Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN – VBPMA

EXPOSING THE MYTH OF HO CHI MINH

EXPOSING THE MYTH OF HO CHI MINH

Author:Tran Gia Phung

Translator: Timothy Tran

English version, please click:

HO CHI MINH – EXPOSING the MYTH of HCM (Unicode)

 

To read  the Vietnamese version, please follow

Dưới đây là bài viết bằng tiếng Việt:

https://damtrungphan.wordpress.com/2017/02/24/huyen-thoai-ve-ho-chi-minh-gs-tran-gia-phung/

HUYỀN THOẠI VỀ NHÂN VẬT HỒ CHÍ MINH

 

 

BỨC TÂM THƯ CỦA HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN – GÂY QUỸ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI MISSISSAUGA, CANADA

Qua hai lần gây quỹ vào ngày July 15, 2017 và Nov.18, 2017, Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã gây quỹ và bán bảng khắc tên (plaques) được 160,000 Gia kim, tính cho đến ngày Dec. 31, 2017. HTNTN cần tiếp tục gây quỹ và bán plaques cho đến February, 2019 cho được 400,000 Gia Kim cả thẩy (giá dự trù để trang trải cho việc xây cất và phần landscaping cho TĐTN) để được phép khởi công phần xây cất  vào Mùa Xuân năm 2019 và dự trù xây xong trong năm 2020.

Để biết thêm các diễn biến của HTHTN từ Tháng 7, 2017 đến Tháng 4, 2018, nhất là các sinh hoạt Gây Quỹ, xin mời quý vị bấm vào 3  links dưới đây:

 

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/gay-quy-dot-3-cua-hoi-tuong-niem-thuyen-nhan-buc-tam-thu/

( Bức Tâm Thư của HTNTN)

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/activities/

(Đêm Gây Quỹ Đợt 1, July 15, 2017)

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/hat-cho-thuyen-nhan-tong-ket-chi-thu-cho-dem-gay-quy-ngay-18-thang-11-2017/

( Đêm Gây Quỹ 2, Nov.18, 2017)

HTNTN rất mong mỏi nhận được sự ủng hộ tinh thần, góp công, góp tài chánh của Quý Vị để CĐVN hải ngoại chúng ta có thêm một Tượng Đài Thuyền Nhân khang trang trong một công viên vừa đẹp, vừa thuận tiện gần trung tâm của thành phố Mississauga, Ontario, Canada.

 

Kính chào,

Đàm Trung Phán

 

 

HÌNH ẢNH SINH HOẠT TẠI VÙNG ĐẠI ĐÔ THỊ TORONTO – THÁNG 11, 2017

 

Kính mời Quý Vị vào xem hình ảnh và bài viết về:

 

  1. Chính Phủ Liên Bang trao tăng huy hiệu Lá Cây Phong (Pin) cho GS Đàm Trung Phán, Nov 15, 2018:

1.1

http://thuduc-ontario.ca/Folder/damtrungphan/index.html

(GS Đàm Trung Phán – Canada Community Award – Nov 15, 2017- Đặng Hoàng Sơn)

1.2

https://www.youtube.com/watch?v=q6iiMTE5g6g&t=29s

(PHAN DAM RECEIVING CANADA’S 150th ANNIVERSARY AWARD & PIN – NOV.15, 2017)

 

2. Đêm Gây Quỹ Đợt 2 cho Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân do nhóm Anh Chị Em nghệ sĩ tổ chức, Nov 18, 2017

2.1

https://photos.google.com/share/AF1QipMPEjnfK0gvwnby6VT9y2JfEyMuC8naMUpNJhDMnsIXlOVuc-dGXiQI6NuQ7scWJQ?key=aXpNYkRQa2I4TzQwSFJZbHhndHBhNWwtbWdQcDF3

(Hình ảnh Đêm Gây Quỹ Đợt 2, ĐT Phán)

2.2

https://www.youtube.com/watch?v=MMKC18Tz_ek&t=294s

(Youtube :VBPMA – HÁT CHO THUYỀN NHÂN- SINGING FOR BOAT PEOPLE – 2017-11-18-ĐT Phán)

2.3

http://thuduc-ontario.ca/Folder/hatcho-thuyennhan/index.html

(Chương Trình Gây Quỹ HÁT CHO THUYỀN NHÂN Do Nhóm Nghệ Sĩ Toronto Và Thân Hữu Thực Hiện- Đặng Hoàng Sơn)

2.4

https://www.youtube.com/watch?v=kguHwKy8TSQ

(Đêm văn nghệ gây quỹ “Hát cho Thuyền nhân” –Thoi Bao Media)

 

2.5

https://www.youtube.com/watch?v=9U8oxZWuHiQ

(VBSC Nghe Si Toronto gay quy cho tuong dai thuyen nhan o Mississauga)

3.0

Cộng Đồng VN vùng Đại Đô Thị Toronto và Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã đạt những thành quả sau đây:

3.1 Hội Đồng Thành Phố Mississauga đã dành riêng cho CĐVN chúng ta một khu đất tại 3650 Dixie Road, Mississauga để xây Tượng Đài Thuyền Nhân

3.2 Sau hơn 7 tháng làm việc, HĐQT của HTNTN đã vượt qua nhiều giai đoạn tuyển lựa gay go, kỹ càng và minh bạch với hỗ trợ tích cực trong công việc chầm chấm điểm của CĐVN  30%) và Ban Giám Khảo ( 70%) đã công bố tác phẩm “Thuyền Nhân” của Họa Sĩ kiêm Điêu Khắc Gia Vi Vi được dùng trong công việc xây dựng TĐTN tại TP Mississauga.

Xin Quý Vị vào xem Video của mẫu hình này:

https://www.youtube.com/watch?v=x_pSzUgkgZ4&t=71s

(MAQUETTE “BOAT PEOPLE” DESIGNED BY SCULPTOR VI VI VO HUNG KIET –  NOV.18, 2017 18, 2017)

 

4.0 HTNTN đang đi vào giai đoạn xây cất TĐTN. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục loan báo về công trình xây cất giai đoan này

 

 

Thân kính,

 

Đàm Trung Phán

 

 

HÁT CHO THUYỀN NHÂN

Home

Hội Đồng Quản Trị của Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân (HTNTN)

đã tổ chức đêm gây quỹ lần đầu tiên vào ngày July 15, 2017 tại thành phố Mississauga. Đêm hôm đó, hội trường đã chật ních với hơn 700 người tham dự cùng với một số chính trị gia người Canadian , và HTNTN đã quyên góp được 60,000 Gia kim.

Xin mời Quý Vị vào xem sinh hoạt tối hôm đó:

TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÊM GÂY QUỸ CỦA HTNTN -TM

Click to access Tuong-Trinh-gay-quy-tuong-dai-TM-July-25-2017.pdf

Đợt gây quỹ lần thứ hai sẽ do một số các anh chị em nghệ sĩ vùng đại đô thị Toronto đứng ra tổ chức vào ngày Nov. 18, 2017 tại Mississauga.

Kính mời mời Quý Vị vào xem poster dưới đây để biết thêm chi tiết

Cũng xin  mời Quý Vị bấm nút vào Link dưới đây để nghe phần phỏng vấn của Ban Tổ Chức đêm HÁT CHO THUYỀN NHÂN gồm có Đoan Nguyên, Kim Dung và Diễm Hương:

http://thuduc-ontario.ca/tiengque/hatchothuyennhan.html

 Quý Vị sẽ được xem tượng mẫu cho Tượng Đài do Điêu Khắc Gia Vi Vi sáng tạo trong đêm gây quỹ này.

Xin hẹn Quý Vị trong bài viết sắp tới.

 

Đàm Trung Phán

 

ĐÊM GÂY QUỸ TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI MISSISSAUGA – JULY 15, 2017

 

Kính mời Quý Vị bấm nút vào 3 links dưới đây để:

 

  1. Xem hình ảnh và Youtube của Đêm Gây Quỹ Tượng Đài Thuyền Nhân tại Mississauga

 

http://thuduc-ontario.ca/Folder/gayquy-tdtn/index.html

 

2. Đọc bài Tường Trình về tài chánh của Đêm Gây Quỹ TĐTN tại Mississauga:

 

VBPMA-TONGKETDANGBAO-JUL 31-2017-FINAL-P1

VBPMA-TongKet DangBao-Page 2

ĐÊM GÂY QUỸ ĐẦU TIÊN CỦA HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN TẠI MISSISSAUGA, CANADA

Hình chụp Hội Đồng Quản Trị HTTN và các chính khách Đêm Gây Quỹ ngày 15/07/2017

  1. Trân trọng giới thiệu cùng Quý Vị Đêm Gây Quỹ ủng hộ xây dựng Tượng Đàì Thuyền Nhân tại Mississauga vào ngày Thứ Bẩy 15/07/2017 tại Capitol Banquet Centre, 6435 , Dixie Road, Ontario.

Xin mời Quý Vị vào xem

Activities

( Anh Ngữ)

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/sinh-hoat/

(Việt Ngữ)

  1. Chúng tôi cũng xin trân trọng giới thiệu website mới ra lò của Hội Tưởng Niệm Thuyến Nhân Việt Nam / Vietnamese Boat People Memorial Association: HTNTN/VBPMA.

 

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/

 

Các bài vở đang được từ từ đăng tải. Kính mời Quý Vị ghé thăm để biết rõ các sinh hoạt của hội .

 

Chúng tôi cũng xin loan báo:

 

HTNTN/VBPMA là Hội duy nhất được thành phố Mississauga công nhận là hội đại diện cho CĐVN vùng Đại Đô Thị Toronto có chính danh để gây quỹ và xây cất Tượng Đài Thuyền Nhân VN tại 3650 Dixie Road, Mississauga, Canada.

 

Trân trọng,

 

GS Đàm Trung Phán

Thư Ký, HTNTN/VBPMA

Cáo lỗi

Cá nhân người viết của bài viết trong link dưới đây:

CÁC DIỄN TIẾN CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI THÀNH PHỐ MISSISSAUGA

 

cũng đã từng có họ hàng, bạn bè bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển. Vì hoàn toàn không biết về lai lịch của ca sĩ Ngọc Huyền nên người viết cũng như hầu hết các anh chị em khác trong Ban Tổ Chức đã đóng tiền đặt cọc mời ca sĩ NGọ Huyền cũng như các ca sĩ khác từ Hoa Kỳ cho đêm gây quỹ đợt 1 cho Tượng Đài Thuyền Nhân tại Mississauga vào ngày 15 tháng 7,2017.

 

Sau khi Ban Tổ Chức đã biết rõ các sinh hoạt của ca sĩ này, Ban Tổ Chức đã quyết định không mời ca sĩ Ngọc Huyền tham dự đêm Gây Quỹ nữa.  Ban Tổ Chức cũng sẽ thay đổi poster để không làm tổn thương đến phần tưởng niệm các vong linh của những thuyền nhân đã khuất bóng cũng như để không tiếp tay với những ai đang cố ý hay vô tình làm hại đến linh hồn Việt Nam cội nguồn của chúng ta.

 

Người viết tuy không là một thuyền nhân nhưng đã được nghe rất nhiều những câu chuyện thương tâm về vượt biên, vượt Biển do họ hàng, bạn bè, và các cựu sinh viên thuyền nhân kể lại.

 

Xin gửi đến quý vị bài thơ dưới đây như một lời xin lỗi đến quý vị và nhất là các vong linh của các thuyền nhân nay đã khuất bóng.

 

 

TRI ÂN, TƯỞNG NIỆM, CỘI NGUỒN                                                         

GRATITUDE, COMMOMERATION, ORIGIN

 

Bài thơ này

This poem

Đã được phôi thai trong rất nhiều đêm.

Was written during many a night

Trong cơn ngủ say,

During my deep sleep

Tôi đã thấy

I saw floating

Bập bềnh trong đầu óc

In my mind

Một ngôi mộ bằng granite mầu hồng

A tomb made of pink granite

Lững lờ trôi trong không gian.

Wandering in space

Tôi không hề sợ hãi,

Without fear

Bình thản mà ngắm nhìn nấm mồ

I was lying still to watch the tomb

Nổi trôi trong đầu óc

Drifting in my head

Một ông già tuổi đã quá bẩy mươi.

The head of an old man seventy-plus in age

Nấm mồ hiện ra

Was the pink granite tomb

Liên tục trong nhiều đêm khác nhau.

Floating – night after night

Thế rồi,

Then

Cũng trong nhiều giấc ngủ nửa đêm về sáng

Also during my midnight slumbers

Trong đầu óc đã hiện ra

In my mind loomed

Một màn đêm tối đen

A pitch-dark night

Ở phía dưới

At the bottom

Với phần xám xịt

And a dull-gray part

Ở phía trên.

On top

Trong cái màn đêm đó,

In that pitch-dark night

Là những đốm lờ mờ

Were blurry specs

Trông giống như những que củi ngắn

Shaped like short wooden sticks                      

Lững lờ, bập bềnh trôi

Floating aimlessly

Trong khoảng trống không gian vô định.

In the immense space

Tôi không hề sợ hãi

I was not scared

Nhưng cảm nhận thấy lòng buồn vô hạn.

But overwhelmed by sadness

Cảnh vật này

This sight

Đã theo tôi

Had followed me

Tự đêm này qua đêm khác.

Night after night 

Thế rồi,

Then came

Lại có nhiều đêm

Many nights

Trong giấc ngủ bình thường,

In my sleep

Lúc trời sắp rạng đông.

At the break of dawn I saw

Những xác người

Human bodies

Không có đầu lâu

With their heads cut off

Bập bềnh trôi theo giòng nước.

Bobbing in the sea

Xót xa vô cùng

A tremendous sorrow arose in me

Giấy bút nào tả được

No words could express

Nỗi niềm xót thương này.

This gnawing pain

Những giấc mơ

Dreams like these  

Tiếp tục theo tôi

Kept recurring

Đêm này qua đêm khác.

Night after night

Tôi chợt hiểu và nguyện cầu:

Intuitively, I understood and prayed:

“Hỡi các oan hồn mất xác lúc vượt biên,

“Pitiful spirits of freedom-seekers who perished at sea

Tôi hứa sẽ làm

I promise to you

Một điều gì đó

I shall do something

Để các vong linh vất vưởng

So that you, woeful lost souls

Có nơi trở về hội tụ

May have a place to be together

Để dương gian tưởng nhớ.”

 And remembered.”

Chúng tôi đi xin miếng đất

We are acquiring a piece of land

Xây dựng tượng đài

As the site of a monument in your memory

Để tri ơn Canada và thế giới

As a token of gratitude to Canada and the world

Đã cưu mang mạng sống Thuyền Nhân.

That have saved myriad lives of boat-people

Cho các vong linh người bị chết oan nghiệt

As a place for the wandering spirits

Có nơi hội tụ.

of those who perished at sea to meet

Để dương gian

For the world

Cầu nguyện cho các oan hồn

To pray for their expeditious

Được vãng sinh

Ascension to the land of eternal peace

Để nhắc nhở con cháu sau này

As a reminder to our offspring

Không nên sống bạo tàn

To renounce tyranny

Cho đời sống dương gian

To bring to the world

Được an bình, êm ấm.

Peace and happiness

Hỡi Thế Giới Tâm Linh:

To the Afterworld:

Chúng tôi xin thắp nén hương lòng

Burning incense within ourselves

Cầu nguyện cho các vong linh

We pray for the lost souls

Sớm được siêu thoát.

An expeditious trip to the land of eternal peace

Cát bụi ai cũng trở về,

To dust everyone will return

Vong linh vất vưởng người đời nhớ cho.

Remember the wandering spirits

Công bằng, bác ái, tự do,

Equality, compassion, freedom

Xin người dương thế sống cho nhân hòa.

May the world exist in harmony

 

Đàm Trung Phán

Mississauga, Canada

Tháng Tư/April, 2016

CÁC DIỄN TIẾN CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI THÀNH PHỐ MISSISSAUGA

Đàm Trung Phán

 

Từ năm 2014, người viết đã là một trong những người khởi công đệ đơn xin đất để xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân tị nạn Cộng Sản cho Cộng Đồng Việt Nam tự do vùng đại đô thị Toronto (CĐVNGTA). Chúng tôi xin tóm tắt các diễn biến theo thứ tự thời gian để giúp cho quý vị dễ theo dõi hai  youtubes dưới đây hơn:

 

  1. Năm 2014:

 

Nhóm vận động xây dựng tượng đài truyền nhân, tiếng Anh là “ The Advocacy Team” được thành lập đầu năm 2014 gồm có 5 thành viên:  ông Cao Văn Kiệt ( Trưởng nhóm) , giáo sư  Đàm Trung Phán (Cố vấn) ,  điêu khắc gia Phạm thế Trung,  ông Vũ đăng Khiêm, ông Nguyễn Thanh Hoàng.

Nhóm vận động đã đệ đơn xin đất để xây dựng tượng đài tại thành phố Niagara Falls nhưng  đã không thành công.

Cuối tháng 7 năm 2014, nhóm vận động lâm thời đã mời thêm được 8 thành viên khác có nhiều kinh nghiệm sinh hoạt cộng đồng, gồm có:  ông Vũ hữu Doanh,  ông Nguyễn Hữu Kỳ, bà Nguyễn Kim Bảo, ông Nguyễn Ngọc Duy,  bà Trịnh Ngọc Hân,  ông Nguyễn Thanh Nguyên,  ông Nguyễn Xuân Cần,  và bà Mỹ Phan (Phan Mỹ Dung).

 

Nhóm Tiền Phong nay trở thành Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài (UBXDTĐ, tiếng Anh là Vietnamsese Boat People Memorial Monument, VBPMM) với 13 thành viên cả thẩy.

 

  1. Năm 2015:

 

Tháng 4 năm 2015, ông Nguyễn Xuân Cần đã giới thiệu ông nghị viên Ron Starr của TP Mississauga với các thành viên của UBXDTĐ lâm thời.  Được sự sự giúp đỡ tận tình của ông Nghị viên Ron Starr và thay mặt cho UBXDTĐ, giáo sư Đàm Trung Phán và Ông Cao Văn Kiệt đã nộp đơn xin đất và đi họp nhiều lần với nhiều nhân viên cao cấp của thành phố Mississauga.

 

  1. Năm 2016

 

Trong phiên họp ngày 9 tháng 2 năm 2016 giữa đại diện Cộng Đồng Việt Nam vùng Toronto và các thành phố phụ cận (CĐVNGTA) là hai ông Đàm Trung Phán và Cao Văn Kiệt với các đại diện của TP Mississauga, bà Yvonne Monestier – đại diện của thành phố Mississauga – đã trao cho giáo sư Đàm Trung Phán và Ông Cao Văn Kiệt một lá thư báo tin cho biết thành phố đề nghị ba địa điểm tại TP Mississauga để CĐVNGTA xây TĐTNVN như một món quà CĐVNGTA  trao tặng cho Canada /Mississauga để tưởng nhớ Thuyền Nhân…:

  • Burnhamthorpe Library grounds (Ward 3)
  • Sgt. David Yakichuk Park
  • Chùa Pháp Vân

 

Thay mặt cho CĐVNGTA, Giáo sư Đàm Trung Phán và ông Cao Văn Kiệt đã đồng ý chấp nhận miếng đất tại Burnhamthorpe Library grounds, 3650 Dixie Road, Mississauga trong buổi họp này.

 

Ngày 10, tháng 2, năm 2016 đại diện cho CĐVNGTA,  Giáo sư Đàm Trung Phán và Ông Cao văn Kiệt đã gửi thư đến bà Yvonne Monestier (đại diện TP Mississuaga) chính thức chấp nhận địa điểm 3650 Dixie Road, Mississauga để cộng đồng Việt Nam chúng ta sẽ đi quyên tiền và hoàn tất việc xây cất TĐTN tị nạn Cộng sản.

Ngày 16 tháng 7 năm 2016, CĐVNGTA đã tổ chức một buổi họp họp khoáng đại để bầu ra Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân tị nạn cộng sản (ông Cao Văn Kiệt nhân danh chủ tịch UBXDTĐ lâm thời đã gửi thư qua báo chí và mạng lưới điện tử mời đồng bào Việt Nam, đại diện các hội đoàn…đến tham dự buổi họp này.)

 

Ngày 16 tháng 7, năm 2016 Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân (HTNTN), tiếng Anh là Vietnamese Boat People Memorial Association (VBPMA) với 9 thành viên trong hội đồng quản trị đã được CĐVNGTA chính thức bầu ra để có chính danh rồi đăng ký với chính phủ và với mục đích đi gây quỹ một cách minh bạch trong phần tài chính và xây cất.

Dưới đây là 9 thành viên của Hội Đồng Quản Trị của HTNTN / VBPMA (4 thành viên: Cao văn Kiệt, Đàm Trung Phán, Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Ngọc Duy thuộc nhóm UBXDTĐ/VBPMM đã chính thức được bầu vào HĐQT của HTNTN. Tuy nhiên, ngày 4 tháng 12, 2016, ông Cao Văn Kiệt đã đệ đơn từ chức vai trò Phó Hội Trưởng của HTNTN và đã được CĐVNGTA chấp thuận).

Cuối ngày 16 tháng 7 năm 2016 nhóm The Advocacy Team/ UBXDTĐ/VBPMM đã được chính thức thay thế bởi HTNTN.

Website

http://www.vietboatpeoplememorialgta.com/

sau ngày 16, tháng 7, 2016 đã hoàn toàn không còn là tiếng nói của cơ quan xây dựng TĐTN cho vùng Đại Đô Thị Toronto và phụ cận nữa.

 

  1. Năm 2017

 

Ngày 23 tháng 1, năm 2017, bà đại diện TP Mississauga đã gửi email cho ông Nguyễn Pha Pha, Giáo sư Đàm Trung Phán, ông Nguyễn Ngọc Duy và khẳng định rằng thành phố chỉ công nhận HTNTN là hội đồng duy nhất đại diện cho cộng đồng Việt Nam vùng Đại Đô Thị Toronto và phụ cân trong việc xây dựng TĐTN. Bắt đầu từ ngày đó, thành phố Mississauga chỉ liên lạc trực tiếp với ông chủ tịch Nguyễn Phan Pha của HTNTN/VBPMA mà thôi.

Ngày 24 tháng 2 năm 2017, bà đại diện thành phố  viết email cho biết TP Mississauga đã không trả lời ông Phạm Thế Trung về việc ông muốn biết thêm tin tức về công trình xây dựng TĐTN tại Missisauga; bà còn cho biết nếu muốn biết tin tức về vấn đề xây dựng TĐTN,  ông Phạm Thế Trung phải liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Phan Pha, chủ tịch của HTNTN/VBPMA.

 

Với sự đồng thuận giữa thành phố Mississauga và HĐQT của HTNTN, qua báo chí và internet, HTNTN đã bắt đầu mời các điêu khắc gia, các nghệ nhân tham dự cuộc thi đua tuyển lựa mẫu hình (sculpture model/maquette) của TĐTN:

HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM – HTNTNVN / VBPMA – VIETNAMESE BOAT PEOPLE MEMORIAL ASSOCIATION

https://damtrungphan.wordpress.com/2017/04/01/vietnamese-boat-people-memorial-association-vbpma-we-remember-thang-tu-den-boat-people-sculpture-competition/

 

Cuối ngày 30 tháng 5, năm 2017, ban tuyển chọn mẫu hình của HTNTN đã nhận được 14 hồ sơ tham dự. Trước đó, HTNTN cũng đã mời ĐKG Phạm Thế Trung tham dự cuộc thi tuyển lựa này.

 

Bắt đầu từ cuối tháng 2, năm 2017, HĐQT của HTNTN đã có nhiều phiên họp để tổ chức đêm gây quỹ lần đầu tiên cho TĐTN vào ngày 15 tháng 7, năm 2017. Xin quý vị  xem poster phía trên cùng để biết thêm chi tiết·

 

5.

 LÝ DO TẠI SAO HTNTN ĐÃ MỞ CUỘC THI TUYỂN LỰA MẪU HÌNH ( SCULPTURE MODEL/MAQUETTE) CHO TĐTN.

Tượng Đài Thuyền Nhân tị nạn Cộng sản Việt Nam là một công trình chung của CĐVNGTA để cho  các điêu khắc gia, các nghệ nhân … tại nhiều nơi cùng có cơ hội tham dự vào việc kiến tạo mô hình (sculpture model/maquette) để trước khi khởi sự phần xây cất TĐTN, mẫu hình này sẽ được HTNTN và CĐVNGTA quyết định lựa chọn dựa theo tiêu chuẩn về nghệ thuật, về tài chánh, về bền vững, về dịch vụ bảo trì trong tương lai và nhất là phù hợp với luật lệ xây cất của TP Mississauga.

 

Điêu khắc gia Phạm thế Trung  đã là một thành viên của UBXDTĐ lâm thời cho nên ông không có thể bắt buộc HĐQT của HTNTN phải tự ý sử dụng mẫu hình tượng đài của ông (như là một “invited artist” theo lời ông đề nghị) trong việc xây cất này. Điều này đã được một số người nêu ra trong 2 phiên họp khoáng đại vào ngày 16 tháng 7, năm 2016, và ngày 4 tháng 12, năm 2016, cũng như qua các email trao đổi trong cộng đồng. Tuy nhiên, HĐQT của HTNTN cũng đã nhắc nhở và thân mời ĐKG Phạm Thế Trung tham dự cuộc thi  tuyển chọn mô hình cùng với các ĐKG, các nghệ nhân khác…

Hội đồng quản trị (HĐQT) của HTNTN sẽ trả phí tổn và tiền công cho nghệ nhân trúng giải nhất là 36,000 dollars Canada so với số tiền 150,000 Gia kim mà HĐQT sẽ phải trả cho ĐKG Phạm Thế Trung (“invited artist”) . Có nghĩa là CĐVNGTA chúng ta sẽ phải trả một số tiền phụ trội là 114,000 CAD ( = 150,000 – 36,000) , nếu HĐQT (hoàn toàn làm việc vô vị lợi) của HTNTN không mở cuộc thi tuyển chọn mẫu hình này.

114,000 Gia kim là một món tiền không nhỏ và cũng không dễ quyên góp trong CĐVNGTA!

Muốn biết thêm các chi tiết khác:

  1. Xin kính mời quý vị vào xem hai YouTubes dưới đây để được hiểu rõ các vấn đề khác qua lời tường thuật của bác Vũ Hữu Doanh, một vị cao niên khả kính với nhiều năm phục vụ CĐVNGTA một cách vô vị lợi.

https://www.youtube.com/watch?v=q_cCdoMX3GA&t=53s

(DIỄN TIẾN VỀ SỰ THÀNH LẬP HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM)

 

     2. Chúng tôi cũng xin kính mời Quý đồng hương lắng nghe phóng viên Thanh Tâm của VO Media  phỏng vấn 3 thành viên trong HĐQT của HTNTN qua Youtube dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=3EcK7R64NYMhttps://www.youtube.com/watch?v=3EcK7R64NYM

(Thông tin về đêm dạ tiệc dạ vũ gây quỹ xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân)

để biết rõ đâu là sự thật do chính ba thành viên của HĐQT (Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Bích Thi, DS Võ Thành Tân) trình bầy.

 

Kính mời Quý Vị tham dự và ủng hộ nồng nhiệt đêm gây quỹ đầu tiên của HTNTN vào ngày July 15, 2017 tại Capitol Banquet Centre, 6435 Dixie Road, Mississauga, Ontario, Canada để CĐVN chúng ta hoàn tất công trình xây dựng TĐTN trước ngày 30/04/2019.

 

Xin đa tạ.

Đàm Trung Phán,

GS Công Chánh hồi hưu

NHỮNG THÁNG NGÀY ĐÔN ĐÁO LÀM “GIÁO DỤC TỴ NẠN”

SAN ANTONIO CHỚM XUÂN 1980

 

Một thiện duyên đến với tôi năm 1980, khi trời vừa vào xuân tại San Antonio, Texas. Lúc ấy thành phố này đang đón nhận khá nhiều dân tỵ nạn Việt, Miên, Lào – gọi chung là “dân tỵ nạn Đông Dương” – qua trung gian của văn phòng USCC là cơ quan định cư lớn nhất cho người tỵ nạn nói chung. Để giúp những gia đình bảo trợ, các giới chức học chánh, cũng như giới chức xã hội địa phương hiểu biết thêm về nếp sống của người tỵ nạn Đông Dương, USCC và Our Lady of the Lake University cùng đứng ra tổ chức một buổi hội thảo về văn hóa Đông Dương vào giữa tháng 3 năm 1980 trong khuôn viên của trường. Tôi là một trong số diễn giả được mời, và trong thành phần tham dự viên có một vị đại diện cho một tổ chức nghiên cứu giáo dục đa văn hóa tại San Antonio mang tên “Intercultural Development Research Association” (IDRA). Sau khi tôi thuyết trình xong về những nét chính yếu của văn hóa và ngôn ngữ Đông Dương và trả lời một số câu hỏi từ các tham dự viên, vị đại diện IDRA đến bắt tay tôi và chúc mừng tôi đã đóng góp một bài nói chuyện hữu ích. Gốc Mỹ Châu La-Tinh với nước da bánh mật, cô Esmeralda rất thân thiện và dễ mến. Cô xin số điện thoại của tôi, và khi chia tay cô tươi cười nói với tôi một câu như nửa đùa nửa thật, “Ông ‘boss’ của tôi mong được gặp ông lắm đấy!”

 

Cô Esmeralda không đùa, vì chỉ hai ngày sau buổi hội thảo cô đã gọi điện thoại cho tôi và cho biết ông “boss” của cô gửi lời mời tôi đến gặp ông tại IDRA càng sớm càng tốt. Chúng tôi thỏa thuận ngày giờ cho buổi gặp gỡ với ông ấy, và tôi cảm ơn cô rất nhiều khi chào tạm biệt. Mấy câu điện đàm vắn tắt ấy cho tôi cái linh cảm rằng một chân trời mới sắp mở ra cho nghề nghiệp của tôi.

 

INTERCULTURAL DEVELOPMENT RESEARCH ASSOCIATION (IDRA)

 

Trụ sở của IDRA khang trang, chiếm trọn tầng nhất một cao ốc đồ sộ trên đường Callaghan, thành phố San Antonio. Khi bước vào phòng tiếp khách tôi được cô thư ký cho biết TS José Cárdenas, giám đốc điều hành IDRA, sẵn sàng tiếp tôi và cô hướng dẫn tôi vào văn phòng làm việc của ông. Ông là người gốc Mễ Tây Cơ, khoảng ngũ tuần, vóc giáng bệ vệ, cung cách cư xử trang nghiêm. Sau vài câu xã giao, chúng tôi chia xẻ với nhau về quá trình nghề nghiệp. Ông từng dạy ở Đại Học Texas tại Austin và làm trưởng khoa giáo dục cho Đại Học St Mary tại San Antonio. Tôi cho ông biết tôi chuyên về ngôn ngữ học và phương pháp giảng dạy ESL (English as a second language) tại Đại Học Georgetown và đã dạy tiếng Anh nhiều năm tại Saigon. Ông hân hoan ra mặt khi tôi bất chợt chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ của ông.

 

Sau mấy phút làm quen đó, TS Cárdenas cởi mở hơn nhiều. Ông cho biết IDRA vừa được Bộ Giáo Dục liên bang cấp thêm một ngân khoản lớn để giúp đỡ các khu học chánh trong Vùng VI của Bộ Giáo Dục (bao gồm các tiểu bang Texas, Louisiana, Arkansas, New Mexico, và Oklahoma) cải thiện việc dạy dỗ các học sinh chưa thông thạo tiếng Anh, mà đại đa số thuộc sắc tộc Mỹ Châu La-Tinh. Vì nay có thêm cả hàng chục ngàn học sinh tỵ nạn gốc Đông Dương trong các tiểu bang vừa kể, từ mấy tháng qua ông và các cộng sự viên vẫn ráng sức tìm kiếm một “chuyên viên giáo dục gốc Đông Dương” để mời hợp tác. Ông nói cô Esmeralda nghĩ rằng tôi có khả năng và kinh nghiệm để làm việc với IDRA, căn cứ vào những điều cô đã tai nghe mắt thấy trong buổi thuyết trình của tôi hai hôm về trước! Tôi cảm ơn ông đã có nhã ý mời tôi đến gặp ông, và cho ông biết tôi sẽ có quyết định sau khi tìm hiểu trách nhiệm của công việc mà tôi cho là tối cần thiết cho các học sinh tỵ nạn gốc Việt, Miên, Lào này.

Ông cho biết công việc của một “chuyên viên giáo dục” (education specialist) tại IDRA đòi hỏi mỗi tuần phải bay đến ít nhất là một thành phố trong năm tiểu bang của Vùng VI để trực tiếp giúp đỡ các bộ giáo dục tiểu bang, các khu học chánh trong các lãnh vực huấn luyện giáo chức về phương pháp giảng dậy song ngữ (bilingual) hoặc ESL, lựa chọn tài liệu giảng huấn cho các trường học, và cố vấn cho họ về nếp đa dạng văn hóa (cultural diversity) trong học đường Mỹ. Các chuyên viên cũng có cơ hội giúp những đại học trong vùng cải tiến chương trình đào tạo giáo chức song ngữ và ESL. Ngừng một lát, ông hỏi tôi nghĩ sao về những trách nhiệm này. Tôi nói công việc này “thú vị” lắm, nhưng tôi sẽ phải ráng làm quen với lối sống xa nhà mỗi tuần!

 

Sau khi thỏa thuận về trách nhiệm và lợi nhuận, tôi xin ông hai tuần để lo xong công việc dở dang tại hãng Northrop. Cuộc “job interview” ngắn ngủi đã xong, ông  dẫn tôi đi thăm các phòng sở, giới thiệu tôi với các đồng nghiệp mới của tôi. IDRA là một tổ chức khá lớn, với trên 30 chuyên viên giáo dục. Vì IDRA được thành lập với sứ mệnh bảo đảm một nền giáo dục hữu hiệu cho các học trò gốc Mỹ Châu La-Tinh, đại đa số các chuyên viên đều thuộc sắc tộc này. Thiểu số còn lại là 2 người da trắng, 2 người da đen, và tôi là người da vàng duy nhất. Người nào tôi gặp cũng thân thiện và cởi mở với tôi. Sáng hôm ấy tôi không gặp được tất cả mọi người, vì nhiều người phải đi công tác xa, kể cả cô Esmeralda là người tôi rất muốn gặp lại để cảm ơn cô đã nói tốt về tôi. Vị giám đốc chương trình của tôi là TS Gloria Zamora, một phụ nữ nhỏ nhắn với nụ cười hiền hậu và giọng nói ngọt ngào. Bà lúc ấy đã ngoại tứ tuần, từng dạy đại học nhiều năm và nay là cánh tay phải của TS Cárdenas. Tôi cũng được biết từ năm 1973 là lúc TS Cárdenas sáng lập IDRA, ông đã biến tổ chức này thành một “think tank” chuyên về giáo dục song ngữ (bilingual education) được các khu học chánh và các đại học Mỹ trong vùng trọng vọng. Vì IDRA là một cơ sở nghiên cứu giáo dục, TS Zamora mong đợi tôi sẽ đóng góp vào nỗ lực nghiên cứu trong những ngày tháng sắp tới. Tôi hứa hẹn sẽ đóng góp trong khả năng chuyên môn của tôi.

 

THỜI CỰC THỊNH CHO GIÁO DỤC SONG NGỮ

 

Thời điểm ấy nằm trong giai đoạn cực thịnh của nền giáo dục song ngữ cho các học trò gốc Mỹ Châu La-Tinh không hoặc chưa thông thạo tiếng Anh (gọi tập thể là “limited-English-proficient students”). Và “giáo dục song ngữ” thường được hiểu là phương thức sư phạm dùng cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh để dạy các em trong các trường tiểu học, từ mẫu giáo đến lớp 6. Trong ba năm đầu tiểu học, các em đó được dạy hầu hết mọi môn bằng tiếng Tây Ban Nha, rồi dần dần tiếng Anh được đưa vào học trình càng lúc càng nhiều trong những năm cuối tiểu học, để khi lên các lớp 7 và lớp 8 (middle school) các em sẽ có thể hoàn toàn theo học bằng tiếng Anh.

 

Điều đáng ngạc nhiên là thời kỳ cực thịnh này cho các học trò gốc Mỹ Châu La-Tinh là do hậu quả của một vụ kiện Khu Học Chánh San Francisco lên đến tận Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào năm 1974 bởi một gia đình Mỹ gốc … Quảng Đông! Lý do để kiện: Các trẻ em gốc Quảng Đông đã không học hành được gì cả “vì chúng không biết tiếng Anh.” Khu Học Chánh San Francisco đã không có một trợ giúp nào đặc biệt cho chúng, như Đạo Luật Dân Quyền 1964 (Civil Rights Act of 1964) đòi hỏi. Tối Cao Pháp Viện phán quyết Khu Học Chánh San Francisco đã “phạm lỗi kỳ thị” đối với các trẻ em ấy và phải chấn chỉnh lại ngay lề lối làm việc vô trách nhiệm. Vụ kiện ấy (mang tên “Lau v. Nichols”) là một khúc quanh quan trọng trong lịch sử giáo dục nước Mỹ. Chính phủ liên bang sau đó đã bỏ ra những ngân khoản lớn lao để giúp các cơ sở giáo dục thăng tiến việc giảng dạy các học trò chưa thạo tiếng Anh càng ngày càng gia tăng trong học đường Mỹ. Cũng nhờ đó mà các chương trình cử nhân và hậu cử nhân đào tạo giáo chức song ngữ tưng bừng khai trương tại các đại học Mỹ.  Sinh viên trong các chương trình này được cấp học bổng trong suốt thời gian theo học.

 

Hôm nhận việc tại IDRA, tôi ghé văn phòng TS Zamora trước tiên. Bà vui lắm và tiếp tôi như một người bạn đã quen từ lâu. Bà nói về tổ chức nội bộ, giải thích kỹ càng mọi nhiệm vụ tôi sẽ phải làm, và chia xẻ với tôi những kinh nghiệm của bà đã làm việc nhiều năm với các bộ giáo dục tiểu bang, các khu học chánh. Về lối làm việc, IDRA giống như một đại gia đình, trong đó “teamwork” là tôn chỉ tuyệt đối. Về khả năng chuyên môn, cơ sở này được coi là một “think tank” cho giáo dục song ngữ, với các chuyên viên có học vị cao, thành tích nghiên cứu đáng kể, và kinh nghiệm dạy học. Trên đường dẫn tôi đến văn phòng mà bà vừa thu xếp cho tôi, bà yêu cầu từ nay tôi gọi bà là “Gloria,” gọi TS Cárdenas là “José,” và họ sẽ gọi tôi là “Pháp” cho thân mật hơn “vì chúng ta là gia đình mà” – một lối nói thân thương của người Mỹ Châu La-Tinh, “porque somos familia.” Tôi rất cảm kích với câu nói ấm lòng ấy của Gloria.

 

Như diều gặp gió, tôi làm việc hăng say trong thời gian một năm rưỡi trời tại IDRA, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, và khích lệ tận tình của Gloria và José. Tuần nào tôi cũng bay đi làm việc một hay hai ngày tại các thành phố lớn trong Vùng VI như Houston, Dallas, Austin, Oklahoma City, New Orleans, Baton Rouge, Little Rock, theo lời yêu cầu của các bộ giáo dục tiểu bang hoặc các khu học chánh sở tại.  Công việc chính trong các chuyến đi ấy là làm thuyết trình về các đề tài họ yêu cầu trước (thường thường là về văn hóa, phong tục, giáo dục, và ngôn ngữ Việt), hoặc huấn luyện giáo chức cho họ qua các buổi biểu diễn các “chiến lược hữu hiệu” (effective strategies) để dạy tiếng Anh cho các học trò ngoại quốc chưa thạo tiếng Anh. Con số tham dự viên biến thiên từ hàng chục đến hàng trăm người. Nơi thuyết trình có thể là một auditorium của một trường trung học, một phòng họp của bộ giáo dục tiểu bang, hoặc một conference room ở một khách sạn nào đó. Tôi mau chóng trở thành một trong các chuyên viên giáo dục “đắt khách” của IDRA. José và Gloria đều hân hoan chia xẻ với tôi mỗi khi các bộ giáo dục tiểu bang hoặc các khu học chánh gọi điện thoại cảm ơn IDRA và mời tôi trở lại giúp họ thêm.

 

Những ngày không đi công tác, tôi vào văn phòng để chuẩn bị hoặc duyệt lại các tài liệu chuyên môn. Đó cũng là lúc tôi đóng góp cho bản tin hàng tháng của IDRA, mở đầu bằng bài tôi thuyết trình trong buổi hội thảo do USCC tổ chức tại Our Lady of the Lake University, được hiệu đính lại cẩn thận, mang tựa đề “The Indochinese Refugees’ Cultural Backgrounds.” Qua hệ thống phổ biến rộng rãi của IDRA, bài viết này đã được chia xẻ với nhiều cơ sở giáo dục toàn quốc.

 

HAI TÀI LIỆU SƯ PHẠM SOẠN CHO GIÁO CHỨC LOUISIA VÀ TEXAS 

 

Một hôm José cho tôi hay Bộ Giáo Dục Tiểu Bang Louisiana vừa yêu cầu IDRA soạn thảo một cuốn sách nói về những lỗi (errors) đặc thù thông thường nhất của học trò gốc Việt Nam khi học tiếng Anh. Mục đích của cuốn sách là để giúp các thầy cô dạy ESL tại Louisiana biết trước những loại lỗi này và do đó tìm ra cách giúp học trò Việt Nam tránh chúng một cách hữu hiệu hơn. Vui thay, đó là lời yêu cầu tôi sẵn sàng đáp ứng nhất mà chẳng cần sửa soạn thêm gì nhiều, vì tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ tìm hiểu về lãnh vực này trong những năm dạy tiếng Anh ở quê nhà. Tôi từng để ý nhận ra, ghi xuống, và xếp loại được khá nhiều lỗi về phát âm và ngữ pháp tiếng Anh mà các học trò của tôi thường vấp phải. Chẳng hạn như về phát âm thì các em có khuynh hướng thay thế âm “th” trong tiếng Anh (như trong chữ “thin”) bằng âm “th” trong tiếng Việt (như trong chữ “thìn”). Và khi viết một câu phức tạp (complex sentence) tiếng Anh mở đầu với mệnh đề phụ (subordinate clause) bắt đầu bằng liên từ “although” (Although he is very smart,), các em có khuynh hướng dùng thừa liên từ “but” trong mệnh đề chính theo sau (Although he is very smart, but he is not arrogant), như thể các em đã dùng cú pháp Việt để viết tiếng Anh vậy (Mặc dù anh ta rất thông minh, nhưng anh ta không kiêu căng). Tôi cũng tìm cách lý giải những lỗi ấy qua lăng kính “phân tích tương phản” (để vạch ra sự khác biệt giữa cấu trúc tiếng Việt và cấu trúc tiếng Anh và tiên đoán những lỗi có thể xảy ra vì sự khác biệt cấu trúc) và lăng kính “phân tích lỗi” (để xem những lỗi mà học trò thực sự đã phạm là do sự khác biệt nói trên hay một lý do nào khác chăng). Hai lối phân tích thú vị này, gọi là “contrastive analysis” và “error analysis” trong danh từ chuyên môn, thuộc phạm trù môn “ngữ học áp dụng” (applied linguistics) không xa lạ gì với tôi.

 

Vì đã quá quen thuộc với các lỗi về phát âm và cú pháp tiếng Anh của học trò Việt, tôi mau chóng hoàn tất bản thảo cuốn sách được yêu cầu, trong đó tôi xếp loại các lỗi và đề nghị cách giúp học trò Việt vượt qua những loại lỗi tiếng Anh đó. José và Gloria đề nghị tôi nới rộng nội dung bản thảo ấy ra để bao gồm luôn hai ngôn ngữ Đông Dương khác nữa là tiếng Miên và tiếng Lào để cuốn sách tăng phần hữu dụng.  Họ cũng chấp thuận một ngân khoản để trả thù lao cho hai nhà giáo tỵ nạn gốc Miên và Lào đóng vai “informants” cung cấp cho tôi những dữ kiện cần thiết. Tôi rất ngạc nhiên khi được hai vị này cho biết là chính họ cũng mắc phải đại đa số những lỗi tiếng Anh mà người Việt mắc phải! Sự hợp tác sốt sắng của họ rất đáng quý và đã cung cấp cho tôi những điều tôi mong muốn được biết.

 

Cuốn sách “A Contrastive Approach for Teaching English as a Second Language to Indochinese Students” do tôi soạn thảo được IDRA xuất bản vào cuối mùa hè 1980 và được đón nhận nồng nhiệt. Đây là một niềm vui lớn cho tôi về cả hai phương diện tinh thần và vật chất, và tôi mang ơn José rất nhiều. Ông không những đã viết lời mở đầu trang trọng cho cuốn sách mà sau đó còn cho tôi hưởng trọn tiền lời cuốn sách, lớn hơn cả một tháng lương của tôi! Đó là một phần thưởng quá đặc biệt mà tôi chẳng hề mong đợi.

 

Đền đáp thịnh tình của José, đầu năm 1981 tôi soạn xong cẩm nang “A Manual for Teachers of Indochinese Students” để IDRA phát hành, với tất cả tiền lời tặng vào quỹ điều hành IDRA. Cuốn cẩm nang này được soạn thảo theo lời yêu cầu của Khu Học Chánh Houston, Texas.

 

Nhờ vào “hào quang” của IDRA, tôi được sự tín nhiệm của các đại học trong vùng đang cố gắng cải tiến chương trình đào tạo giáo chức song ngữ và ESL. Vì vậy, dù bận rộn với công việc chính, tôi cũng đã thu xếp thì giờ để phụ trách lớp “ngữ học giáo dục” và lớp “giáo dục đa văn hóa” theo lời mời lần lượt của Đại Học Our Lady of the Lake tại San Antonio và Đại Học Texas tại Austin trong niên học 1980-1981.

 

KEYNOTE SPEAKER TẠI DISD

 

Giữa tháng sáu 1981, Dallas Independent School District (DISD) yêu cầu IDRA gửi tôi đến làm “diễn giả chủ đề” (keynote speaker) khai mạc một khóa tu nghiệp cho toàn thể giáo chức ESL trong khu học chánh. Vị đại diện DISD nồng nhiệt giới thiệu tôi với khoảng 500 nhà giáo ngồi kín một hội trường. Mục đích bài nói chuyện là để kể lại kinh nghiệm học tiếng Anh theo “phương pháp văn phạm và phiên dịch” (grammar-translation method) của tôi hồi trung học ở Saigon, tức là một phương pháp không chú trọng đến đàm thoại chút nào. Cử tọa chăm chú nghe tôi nói về những khó khăn, những hiểu lầm khá bối rối của tôi khi phải vật lộn với “Anh ngữ đàm thoại” (spoken English) cũng như với “Anh ngữ hàn lâm” (academic English) lúc mới qua Mỹ du học. Họ vỗ tay nhiệt liệt khi tôi đề nghị những điều thiết thực cần phải chú trọng khi dạy ESL để các học trò ở DISD ngày nay sẽ không phải “khổ” như tôi thời ấy.

 

GIÃ BIỆT IDRA CUỐI HÈ 1981

 

Có ngờ đâu bài nói chuyện chủ đề thành công sáng hôm đó tại Dallas cũng đánh dấu một khúc quanh nữa trong đời nghề nghiệp của tôi. Chỉ ba ngày sau đó tôi được ông giám đốc nhân viên – thay mặt ông General Superintendent của DISD – gọi điện thoại mời tôi làm “administrator” cho chương trình ESL đang bành trướng mạnh. Bối rối với cái “job offer” quá bất ngờ và quá nhanh từ Dallas, tôi vội cảm ơn và hứa sẽ gọi lại ông, sau khi thảo luận việc này với gia đình.

 

Đó là một quyết định khó khăn cho một người giàu tình cảm và trọng ân nghĩa như tôi. Thực vậy, IDRA đã thăng hoa danh tiếng nghề nghiệp cho tôi, qua sự hướng dẫn và cổ võ tận tình của José và Gloria là hai nhà giáo khả kính đã tận tụy suốt đời với lý tưởng bênh vực quyền lợi giáo dục cho hàng trăm ngàn học trò gốc Mỹ Châu La-Tinh tại Texas và các tiểu bang lân cận. Nhưng đã tới lúc tôi phải chia tay với IDRA, vì tôi đã thấm mệt và ngán ngẩm khi nghĩ đến những phi trường, những khách sạn, những ngày xa gia đình, sau 18 tháng trời bay nhảy phục vụ giáo dục tỵ nạn Đông Dương.

 

Khi viết những dòng chữ này tôi còn nhớ như in nét mặt đầy thất vọng của Tiến sĩ José Cárdenas – một ân nhân của tôi nay không còn nữa – khi tôi ghé văn phòng ông để nói lời giã biệt, đúng 37 năm về trước.

 

ĐÀM TRUNG PHÁP

Chớm xuân 2017

California     

TIẾC THƯƠNG KHUNG TRỜI ĐẠI HỌC SAIGON

HÈ 1976 TẠI SAN ANTONIO, TEXAS

Sau gần một năm trời như kẻ mất hồn –vì quá tiếc thương những tháng ngày hạnh phúc cũ– mà vẫn cố tìm cho ra một công việc làm văn phòng thì vào đầu hè 1976 tôi được tuyển làm chủ biên tài liệu huấn luyện (training modules editor) cho một công ty mới trúng thầu được khế ước dài hạn với Defense Language Institute của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Gia đình tôi gấp rút chuyển cư từ Georgia đến San Antonio, Texas để tôi nhận việc.

Công việc làm văn phòng nhẹ nhàng và phù hợp khả năng –với trách nhiệm “hiệu đính” (editing) và “đọc kỹ lần chót” (proofing) các tài liệu huấn luyện trước khi nộp cho nhà in –mà lợi tức cũng đủ mưu sinh cho gia đình. Đáng lý phải vui mừng chứ, vậy mà sao tôi vẫn xót xa tiếc thương khung trời đại học Saigon thân yêu của tôi đã bị bức tử vì quốc nạn 1975!

Nỗi luyến tiếc day dứt ấy đã thúc đẩy tôi tìm cách “trở lại nghề cũ” bằng mọi giá, mặc dù tôi biết rõ công việc dạy đại học toàn thời gian với hy vọng đạt được “tenure” (tựa như “vào chánh ngạch” để khó bị sa thải) thì rất khó kiếm. Tìm việc dạy đại học ở Mỹ là một cuộc tranh tài gắt gao giữa nhiều ứng viên, đúng như cảnh “một con cá nhảy bao người buông câu” ít hứa hẹn. Thôi thì đành nhẫn nại mà kiếm, khởi đầu bằng cách xin làm giảng viên (part-time lecturer) rất khiêm tốn ở một community college để lấy kinh nghiệm “dạy học tại Mỹ” mỗi khi phải chứng minh điều kiện ấy.

SAN ANTONIO COLLEGE

San Antonio College là trường đại học cộng đồng lớn nhất tiểu bang Texas có một campus rộng mênh mông trong trung tâm thành phố San Antonio, trên đại lộ huyết mạch San Pedro Avenue. Dân chúng ở đây gọi tắt tên trường này là “SAC” (phát âm như chữ “sack”). Để thực hiện bước đầu của giấc mơ “trở lại nghề cũ” tôi nhất quyết trở thành một “lecturer” khiêm tốn trong English department của San Antonio College gần  nhà.

HẠNH NGỘ ĐANG CHỜ

Tôi liên lạc bằng điện thoại vào văn phòng ban Anh văn của San Antonio College và được nói chuyện với vị trưởng ban. Tiến sĩ Roger Smith nhã nhặn lắm, và sau khi biết tôi từng du học tại Mỹ và dạy Anh văn ở Đại học Saigon, ông mời tôi đến gặp ông tại campus. Tôi như “mở cờ trong bụng” khi ông cho biết lục cá nguyệt mùa thu 1976 sắp tới ban Anh văn cần tuyển thêm một giảng viên (lecturer) buổi chiều để dạy lớp “English composition” cho các sinh viên năm thứ nhất. Ông còn căn dặn tôi nhớ mang theo “vita” và “transcripts” của các đại học Mỹ đã cấp phát văn bằng, khi tôi đến gặp ông và vị giám đốc các lớp buổi chiều (director of the evening division) vào chiều ngày hôm sau.

TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA SAC   

Ngạc nhiên vì sao lại có cả một “evening division” tại SAC, tôi tìm hiểu qua cuốn niên giám của trường thì được biết số sinh viên đi học buổi chiều rất đông. Đại đa số các sinh viên buổi chiều là những người đã có công ăn việc làm ban ngày và do đó chỉ có thể đi học sau khi tan sở. Họ không còn trẻ trung như các cô cậu sinh viên vừa xong trung học là những người theo học các lớp ban ngày.

Sơ đồ tổ chức của trường đại học hai năm cấp phát văn bằng “associate” này khá chặt chẽ. Đứng đầu là vị viện trưởng (president). Viện trưởng được sự trợ tá của hai vị phó viện trưởng (vice presidents) phụ trách học vụ (academic affairs), sinh viên vụ (student affairs), cũng như của vị giám đốc thâu nhận sinh viên (director of admissions).  Dưới quyền vị phó viện trưởng học vụ là các khoa trưởng (deans) của các khoa nhân văn và khoa học (arts and sciences), giáo dục tiếp nối (continuing education), vân vân. Và phối trí việc giảng dạy các lớp học là nhiệm vụ chính của các trưởng ban (chairs) các bộ môn (departments).

Nhân viên giảng huấn toàn thời gian mang các tước vị từ thấp lên cao là assistant professor, associate professor, professor. Còn các nhân viên giảng huấn khác (đa số chỉ dạy một hay hai lớp mỗi khóa học buổi chiều) được gọi là lecturers. Tất cả đều phải có học vị master trở lên. Các lecturers chỉ được nhà trường trả tiền theo số lớp học phụ trách, không được bảo hiểm sức khỏe, không có văn phòng riêng, và trước mỗi khóa học mới phải ký lại hợp đồng dạy học (teaching contract) nếu nhà trường có nhu cầu dùng họ. Đó là cách để các đại học cộng đồng tiết kiệm ngân quỹ, cho nên trường nào cũng  sử dụng nhiều lecturers hơn là các giáo sư toàn thời gian.

THIỆN DUYÊN CÓ THẬT VÀ GẮN BÓ

Buổi chiều ngày hôm sau, Tiến sĩ Roger Smith dẫn tôi đi giới thiệu với Tiến sĩ William Brown (giám đốc các lớp buổi chiều) tại văn phòng của ông Brown. Cả hai người đều rất lịch sự và hòa nhã trong buổi “job interview” cấp kỳ ấy, một điều tôi ghi nhớ mãi đến tận ngày nay. Họ xem xét vita và transcripts của tôi từ hai Đại học Miami và Georgetown, và hỏi tôi về kinh nghiệm dạy học. Rồi sau khi tôi ký tên vào đơn xin việc để hoàn tất thủ tục tuyển dụng làm lecturer, họ đứng lên bắt tay cảm ơn tôi đã hợp tác với SAC, và cho biết trong khoảng một tuần nữa tôi sẽ nhận được hợp đồng dạy học (teaching contract) gửi về nơi tôi cư ngụ. Tiến sĩ Smith cũng không quên tặng tôi cuốn textbook để soạn học trình (syllabus) cho lớp.

Hạnh ngộ nói trên là khởi điểm của một “thiện duyên” đã gắn bó cuộc đời tỵ nạn của tôi với nền giáo dục đại học Texas. Gắn bó đó lần lượt dẫn tôi vào ban giảng huấn của San Antonio College (1976-1980), Texas Woman’s University (1981- 1992), University of Texas at Dallas (1993-1997), rồi cuối cùng trở lại ngôi trường yêu mến nhất của tôi là Texas Woman’s University để dạy học cho đến khi về hưu với tước vị danh dự “Professor of linguistics emeritus” (1998-2012).

LỚP ENGLISH COMPOSITION RA QUÂN

 

Tờ hợp đồng dạy học đầu tiên của tôi được gửi tới nhà y như lời họ hứa. Tôi không ngờ mức lương họ trả cho một lecturer lại khá như vậy. Mỗi lớp chỉ học một buổi chiều mỗi tuần trong lục cá nguyệt, tức là tôi phải dạy 15 buổi, mỗi buổi 3 tiếng đồng hồ. Chỉ làm việc 45 tiếng đồng hồ mà tôi được trả 875 Mỹ kim cho lớp ấy, tính ra là gần 20 Mỹ kim mỗi giờ. Thêm một ngạc nhiên thú vị, vì lúc ấy (1976) đồng Mỹ kim chưa bị “mất giá” như bây giờ (2017).

Lục cá nguyệt mùa thu 1976 khai giảng cuối tháng 8, và sinh viên học với tôi vào các ngày thứ ba mỗi tuần, bắt đầu từ 6 giờ chiều. Tôi đã soạn một học trình kỹ lưỡng cho lớp này, nắm vững nội dung cuốn textbook, và sẵn sàng “ra quân”! Buổi học đầu tiên cho tôi thấy San Antonio là một thành phố đa chủng tộc. Trong khoảng 25 sinh viên hiện diện thì hơn nửa thuộc sắc tộc Mễ tây cơ, số còn lại là người da trắng và đôi ba người da đen. Tôi tự giới thiệu qua loa và gửi lời chào mừng họ, trước bằng tiếng Anh và sau bằng tiếng Tây ban nha. Các sinh viên gốc Mễ tây cơ rất đỗi ngạc nhiên và lộ rõ niềm hân hoan vì tôi biết tiếng nói của họ!

Sau khi giải thích cho họ rõ mục tiêu của lớp và những trách nhiệm của họ trong khóa học, tôi chia xẻ với họ về quá trình dạy học của tôi tại Việt Nam cũng như công việc tôi đang làm ban ngày tại San Antonio. Phần thời giờ còn lại, tôi yêu cầu mọi người viết cho tôi một trang về cuộc đời của họ, để giúp tôi “làm quen” với họ. Tiện thể, đấy cũng là phương cách thực tế nhất để tôi lượng giá khả năng viết tiếng Anh của họ. Trước khi cho lớp ra về, tôi còn nhắc nhở họ chịu khó đi học đều đặn và đọc kỹ các chương trong textbook như đã ghi trong học trình. Buổi học đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Khi đọc các trang sinh viên viết về cuộc đời họ thì tôi thấy khả năng viết tiếng Anh của họ không đồng đều chút nào. Vài ba người viết toàn hảo, đa số viết tạm được, và số còn lại viết dở lắm. Tôi biết là tôi sẽ phải để ý đến nhóm sau cùng này rất nhiều vì họ chưa nắm vững cú pháp và còn phạm nhiều lỗi chính tả. Qua những trang họ viết, tôi được biết họ làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Họ đều hy vọng khi tốt nghiệp SAC thì nghề nghiệp họ sẽ có cơ hội thăng tiến.

Kinh nghiệm một thập niên dạy Anh văn của tôi tại Đại Học Saigon đáng giá ngàn vàng! Bao nhiêu “tuyệt chiêu” tôi đều mang ra sử dụng để giúp sinh viên SAC tránh được những lỗi lầm tối kỵ trong khi viết luận văn, như dàn bài lỏng lẻo dẫn đến sự thiếu mạch lạc (lack of cohesion), các câu văn tràng giang không chịu ngừng nghỉ (run-on sentences) vì người viết chưa thạo cách chấm câu (punctuation), các câu cụt ngủn vì thiếu chủ từ hoặc động từ (fragments), lỗi cú pháp và chính tả (syntactical and spelling errors) gây ra vì cẩu thả, vân vân.

Quả thực, tôi đã dùng khá nhiều mực đỏ để chấm bài của họ. Sau khi trả lại các bài luận văn mà tôi đã chấm và sửa lỗi cho họ, tôi đều có phần tóm lược các lỗi chính và nhắc nhở họ cách tránh những “cạm bẫy” (pitfalls) ấy. Cuối khóa, tôi rất hài lòng với sự tiến bộ của học trò, và hãnh diện là không một người nào bị điểm “D” hay “F” trong lớp ra quân này của tôi.

NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH MỸ

Sau khi nộp bài thi cuối khóa cho tôi thì đa số sinh viên lặng lẽ ra về. Một vài người nói lời cảm ơn và khen ngợi lối dạy học vui tươi của tôi. Người cuối cùng lên nộp bài là một sinh viên Mỹ trắng đứng tuổi có khuôn mặt phong sương, luôn luôn ngồi ở một góc cuối lớp và chẳng bao giờ lên tiếng cả.

Một cách chậm chạp, ông ta nói với tôi: “Tiến sĩ Đàm ơi, trước khi chúng ta chia tay, tôi xin ông nhận lời tạ lỗi muộn màng của tôi. Thú thực, tôi không có cảm tình với ông chút nào lúc khóa học bắt đầu vì ông là người Việt. Tôi là một cựu chiến binh Mỹ phục vụ tại Việt Nam, có bạn bè và thân nhân chết trận bên ấy. Tôi cũng lầm to khi cho rằng một người ngoại quốc như ông thì không thể nào dạy người Mỹ chúng tôi viết luận văn bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi được.”

Quá ngỡ ngàng và xúc động, tôi vội đáp lời: “Ông Jones, ông không cần phải tạ lỗi gì với tôi đâu, tất cả chỉ là sự hiểu lầm mà thôi. Tuy nhiên, tôi rất xúc động vì những lời nói thành thực và tử tế của ông.” Chúng tôi bắt tay và chúc lành cho nhau khi giã từ. Trên đường đi bộ ra bãi đậu xe, tôi còn nghe văng vẳng bên tai những lời nói bộc trực ấy của ông Jones. Mắt tôi đã nhòa lệ lúc nào chẳng hay.

 

ĐÀM TRUNG PHÁP

Sơ thảo 2010 Texas

Cập nhật 2017 California

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung