nói ở sau), biển miền Trung coi như chết, nghề câu cá, nghề làm muối, nghề làm nước mắm cũng chết theo, gây nạn thất nghiệp, bệnh tật và nghèo đói cho ngư dân thuộc 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Ngư dân nào ra ngoài khơi xa bờ biển kiếm cá sạch phải liều mạng vì thuyền gỗ nhỏ bé của họ có thể bị thuyền bọc sắt và trang bị vũ khí của ngư dân (hay lính giả làm ngư dân) Tàu đâm hoặc bắn chìm ; bén mảng xa hơn gần Hoàng Sa Trường Sa thì họ có cơ bị bắn bể sọ bởi hải quân Tàu như lại xảy ra ngày 11/3/2017 mới đây[xxiv]. Còn sợ bị Trung cộng bắn, đi xa hơn đến tận biển của Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương thì có cơ nguy bị cảnh sát của họ bắt giữ.
  • Sông hồ Việt Nam cũng đang hấp hối vì các chất độc sa thải từ các công ty bẩn không bị kiểm soát của Trung Quốc, đưa đến sự tiêu diệt dần ngành thủy sản trong nước. Ví dụ ở ngoài Bắc, theo báo Pháp luật Việt Nam ngày 10/10/2016, thủy sản ở các ao hồ Hà Nội gồm 17 000 ha, cung cấp cho 25-30% thành phố, bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsenic, cadmium, kền, crom, vv.[xxv]; ở trong Nam thì cuối năm 2014 một cuộc giám sát nguồn nước giếng khoan quanh Sài Gòn, cấp nước tiêu dùng hàng ngày cho dân chúng cho thấy trên 1400 mẫu nước thì 1360 không đạt chỉ tiêu lý hóa[xxvi], chứng tỏ các chất độc đã ăn sâu vào lòng đất.

 

Công nghiệp :

 

  • Sau mật ước Thành Đô, Việt cộng bắt buộc phải để cho người Hoa sang sinh sống buôn bán ở Việt Nam, và nhà hàng Hoa Long tại đường Hàng Trống, Hà Nội, của người Hoa góp vốn với người Việt năm 1991 là vụ đầu tư đầu tiên của Trung Quốc vào Việt Nam. Tính đến ngày 10/3/2016 Trung cộng có 1616 dự án còn hiệu lực trị giá 11,19 tỷ USD[xxvii], có mặt trên khắp lãnh thổ Việt Nam (chính thức là tại 54 trên 63 tỉnh) và là nhà đầu tư thứ 8 tại Việt Nam, nhưng sau quý đầu 2017 chúng đã nhẩy lên vị trí đầu các nước đầu tư. Cạnh phần lớn các dự án không quá 7 triệu USD (bằng nửa dự án trung bình của các nước khác) nhưng phủ rộng từ Bắc chí Nam, có một số dự án lên tới bạc tỷ USD. Thêm vào còn có những dự án trên nguyên tắc do Việt Nam hoàn toàn làm chủ, nhưng có vốn vay của Trung Quốc nên chịu cùng điều kiện bất thuận lợi. Cũng như sự nhập siêu từ Trung cộng, sự có mặt quá lớn của các công ty Tàu tại Việt Nam, ngoài cái tệ hại chèn ép nông công nghiệp bản xứ, nó còn làm trầm trọng thêm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.
  • Trung Quốc luôn luôn chọn những địa điểm có tính chiến lược để lập công ty và luôn luôn được tặc quyền Hà Nội cấp cho chúng một thửa đất rộng lớn quá nhu cầu của công nghiệp ; làm như Trung cộng lấy cớ công nghiệp để tiếp thu dần đất đai Việt Nam do Việt cộng đã bán cho chúng tại hội nghị Thành Đô, bắt đầu là những thửa đất trọng yếu nhất, quý giá nhất, đẹp nhất (vùng biên giới, Tây nguyên, duyên hải, các nơi thắng cảnh).
  • Do áp lực và tiền hối lộ của Bắc Kinh, tập đoàn Hán nô Việt Nam thông thường chọn gói thầu của công ty Tàu thay vì công ty Việt cho mọi dự án lớn bé, viện vào lý do chúng rẻ hơn, tuy biết rõ rằng giá rẻ đó chỉ là giá dỏm, khi thực thi giá sẽ vượt trội giá dự kiến. Điển hình là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông giao cho Tàu đảm trách, khởi công năm 2008 với giá ước định là 550 triệu USD, tính hoàn thành trong năm 2013, đến nay vẫn chưa xây xong trong khi giá đã tăng thêm 330 triệu USD. Báo chí đã từng than phiền về sự làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc[xxviii], khiến công trình trì trệ và thiếu an toàn (như lấy đất bùn làm đường xá sẽ làm đường lún sụn) nhưng nhà nước vẫn làm ngơ, để Tàu nắm gần trọn ngành xây cất : 90% dự án nhà máy điện, 79% dự án xi măng đều do công ty Trung Quốc thầu.
  • Chuyện nhà thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông thật ra không lạ vì chủ đầu tư là Cục đường sắt Việt Nam không có tiền thực hiện dự án, phải vay tiền của Trung Quốc, mà khi đã vay của đàn anh tham ác thì phải chịu những điều kiện khắt khe do đàn anh đề ra : dành mọi ưu tiên cho nhà thầu Tàu, mua thiết bị và nguyên phụ liệu của Tàu với giá do Tàu ấn định. Đặc biệt chúng bắt phải dùng lao động Tàu, tuy luật VN nhất quán « không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài vào VN làm việc, kể cả các công việc cần chuyên gia, giám đốc điều hành hay lao động kỹ thuật, nếu người VN có thể đáp ứng được thì cũng phải tuyển lao động VN »[xxix]. Khỏi nói, nếu chủ đầu tư là công ty Tàu kiểu như Formosa, thì chúng chẳng coi nhà nước VN là cái gì, cơ quan công quyền bị chúng cấm bén mảng tới khu công nghiệp của chúng. Thành thử hiện giờ ngay tặc quyền VN cũng không rõ hiện có bao nhiêu công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhất là với chính sách cho người Hoa đến Việt Nam không cần hộ chiếu và với số lượng cả vạn « du khách » Trung Quốc ùa vào Việt Nam mỗi ngày, làm sao biết được có bao nhiêu « du khách » ở lại VN không về, trú ngụ trong các khu và công ty Tàu ?
  • Sự lệ thuộc vào Trung Quốc khiến ngành công nghiệp của Việt Nam ở trạng thái lạc hậu không thể vươn lên được. Tiền bỏ ra để mua những thiết bị và nguyên liệu phụ trợ kém chất lượng và lỗi thời của Trung cộng[xxx] (tương đương với 70% hàng hóa nhập từ Trung Quốc) không những làm cho cán cân mậu dịch với Trung Quốc thâm thụt tới 20 tỷ USD, còn có hại cho sự phát triển và môi trường ; nếu được đem dùng để mua thiết bị và nguyên liệu của nước khác thì công nghiệp Việt Nam sẽ tiến bộ hơn nhiều. Trong khi nhà thầu Trung Quốc thiếu kỹ năng lại chỉ biết hưởng lợi, nếu để cho các nước Âu Mỹ Nhật làm tổng thầu thì họ sẽ tôn trọng hợp đồng hơn, sẽ giao một phần công trình cho người Việt giúp họ có thêm tay nghề, và nhà máy sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Công nghiệp Việt Nam hiện không sản xuất được sản phẩm cụ thể gì cho sự tiêu dùng hàng ngày của dân chúng bởi sự cạnh tranh của hàng hóa rẻ tiền nhập từ Trung Quốc. Các xí nghiệp Việt Nam hiện tập trung vào công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên, lắp ráp (than, thép, điện, dầu khí, cơ khí, hóa học), có ít công nghiệp chế biến (may mặc, da giầy), phần lớn được xây dựng với tiền vay từ các ngân hàng quốc tế. Đa số là những công ty nhà nước do quan chức hay thân quyến của chúng quản lý, được bổ nhiệm không phải theo khả năng mà theo bè phái, dễ bị mua chuộc và bị các doanh nhân Tàu thao túng, để rồi công ty thông thường lỗ lã nợ nần (chủ yếu nợ ngân hàng Trung cộng) chồng chất, như chẳng hạn công ty Vinachem, chủ hai nhà máy đạm ở Ninh Bình và Hà Bắc nợ tới 7000 và 8300 tỷ đồng (30,8 và 36,5 T USD)[xxxi], hay công ty PVC (tổng công ty xây lắp dầu khí VN) lỗ 2362 tỷ đồng (14,3 T USD) danh tiếng với vụ Trịnh Xuân Thanh.
  • Tuân theo yêu cầu của Bắc Kinh, Hà Nội cấp mọi sự ưu đãi cho công ty Tàu, không dám từ chối dự án nào của chúng dù nó tai hại đến đâu cho đất nước. Trung cộng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam không phải để giúp đàn em phát triển, mà vì lợi ích của chúng và đặc biệt hơn vì qua sự du nhập vào Việt Nam những nhà máy chế biến nguy hại nhất chúng đạt được nhiều mục tiêu : chuyển sang nước khác những công nghiệp bẩn và lạc hậu để thực hiện sự canh tân theo công nghiệp cao tại nội địa, khai thác triệt để những tài nguyên và ưu thế địa lý của Việt Nam, bóp nghẹt kinh tế Việt Nam, phá hoại môi trường và phương tiện sinh kế của người Việt để dân tình suy nhược đến độ không còn sức chống lại sự Hán hóa.

 

SỰ TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG

Sau nhiều lần toan chiếm Việt Nam, đặc biệt sau cuộc xâm lăng bất thành năm 1979, Trung Quốc đã rút kinh nghiệm và hiểu rằng chúng không thể thành công bằng binh lực không thôi trước sự phản kháng của 90 công dân Việt Nam vốn có óc bài Hoa do lịch sử in vào tâm khảm ; muốn thôn tính Việt Nam, chúng thấy trước khi dùng đến bạo lực, phải tìm cách tiêu diệt dân Việt một cách khôn ngoan, khiến họ chết dần chết mòn, mất hết dũng khí.

Với sự đồng lõa của tặc quyền Hà Nội, không những đã cam tâm bán nước mà còn có dã tâm bán dân, từ hơn mười năm nay Bắc Kinh cho thi hành mọi phương thức có tác động đầu độc dân Việt. Nhờ vào áp lực chính trị và tài chính, Trung Quốc ép lũ tay sai Việt Nam đón nhận mọi doanh nhân Tàu muốn hoạt động tại Việt Nam. Mà doanh nhân Trung Quốc có tiếng về lối làm ăn vô trách nhiệm bất chấp luật pháp và nhân đạo. Chẳng những chúng dùng những mánh khóe gian lận mang thêm lợi lộc trong việc sản xuất, chúng còn dạy cho người Việt bắt chước chúng : pha trộn thức ăn thức uống với chất hóa học, lạm dụng phân bón và thuốc diệt trùng khi trồng trọt, đổ chất thải thẳng vào sông hồ mà không xử lý trước vv.. Qua những thỏa ước bất bình đẳng Việt Nam phải mua ưu tiên hàng hóa thiếu phẩm chất của Trung cộng từ đồ ăn đến thiết bị. Kết quả là chợ búa Việt Nam toàn hàng độc khó phân biệt tốt xấu.

Các tư nhân và nhà máy nhỏ không hại đủ, Bắc Kinh tiến lên một bước trong việc sát hại dân Việt với sự áp đặt một loạt dự án nguy hiểm khổng lồ. Nhất cử lưỡng tiện, chúng chuyển sang Việt Nam những loại nhà máy gây nhiều ô nhiễm nhất mà chúng đã phải đóng lại trong chính nước chúng, đồng thời chúng đòi xây những nhà máy đó tại những điểm trọng yếu nhất, có tính cách chiến lược nhất của Việt Nam. Biết vậy mà đám tặc quyền vẫn cúi đầu chấp nhận.

Nhà máy bauxite Tây Nguyên :

Chất bùn đỏ thải từ công nghệ nhôm độc hại đến nỗi một khi nó lan tới đâu là giết hại sinh vật và thực vật đến đó do những chất xút, arsenic, kiềm, natri phóng xạ, vv. chứa trong đó. Công nghệ tân tiến tốn kém có thể xử lý được một phần lớn nhưng không hoàn toàn loại bùn ấy. Vì vậy cho nên Trung Quốc đã phải đóng cửa các nhà máy nhôm của mình. Nhân biết Việt Nam có tại Tây Nguyên một trữ lượng bauxit (là khoáng chất luyện được thành nhôm) lớn thứ ba thế giới, lũ chóp bu Bắc Kinh, ngay từ 2001 đã gây áp lực với Hà Nội để lập nhà máy bauxit ở Tây Nguyên, một vùng được coi là « mái nhà của Đông Dương » vì từ trên đó có thể giám sát được ba nước Việt Nam, Căm Bốt, Lào. Và cuối cùng năm 2007 Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng đã bằng lòng ký kết thỏa ước nhượng tới 1800 km2 cho Tàu ở Lâm Đồng và Dak Nông để chúng khai thác bauxit cùng với Việt Nam trong 6 nhà máy, với 2 nhà máy đầu tiên ở Tân Rai và Nhân Cơ được chọn ở ngay đầu nguồn các sông hồ, nhưng thực sự để làm gì với một diện tích rộng lớn như vậy ? Và chúng đã cho triển khai việc xây nhà máy bất kể đến sự phản đối của hàng ngàn chuyên gia và nhân sĩ nêu lên các cơ nguy cho môi trường và quốc phòng. Hiện hai nhà máy, tốn hơn 32.000 tỷ đồng (1,4 tỷ USD) vay của nước ngoài (Trung Quốc ?),[xxxii]đã đi vào hoạt động từ 2013 và 2016. Chưa thấy Tân Rai và Nhân Cơ mang lại lợi lộc gì[xxxiii]mà chỉ thấy bể chứa bùn đã khá đầy, nếu có mưa lũ lớn, bùn tràn ra ngoài sẽ hủy hại cả một miền từ bắc xuống nam[xxxiv], thêm vào cả chục ngàn ha rừng thiên nhiên và nguyên sinh trên đất nhượng giao cho Tàu đã bị phá hoại,và hàng ngàn người Hoa (nếu không hơn, vì ai dám kiểm soát số người cư trú trong phần đất nhượng cho Tàu), trên nguyên tắc là công nhân được nhà thầu Tàu mang theo, sống nhan nhản tại Tây Nguyên, ăn ở với phụ nữ trong vùng và sinh con đẻ cái ở đó (theo dư luận số trẻ con lai Tàu có quốc tịch Tàu nơi đó đã lên tới ít nhất 3000, khiến Trung cộng đòi Việt Nam mở trường học dạy tiếng Tàu cho chúng). Đấy là không kể sự phá rừng Tây Nguyên vì lý do phát triển đã tiêu diệt cả một nền vãn hóa đặc trưng của đồng bào Thượng, đưa họ vào cảnh lầm than điêu đứng.

Nhà máy thép Formosa :

Năm 2008, Bắc Kinh lại làm áp lực chính trị và đặc biệt tài chính (qua tiền hối lộ các quan chức) với Hà Nội để Việt Nam chấp nhận cho tập đoàn Formosa Plastic mở một nhà máy gang thép tại Hà Tĩnh cùng một nhà máy nhiệt điện ở ngay bờ biển. Để thực hiện dự án được khoe là trị giá 28,5 tỷ USD, 10 tỷ trong giai đoạn đầu, tập đoàn đã lập ra một công ty con lấy tên là Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, gọi tắt là công ty Formosa. Nghe tên thì tưởng Formosa thuộc về Đài Loan, nhưng trên thực tế, công ty con này đã bán hầu hết cổ phần cho công ty Trung Quốc và đấy là một công ty của Tàu cộng. Bắc Kinh bèn chọn một dãy đất ở dưới Đèo Ngang gồm cảng Sơn Dương tại Vũng Áng (một hải cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu thủy tới 50.000 DWT), một khu hết sức xung yếu của Việt Nam, và năm 2010 bắt cặp bán nước Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng cắt tại đó cho Formosa 3.300 ha (gồm rừng mưa quý giá chẳng bao lâu bị chúng phá sạch), dưới hình thức cho thuê dài hạn 70 năm nhưng thật ra là gần như cho không vì đất được miễn đủ thứ thuế, ngay cả tiền thuê đã rẻ bèo còn được miễn trong 15 năm.[xxxv] Thêm vào chúng còn được quyền tùy nghi xây cất cơ sở hạ tầng cùng đưa công nhân của chúng đến ở và để có chỗ ở cho công nhân chúng đang xây một chung cư lớn trên 14 ha cắt thêm cho chúng tại Kỳ Anh.

Kệ cho dư luận bàn tán và đám dân nghèo bị cướp đất kêu ca, dự án Formosa được tiến hành năm 2012. Hơn ba năm sau (2015) ai cũng có thể nhận thấy trên Google map rằng trong khu nhượng địa Formosa, được xây cả một thành phố với nhiều kiển trúc biệt lập trong đó nhà máy thép chỉ là một cơ quan phụ.

Ngày 6/4/2016, dân Vũng Áng ngủ dậy ra biển thấy cá chết chồng chất trên bãi. Hiện tượng mỗi ngày một tăng cho tới ngày 18/4 hàng hàng cây số bờ biển miền Trung đầy dãy cá chết. Thảm họa này không hề được cơ quan chính quyền quan tâm. Để tìm hiểu nguyên nhân, ngư dân trong vùng lặn xuống biển và khám phá ra một dòng nước thải màu nâu cam tuôn ra từ một ống ngầm của nhà máy thép. Phải đợi sáu tuần sau những cuộc biểu tình dài dẵng của ngư dân Hà Tĩnh chống Formosa, quan chức nhà nước mới lên tiếng công nhận đấy là một thảm họa lớn và khiến công ty nhận trách nhiệm đồng thời nhận bồi thường 500 triệu USD. Số tiền này chẳng đáng là bao so với những thiệt hại gây ra : biển chết, cả triệu ngư dân mất công ăn việc làm, ngành cá và hải sản miền Trung suy sụp gây ra nạn thất nghiệp ; nam nữ thanh niên và trung niên phải đi tha phương cầu thực. Mà không rõ số tiền đã được trao trả cho phía Viêt Nam chưa hay vào túi ai rồi, bởi người dân miền Trung từ hơn một năm nay vẫn không có trợ cấp từ cơ quan nhà nước. Và hơn một năm sau, nước thải đỏ vẫn tiếp tục chảy ra biển, lan dần tới Đà Nẵng.

Điều khó hiểu là Trung Quốc với Việt Nam lập nhà máy gang thép để làm gì, khi Trung Quốc đang phải trữ một lượng thép lớn không bán được do sản xuất thặng dư so với nhu cầu thế giới, và Việt Nam đã có nhiều nhà máy thép nhỏ hoạt động một nửa công suất cùng một nhà máy thép lớn ở Thái Nguyên (Tisco) đang xây dở[xxxvi]. Lại nữa, Formosa không phải là một tập đoàn lành nghề thép, và nhà thầu Trung Quốc chỉ biết nhập thiết bị kém cỏi của nước họ, làm sao chúng dám bảo đó sẽ là nhà máy thép lớn nhất và tối tân nhất Đông Nam Á ? Thêm vào, công ty Trung Quốc làm chủ dự án 10 tỷ nhưng thực vốn chỉ có 3,8 tỷ, còn lại phải vay ngân hàng ; thế là thường, nhưng tại sao nhà nước Việt Nam lại nhận bảo lãnh số tiền chúng vay nước ngoài biến nó thành nợ công, rồi cho phép chúng vay thêm ngân hàng thương mại VN tới 40 tỷ ? Phải chăng đây là một cách cướp tiền của dân qua Formosa ? Sự thỏa thuận giữa Bắc Kinh và tặc quyền Hà Nội thật rất chi là mờ ám[xxxvii].

Ngoài ra, tập đoàn Formosa có tai tiếng vì những hành sự phá hại môi trường, đi đến đâu là có chuyện ở đó. Bắc Kinh thừa biết vậy mà vẫn liên minh với đám doanh nhấn ấy ; chúng cố ý chọn Formosa chính vì lý do đó chăng, bởi mục đích ngầm của chúng là dùng Formosa để diệt dân miền Trung và thay thế họ bởi công dân của chúng ? Theo ban quản trị Formosa, nhà máy chưa hoàn thành hẳn tức chưa hoạt động thực sự, vậy chúng lấy ở đâu ra nhiều chất thải đến nỗi nhiễm độc cả một dọc 250 km biển ? Như nhiều nhân chứng nghi ngờ, nhà máy thép phải chăng chỉ là một công ty giải quyết chất thải trá hình ? Họ nói đã phát giác nhiều điểm chôn chất thải quanh nhà máy, ngay cả một trang trại 16 ha chứa rác của Formosa tại Kỳ Long[xxxviii]. Và liệu tặc quyền Việt Nam có biết chăng cái dụng ý biến đất nước thành bãi chứa rác công nghệ khồng lồ của Trung Quốc và Đài Loan ?

Tháng 9/2016, đương lúc lòng dân công phẫn về vụ Formosa, Bộ Công Thương tuyên bố đưa vào quy hoạch một dự án 10 tỷ USD để xây một nhà máy luyện cán thép lớn ngang Formosa tại Cà Ná, Ninh Thuận, trên 150 ha bờ biển được tỉnh cho thuê không lại thêm nhiều ưu đãi về thuế má và tiếp vận. Dự án do tập đoàn Hoa Sen đề xuất, nhưng tập đoàn này chỉ có nhiều nhất 300 triệu USD vốn, lại có khoản nợ bằng một nửa số vốn thì lấy đâu ra để đầu tư nếu không là bù nhìn của Trung Quốc[xxxix] ? May mà vụ Formosa vẫn nóng nên cuối cùng TT Nguyễn Xuân Phúc phải yêu cầu tạm ngưng dự án. Nếu ngày nào nhà máy Cà Ná hoạt động và cũng xả chất thải không xử lý, chắc chắn phần biển miền Nam sẽ chết tiếp.

Nhà máy giấy trên sông Hậu và sông Tiền

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của nước Việt, phì nhiêu nhờ vào vô số rạch tủa ra khắp đồng bằng từ hai nhánh chính Tiền và Hậu của sông Cửu Long. Muốn kiềm chế hay tiêu diệt miền Nam, chỉ cần đe dọa hay đầu độc hai con sông đó.

Tháng 5/2007, công ty Lee § Man của Trung Quốc (trụ sở tổng bộ tại Đông Quản, Quảng Đông) được tặc quyền cho phép thực hiện một liên hiệp nhà máy giấy trị giá 1,2 tỷ USD, gồm một nhà máy giấy tẩy trắng với công suất 330.000 tấn/năm, một nhà máy giấy cứng, bao bì cao cấp với công suất 420.000 tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện, một nhà máy xử lý nước thải, và một bến cảng, tại một thửa đất 200 ha ở Phú An – Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang, ở đầu nguồn sông Hậu. Vì gặp khó khăn, đến 2014 công ty mới khởi động dự án.

Tuy không biết rằng công ty Lee § Man từng có thành tích làm ô nhiễm sông Dương Tử và Trường Giang ở ngay Trung Quốc nước họ, do suy luận các chuyên gia và dư luận lề đảng cũng thấy cần phải phản đối dự án, vì nó đe dọa sự sinh tồn của sông Hậu, là con sông nuôi dưỡng đồng bằng sông Cửu Long[xl]. Công ty chỉ vận trù 20% dự án với cây nguyên liệu còn sẽ phải dùng giấy vụn và giấy phế liệu nhập từ các nước khác. Không rõ nhà máy sẽ dùng phương thức gì để tẩy trắng giấy cũ[xli], bởi tùy theo phương thức chất thải sẽ ít/nhiều độc hơn, nhưng theo lượng nước lớn trù tính (20.000 đến 50.000 m3/ngày-đêm) xả ra ngoài thì công nghệ dùng không tân tiến lắm. Nhà máy giấy thuộc loại công nghiệp gây nhiều ô nhiễm nhất, nếu hệ xử lý nước thải không nghiêm ngặt, nước đầy cơ chất clo như dioxin, cộng với phénol, hydrôcacbua, kim loại vv. sẽ sớm tiêu diệt hết sinh vật và thực vật trên và trong sông rạch miền Tây Nam Bộ ; ngay nếu có hệ xử lý tốt, nó không thể loại hết các chất độc, lại nữa nó dùng quá nhiều nước nên chiếm phần nước ngọt dành cho các sinh hoạt khác ; kết quả sẽ là sông chết, thủy sản chết, lúa chết và người cũng sẽ chết theo[xlii]. Mới đi vào giai đoạn thử nghiệm sáu tháng kể từ đầu tháng ba, nhà máy đã làm cho dân Châu Thành khổ vì bụi bậm, mùi hôi thối và tiếng ồn. Sau một tháng bộ Tài nguyên môi trường mới thức tỉnh và bắt nhà máy sửa sai, nhưng nhà máy vẫn được chạy thử.

Nhà máy giấy ở Hậu Giang chưa xây xong thì đầu năm 2016, chỉ trong ba tháng, công ty Chang Yang Holding Limited (nguyên của Đài Loan nhưng năm 2008 đã trở thành công ty con của Tập đoàn Nine dragons paper holdings limited của Trung Quốc) đã được cấp giấy phép xây một nhà máy giấy khác tên là Đại Dương tại Long Giang, Tân Phước, Tiền Giang, trên một thửa đất 22ha ở đầu nguồn sông Tiền, với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD, để sản xuất giấy duplex, giấy kraft và giấy gia dụng[xliii]. Nó sẽ xả nước vào kênh Năng là đường tuyến đi vào Đồng Tháp Mười. Nhỏ hơn Lee § Man, nó cũng sẽ dùng nguyên liệu giấy vụn và giấy phế bỏ. Theo hợp đồng, tháng 8/2017 nhà máy sẽ đi vào hoạt động nhưng dư luận yêu cầu nhà nước thu hồi dự án ; trong trường hợp này công ty Chang Yang đòi được bồi thường 10 triệu USD.

Nhà máy điện :

Để có điện, tặc quyền Việt Nam thoạt đầu noi gương Trung Quốc, triệt để khai thác thủy điện. Nhà nước chỉ công nhận có 888 nhà máy thủy điện, nhưng theo báo The diplomat thì Việt Nam có hơn 7000 (!) đập hay đơn vị thủy điện. Từng đó nhà máy chỉ cung cấp được 30% điện trong nước. Nguyên do của sự kiện là xây đập chỉ là có cớ để được cấp đất cho hồ chứa nước, mà đất ở trên cao để xây đập thường là đất phủ rừng già có gỗ quý. Được giấy phép xây đập là có thể phá rừng buôn gỗ có lợi lớn. Thành thử rất nhiều đập bị xây bởi những kẻ chẳng biết gì về công nghệ thủy điện (phần lớn là người Hoa biết đút lót quan chức địa phương) không vững chắc nên thường bị vỡ, không được quản lý tử tế vả xả nước bất thần, gây ra nhiều thiệt hại cho dân gian.

Không còn nơi để khai thác thủy điện, ngõ hầu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện để kèm theo sự phát triển kinh tế[xliv], Việt Nam chọn sự khai triển nhà máy nhiệt điện, chủ yếu nhiệt điện than thay vì hướng về một năng lượng tái tạo như gió thích hợp với một nước có hơn 3000 km bờ biển. Song, về sự gây ô nhiễm không khí thì nhiệt điện đoạt kỷ lục, ở đâu có nhà máy nhiệt điện thì trời u tối, bụi than tô đen nhà cửa và vật dụng, số dân cư mắc bệnh đau phổi gia tăng hẳn.  Bắc Kinh đã phải đóng cửa nhà máy nhiệt điện của chính họ. Thế nhưng Hà Nội quy hoạch cho xây 20 nhà máy nhiệt điện[xlv], tính sẽ tăng số đó lên tới 80 vào năm 2030. Bắc Kinh khuyến khích quyết định ấy và lợi dụng nó để du nhập công ty của họ tại những địa điểm trọng yếu do chúng chọn, ví như Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận, hiện là nhà máy điện lớn nhất Việt Nam, trị giá 1,75 tỷ USD, nằm trên 58 ha cạnh khu bảo toàn biển. Trên 20 nhà máy nhiệt điện hiện hữu, có 15 do Trung cộng làm chủ hoặc tổng thầu, toàn là những dự án đồ sộ, có tác động lớn trên môi trường, mà công nghệ của Tàu về nhà máy than rất lạc hậu, nên dễ xảy ra sự cố, như với nhà máy Duyên Hải 1, vừa mới đi vào hoạt động tháng 1/2016 đã khiến dân lân cận nghẹt thở vì khói bụi, đe dọa nghề muối của họ[xlvi].

Hậu quả ô nhiễm môi trường:

Ngoài ra, Trung Quốc còn chuyển sang Việt Nam hàng loạt nhà máy nữa, toàn những công nghiệp nguy hại như nhà máy nhựa, nhuộm, vv. Hậu quả là với một mạng nhà máy lớn bé có tác động gây ô nhiễm phủ khắp Việt Nam, đặc biệt ở những điểm xung yếu của đất nước như tại đầu nguồn nước, cạnh các thành phố lớn và các khu nông nghiệp quan trọng nhất, chúng có thể dễ dàng đe dọa và giết hại chúng ta mà không mất một viên đạn[xlvii]. Không cần đánh đuổi, với sự trợ giúp của lũ tay sai tham ô bất tài, chúng đã đẩy khỏi Việt Nam hơn 2,5 triệu người, bắt buộc phải bỏ nước ra ngoại quốc để kiếm ăn và lập cư[xlviii]. Nhờ vào sự khống chế nguồn nước ở thượng lưu sông Cửu Long, một nửa miền Tây Nam bộ gần như đã chết, và nông dân đã phải bỏ nhà bỏ đất (được người Hoa sẵn sang mua lại) đi nơi khác, khiến nghề nông thiếu nhân công. Ở miền Trung cũng vậy, do biển chết, hàng triệu người mất công ăn việc làm, nam nữ có học và khỏe mạnh phải bỏ nhà ra nước ngoài ; cứ nom những đoàn biểu tình ở Hà Tĩnh gồm toàn người già, phụ nữ và trẻ con mà phát buồn.  Điều ô nhục cho đất nước là phần lớn những người dân di tản đó ra nước ngoài chẳng phải để nở mặt nở mày với người mà để làm mọi cho dân họ, cho cả dân Căm Bốt và Lào, một hiện tượng không ai tưởng tượng nổi trước 1975. Còn những người ở lại thì sao ? Ngoại trừ thiểu số trục lợi nhờ vào Đảng, toàn dân sống thường trực trong sự lo âu : lo bị chân tay của đảng hạch sách đã đành, họ còn đặc biệt lo cho sức khỏe của gia đình họ : sống thì phải thở, phải ăn, phải uống, phải rửa ráy, nhưng làm sao biết được và tránh được không khí độc, nước độc, thức ăn độc khi bụi bẩn ngập không gian, khi sông ngòi đục ngầu với rác rưởi, khi mắm muối phát sinh từ biển chết, khi rau quả thịt tẩm hóa học tràn lan ? Số người Việt mắc bệnh ung thư càng ngày càng tăng. Theo cơ quan y tế quốc tế (WHO) năm 2015 mỗi ngày ở Việt Nam có 360 người chết vì ung thư, và có thêm 115.000 ca ung thư mới, và năm 2020 Việt Nam sẽ là nước có nhiều người mắc bệnh ung thư nhất thế giới[xlix].

Tập Cận Bình và đồng bọn có thể vỗ đùi cười, vì mưu đồ của chúng diễn ra như ý muốn. Dân Việt Nam đang dần dần bị tiêu diệt, thanh niên trai tráng còn sức chống lại chúng thì đã và đang bỏ nước không có mặt tại nhà ; còn lại những người ốm yếu làm gì được chúng. Trừ phụ nữ có thể dùng làm gái cho chúng, chúng chẳng màng gì đến dân Việt. Chúng chỉ cần làm chủ Việt Nam để khai thác dầu mỏ, khoáng sản và lập căn cứ quân sự canh giữ Biển đông.

 

SỰ ĐE DỌA BINH ĐAO

Trong khi các nước văn minh chỉ cho xí nghiệp nước ngoài hoạt động nếu họ mang đến việc làm cho dân bản xứ, tặc quyền Hà Nội cho phép các công ty Trung cộng đem công nhân của chúng theo. Ngoài cách vào Việt Nam dưới hình thức công nhân, dân Trung Quốc có thể du lịch vào Việt Nam rồi không về nước, hay vào lậu thẳng trong các máy bay và tàu thủy của nước chúng. Các cơ quan công quyền Việt Nam (được chỉ thị) không dám kiểm soát giấy tờ người Hoa, cũng không có quyền vào các khu nhượng cho Trung cộng, cho nên hiện chẳng ai rõ có bao nhiêu Hoa kiều, công nhân hay không, sinh sống tại Việt Nam[l]. Điều hiển hiện là đám Hoa kiều phần lớn là đàn ông vạm vỡ, có nhiều khả năng đấy là quân nhân trá hình. Vả lại trong các khu đặc nhượng bao la như Bauxit Tây Nguyên và Formosa, Trung cộng có thể chứa cả vạn người, cả đống khí giới mà chẳng ai biết. Tin đồn còn rao Trung cộng đã đào hầm trong các xí nghiệp lớn của chúng ngoài hai con đường hầm đủ rộng cho xe tăng tàu bò chạy từ Tây Nguyên xuống Đồng Nai.

Như vậy, trong trường hợp phải dùng tới giải pháp binh đao, Trung cộng coi như đã có sẵn nhiều căn cứ quân sự trong đó chúng đã chuẩn bị cả chục sư đoàn. Từ biên giới Bắc Việt do chúng kiểm soát, chúng có thể điều động thêm binh lính tiến vào Hà Nội. Tại cảng sâu Vũng Áng là cảng có thể tiếp nhận tàu thủy có 30.000 tấn trọng tải và tàu ngầm, chúng có thể cho quân đổ bộ vào miền Trung để kết hợp với các sư đoàn ở trong Formosa và tấn công các tỉnh ngoài Trung rồi cắt Việt Nam làm hai. Từ Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa chúng có thể dội hỏa tiễn hay cho phi cơ dội bom vào Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang. Những sư đoàn đóng ở Tây Nguyên sẽ đổ xuống miền Nam đồng thời với quân đội Miên và Lào là hai nước hiện bị Trung cộng chi phối.

Tóm lại, mộng thôn tính Việt Nam của Trung Quốc chưa bao giờ dừng từ xưa tới nay. Với sự hỗ trợ đắc lực của tặc quyền Hà Nội chúng gặp thời cơ sáp nhập Việt Nam một cách khôn khéo êm ả theo kiểu tầm ăn dâu, không cần phải đấu đá ; chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ như xảy ra chiến tranh Biển đông hay cuộc khủng hoảng nào khác chúng mới phải dùng tới quân đội. Năm 2008 trong trang điện tử của Sina.com, chúng huênh hoang sẽ đánh chiếm được Việt Nam trong 31 ngày[li], nhưng ngày nay nhờ sự tăng cường của quân đội chúng, thời gian đánh thắng sẽ ngắn hơn nhiều. Bởi chúng được sự tiếp tay của bè lũ Hán nô đã vô hiệu hóa quân đội Việt Nam. Tướng tá Việt Nam hiện là người Trung Quốc hay đã được Trung Quốc huấn luyện. Để dễ cài lính Trung cộng vào quân đội Việt Nam, năm 2009 tặc quyền Hà Nội đã thay đổi quân phục Việt Nam cho giống hệt quân phục Trung Quốc, chỉ khác cái mũ của lính Việt có thêm đường viền đỏ và nếu nhìn kỹ màu xanh lục của quân phục Trung cộng đậm hơn một chút[lii] ; nếu lính Trung cộng gắn thêm đường viền trên mũ hoặc bỏ mũ ra, dân Việt Nam làm sao phân biệt được quân thù với quân ta. Hay là, đáng sợ hơn, quân ta đã biến thành quân thù rồi ?

 

Hỡi dân Việt Nam, hãy thức tỉnh ! Giặc nội xâm với giặc ngoại xâm đang tàn phá nước ta, kìm kẹp dân ta ! Tất cả những lời hoa mỹ trấn an mà đảng cộng sản rót vào tai các bạn chỉ là những lời dối trá lừa bịp. Hãy nhìn những gì chúng làm và nhất là hãy nhìn xung quanh các bạn.  Sự thật còn trầm trọng hơn những điều tôi ghi chép vì thiếu tài liệu tôi không tra được hết. Giặc Tàu đang chùm lưới trên đầu các bạn. Muộn nhất là năm 2020, nhưng có nhiều triệu chứng là sẽ sớm hơn, Trung Quốc sẽ chính thức hóa sự thống trị của chúng, và lần này dân ta sẽ không phải chịu một cuộc đô hộ ngàn năm nữa đâu mà một cuộc diệt chủng vĩnh viễn, thiểu số sống sót sẽ bị Hán hóa quên hẳn giống nòi. Bè lũ bán nước, biết trước đại họa từ hai chục năm nay, đã ngày đêm kiếm cách bóc lột các bạn, cướp đoạt tài sản quốc gia, tẩu tán tiền của ra nước ngoài để, sau khi chốn chạy, phè phỡn trên nước mắt và sương máu của các bạn. Chúng đã gửi trước vợ/chồng con cái chúng sang các nước tư bản « dãy chết » để tránh nạn. Sự bất tài và tham ô của chúng cùng sự khuyên bảo xảo quyệt của giặc Tàu đã làm cho kinh tế nước nhà kiệt quệ, vỡ nợ đến nơi. Vì trong ngân khố quốc gia hiện nay chỉ còn 40 tỷ USD ngoại tệ mà nợ công chồng chất và năm nào ngân sách cũng bội chi khoảng 7 tỷ USD. Con số nợ công chính thức cho 2017 là 117 tỷ USD (= 64% GDP), nhưng theo nhiều chuyên gia, phải nhân gấp 2 gấp 3 con số ấy[liii]. Trong khi đó, số tiền do các quan chức Việt Nam biển thủ giấu nhẹm cộng lại lên tới gần ngàn tỷ USD[liv]. Chỉ có một lối thoát khỏi cảnh nô lệ duy nhất cho các bạn là vùng lên đánh đổ cái chế độ cộng sản bán nước hiện tại, để lập lên một thể chế tự do độc lập thực thụ có tư cách tố giác các thỏa ước bất bình đẳng ký kết với kẻ thù bởi tập đoàn Hán nô, có thể liên minh với các quốc gia tự do khác để có hậu thuẫn đương đầu với giặc Tàu. Vấn đề không còn là kiên nhẫn đợi chờ cho đảng từ từ thay đổi và giải thể, vì thời gian quá kíp. Các bạn không còn năm, mà chỉ còn tháng, có cơ chỉ còn tuần để xoay ngược vận mệnh của các bạn và con cháu các bạn. Hỡi toàn dân Việt Nam, hãy nghe tiếng gọi của tổ quốc và tổ tiên, hãy tạm gạt những bận lòng cá nhân để cùng nhau giật lại quyền công dân khỏi tay giặc. Chúng có hung dữ đến đâu, chúng chỉ có thể đàn áp trăm người, nghìn người, cả vạn người, nhưng hàng trăm nghìn người, hàng triệu người xuống đường không thôi, chúng làm gì nổi ? Đồng bào tôi ơi ! Can đảm vào ! Hãy tỏ cho thế giới rằng tinh thần bất khuất từ Trưng Trắc đến Nguyễn Huệ còn nung nấu trong lòng các bạn ! Các bạn nhất trí quật cường thì lịch sử Việt Nam sẽ tiếp tục tiến và ghi ơn các bạn.

 

Đặng Phương Nghi

Paris, 30/4/2017

[i] Người đầu tiên nêu ra việc giả mạo này là một tác giả Đài Loan trong một cuốn sách có nhan đề là « Hồ Chí Minh » viết bằng tiếng Nhật năm 1946, và điều ông nói được xác định bởi một tờ báo của đảng CS Trung quốc  tại Cương Sơn năm 1949 ; nhưng sự kiện được ếm nhẹm cho tới đến năm 2008, khi Hồ Tuấn Hùng, một học giả cũng người Đài Loan cho ra quyển « Hồ Chí Minh sinh bình khảo » trong đó ông dẫn chứng lai lịch Tàu Đài Loan, gốc Hẹ, của Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương. Nhưng phaỉ tới 2013, khi sách này được dịch ra việt ngữ bởi Thái Văn, vấn đề Hồ Chí Minh giả mới được nhiều người Việt Nam đặt ra, tranh luận hay thêm chứng cứ. Có nhiều bài đứng đắn trên Mạng, để có một ý niệm rõ ràng xem : Trần Việt Bắc, Hồ Chí Minh : Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (http://www.geocities.ws/xoathantuong/tvb_hcmdongchi.htm).

 

[ii] Xem : Thụy khuê, Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản, trong Vinasia.org .

 

[iii] Xạo ở hai điểm : Thứ nhất về phần tuyên ngôn thì Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập trước rồi (Bảo Đại ngày 12/3/1945,Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 ; thứ hai về sự độc lập thì Hồ Chí Minh không hề giành nổi độc lập cho Việt Nam từ tay chính phủ bảo hộ Pháp, mặc dầu ông ta chạy chọt đủ cách với chính khách Pháp khi sang Pháp vào tháng 6-9/1946 ; ngược lại qua thỏa ước ký với Bảo Đại ngày 5/6/1948 Pháp rõ ràng « long trọng thừa nhận sự độc lập của Việt Nam và để cho Việt Nam tự do thực hiện sự thống nhất của mình ».

 

[iv] Xem : Đặng Chí Hùng, Bằng chứng bán nước toàn diện của đảng cộng sản VN, trong blog Sinicization of Indochina ( http://namviet.net/blog-hanhoa/?p=657#.WNaot7g8acM) : Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” – số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:“Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

 

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

 

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

 

….Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông”

 

 [v] Tháng hai 1979, để trừng trị Việt Nam dám đánh chiếm Căm Bốt, Đặng Tiểu Bình cho lùa hơn 600 000 đội quân xâm nhập Việt Nam, tàn phá các tỉnh biên giới, gặp ai là chém giết không ngừa người già trẻ nít, nhưng nhờ sự phản kháng kịch liệt của binh lính và dân quân tự vệ, quân Tàu phải rút lui tháng sau, nhưng sau đó lại tiếp tục gây hấn và chiến tranh giữa hai bên kéo dài tới tận 1989 ; chính trong thời gian này, năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Gạc Ma ở Trường Sa ; nhưng vì từ năm 1987, thấy Nga Sô có cơ nguy biến với chính sách cởi mở của Gorbatchev, nhóm cầm quyền Hà Nội đã có tâm đầu hàng Trung cộng nên cấm ngặt binh sĩ ở Gạc Ma chống trả, khiến họ chết một cách tức tưởi lãng xẹt. Về sự tàn bạo của chiến tranh Việt-Trung dưới mắt của chính người Hoa, xem : Tù binh chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc 1979-1989, trong Phan Ba’s Blog, 24/2/2017 (https://phanba.wordpress.com/2017/02/24/tu-binh-chien-tranh-viet-nam-trung-quoc-1979-1989/) .

 

[vi] Xem bài báo của Kerby Anderson Nguyễn đăng lại trong Văn thơ Lạc Việt (http://vantholacviet.com/tuong-cong-san-viet-nam-ha-thanh-chau-da-xin-ty-nan-chinh-tri-tai-hoa-ky-va-tiet-lo-am-muu-ban-nuoc/ ) và trong trang web của Việt Nam cộng hòa hải ngoại : http://www.vnchhiepdinhparis1973.com/SUB_TaiLieuLichSu/TaiLieuLS1307072304.shtml . Ngoài bài báo của ông K.A Nguyễn không thấy ai khác nói về tướng Hà Thanh Châu, nhưng mặc dầu trên Mạng thường được tuôn ra nhiều tin đồn thất thiệt, những điều được tác giả nêu ra coi như khả tín vì trùng hợp với những tin xuất từ nhiều nơi khác. Năm 2014, hành động bán nước của tập đoàn cầm quyền Hà Nội được hai tờ báo Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc công nhận, khiến cho dư luận ở Việt Nam xôn xao, nhưng nhà nước cộng sản không chịu công bố mật ước, chỉ cho ban Tuyên giáo phủ nhận và giải thích dòng dài về nội dung của thỏa ước. Song hành xử ngang ngược của Trung cộng tại Việt Nam cùng những nhượng bộ hèn mạt đối với chúng trên thực tế của nhóm cầm quyền Hà nội không thể không minh định cho tính xác thực của tin tức trên.

 

[vii] Diện tích mất đi được ước chừng từ 700 đến15000 km2. Xem bài của Tèo Ngu Khìn, Hơn 15 000km2 đất của VN mất vào tay ai, trong Dân làm báo ( http://danlambaovn.blogspot.com/2016/10/hon-15000-km2-at-cua-viet-nam-mat-vao.html)  và của Trương Nhân Tuấn, Việt Nam có mất đất… ,trong blog Những vấn đề Việt Nam (http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/11/viet-nam-co-mat-at-mat-bien-qua-hai.html) . Một việc đơn giản để biết về con số đất mất đi là so sánh diện tích toàn thể Việt Nam được các nhà địa lý hay cơ quan địa lý ghi nhận trước và sau 2000. Kẹt một cái là các sách báo không đồng nhất về con số, và ngay trong cùng một bài các tác giả đứng đắn nhất cũng đưa ra nhiều con số mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, có thể có một ý niệm về số đất mất đi qua hai con số trước sau 2000 nêu ra trong cùng một bài báo cáo về rừng của một nhóm nhà nghiên cứu địa lý (Phạm Thu Thủy, Moira Moelino vv., Bối cảnh REDD+ ở Việt Nam…, Cifor, Bogor Barat, 2012). Những tác giả này công nhận con số 14,3 triệu ha rừng tương đương với 43% diện tích cả nước cho năm 1943 của các nhà địa lý châu Âu, tức tổng diện tích năm đó là 332.679 km2, và con số năm 2010 của FAO theo đó 13,797 triệu ha bao phủ 44% diện tích cả nước, tức tổng diện tích năm đó là 313.568 km2. Số chênh lệch giữa hai tổng diện tích = 19.111 km2 có thể được coi như diện tích bán cho Tàu.

 

[viii]  Khi so sánh các bản đồ, Vũ Hữu san, trong bài Bản đồ phân chia vịnh Bắc Việt, cho thấy Việt Nam chỉ còn 45% vịnh thay vì 53% như chính thức được công bố (http://vuhuusan05.tripod.com/bandophanchia.htm ). Xem thêm: Đại Dương, Ai đang mãi quốc cầu vinh ?, trong Vietnam daily, 23/4/2002 (http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=7775 .

 

[ix] Có thể bản đồ đó đã bị nhà nước thu hồi, nhưng Trung cộng có chụp lại nó trong tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh. Đối với quốc tế, Trung cộng luôn luôn khẳng định rằng hai quần đảo HSTS thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa, và đưa ra một số cứ liệu lịch sử gượng gạo, nhưng trong một thông báo của nhà cầm quyền Bắc Kinh đọc trên đài truyền hình « Tiếng nói nhân dân Trung Hoa » phát thanh bằng tiếng Việt, tôi thấy lần đầu tiên Trung Quốc công khai tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng đã được Cộng sản Việt Nam nhượng cho Trung Quốc : «… Chúng tôi đồng ý là Hoàng Sa và Trường Sa và bờ biển thuộc Việt Nam, nhưng cộng sản Việt Nam đã ký công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 7/6/1958. Trung Quốc có đầy đủ những chứng cứ không thể chối cãi trên vùng biển, và Trung Quốc sẽ được khai thác dầu khí của Việt Nam, cộng sản Việt Nam sẽ không thể làm gì được… » (https://www.youtube.com/watch?v=RCLlsvpRNhg) .

 

[x]  Bằng chứng, hình của cờ Đoàn thanh niên này trong Wikipedia pháp ngữ, mục Drapeau de la république populaire de Chine. Trong một thời gian tỉnh Phúc Kiến cũng có một lá cờ sao vàng nhưng khác ở chỗ nền của nó chia làm hai, nửa xanh, nửa đỏ (xem trên mạng mục : cờ của Phúc Kiến, tiếng anh), và có thể đó là lá cờ toán quân Việt Minh cầm khi tiến vào Hà Nội năm 1945, theo lời tả của một số nhân chứng, nhưng chắc chắn đấy là cờ (với phần nền xanh nhạt hơn) được Mặt trận giải phóng miền Nam chọn làm cờ hiệu sau này. Ngoảnh đi ngoảnh lại đảng cộng sản Việt nam không ngừng loay hoay với cái gốc gác Tàu cộng của nó.

 

[xi] Xem trong RFA ngày 12/1/2017, Cưỡng chế tượng Trần Hưng Đạo tại tư gia là trái luật : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-statue-inside-private-property-be-evicted-illegally-ha-01122017080011.html/.

 

[xii] Theo thống kê của « Biên phòng » ngày 18/1/2017, thì trong năm 2016 tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung là 70,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 21,8 tỷ và nhập khẩu 49,9 tỷ. Đặc biệt là số do Trung Quốc và Việt Nam đưa ra rất khác nhau. Như về năm 2015, theo « Bộ công thương Việt Nam » (báo ngày 9/11/2016), thống kê của hải quan VN cho biết tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung là 66,6 tỷ USD với 17,1 tỷ xuất khẩu và 49,5 tỷ nhập khẩu ; nhưng phía Trung Quốc đưa ra con số tổng kim ngạch = 95,8 tỷ USD với 29,67 tỷ nhập khẩu (từ VN) và 66,14 xuất khẩu (từ TQ) – http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040818094447/ns150401025706  – không hiểu số chênh lệch những 29,2 tỷ USD là do đâu ? do sự buôn lậu hay biển thủ tại Việt Nam ?

 

[xiii] Xem : Brantly Womack, Vietnam and China in an era of uncertainty, The Asia Pacific journal, 9/2009, do Ngô Bắc dịch, trong http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacWomackBatDinhKinhTe.htm .

 

[xiv] Xem bài báo trên.

 

[xv] Theo giá thị trường năm 2016, than Nam Dương rẻ nhất : 45,3 USD/1 tấn, than Úc : 53 USD/1 tấn, than Nga : 63 USD. Không hiểu vì lý do gì Việt Nam đi nhập thêm 1,5 triệu tấn than Tàu với giá cứa cổ là 85 USD/1 tấn. Xem : Nguyễn Tuyền, Than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam giá đắt nhất thế giới, trong Dân trí, 16/10/2016 (http://dantri.com.vn/su-kien/than-nhap-tu-trung-quoc-ve-viet-nam-gia-dat-nhat-the-gioi-20161016063417389.htm) .

 

[xvi] Trong bài « Quan hệ thương mại Việt Trung, bối cảnh và những vấn đề đặt ra » của Doãn Công Khánh, đăng trong Tạp chí Cộng sản, 14/8/2016, có câu : « Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả đối với mặt hàng rau, củ, quả, Trung Quốc cũng xuất sang Việt Nam số lượng gấp ba lần mức mà nước này nhập từ Việt Nam. » (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Doi-ngoai-va-hoi-nhap/2016/40377/Quan-he-thuong-mai-Viet-Trung-Boi-canh-va-nhung-van.aspx ). Đứng ở quan điểm “âm mưu làm hại kinh tế và dân Việt của Bắc Kinh” thì sự thâu mua mặt hàng tương đối tốt của Việt Nam rồi tràn ngập Việt Nam với thực phẩm độc bẩn không có gì lạ.

 

[xvii] Trên thực tế, trong tinh thần “hữu nghị”, Việt Nam để cho xe và người của Trung cộng qua cửa khẩu một cách dễ dãi, nhưng ngược lại, theo như báo Biên Phòng ngày 18/1/2017, Trung Quốc luôn luôn gây phiền nhiễu cho xe chở hàng Việt Nam ở biên giới : “các cơ quan chức năng trung ương của Trung Quốc thường xuyên kiểm tra hoặc đưa ra yêu cầu đối với hang nhập khẩu qua đường tiểu ngạch… Những đợt kiểm tra giám sát và các yêu cầu mới đưa ra thường gây gián đoạn khó khăn cho hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc, có đợt gián đoạn dài ngày gây ách tắc nhiều hàng hòa và tổn thất cho các doanh nghiệp Việt Nam.”   (http://www.bienphong.com.vn/viet-nam-tro-thanh-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-trung-quoc-trong-khu-vuc/) Vấn đề là tại sao phía Việt Nam không làm hệt như vậy để kiểm xoát số lượng và chất lượng của các mặt hàng Trung Quốc?

 

[xviii] Xem : Đại Dương, Trung Quốc có tính chinh phục Việt Nam không?, Việt Nam daily, 16/9/2008 (http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=46017)

 

[xix] Nông dân Việt Nam, đại đa số là tiểu nông không có đất nhiều hơn ½ ha, thiếu vốn, nên cần phải bán gấp bán ngay sản phẩm để có tiền sinh sống và chuẩn bị mùa sau.  Trong khi đó, ngành nông vẫn thiếu doanh nghiệp hay hợp tác xã có thể mua gom cho người dân, kết quả là nông dân, đặc biệt ở các nơi hẻo lánh, lệ thuộc vào thương lái Tàu và dễ bị chúng lừa.

 

[xx] Xem VT News, Những kiểu mua bán lạ đời với mục đích đáng sợ của thương lái Trung Quốc, 21/9/2015 (http://vtc.vn/kinh-te/nhung-kieu-mua-ban-la-doi-voi-muc-dich-dang-so-cua-thuong-lai-trung-quoc-d223682.html) .

 

[xxi] Xem :  Vũ Minh Tiến, Thương lái Trung Quốc mua nông sản lạ đời : họ mua làm gì nhỉ?, trong Petro Times, 14/4/2917 (http://petrotimes.vn/thuong-lai-trung-quoc-mua-nong-san-la-doi-ho-mua-lam-gi-nhi-171857.html) .

 

[xxii] Theo Collins, được dẫn trong Yann Roche et Rodolphe de Koninck, Les enjeux de la déforestation au Vietnam, in Vertigo, vol.3, n°1, 4/2002 (https://vertigo.revues.org/4113) . Nhưng sau khi cho hai con số 43% và 22000 km2 hai tác giả tính làm sao mà bảo số rừng hủy hoại lên tới 23% ! Các cơ quan nhà nước công nhận con số 43% nhưng chẳng hiểu vin vào đâu mà bảo sau chiến tranh Việt Nam chỉ còn 9,5 triệu ha rừng (tức 95.000 km2) phủ 29% diện tích cả nước, trong khi nếu trừ 22.000 với 139.905 thì còn 9,7905 triệu ha (97.905 km2) bằng 27% diện tích cả nước.

 

[xxiii] Xem lá thư đó đăng trong blog Boxitvn.net, trong đó có đoạn : « Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao ? Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng. » (http://boxitvn.blogspot.fr/2010/02/ve-viec-cac-tinh-cho-nguoi-nuoc-ngoai.html).

[xxiv] Theo ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, “trong hai năm hơn 4000 tàu cá, hơn 2300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển”. Xem Viet Times, 8/5/2016 ( http://viettimes.vn/2-nam-hon-4000-tau-ca-hon-2300-ngu-dan-viet-thuong-vong-mat-tich-tren-bien-54638.html) . Theo ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên ngoại giao xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, sở dĩ nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục khuyến khích ngư dân ra câu cá ở Hoàng Sa nhưng không dám phản đối Trung Quốc mỗi khi họ tấn công ngư dân Việt Nam, là tại vì « người cộng sản Việt Nam rất thí quân…và vấn đề thí quân đó đang xảy ra với ngư dân Việt Nam. Tức sử dụng ngư dân để nói lên rằng Hoàng Sa Trường Sa vẫn là của Việt Nam. Tuyên bố đó ra với bên ngoài để giành được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn ngư dân thì chứ thiệt thòi, không được bảo vệ từ phía quân đội Việt Nam »… « Tuy nhiên việc Việt Nam có thực sự muốn thoát hẳn khỏi Trung Quốc hay không, thì đó là một vấn đề mà tôi muốn đặt câu hỏi. Tôi cũng thắc mắc về ý đồ Việt Nam có muốn thoát khỏi Trung Quốc hay không. » Xem : Gia Minh, Tại sao Việt Nam không thể bảo vệ ngư dân trong vùng biển chủ quyền, RFA, 14/10/2015 (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fishm-plight-n-vn-foreign-policy-10142015060627.html).

[xxv] Xem : Hoàng Nguyễn, Nước độc âm ĩ giết sông hồ Hà Nội, Pháp luật Việt Nam, 8/10/2016 (http://baophapluat.vn/do-thi/nuoc-doc-am-i-giet-song-ho-ha-noi-298611.html ).

 

[xxvi] Xem : Trần Ngọc, Sống với nguồn ô nhiễm độc hại, Pháp luật thành phố HCM, 6/7/2015 (http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/song-voi-nguon-nuoc-o-nhiem-doc-hai-566907.html) .

 

[xxvii] Đấy là số dự án được đăng ký, không kể những công ty của Trung Quốc do người Việt đứng tên, những công ty của Việt Nam hay nước ngoài khác do Trung Quốc mua lại, cũng như không kể các dự án của Việt Nam với vốn vay của Trung Quốc. Về sự phân phối các dự án của Trung Quốc năm 1016, xem bài báo của Phương Nguyễn trong VNbiz, 10/4/2017( http://vietnambiz.vn/trung-quoc-dang-ky-rot-hon-11-ty-usd-vao-cac-du-an-tai-viet-nam-18637.html ). Và về những vấn đề liên quan đến sự đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, xem : Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại, Trường đại học xã hội và nhân văn, Sàigòn (http://dongphuong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=af61ca6e-232a-41a3-908b-ad0af67aecd1).

 

[xxviii] Xem : Phương Linh, Làm ăn vơi Trung Quốc tạo thói quen cẩu thả cho kinh tế Việt Nam, trong VNExpress, 3/7/2014 ( http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/lam-an-voi-trung-quoc-tao-thoi-quen-cau-tha-cho-kinh-te-viet-nam-3012778.html) . Ngoài đường sắt CátLinh – Hà Đông, Việt Nam còn có vấn đề gay go  với nhà thầu Trung Quốc trong việc thi công nhiều dự án lớn khác.

 

[xxix] Xem : Tây Giang – Lan Anh, Tràn lan lao động « chui » Trung Quốc, trong Tuổi trẻ, 27/3/2014 (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140327/tran-lan-lao-dong-chui-trung-quoc/600064.html).

 

[xxx] Xem : Mạnh Nguyễn, Máy móc, thiết bị nhiều Trung Quốc: biết là dở, sao vẫn ồ ạt nhập?, trong CafeF, 22/9/2016 (http://cafef.vn/may-moc-thiet-bi-nhieu-trung-quoc-biet-la-do-sao-van-o-at-nhap-20160922142629203.chn) .

 

[xxxi] Xem : Bạch Dương,  Vì sao hai doanh nghiệp phân đạm tỷ USD rơi vào cơn bĩ cực?, trong VN Economy, 15/9/2016 ( http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vi-sao-hai-doanh-nghiep-phan-dam-ty-usd-roi-vao-con-bi-cuc-20160915014756338.htm) .

 

[xxxii] Xem: Anh Thư, Rót 32.000 tỷ vào bauxit, alumin Tây Nguyên, kết quả giờ ra sao?, 25/2/2017, trong Bauxite Việt Nam (http://www.boxitvn.net/bai/47070) .

 

[xxxiii] Xem: Vĩnh Long, 3 năm, gần 3000 tỷ lỗ theo tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng, 15/3/2017, trong Trithức VN, 14/4/2017 (http://trithucvn.net/kinh-te/3-nam-gan-3-700-ty-lo-theo-to-hop-bo-xit-nhom-lam-dong.html).

 

[xxxiv] Xem: Mạnh Quân, Những hồ chứa bất an, 20/6/2016, trong Dân trí (http://dantri.com.vn/blog/nhung-ho-chua-bat-an-20160620051640836.htm) . Tác giả cho biết tháng 10/2014 đã có một sự cố bùn đỏ thoát ra ngoài nhà máy Tân Rai vùi lắp 4000 m2 ao cá vườn chè của dân địa phương. Ngoài ra, cũng đã có một sự cố bùn đỏ tràn ra ngoài nhưng của nhà máy titan tại Bình Thuận, cũng do Trung Quốc khai thác. Nguyên do đều là sự cẩu thả của nhà thầu Tàu và thiết bị lạc hậu của Tàu.

 

[xxxv] Xem: VOA tiếng Việt 22/9/2015 (https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10153146386403008) .

 

[xxxvi] Vụ nhà máy Tisco cũng lại là một chuyện đầu tư tắc trách của quan chức cộng sản, luôn luôn mắc mưu nhà thầu Tàu. Lũ này chuyên đấu giá thật hạ, ký hợp đồng xong chúng kiếm cớ đẩy cao giá đầu tư lên tới gấp hai gấp ba. Trong trường hợp Tisco giá ban đầu năm 2007 là 3843 tỷ đồng (160 triệu USD), sang 2008 nhà thầu đòi tăng lên 8104 triệu đồng (356 triệu USD), chủ đầu tư trả tới 4500 tỷ đồng (198 triệu USD) năm 2012 thì hết tiền không vay được nữa, thế là nhà thầu bỏ ngang xương, để mặc cho thiết bị đã chi gỉ tại chỗ. Tisco đang đợi nhà nước giải quyết hộ, đến nay vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Xem: Cầm Văn Kình – Chu Hà, Nhà máy 8100 tỷ thành đống sứt gỉ, 16/11/2015, trong Tuổi trẻ (http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151116/nha-may-8100-ti-thanh-dong-sat-gi/1003558.html) .

 

[xxxvii] Xem: Nguyễn Hữu Quý, Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?, 29/4/2017, trong Biển đông chủ quyền (http://quangda.de/bien-dong-chu-quyen/bien-gioi-lanh-tho/5918-trung-quoc-dang-co-am-muu-gi-o-ha-tinh-va-quang-tri.html)

 

[xxxviii] Xem: Trần Xuân, Formosa Hà Tĩnh chuyển chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam đổ?, trong blog Người Kỳ Anh (http://nguoikyanh.blogspot.fr/2016/07/formosa-chuyen-chat-thai-doc-hai-tu-dai-loan-vao-viet-nam-do.html) .

 

[xxxix] Về dự án Cà Ná, xem : Tuấn Hưng, Dự án thép Cà Ná, tập đoàn Hoa Sen có tránh nổi những rủi ro khôn lường này?, trong Việt Nam thời báo (http://nguoikyanh.blogspot.fr/2016/07/formosa-chuyen-chat-thai-doc-hai-tu-dai-loan-vao-viet-nam-do.html) và: Lê Anh Hùng, Hiểm họa Trung Quốc trong dự án thép Cà Ná, 20/9/2016, trong VOA (http://www.voatiengviet.com/a/hiem-hoa-tq-trong-du-an-thep-ca-na/3519187.html) .

 

[xl] Xem : Mai Nguyên, Bị tẩy chay ở Trung Quốc, nhà máy giấy Lee § Man tìm cách xâm nhập Việt Nam, đầu độc nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long, trong Thanh niên Việt Nam (http://www.thanhnientphcm.com/2017/04/bi-tay-chay-o-trung-quoc-nha-may-giay-lee-man-tim-cach-xam-nhap-viet-nam-dau-doc-nguon-nuoc-dong-bang-song-cuu-long.html) .

 

[xli] Hiện có 2 phương pháp tẩy trắng giấy : 1° phương pháp bình thường với khí clo, bioxit clo, hypoclorit natri, peroxit hydro ; cách tẩy bằng xút, quá hại môi trường đã bị bỏ ở Âu Mỹ, tuy vẫn phải dùng tới xút để khử chất clorolignin ở giấy; 2° phương pháp mới hơn, với oxy hoặc hơn nữa với ozon.

[xlii] Xem: Hồ Hùng, Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây , 5/7/2016, trong Soha News (http://soha.vn/nguoi-dan-run-ray-vi-nha-may-giay-lon-bac-nhat-the-gioi-sap-van-hanh-o-mien-tay-20160705105006814.htm) .

 

[xliii] Về nhà máy Đại Dương, xem : Phương Dung, Nguy cơ gây ô nhiễm sông Tiền, xem xét từ chối dự án nhà máy giấy gần 5000 tỷ đông, 11/4/2017, trong Dân Trí (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nguy-co-gay-o-nhiem-song-tien-xem-xet-tu-choi-du-an-nha-may-giay-gan-5000-ty-dong-20170411093805725.htm) .

 

[xliv] Để có ý niệm về tình hình năng lượng Việt Nam, xem : Nguyên Phạm, Tình hình năng lượng Việt Nam, 10/11/2016, trong Năng lượng hạt nhân (http://www.nangluonghatnhan.com/single-post/2016/11/11/T%C3%ACnh-h%C3%ACnh-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-Vi%E1%BB%87t-Nam) .

 

[xlv] Về những nhà máy nhiệt điện ở VN, xem : Vân Trường – Anh Đức, 14 nhà máy nhiệt điện vây đồng bằng sông Cửu Long, 3/10/2016, trong Tuổi trẻ, (http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20161003/14-nha-may-nhiet-dien-vay-dong-bang-song-cuu-long/1181694.html) .

 

[xlvi] Xem : Trường Sơn – Đình Tuyến, Nhiều sai phạm trong vận hành dự án nhiệt điện Duyên Hải, 2/10/2016, trong Thanh Niên (http://thanhnien.vn/thoi-su/nhieu-sai-pham-trong-van-hanh-du-an-nhiet-dien-duyen-hai-750550.html).

 

[xlvii] Xem một loạt livestream của Huỳnh Quốc Huy trên You tube về đề tài này, ví như : https://www.youtube.com/watch?v=fP2Gbg8UHc4 .

 

[xlviii] Con số hơn 2,5 triệu người bỏ VN sang nước ngoài sinh sống từ 1990 đến 2015 là do Vụ kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (UN-DESA) cung cấp. Xem: Hồ Mai, Mỗi năm gần 100 nghìn người di cư ra nước ngoài, 24/7/2016, trong Vietnam finance  (http://vietnamfinance.vn/tai-chinh-quoc-te/moi-nam-gan-100-nghin-nguoi-viet-di-cu-ra-nuoc-ngoai-20160722095009241.htm) . Vì không cấp nổi việc làm cho công dân, tà quyền cộng sản Việt Nam khuyến khích công dân đi kiếm ăn ở nước ngoài dưới cái từ ngữ hạ nhân phẩm “xuất khẩu lao động” làm như con người chỉ là một món hàng buôn bán. Số 2,5 triệu dân di cư kia là số chính thức, không kể đến những người đi “chui” và ở lậu. Theo dư luận thì số người ra đi lớn gấp hai.

 

[xlix] Xem: Hà Quyên, Hơn 300 người Việt chết mỗi ngày vì ung thư, 5/2/2017, trong Zing.vn (http://news.zing.vn/hon-300-nguoi-viet-chet-moi-ngay-vi-ung-thu-post718306.html) .

 

[l] Về vấn đề công dân Trung Quốc tại Việt Nam xem: Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam, 12/8/2011, trong Báo không lề  (https://baokhongle.wordpress.com/2011/08/12/th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-lao-d%E1%BB%99ng-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam) . Bài báo cho hay năm 2009 có 35.000 dân lao động Trung Quốc và 800.000 người Hoa (dân VN?) sống tại Việt Nam. Ngoài bài báo này không thấy tài liệu khác nói về số dân Trung cộng ở VN. Theo thông tin nhà nước hiện ở VN có hơn 1300 công ty Trung Quốc đăng ký, một con số nhỏ so với thực tế vì nó không kể đến vô số công ty đăng ký là của người Việt hay nước khác nhưng sau đó đã được mua lại bởi người Trung Quốc; theo dư luận số công ty của Trung cộng ở VN phải ít nhất là 5000. Nếu tính trung bình mỗi công ty TQ nhập khoảng 1000 công nhân nước họ thì ở VN đã có ít nhất 1,3 triệu người dân Trung cộng.

 

[li] Xem: Việt Nam phản đối bài viết trên mạng Trung Quốc, 5/9/2008, trong BBC Vietnamese.com (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080905_viet_protest_china.shtml).

 

[lii] Xem: Nguyễn Văn Tuấn, Liệu quân phục Việt Nam có made in China ?  18/7/2011, trong Vietinfo (http://m.vietinfo.eu/tu-lieu/lieu-quan-phuc-viet-nam-co-made-in-china.html).

 

[liii] Theo Vũ Quang Việt, cựu vụ trưởng vụ kế hoạch của Liên hiệp quốc, nợ công thực sự của Việt Nam là 431 tỷ USD, một con số bao gồm nợ nhà nước và nợ của các công ty do nhà nước bảo lãnh (324 tỷ USD), tương đương với 219% GDP. Xem: Lê Dung/STBN, Không phải 62% GDP mà nợ công VN đang là 210% GDP, in Việt Nam thời báo, 20/2/2017 ( http://www.ijavn.org/2017/02/vntb-khong-phai-62-gdp-ma-no-cong-viet.html).

 

[liv] Một bài báo đăng trong blog của Hiếu Trương liệt kê tài sản tham nhũng của cán bộ cộng sản vào năm 2005. Xem: NT, Danh sách trên 300 cán bộ cộng sản có tài sản vài trăm triệu mỹ kim  (https://vivi099.wordpress.com/2015/11/01/danh-sach-tren-300-can-bo-cong-san-co-tai-san-vai-tram-trieu-my-kim/ ). Tính theo tài liệu này thì hồi đó số tiền tham nhũng của các quan chức đã lên đến khoảng 300 tỷ USD. Bây giờ, hơn 10 năm sau, con số đó phải nhân với 2,3. Riêng sự biển thủ dầu hỏa tại công ty dầu khí lên tới 36 tỷ/năm, trong 10 năm là 360 tỷ, theo lời tố cáo của Trịnh Xuân Thanh trong You tube: (https://www.youtube.com/watch?v=mcvgXfaOdho) .

[1] Người đầu tiên nêu ra việc giả mạo này là một tác giả Đài Loan trong một cuốn sách có nhan đề là « Hồ Chí Minh » viết bằng tiếng Nhật năm 1946, và điều ông nói được xác định bởi một tờ báo của đảng CS Trung quốc  tại Cương Sơn năm 1949 ; nhưng sự kiện được ếm nhẹm cho tới đến năm 2008, khi Hồ Tuấn Hùng, một học giả cũng người Đài Loan cho ra quyển « Hồ Chí Minh sinh bình khảo » trong đó ông dẫn chứng lai lịch Tàu Đài Loan, gốc Hẹ, của Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương. Nhưng phaỉ tới 2013, khi sách này được dịch ra việt ngữ bởi Thái Văn, vấn đề Hồ Chí Minh giả mới được nhiều người Việt Nam đặt ra, tranh luận hay thêm chứng cứ. Có nhiều bài đứng đắn trên Mạng, để có một ý niệm rõ ràng xem : Trần Việt Bắc, Hồ Chí Minh : Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (http://www.geocities.ws/xoathantuong/tvb_hcmdongchi.htm).

 

[1] Xem : Thụy khuê, Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản, trong Vinasia.org .

 

[1] Xạo ở hai điểm : Thứ nhất về phần tuyên ngôn thì Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập trước rồi (Bảo Đại ngày 12/3/1945,Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 ; thứ hai về sự độc lập thì Hồ Chí Minh không hề giành nổi độc lập cho Việt Nam từ tay chính phủ bảo hộ Pháp, mặc dầu ông ta chạy chọt đủ cách với chính khách Pháp khi sang Pháp vào tháng 6-9/1946 ; ngược lại qua thỏa ước ký với Bảo Đại ngày 5/6/1948 Pháp rõ ràng « long trọng thừa nhận sự độc lập của Việt Nam và để cho Việt Nam tự do thực hiện sự thống nhất của mình ».

 

[1] Xem : Đặng Chí Hùng, Bằng chứng bán nước toàn diện của đảng cộng sản VN, trong blog Sinicization of Indochina ( http://namviet.net/blog-hanhoa/?p=657#.WNaot7g8acM) : Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” – số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:“Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

 

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

 

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

 

….Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông”

 

[1] Tháng hai 1979, để trừng trị Việt Nam dám đánh chiếm Căm Bốt, Đặng Tiểu Bình cho lùa hơn 600 000 đội quân xâm nhập Việt Nam, tàn phá các tỉnh biên giới, gặp ai là chém giết không ngừa người già trẻ nít, nhưng nhờ sự phản kháng kịch liệt của binh lính và dân quân tự vệ, quân Tàu phải rút lui tháng sau, nhưng sau đó lại tiếp tục gây hấn và chiến tranh giữa hai bên kéo dài tới tận 1989 ; chính trong thời gian này, năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Gạc Ma ở Trường Sa ; nhưng vì từ năm 1987, thấy Nga Sô có cơ nguy biến với chính sách cởi mở của Gorbatchev, nhóm cầm quyền Hà Nội đã có tâm đầu hàng Trung cộng nên cấm ngặt binh sĩ ở Gạc Ma chống trả, khiến họ chết một cách tức tưởi lãng xẹt. Về sự tàn bạo của chiến tranh Việt-Trung dưới mắt của chính người Hoa, xem : Tù binh chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc 1979-1989, trong Phan Ba’s Blog, 24/2/2017 (https://phanba.wordpress.com/2017/02/24/tu-binh-chien-tranh-viet-nam-trung-quoc-1979-1989/) .

 

[1] Xem bài báo của Kerby Anderson Nguyễn đăng lại trong Văn thơ Lạc Việt (http://vantholacviet.com/tuong-cong-san-viet-nam-ha-thanh-chau-da-xin-ty-nan-chinh-tri-tai-hoa-ky-va-tiet-lo-am-muu-ban-nuoc/ ) và trong trang web của Việt Nam cộng hòa hải ngoại : http://www.vnchhiepdinhparis1973.com/SUB_TaiLieuLichSu/TaiLieuLS1307072304.shtml . Ngoài bài báo của ông K.A Nguyễn không thấy ai khác nói về tướng Hà Thanh Châu, nhưng mặc dầu trên Mạng thường được tuôn ra nhiều tin đồn thất thiệt, những điều được tác giả nêu ra coi như khả tín vì trùng hợp với những tin xuất từ nhiều nơi khác. Năm 2014, hành động bán nước của tập đoàn cầm quyền Hà Nội được hai tờ báo Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc công nhận, khiến cho dư luận ở Việt Nam xôn xao, nhưng nhà nước cộng sản không chịu công bố mật ước, chỉ cho ban Tuyên giáo phủ nhận và giải thích dòng dài về nội dung của thỏa ước. Song hành xử ngang ngược của Trung cộng tại Việt Nam cùng những nhượng bộ hèn mạt đối với chúng trên thực tế của nhóm cầm quyền Hà nội không thể không minh định cho tính xác thực của tin tức trên.

 

[1] Diện tích mất đi được ước chừng từ 700 đến15000 km2. Xem bài của Tèo Ngu Khìn, Hơn 15 000km2 đất của VN mất vào tay ai, trong Dân làm báo ( http://danlambaovn.blogspot.com/2016/10/hon-15000-km2-at-cua-viet-nam-mat-vao.html)  và của Trương Nhân Tuấn, Việt Nam có mất đất… ,trong blog Những vấn đề Việt Nam (http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/11/viet-nam-co-mat-at-mat-bien-qua-hai.html) . Một việc đơn giản để biết về con số đất mất đi là so sánh diện tích toàn thể Việt Nam được các nhà địa lý hay cơ quan địa lý ghi nhận trước và sau 2000. Kẹt một cái là các sách báo không đồng nhất về con số, và ngay trong cùng một bài các tác giả đứng đắn nhất cũng đưa ra nhiều con số mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, có thể có một ý niệm về số đất mất đi qua hai con số trước sau 2000 nêu ra trong cùng một bài báo cáo về rừng của một nhóm nhà nghiên cứu địa lý (Phạm Thu Thủy, Moira Moelino vv., Bối cảnh REDD+ ở Việt Nam…, Cifor, Bogor Barat, 2012). Những tác giả này công nhận con số 14,3 triệu ha rừng tương đương với 43% diện tích cả nước cho năm 1943 của các nhà địa lý châu Âu, tức tổng diện tích năm đó là 332.679 km2, và con số năm 2010 của FAO theo đó 13,797 triệu ha bao phủ 44% diện tích cả nước, tức tổng diện tích năm đó là 313.568 km2. Số chênh lệch giữa hai tổng diện tích = 19.111 km2 có thể được coi như diện tích bán cho Tàu.

 

[1]  Khi so sánh các bản đồ, Vũ Hữu san, trong bài Bản đồ phân chia vịnh Bắc Việt, cho thấy Việt Nam chỉ còn 45% vịnh thay vì 53% như chính thức được công bố (http://vuhuusan05.tripod.com/bandophanchia.htm ). Xem thêm: Đại Dương, Ai đang mãi quốc cầu vinh ?, trong Vietnam daily, 23/4/2002 (http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=7775 .

 

[1] Có thể bản đồ đó đã bị nhà nước thu hồi, nhưng Trung cộng có chụp lại nó trong tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh. Đối với quốc tế, Trung cộng luôn luôn khẳng định rằng hai quần đảo HSTS thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa, và đưa ra một số cứ liệu lịch sử gượng gạo, nhưng trong một thông báo của nhà cầm quyền Bắc Kinh đọc trên đài truyền hình « Tiếng nói nhân dân Trung Hoa » phát thanh bằng tiếng Việt, tôi thấy lần đầu tiên Trung Quốc công khai tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng đã được Cộng sản Việt Nam nhượng cho Trung Quốc : «… Chúng tôi đồng ý là Hoàng Sa và Trường Sa và bờ biển thuộc Việt Nam, nhưng cộng sản Việt Nam đã ký công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 7/6/1958. Trung Quốc có đầy đủ những chứng cứ không thể chối cãi trên vùng biển, và Trung Quốc sẽ được khai thác dầu khí của Việt Nam, cộng sản Việt Nam sẽ không thể làm gì được… » (https://www.youtube.com/watch?v=RCLlsvpRNhg) .

 

[1]  Bằng chứng, hình của cờ Đoàn thanh niên này trong Wikipedia pháp ngữ, mục Drapeau de la république populaire de Chine. Trong một thời gian tỉnh Phúc Kiến cũng có một lá cờ sao vàng nhưng khác ở chỗ nền của nó chia làm hai, nửa xanh, nửa đỏ (xem trên mạng mục : cờ của Phúc Kiến, tiếng anh), và có thể đó là lá cờ toán quân Việt Minh cầm khi tiến vào Hà Nội năm 1945, theo lời tả của một số nhân chứng, nhưng chắc chắn đấy là cờ (với phần nền xanh nhạt hơn) được Mặt trận giải phóng miền Nam chọn làm cờ hiệu sau này. Ngoảnh đi ngoảnh lại đảng cộng sản Việt nam không ngừng loay hoay với cái gốc gác Tàu cộng của nó.

 

[1] Xem trong RFA ngày 12/1/2017, Cưỡng chế tượng Trần Hưng Đạo tại tư gia là trái luật : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-statue-inside-private-property-be-evicted-illegally-ha-01122017080011.html/.

 

[1] Theo thống kê của « Biên phòng » ngày 18/1/2017, thì trong năm 2016 tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung là 70,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 21,8 tỷ và nhập khẩu 49,9 tỷ. Đặc biệt là số do Trung Quốc và Việt Nam đưa ra rất khác nhau. Như về năm 2015, theo « Bộ công thương Việt Nam » (báo ngày 9/11/2016), thống kê của hải quan VN cho biết tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung là 66,6 tỷ USD với 17,1 tỷ xuất khẩu và 49,5 tỷ nhập khẩu ; nhưng phía Trung Quốc đưa ra con số tổng kim ngạch = 95,8 tỷ USD với 29,67 tỷ nhập khẩu (từ VN) và 66,14 xuất khẩu (từ TQ) – http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040818094447/ns150401025706  – không hiểu số chênh lệch những 29,2 tỷ USD là do đâu ? do sự buôn lậu hay biển thủ tại Việt Nam ?

 

[1] Xem : Brantly Womack, Vietnam and China in an era of uncertainty, The Asia Pacific journal, 9/2009, do Ngô Bắc dịch, trong http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacWomackBatDinhKinhTe.htm .

 

[1] Xem bài báo trên.

 

[1] Theo giá thị trường năm 2016, than Nam Dương rẻ nhất : 45,3 USD/1 tấn, than Úc : 53 USD/1 tấn, than Nga : 63 USD. Không hiểu vì lý do gì Việt Nam đi nhập thêm 1,5 triệu tấn than Tàu với giá cứa cổ là 85 USD/1 tấn. Xem : Nguyễn Tuyền, Than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam giá đắt nhất thế giới, trong Dân trí, 16/10/2016 (http://dantri.com.vn/su-kien/than-nhap-tu-trung-quoc-ve-viet-nam-gia-dat-nhat-the-gioi-20161016063417389.htm) .

 

[1] Trong bài « Quan hệ thương mại Việt Trung, bối cảnh và những vấn đề đặt ra » của Doãn Công Khánh, đăng trong Tạp chí Cộng sản, 14/8/2016, có câu : « Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả đối với mặt hàng rau, củ, quả, Trung Quốc cũng xuất sang Việt Nam số lượng gấp ba lần mức mà nước này nhập từ Việt Nam. » (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Doi-ngoai-va-hoi-nhap/2016/40377/Quan-he-thuong-mai-Viet-Trung-Boi-canh-va-nhung-van.aspx ). Đứng ở quan điểm “âm mưu làm hại kinh tế và dân Việt của Bắc Kinh” thì sự thâu mua mặt hàng tương đối tốt của Việt Nam rồi tràn ngập Việt Nam với thực phẩm độc bẩn không có gì lạ.

 

[1] Trên thực tế, trong tinh thần “hữu nghị”, Việt Nam để cho xe và người của Trung cộng qua cửa khẩu một cách dễ dãi, nhưng ngược lại, theo như báo Biên Phòng ngày 18/1/2017, Trung Quốc luôn luôn gây phiền nhiễu cho xe chở hàng Việt Nam ở biên giới : “các cơ quan chức năng trung ương của Trung Quốc thường xuyên kiểm tra hoặc đưa ra yêu cầu đối với hang nhập khẩu qua đường tiểu ngạch… Những đợt kiểm tra giám sát và các yêu cầu mới đưa ra thường gây gián đoạn khó khăn cho hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc, có đợt gián đoạn dài ngày gây ách tắc nhiều hàng hòa và tổn thất cho các doanh nghiệp Việt Nam.”   (http://www.bienphong.com.vn/viet-nam-tro-thanh-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-trung-quoc-trong-khu-vuc/) Vấn đề là tại sao phía Việt Nam không làm hệt như vậy để kiểm xoát số lượng và chất lượng của các mặt hàng Trung Quốc?

 

[1] Xem : Đại Dương, Trung Quốc có tính chinh phục Việt Nam không?, Việt Nam daily, 16/9/2008 (http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=46017)

 

[1] Nông dân Việt Nam, đại đa số là tiểu nông không có đất nhiều hơn ½ ha, thiếu vốn, nên cần phải bán gấp bán ngay sản phẩm để có tiền sinh sống và chuẩn bị mùa sau.  Trong khi đó, ngành nông vẫn thiếu doanh nghiệp hay hợp tác xã có thể mua gom cho người dân, kết quả là nông dân, đặc biệt ở các nơi hẻo lánh, lệ thuộc vào thương lái Tàu và dễ bị chúng lừa.

 

[1] Xem VT News, Những kiểu mua bán lạ đời với mục đích đáng sợ của thương lái Trung Quốc, 21/9/2015 (http://vtc.vn/kinh-te/nhung-kieu-mua-ban-la-doi-voi-muc-dich-dang-so-cua-thuong-lai-trung-quoc-d223682.html) .

 

[1] Xem :  Vũ Minh Tiến, Thương lái Trung Quốc mua nông sản lạ đời : họ mua làm gì nhỉ?, trong Petro Times, 14/4/2917 (http://petrotimes.vn/thuong-lai-trung-quoc-mua-nong-san-la-doi-ho-mua-lam-gi-nhi-171857.html) .

 

[1] Theo Collins, được dẫn trong Yann Roche et Rodolphe de Koninck, Les enjeux de la déforestation au Vietnam, in Vertigo, vol.3, n°1, 4/2002 (https://vertigo.revues.org/4113) . Nhưng sau khi cho hai con số 43% và 22000 km2 hai tác giả tính làm sao mà bảo số rừng hủy hoại lên tới 23% ! Các cơ quan nhà nước công nhận con số 43% nhưng chẳng hiểu vin vào đâu mà bảo sau chiến tranh Việt Nam chỉ còn 9,5 triệu ha rừng (tức 95.000 km2) phủ 29% diện tích cả nước, trong khi nếu trừ 22.000 với 139.905 thì còn 9,7905 triệu ha (97.905 km2) bằng 27% diện tích cả nước.

 

[1] Xem lá thư đó đăng trong blog Boxitvn.net, trong đó có đoạn : « Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao ? Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng. » (http://boxitvn.blogspot.fr/2010/02/ve-viec-cac-tinh-cho-nguoi-nuoc-ngoai.html).

[1] Theo ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, “trong hai năm hơn 4000 tàu cá, hơn 2300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển”. Xem Viet Times, 8/5/2016 ( http://viettimes.vn/2-nam-hon-4000-tau-ca-hon-2300-ngu-dan-viet-thuong-vong-mat-tich-tren-bien-54638.html) . Theo ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên ngoại giao xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, sở dĩ nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục khuyến khích ngư dân ra câu cá ở Hoàng Sa nhưng không dám phản đối Trung Quốc mỗi khi họ tấn công ngư dân Việt Nam, là tại vì « người cộng sản Việt Nam rất thí quân…và vấn đề thí quân đó đang xảy ra với ngư dân Việt Nam. Tức sử dụng ngư dân để nói lên rằng Hoàng Sa Trường Sa vẫn là của Việt Nam. Tuyên bố đó ra với bên ngoài để giành được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn ngư dân thì chứ thiệt thòi, không được bảo vệ từ phía quân đội Việt Nam »… « Tuy nhiên việc Việt Nam có thực sự muốn thoát hẳn khỏi Trung Quốc hay không, thì đó là một vấn đề mà tôi muốn đặt câu hỏi. Tôi cũng thắc mắc về ý đồ Việt Nam có muốn thoát khỏi Trung Quốc hay không. » Xem : Gia Minh, Tại sao Việt Nam không thể bảo vệ ngư dân trong vùng biển chủ quyền, RFA, 14/10/2015 (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fishm-plight-n-vn-foreign-policy-10142015060627.html).

[1] Xem : Hoàng Nguyễn, Nước độc âm ĩ giết sông hồ Hà Nội, Pháp luật Việt Nam, 8/10/2016 (http://baophapluat.vn/do-thi/nuoc-doc-am-i-giet-song-ho-ha-noi-298611.html ).

 

[1] Xem : Trần Ngọc, Sống với nguồn ô nhiễm độc hại, Pháp luật thành phố HCM, 6/7/2015 (http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/song-voi-nguon-nuoc-o-nhiem-doc-hai-566907.html) .

 

[1] Đấy là số dự án được đăng ký, không kể những công ty của Trung Quốc do người Việt đứng tên, những công ty của Việt Nam hay nước ngoài khác do Trung Quốc mua lại, cũng như không kể các dự án của Việt Nam với vốn vay của Trung Quốc. Về sự phân phối các dự án của Trung Quốc năm 1016, xem bài báo của Phương Nguyễn trong VNbiz, 10/4/2017( http://vietnambiz.vn/trung-quoc-dang-ky-rot-hon-11-ty-usd-vao-cac-du-an-tai-viet-nam-18637.html ). Và về những vấn đề liên quan đến sự đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, xem : Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại, Trường đại học xã hội và nhân văn, Sàigòn (http://dongphuong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=af61ca6e-232a-41a3-908b-ad0af67aecd1).

 

[1] Xem : Phương Linh, Làm ăn vơi Trung Quốc tạo thói quen cẩu thả cho kinh tế Việt Nam, trong VNExpress, 3/7/2014 ( http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/lam-an-voi-trung-quoc-tao-thoi-quen-cau-tha-cho-kinh-te-viet-nam-3012778.html) . Ngoài đường sắt CátLinh – Hà Đông, Việt Nam còn có vấn đề gay go  với nhà thầu Trung Quốc trong việc thi công nhiều dự án lớn khác.

 

[1] Xem : Tây Giang – Lan Anh, Tràn lan lao động « chui » Trung Quốc, trong Tuổi trẻ, 27/3/2014 (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140327/tran-lan-lao-dong-chui-trung-quoc/600064.html).

 

[1] Xem : Mạnh Nguyễn, Máy móc, thiết bị nhiều Trung Quốc: biết là dở, sao vẫn ồ ạt nhập?, trong CafeF, 22/9/2016 (http://cafef.vn/may-moc-thiet-bi-nhieu-trung-quoc-biet-la-do-sao-van-o-at-nhap-20160922142629203.chn) .

 

[1] Xem : Bạch Dương,  Vì sao hai doanh nghiệp phân đạm tỷ USD rơi vào cơn bĩ cực?, trong VN Economy, 15/9/2016 ( http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vi-sao-hai-doanh-nghiep-phan-dam-ty-usd-roi-vao-con-bi-cuc-20160915014756338.htm) .

 

[1] Xem: Anh Thư, Rót 32.000 tỷ vào bauxit, alumin Tây Nguyên, kết quả giờ ra sao?, 25/2/2017, trong Bauxite Việt Nam (http://www.boxitvn.net/bai/47070) .

 

[1] Xem: Vĩnh Long, 3 năm, gần 3000 tỷ lỗ theo tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng, 15/3/2017, trong Trithức VN, 14/4/2017 (http://trithucvn.net/kinh-te/3-nam-gan-3-700-ty-lo-theo-to-hop-bo-xit-nhom-lam-dong.html).

 

[1] Xem: Mạnh Quân, Những hồ chứa bất an, 20/6/2016, trong Dân trí (http://dantri.com.vn/blog/nhung-ho-chua-bat-an-20160620051640836.htm) . Tác giả cho biết tháng 10/2014 đã có một sự cố bùn đỏ thoát ra ngoài nhà máy Tân Rai vùi lắp 4000 m2 ao cá vườn chè của dân địa phương. Ngoài ra, cũng đã có một sự cố bùn đỏ tràn ra ngoài nhưng của nhà máy titan tại Bình Thuận, cũng do Trung Quốc khai thác. Nguyên do đều là sự cẩu thả của nhà thầu Tàu và thiết bị lạc hậu của Tàu.

 

[1] Xem: VOA tiếng Việt 22/9/2015 (https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10153146386403008) .

 

[1] Vụ nhà máy Tisco cũng lại là một chuyện đầu tư tắc trách của quan chức cộng sản, luôn luôn mắc mưu nhà thầu Tàu. Lũ này chuyên đấu giá thật hạ, ký hợp đồng xong chúng kiếm cớ đẩy cao giá đầu tư lên tới gấp hai gấp ba. Trong trường hợp Tisco giá ban đầu năm 2007 là 3843 tỷ đồng (160 triệu USD), sang 2008 nhà thầu đòi tăng lên 8104 triệu đồng (356 triệu USD), chủ đầu tư trả tới 4500 tỷ đồng (198 triệu USD) năm 2012 thì hết tiền không vay được nữa, thế là nhà thầu bỏ ngang xương, để mặc cho thiết bị đã chi gỉ tại chỗ. Tisco đang đợi nhà nước giải quyết hộ, đến nay vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Xem: Cầm Văn Kình – Chu Hà, Nhà máy 8100 tỷ thành đống sứt gỉ, 16/11/2015, trong Tuổi trẻ (http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151116/nha-may-8100-ti-thanh-dong-sat-gi/1003558.html) .

 

[1] Xem: Nguyễn Hữu Quý, Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?, 29/4/2017, trong Biển đông chủ quyền (http://quangda.de/bien-dong-chu-quyen/bien-gioi-lanh-tho/5918-trung-quoc-dang-co-am-muu-gi-o-ha-tinh-va-quang-tri.html)

 

[1] Xem: Trần Xuân, Formosa Hà Tĩnh chuyển chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam đổ?, trong blog Người Kỳ Anh (http://nguoikyanh.blogspot.fr/2016/07/formosa-chuyen-chat-thai-doc-hai-tu-dai-loan-vao-viet-nam-do.html) .

 

[1] Về dự án Cà Ná, xem : Tuấn Hưng, Dự án thép Cà Ná, tập đoàn Hoa Sen có tránh nổi những rủi ro khôn lường này?, trong Việt Nam thời báo (http://nguoikyanh.blogspot.fr/2016/07/formosa-chuyen-chat-thai-doc-hai-tu-dai-loan-vao-viet-nam-do.html) và: Lê Anh Hùng, Hiểm họa Trung Quốc trong dự án thép Cà Ná, 20/9/2016, trong VOA (http://www.voatiengviet.com/a/hiem-hoa-tq-trong-du-an-thep-ca-na/3519187.html) .

 

[1] Xem : Mai Nguyên, Bị tẩy chay ở Trung Quốc, nhà máy giấy Lee § Man tìm cách xâm nhập Việt Nam, đầu độc nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long, trong Thanh niên Việt Nam (http://www.thanhnientphcm.com/2017/04/bi-tay-chay-o-trung-quoc-nha-may-giay-lee-man-tim-cach-xam-nhap-viet-nam-dau-doc-nguon-nuoc-dong-bang-song-cuu-long.html) .

 

[1] Hiện có 2 phương pháp tẩy trắng giấy : 1° phương pháp bình thường với khí clo, bioxit clo, hypoclorit natri, peroxit hydro ; cách tẩy bằng xút, quá hại môi trường đã bị bỏ ở Âu Mỹ, tuy vẫn phải dùng tới xút để khử chất clorolignin ở giấy; 2° phương pháp mới hơn, với oxy hoặc hơn nữa với ozon.

[1] Xem: Hồ Hùng, Người dân run rẩy vì nhà máy giấy lớn bậc nhất thế giới sắp vận hành ở miền Tây , 5/7/2016, trong Soha News (http://soha.vn/nguoi-dan-run-ray-vi-nha-may-giay-lon-bac-nhat-the-gioi-sap-van-hanh-o-mien-tay-20160705105006814.htm) .

 

[1] Về nhà máy Đại Dương, xem : Phương Dung, Nguy cơ gây ô nhiễm sông Tiền, xem xét từ chối dự án nhà máy giấy gần 5000 tỷ đông, 11/4/2017, trong Dân Trí (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nguy-co-gay-o-nhiem-song-tien-xem-xet-tu-choi-du-an-nha-may-giay-gan-5000-ty-dong-20170411093805725.htm) .

 

[1] Để có ý niệm về tình hình năng lượng Việt Nam, xem : Nguyên Phạm, Tình hình năng lượng Việt Nam, 10/11/2016, trong Năng lượng hạt nhân (http://www.nangluonghatnhan.com/single-post/2016/11/11/T%C3%ACnh-h%C3%ACnh-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-Vi%E1%BB%87t-Nam) .

 

[1] Về những nhà máy nhiệt điện ở VN, xem : Vân Trường – Anh Đức, 14 nhà máy nhiệt điện vây đồng bằng sông Cửu Long, 3/10/2016, trong Tuổi trẻ, (http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20161003/14-nha-may-nhiet-dien-vay-dong-bang-song-cuu-long/1181694.html) .

 

[1] Xem : Trường Sơn – Đình Tuyến, Nhiều sai phạm trong vận hành dự án nhiệt điện Duyên Hải, 2/10/2016, trong Thanh Niên (http://thanhnien.vn/thoi-su/nhieu-sai-pham-trong-van-hanh-du-an-nhiet-dien-duyen-hai-750550.html).

 

[1] Xem một loạt livestream của Huỳnh Quốc Huy trên You tube về đề tài này, ví như : https://www.youtube.com/watch?v=fP2Gbg8UHc4 .

 

[1] Con số hơn 2,5 triệu người bỏ VN sang nước ngoài sinh sống từ 1990 đến 2015 là do Vụ kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (UN-DESA) cung cấp. Xem: Hồ Mai, Mỗi năm gần 100 nghìn người di cư ra nước ngoài, 24/7/2016, trong Vietnam finance  (http://vietnamfinance.vn/tai-chinh-quoc-te/moi-nam-gan-100-nghin-nguoi-viet-di-cu-ra-nuoc-ngoai-20160722095009241.htm) . Vì không cấp nổi việc làm cho công dân, tà quyền cộng sản Việt Nam khuyến khích công dân đi kiếm ăn ở nước ngoài dưới cái từ ngữ hạ nhân phẩm “xuất khẩu lao động” làm như con người chỉ là một món hàng buôn bán. Số 2,5 triệu dân di cư kia là số chính thức, không kể đến những người đi “chui” và ở lậu. Theo dư luận thì số người ra đi lớn gấp hai.

 

[1] Xem: Hà Quyên, Hơn 300 người Việt chết mỗi ngày vì ung thư, 5/2/2017, trong Zing.vn (http://news.zing.vn/hon-300-nguoi-viet-chet-moi-ngay-vi-ung-thu-post718306.html) .

 

[1] Về vấn đề công dân Trung Quốc tại Việt Nam xem: Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam, 12/8/2011, trong Báo không lề  (https://baokhongle.wordpress.com/2011/08/12/th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-lao-d%E1%BB%99ng-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam) . Bài báo cho hay năm 2009 có 35.000 dân lao động Trung Quốc và 800.000 người Hoa (dân VN?) sống tại Việt Nam. Ngoài bài báo này không thấy tài liệu khác nói về số dân Trung cộng ở VN. Theo thông tin nhà nước hiện ở VN có hơn 1300 công ty Trung Quốc đăng ký, một con số nhỏ so với thực tế vì nó không kể đến vô số công ty đăng ký là của người Việt hay nước khác nhưng sau đó đã được mua lại bởi người Trung Quốc; theo dư luận số công ty của Trung cộng ở VN phải ít nhất là 5000. Nếu tính trung bình mỗi công ty TQ nhập khoảng 1000 công nhân nước họ thì ở VN đã có ít nhất 1,3 triệu người dân Trung cộng.

 

[1] Xem: Việt Nam phản đối bài viết trên mạng Trung Quốc, 5/9/2008, trong BBC Vietnamese.com (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080905_viet_protest_china.shtml).

 

[1] Xem: Nguyễn Văn Tuấn, Liệu quân phục Việt Nam có made in China ?  18/7/2011, trong Vietinfo (http://m.vietinfo.eu/tu-lieu/lieu-quan-phuc-viet-nam-co-made-in-china.html).

 

[1] Theo Vũ Quang Việt, cựu vụ trưởng vụ kế hoạch của Liên hiệp quốc, nợ công thực sự của Việt Nam là 431 tỷ USD, một con số bao gồm nợ nhà nước và nợ của các công ty do nhà nước bảo lãnh (324 tỷ USD), tương đương với 219% GDP. Xem: Lê Dung/STBN, Không phải 62% GDP mà nợ công VN đang là 210% GDP, in Việt Nam thời báo, 20/2/2017 ( http://www.ijavn.org/2017/02/vntb-khong-phai-62-gdp-ma-no-cong-viet.html).

 

[1] Một bài báo đăng trong blog của Hiếu Trương liệt kê tài sản tham nhũng của cán bộ cộng sản vào năm 2005. Xem: NT, Danh sách trên 300 cán bộ cộng sản có tài sản vài trăm triệu mỹ kim  (https://vivi099.wordpress.com/2015/11/01/danh-sach-tren-300-can-bo-cong-san-co-tai-san-vai-tram-trieu-my-kim/ ). Tính theo tài liệu này thì hồi đó số tiền tham nhũng của các quan chức đã lên đến khoảng 300 tỷ USD. Bây giờ, hơn 10 năm sau, con số đó phải nhân với 2,3. Riêng sự biển thủ dầu hỏa tại công ty dầu khí lên tới 36 tỷ/năm, trong 10 năm là 360 tỷ, theo lời tố cáo của Trịnh Xuân Thanh trong You tube: (https://www.youtube.com/watch?v=mcvgXfaOdho) .

ĐÊM GÂY QUỸ TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI MISSISSAUGA – JULY 15, 2017

 

Kính mời Quý Vị bấm nút vào 3 links dưới đây để:

 

  1. Xem hình ảnh và Youtube của Đêm Gây Quỹ Tượng Đài Thuyền Nhân tại Mississauga

 

http://thuduc-ontario.ca/Folder/gayquy-tdtn/index.html

 

2. Đọc bài Tường Trình về tài chánh của Đêm Gây Quỹ TĐTN tại Mississauga:

 

VBPMA-TONGKETDANGBAO-JUL 31-2017-FINAL-P1

VBPMA-TongKet DangBao-Page 2

SINH HOẠT MÙA HÈ 2017 NGOÀI TRỜI CỦA CĐVN TỰ DO TẠI VÙNG ĐẠI ĐÔ THỊ TORONTO

Nhân dịp Canada tổ chức Sinh Nhật thứ 150, Cộng Đồng Người Việt Tụ Do vùng Đại Đô Thị Toronto và phụ cận kính mời quý vị, các quý khách tù ngoại quốc đến tham dự sinh nhật ngoài trời ấm áp/nóng nực của miền “Đất Lạnh Tình Nồng”:

 

  1. Ngày Quốc Khánh Canada 01/tháng 7/2017 với diễn hành và các sinh hoạt khác (xin xem poster) sau đó tại Down Town Toronto

2. Hội Chợ Tết Mùa Hè / Summer Festival 09/tháng 7/ 2017 tại Toronto City Hall, Down Town Toronto

 

Chúng tôi sẽ đưa các hình ảnh và Youtubes lên sau.

 

Thân  chúc Quý Vị một mùa hè tươi vui và an lành

 

Đàm Trung Phán

KHI TIẾNG ANH ĐƯỢC“CHÊM” VÀO TIẾNG VIỆT

 

TIẾN SĨ ĐÀM TRUNG PHÁP

 Professor of Linguistics Emeritus                                                                                                           

 Texas Woman’s University

 

 

MỘT ĐIỀU KHÓ TRÁNH

 

Sau hơn bốn thập kỷ tỵ nạn tại Mỹ, nhiều người Việt chúng ta sử dụng tiếng Anh thành thạo trong đời sống hàng ngày cũng như trong công ăn việc làm. Cũng vì vậy mà khi nói tiếng Việt với nhau tại quê hương mới này, chúng ta có khuynh hướng “chêm” khá nhiều tiếng Anh vào ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trong các câu chuyện xã giao, trong báo chí, và ngay cả trong văn chương nữa, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt và Anh là một hiện tượng tự nhiênkhó tránh.

 

Các tiệm ăn mới khai trương thường không tính tiền nước uống cho thực khách và diễn đạt ý tưởng ấy bằng nhóm chữ Free nước ngọt. Kỳ diệu thay, nhóm chữ này dùng cú pháp Anh rất chỉnh: tĩnh từ free mô tả danh từ nước ngọt được trịnh trọng đặt trước danh từ ấy! Vài tiệm phở có sáng kiến bán phở làm sẵn cho người mua mang về nhà, và quảng cáo thứ phở đó là Phở to go. Khỏi phải nói, nhóm chữ này cũng đúng cú pháp Anh luôn!

 

Người viết được đọc trên báo chí một bài thơ vui của tác giả Nguyễn Phú Long, trong đó tiếng Anh thoải mái sánh vai cùng tiếng Việt. Mời quý bạn thưởng lãm bài thất ngôn tứ tuyệt “mang hai dòng ngôn ngữ” được sáng tác để mừng tân xuân buồn tẻ nơi hải ngoại:

 

Xe thư bưu điện đến rồi đi,

Ngoài coupons ra chả có gì.

Bạn tới chúc xuân khui nước ngọt,

Buy one ngoài chợ get one free.

 

HIỆN TƯỢNG ĐẠI ĐỒNG

 

Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ của chúng ta thực ra là một khuynh hướng đại đồng. Mọi sắc tộc di dân khác tại xứ này đều “chêm” tiếng Anh vào tiếng mẹ đẻ của họ, chẳng khác gì chúng ta cả. Khả năng sáng tạo của bộ óc loài người trong cách sử dụng hai ngôn ngữ thoải mái bên nhau để truyền thông hữu hiệu thực là thần kỳ.

 

Các ngữ học gia tại Mỹ ngày nay mệnh danh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ ngoạn mục này là code-switchingphản bác những lời phê bình lỗi thời  lên án người sử dụng nó là cẩu thả, lai căng, hoặc hỗn loạn trí tuệ. Trái lại, họ cho rằng những người có khả năng cho hai ngôn ngữ hòa hợp với nhau một cách hữu hiệu là những người thực sự đã làm chủ được cả hai ngôn ngữ ấy, và khi cần thiết (như khi giao dịch với một cá nhân đơn ngữ) họ dư khả năng sử dụng chúng một cách “tinh tuyền” không pha trộn chút nào.

 

Người ta từng ví von một cá nhân “đơn ngữ” (monolingual) như một ca sĩ chỉ có thể đơn ca, một cá nhân “song ngữ” (bilingual)” như một ca sĩ có thể một mình song ca, và một cá nhân “đa ngữ” (multilingual) như nhạc trưởng một ban hợp ca!

 

LÝ DO CỦA CODE-SWITCHING

 

  • Tiếng Việt không có ngữ vựng hoặc thành ngữ thỏa đáng để diễn tả một ý niệm mà chúng ta đã quá quen trong tiếng Anh. Thí dụ, khi còn ở quê nhà trước 1975, lúc bị bệnh không đi làm được, chúng ta đâu có gọi điện thoại vào sở để “cáo ốm” được? Thành ra, khi diễn tả ý niệm đó trong cuộc sống hiện tại, chúng ta liền cho thành ngữ rất tiện dụng của người Mỹ là call in sick giao duyên ngay với tiếng Việt mến yêu, để nẩy sinh ra câu “Bữa nọ mình bịnh quá, đi làm hết nổi, thành ra phải call in sick rồi nhờ người ta đưa đi bác sĩ đấy!”

 

Những từ ngữ chuyên môn như software, blueprint, email, workshop, những công thức ngắn gọn để chào hỏi, chúc tụng, cảm tạ, hoặc chia tay trong tiếng Anh như hello, good morning, sorry, congratulations, thank you, bye cũng rất được chúng ta chiếu cố và sẵn sàng chêm vào tiếng nói chúng ta một cách tự nhiên.

 

  • Code-switching là một cách ngăn chặn không cho người khác “nghe lóm” chuyện riêng tư của mình. Chẳng hạn, hai người Việt đang tâm sự với nhau bằng tiếng Anh trong thang máy mà chợt thấy một người Mỹ đứng bên cạnh có vẻ tò mò lắng nghe. Họ bèn chuyển câu chuyện buồn ấy sang tiếng Việt để được “yên tâm” hơn: “My wife has asked for a divorce since I lost my job last year, you know … Đã mất việc rồi lại sắp mất cả vợ nữa, tôi chẳng còn thiết sống, anh ạ.”

 

  • Yếu tố Anh chêm trong tiếng Việt là một cách gián tiếp nói lên một mối liên kết giữa những người “đồng hội đồng thuyền” với nhau. Người viết biết chắc nhiều Việt kiều áo gấm về làng khi gặp nhau tại quê cũ thế nào cũng “pha” ê hề tiếng Anh vào tiếng Việt của họ, như thể để nhắc nhở mọi người mọi giới rằng họ là những “người Mỹ gốc Việt” chính cống sáng giá lắm đấy, chứ không phải là đồ bỏ đâu: “Hey guys, are you from Little Saigon, too? Sẽ stay tại Huế bao lâu?”

 

Các người Mỹ gốc Việt tranh cử vào các chức vụ công quyền mà không chêm tiếng Việt vào tiếng Anh khi tiếp xúc với cử tri đồng hương thì khó mà lấy được phiếu bầu của họ: “When I get elected as mayor of this city, kính thưa bà con cô bác, I will do my best to serve the needs of elderly folks in our dear cộng đồng…”

 

  • Yếu tố Anh trong tiếng Việt cũng cho thấy người nói sắp chuyển sang một thái độ mới, như để cảnh giác người nghe. Này nhé, khi thấy sắp đến giờ đi học mà đứa nhỏ còn nằm dài trên giường, người mẹ song ngữ Việt-Anh có thể phát ngôn: “Này cu Tý, gần bảy giờ sáng rồi đấy nhá. Ngủ nhiều rồi mà. Now get up!” Nghe bà mẹ hiền đang nói tiếng Việt rồi bà bất chợt chuyển sang tiếng Anh ở câu cuối cùng thì cu Tý, dù có lì lợm đến mấy, chắc cũng phải nhảy ra khỏi giường tức khắc!

 

CHÊM TIẾNG ANH VÀO CHỖ NÀO TRONG CÂU?

 

 

 

  • Các danh từ, động từ, tĩnh từ Anh có thể được chêm vào chỗ phù hợp trong câu: “Chị ơi, em đang depressed quá vì em và boyfriend vừa split rồi!”

 

  • Các số từ, giới từ, liên từ Anh hầu như không thể được chêm vào câu Việt. Người viết chưa nghe ai nói: “Tôi nghĩ fifteen ngày nữa việc này mới xong.” || “Làm ơn dẫn con chó ấy across con đường dùm tôi!” || “Although Lan nghèo, cô ta rất hạnh phúc.”

 

  • Các từ ngữ thông dụng tiếng Anh thường được chêm vào đầu hay cuối câu: “As a matter of fact, nó vừa đến thăm tôi hôm qua mà.” || “Tay ấy thì xạo hết chỗ nói rồi, you know.”

 

  • Trong một câu kép (compound sentence) hoặc một phức hợp (complex sentence), tiếng Anh có thể chiếm nguyên một mệnh đề trong đó: “You can drink coffee, nhưng tôi sẽ uống nước trà.” || “Nếu mà anh mệt, please stay home tomorrow!”

 

Người viết mạn phép “chêm” tiếng Anh vào trong phần kết luận dưới đây. Rất mong quý bạn đọc không nghĩ là người viết ôm đồm nhiều ngoại ngữ quá cho nên đã bị “tẩu hỏa nhập ma” rồi:

 

Code-switching giữa hai ngôn ngữ Việt và Anh là một natural phenomenon, cho nên chúng ta chẳng phải worry gì cả về issue này, OK? Vả lại, cái habit chêm tiếng Anh vào tiếng Việt này nó khó quit lắm! Quý bạn cứ try your best nói tiếng Việt “tinh tuyền” về politics hoặc jobs trong một bữa cơm gia đình mà coi. It will be a pain, tin tôi đi!”

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT, GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH

GIÁO SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP

 

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

 

 

 

NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT

GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH

2017 / 688 trang / $40.00

Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học

Điện thoại liên lạc: 714-775-2050

 

 

Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một ngoại ngữ là ngữ phápngữ vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn ngữ chưa thông thạo để giao dịch với người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ tiếng đó cho chỉnh và làm người bản xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng các quy luật ngữ pháp mà lại yếu kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó lòng thành tựu được.

 

Thật vậy, câu nói “Vì tiếng Anh không khá, bạn tôi đã ba lần rớt bài thi vào quốc tịch Mỹ rồi” trong tiếng Anh (đúng ngữ pháp) là “Because his English is poor, my friend has failed the American citizenship test three times already”, nhưng câu (sai bét ngữ pháp và chính tả, với mức ngữ vựng tàm tạm – một thứ “broken English”) “He english no gut, my frend he no pass already three time test for become citizen of american” cũng có thể làm người dân Mỹ bản xứ cố gắng hiểu được, mặc dù họ thấy nó ngộ nghĩnh lạ thường.  Lại cũng có lúc người ta chỉ cần phát ngôn một hai chữ “đắc địa” cho hoàn cảnh cũng đủ làm cho người bản xứ hiểu mình. Nhớ lại trong dịp thăm viếng Tây Đức năm 1973, vì mải miết mua quà cho gia đình vào ngày chót chuyến đi nên tôi quên cả giờ giấc, suýt nữa thì lỡ chuyến bay về Saigon! Vội vàng leo lên một taxi, tôi quen miệng nói tiếng Anh với người tài xế yêu cầu ông đưa tôi ra phi trường, nhưng ông ta có vẻ không hiểu.  Mừng thay, khi tôi chỉ nói lên hai chữ tiếng Đức rất phổ thông cho “phi trường” và “làm ơn” là “Flughafen, bitte!” thì ông ta hiểu liền!

 

“Nhập tâm” ngữ vựng một ngoại ngữ là một thử thách lớn đòi hỏi học trò nhiều cố gắng kiên cường. Nhưng đền bù lại, khả năng đọc và viết sẽ thăng tiến theo tỷ lệ thuận với số lượng từ ngữ mà họ làm chủ được. Quan yếu như thế mà từ biết bao đời nay ngữ vựng thường được “dạy” bằng một lề lối cũ kỹ vừa làm học trò chán nản vừa chẳng mấy thành công. Lề lối lỗi thời ấy khuyến cáo học trò phải cố gắng học thuộc lòng nghĩa (meanings) cũng như chính tả (spellings) các chữ mới, nhưng không đả động gì tới thể loại (lexical categories), chức vụ ngữ pháp (syntactical functions), ngữ cảnh (contexts), cũng như kết hợp từ (collocations) là những đặc thù tối quan trọng của chúng. Những yếu tố này đáng lý ra thì phải được gây chú ý trong các thí dụ, các lời giải thích, các định nghĩa cho những chữ mới.

 

Công trình giáo khoa đồ sộ tựa đề NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT (NVTV) của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh vừa được Viện Việt Học xuất bản năm nay (2017) đã mang đến cho tôi một ngạc nhiên sảng khoái. Triết lý giảng huấn căn cứ trên phát kiến của khoa ngôn ngữ học đương đại và nội dung phong phú vui tươi được trình bầy một cách tân kỳ của tác phẩm đã lấy được thiện cảm của tôi ngay từ những  trang đầu tiên của nó.  Thực vậy, trong ngót nửa thế kỷ chuyên nghiên cứu và giảng dạy educational linguistics (môn ngữ học dành cho các chương trình đào tạo giáo chức ngôn ngữ) tại Đại học Saigon và một số Đại học tại Texas, tôi chưa thấy một tài liệu giáo khoa giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt (hay ngữ vựng một ngôn ngữ nào khác) được soạn thảo và trình bầy một cách khoa học, nhất quán, vui tươi, và thấm nhuần văn hóa dân tộc như tác phẩm giáo khoa NVTV của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh.

 

Nhận định đầu tiên của tôi về công trình giáo khoa này là thấy tác giả rất uyên bác của nó đã dựa vào những phát kiến của ngữ học và tâm lý học hiện đại hữu ích cho lãnh vực giáo dục ngôn ngữ. Quan trọng nhất là phát kiến về sự hiện hữu tiên thiên (innate existence) của cơ quan ngôn ngữ (language organ) và ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar) trong não bộ loài người, do Noam Chomsky đề xướng vào năm 1965. Cái phát kiến làm sửng sốt học giới một thời của Chomsky đã được Stephen Krashen khai triển kỹ lưỡng, khoảng hai thập niên sau đó, để thành cốt lõi cho phương hướng tự nhiên (the natural approach) để giảng dạy ngôn ngữ. Nhấn mạnh sự khác biệt đáng kể giữa thủ đắc ngôn ngữ (language acquisition) và học tập ngôn ngữ (language learning) cùng với những đề nghị thực tiễn vui tươi cần thiết cho mục tiêu “thủ đắc”,  công trình của Krashen đã được tán thưởng và áp dụng từ đó đến nay. Phát kiến ấy của Chomsky cũng được Ken Goodman dùng làm kim chỉ nam cho phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn (the whole-language approach) mang lại thành công hàn lâm đáng kể cho Goodman, vào cùng thời gian với thành tựu của Krashen.

 

NVTV là một tin mừng cho các thầy cô và các em học sinh các lớp Việt ngữ đủ trình độ, trong hạn tuổi từ 5 đến 15. Công trình giáo khoa giảng dạy ngữ vựng Việt Nam quý vị đang có trong tay vừa được hoàn tất sau khá nhiều năm khổ công do lòng nhân ái thúc đẩy – labor of love trong Anh ngữ – của tác giả là một luồng sinh khí mới đầy hứa hẹn cho nỗ lực giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại, đặc biệt là tại các quốc gia sử dụng Anh ngữ.

 

Mặc dù tác giả đã khiêm tốn xác định công trình tâm huyết của ông “chỉ là một cái kho nhặt nhạnh, tồn trữ và sắp xếp, chứ không điển chế  ngôn ngữ hay văn tự” (trang 2), công trình này đã hiến cho giáo giới chúng ta một kho tài liệu khổng lồ để giúp phần thăng hoa cách giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt cho tuổi trẻ thành một phương pháp nhân bản hấp dẫn với nhiều tiềm năng thành công rực rỡ.

 

Triết lý giáo dục ngày nay tại Hoa Kỳ nhắc nhở giáo giới rằng vai trò lý tưởng cho người đi học là vai trò của những nhà thám hiểm.  Vì vậy các nhà giáo cũng như các tài liệu giảng huấn phải cung cấp những phương tiện, những cơ hội tối ưu để thúc đẩy các nhà thám hiểm trẻ tuổi tự khám phá thêm ra những điều mới lạ trong cuộc hành trình học hỏi với nhiều lý thú và hưng phấn. Kinh nghiệm dạy học của bao thế hệ cũng xác nhận rằng tài liệu giáo huấn chỉ trở thành tuyệt hảo khi nó tổng hợp được tri thức của các bộ môn khác nhau nhưng cùng chuyên tâm vào một chủ đề (theme), vì sự hiểu biết phát triển mạnh nhất là khi nó được tiếp cận các kết nối tri thức (cognitive connections). Vì những lý do vừa kể, một bài học hữu hiệu mang lại lý thú cho học sinh phải là một đơn vị có chủ đề (thematic unit) được khai phá từ nhiều khía cạnh như văn học, toán học, khoa học, xã hội học, chính trị học, nếp sống đa văn hóa trong xã hội ngày nay, vân vân.

 

“Những tâm trí vĩ đại gặp nhau chăng,” tôi tự hỏi, vì những ưu điểm nêu trên hiện hữu đều đặn trong công trình của tác giả NVTV. Rất nhiều mục từ (mà tác giả gọi là “từ khóa” hay “key words”) sắp xếp theo thứ tự a/b/c trong sách là những đơn vị có chủ đề, trong đó các yếu tố văn cảnh, kết hợp từ, từ đồng nghĩa, các câu giải thích chủ đề qua các lãnh vực tri thức khác nhau, các ca dao tục ngữ, các câu trích dẫn từ đệ nhất thi phẩm Truyện Kiều và từ các tác phẩm văn chương Việt khác đã biến các mục từ ấy thành những bài học nho nhỏ với chủ đề hấp dẫn, giảng giải qua thứ tiếng Việt tự nhiên (natural, authentic Vietnamese). Những bài học nho nhỏ đó có mục tiêu gia tăng tri thức học trò qua môi giới “thủ đắc” (acquisition) tự nhiên và lý thú hơn là qua môi giới “học tập” (learning) buồn nản của lề lối cũ.

 

Văn cảnh (contexts, mà tác giả gọi là “đồng văn” trong sách) là những cơ hội thuận tiện cho “ngữ vựng chưa biết” xuất hiện trong các câu mà học sinh đã hiểu được gần hết ý nghĩa; trong những hoàn cảnh ngôn ngữ này, các cháu có thể suy đoán ra ý nghĩa đích thực của ngữ vựng chưa biết ấy. Chẳng hạn, trang 29 có liệt kê từ khóa ăn ảnh mà ý nghĩa có thể suy đoán dễ dàng (và lại được xác nhận bởi từ Anh ngữ tương đương viết kế bên là “photogenic”) qua câu thí dụ “Chị Lan ăn ảnh lắm: ở ngoài, chị cũng đẹp mà chụp ảnh thì hết xẩy.”  Trang 306 có liệt kê từ khóa kêu (to shout, scream, cry out) được dùng trong bốn ngữ cảnh khác nhau để giúp học sinh hiểu nghĩa dễ dàng; một trong bốn ngữ cảnh ấy là câu giải thích gọn gàng “Người ta kêu to tiếng là để cho người khác biết và để ý đến.”

 

Kết hợp từ (collocations) là những nhóm chữ thường đi với nhau theo một thứ tự nhất định, như “trời ơi / lớn như thổi / nước đổ lá khoai / chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.” Dùng kết hợp từ thông thạo sẽ giúp chúng ta nói và viết ngôn ngữ đang học giống như người bản xứ. Vì thế chúng ta cần thuộc chúng để sử dụng trong những ngữ cảnh phù hợp. Hồi còn là một học sinh trung học, tôi đã bỏ nhiều thì giờ để nhập tâm những kết hợp của những động từ và tĩnh từ “đi với” các giới từ trong tiếng Anh như look up to / look down on  / proud of / angry with, và trong tiếng Pháp như commencer à / dépendre de / fier de / prêt à.

 

Tôi mở cuốn sách ra và lựa “cầu may” được từ khóa khang kiện / healthysự khang kiện / health (trang 316-317) để làm sáng tỏ thêm những nhận định của tôi ở trên về nó. Từ khóa này là một trong vô số “đơn vị có chủ đề” trong sách. Nó chứa đựng kiến thức của các lãnh vực khác nhau để có thể trở thành một bài học súc tích về sức khỏe rất bổ ích và thích thú, giúp cho những “nhà thám hiểm” trẻ tuổi gốc Việt gia tăng  kiến thức tổng quát đồng thời thăng hoa khả năng tiếng mẹ đẻ. Từ lãnh vực y học và sinh lý học là văn cảnh “Người bình thường, khỏe mạnh được coi là khang kiệnvà văn cảnh Sự khang kiện là trạng thái (state) dễ chịu (well being) bình thường về mặt tinh thần và sinh lý của một cá nhân.” Từ lãnh vực văn hóa là văn cảnh “Cha bảo từ xưa đến nay, khi ta chúc nhau thì hay nói chúng tôi xin chúc anh chị (ông bà / hai bác) khang kiện (mạnh khỏe / bình an khang cát)” và văn cảnh “Trong nền văn hóa của ta, đó là những ước mong chân thành có ý nghĩa nhất.” Và từ lãnh vực khoa học xã hội (social studies) là văn cảnh “Danh từ sự khang kiện được đề nghị để dịch chữ health, và cơ quan WHO (World Health Organization) được dịch là Tổ Chức Thế Giới về Sự Khang Kiện.  Sau cùng, cũng đáng kể là các kết hợp từ  phổ thông “từ trước đến nay / xin kính chúc / được đề nghị / được coi là” đã được dùng trong các ngữ cảnh phù hợp nhất.

 

Tuy chủ đích là để dạy ngữ vựng, cuốn sách không quên nhấn mạnh mối liên hệ giữa ngữ vựng và ngữ pháp, khiến tôi nhớ lại phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn (whole-language approach) do Ken Goodman khởi xướng với thành quả thuận lợi, để giúp học trò tiến bộ, trong cùng  một bài học, bốn khả năng có liên hệ mật thiết là (1) nghe hiểu (listening comprehension), (2) nói (speaking), (3) đọc (reading), và (4) viết (writing). Rất nhiều từ khóa trong sách chứa đựng đủ tài liệu để các thầy cô sẵn sàng dạy học trò cùng một lúc bốn khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, như khuyến cáo sư phạm hữu hiệu (đã được thời gian chứng tỏ) của Goodman.

 

Sau hết, tôi xin ghi nhận thêm rằng ngữ pháp Việt truyền bá trong công trình này cũng tuyệt đối từ bỏ lối dạy quá lạc hậu là lấy cấu trúc tiếng Pháp làm khuôn mẫu để “ép” cấu trúc tiếng Việt vào trong đó một cách tức tưởi. Trong thời Pháp thuộc, một vài cá nhân quá ái mộ văn học Pháp đứng ra làm công việc phi lý này hẳn đã quên mất rằng trong khi tiếng Pháp thuộc ngữ hệ Ấn-Âu (Indo-European) và là một ngôn ngữ tổng hợp (synthetic) thì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam-Á (Austro-Asiatic) và là một ngôn ngữ phân tích (analytic). Ngữ pháp Việt trong sách NVTV được giảng dạy qua khuôn khổ ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar) đang được áp dụng trong nền giáo dục các nước tiền tiến nhất trên thế giới. Ngữ pháp hoàn vũ là cái lõi chung (common core) cho tất cả tiếng nói loài người, dựa vào các nguyên lý (principles) và bàng kế (parameters). Các nguyên lý chung (thí dụ như “Câu nào cũng phải có chủ từ”) thường được thể hiện qua các hình thức khác nhau gọi là bàng kế (thí dụ như bàng kế “tiếng Pháp bắt buộc câu nào cũng phải có chủ từ rõ rệt” so với bàng kế “tiếng Việt thường cho phép chủ từ vắng mặt hoặc hiểu ngầm”). Do đó, người nào thông thạo một ngoại ngữ tất nhiên phải hiểu thấu sự khác biệt giữa bàng kế tiếng mẹ đẻ và bàng kế ngoại ngữ đó. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã phát hiện ra nhiều bàng kế đặc trưng (nhưng đôi khi cũng khá rắc rối) của ngôn ngữ chúng ta. Và ông đã rộng lượng chia xẻ những kiến thức khả tín mới nhất, nhờ vào đó mà chúng ta sẽ có ngày theo kịp những bước nhảy vọt ngoạn mục trong nỗ lực tìm hiểu những bàng kế đặc thù của mọi ngôn ngữ thế giới, qua khuôn khổ đáng tin cậy nhất của ngữ pháp hoàn vũ đương đại.

 

Tôi vô cùng hân hạnh và cảm kích được giới thiệu một công trình giáo dục ngôn ngữ thượng đẳng của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, một học giả kiệt xuất mà tôi đã ngưỡng mộ từ lâu.

 

TS Đàm Trung Pháp,

Professor of Linguistics Emeritus,

Texas Woman’s University.

 

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung