Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: ĐẤT ÚC VÀ TÔI

THÀNH QUẢ CỦA HỌC BỔNG COLOMBO PLAN CỦA ÚC ĐẠI LỢI CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA , 1956-1974

Fig 1- BV

Ba sinh viên Việt Nam tại Đại học Queensland năm 1958. (Nguồn ảnh: National Archives of Australia).

 

LỜI NÓI ĐẦU: 

Chương trình Colombo (Colombo Plan) ra đời vào khoảng tháng 1 năm 1950, mang tên thủ đô của Sri Lanka (Ceylon lúc bấy giờ) là Colombo, nơi diễn ra hội nghị các ngoại trưởng khối Thịnh vượng Anh (British Commonwealth) bao gồm: Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Paskistan và Sri Lanka.

Hoàn cảnh châu Á sau những tổn thất bởi Thế chiến Thứ Hai đã gây ra nhu cầu cần viện trợ tái thiết xứ sở hậu tiến từ các nước phát triển hơn. Colombo Plan được xem như bản sao của mô hình chương trình “Marshall Plan” mà Hoa Kỳ đã giúp đỡ châu Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Những nước chậm tiến ở Á Châu như Ceylon (Shri Lanka bây giờ), Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Nepal…đã được viện trợ kỹ thuật qua Chương Trình Colombo (Colombo Plan).

Từ đầu thập niên 50, các nước Á Châu này đã gửi sinh viên du học sang Úc, Tân Tây Lan và Gia Nã Đại dựa theo số học bổng được cấp hàng năm. Sau khi tốt nghiệp xong tại Úc, Tân Tây Lan, Canada các sinh viên học bổng Colombo Plan sẽ trở về xứ sở của họ để phục vụ trong nhiều ngành chuyên môn khác nhau.

Miền Nam Việt Nam đã tham gia Chương Trinh Colombo từ tháng 2/1954, mặc dù trên giấy tờ là cuối tháng 10/1950, theo một bài nghiên cứu của bà Trần Mỹ-Vân, cựu sinh viên CP khóa 1972.

Úc Đại Lợi đã thưc sự cấp học bổng Colombo Plan cho Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1956 cho đến năm 1974.

Sau ba năm học bên Úc, các sinh viên CP Á Châu được chính phủ Úc đài thọ cho phép họ về thăm gia đình một lần rồi trở lại tiếp tục học bên Úc

Chúng tôi may mắn đã tìm được 5 bài dưới đây trong mạng của “Radio Australia” viết về – Chương Trình Viện Trợ Colombo Plan cho VNCH, – Đời đi học và những thành quả tốt đẹp tiêu biểu của rất nhiều cựu sinh viên Colombo Plan của Miền Nam Nước Việt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong nhiều quốc gia khác nhau trước và sau năm 1975.

Xin mời đọc

Nguồn : Radio Australia 

 

 

***

Du học sinh Colombo – Kỳ 1: Tuyển lựa nhân tài

Cập nhật lúc 6 February 2012, 16:53 AEDT

Từ năm 1958 đến 1974, đã có 335 (384?, 500+?) sinh viên của miền Nam Việt Nam được trao học bổng du học Úc theo chương trình Colombo Plan.

[Theo tài liệu thu thập được từ các cựu sinh viên Colombo Plan Úc Đại Lợi (năm 2015) , số sinh viên Việt Nam du học trong 18 năm đó là khoảng 500 người.]

Quy trình tuyển lựa khi đó được tiến hành như thế nào? Câu chuyện dưới đây do các cựu sinh viên kể lại với Bay Vút.

 

Tú tài loại Ưu

Vào thời điểm chương trình Colombo Plan bắt đầu, hệ giáo dục của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ có hai kỳ thi tú tài (tương đương trung học phổ thông bây giờ): Tú tài Một là thi tốt nghiệp lớp 11 và Tú tài Hai là tốt nghiệp lớp 12.

Những người trượt Tú tài Một thì không được học lên lớp 12 và nhiều khả năng phải đi quân dịch. Nên thời đó có câu hát nhại rất dí dỏm: “Rớt tú tài anh đi thượng sỹ. Em ở nhà lấy Mỹ sinh con. Bao giờ thống nhất nước non. Anh về anh có Mỹ con anh bồng”.

Tốt nghiệp Tú tài Hai là điều kiện để được học tiếp lên đại học. Lúc này, ở Sài Gòn có một số Trường Đại học như Bách Khoa, Kiến trúc, Nông lâm, Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, Phú Thọ. Nếu đậu Tú tài Hai mà lại không đậu Đại học thì cũng phải nhập ngũ.

Hầu hết những sinh viên nhận học bổng Colombo đều ở độ tuổi 18 khi vừa học xong trung học, ngoài trừ các nữ sinh viên.

Theo tiến sỹ Trần Nam Bình, cựu sinh viên khóa 1972, hiện là giảng viên tại Đại học New South Wales, nữ sinh chiếm 1/3 tổng số người nhận học bổng Colombo và thường là nhiều tuổi hơn phía nam sinh. Họ không gặp áp lực lớn về học hành và cũng không bị lệnh động viên nhập ngũ.

Vòng xét tuyển học bổng Colombo đầu tiên do phía Việt Nam thực hiện. Nha Du học, thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, là cơ quan xét duyệt đơn, phân loại trình độ Tú tài và lí lịch.

Theo đó, chỉ có những người xếp loại ưu Tú tài mới được lọt tiếp vào vòng sau.

Thành phần gia đình

Một tiêu chí quan trọng trong xét duyệt là thành phần gia đình của đương đơn không có liên đới gì đến cộng sản hay chống đối chính quyền. Nếu trong nhà đã có người nhận học bổng Colombo thì cũng bị trừ điểm khi xét.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, cựu sinh viên khóa 1974, hiện là chuyên gia môi trường ở Sydney, thì con em công chức, quân nhân được cộng điểm. Anh Hiệp cho biết, mỗi khóa cũng có một, hai người được nhận học bổng diện ưu tiên, dù kết quả thi tuyển không hẳn xuất sắc.

Tiến sỹ Trần Nam Bình nhắc đến trường hợp đứng đầu danh sách trúng tuyển không phải vì điểm tối ưu mà vì có cha là chiến sĩ đã hi sinh trên chiến trường.

Ngược lại, một trường hợp khác bị loại phút chót, dù đã qua được các vòng thi, vì có bố viết bài báo đối lập phê phán chính quyền miền Nam lúc đó.

Tuy vậy, theo ông Bình, việc xét lí lịch “tưởng là khó mà lại dễ”. Mặc dù vấn đề gia cảnh, lí lịch được coi trọng nhưng thực tế xét duyệt đôi khi lại không kỹ.

Vòng thi tiếng Anh

Sau khi qua được vòng xét duyệt, các ứng viên sẽ thi tiếng Anh do phía Úc đảm nhiệm. Khi đó, chỉ có một hệ thi tiếng Anh TOEFL của Mỹ đánh giá năng lực Anh văn mà chưa có IELTS. Các ứng viên phải trải qua hai phần thi nghe hiểu và đọc hiểu. Bài thi sẽ được gửi về Úc để chấm. Sau các vòng thi, Sứ quán Úc công bố danh sách trúng tuyển, có năm xét thêm đợt hai bổ sung.

Tiến sĩ Trần Nam Bình kể: “Khi đó mình làm bài không tốt, nhất là không nghe được. Về sau này mới biết là đa số chúng tôi đều không đạt điểm tiếng Anh”.

Thời đó, học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp Đệ thất (lớp 7), mỗi tuần hai giờ. Lên lớp Đệ tam (lớp 10) thì được học thêm một ngoại ngữ nữa. Nói chung thời lượng không nhiều mà cũng không ít, ông Bình nói. Các ứng viên vừa tốt nghiệp Tú tài là dự thi học bổng Colombo liền nên cũng không có thời gian nhiều để học thêm Anh văn.

Ông Bình cũng kể một kỉ niệm vui. Lúc bấy giờ, gia đình biết việc ông thi học bổng, nên bà cụ thân sinh đã tìm cách giúp đỡ. Bà có một người cháu lấy chồng làm tham vụ trong Sứ quán Úc, bèn dắt con trai đến nhờ cậy. Nhưng dù là họ hàng thân quen, câu trả lời của người cháu rể là tất cả hồ sơ đều được gửi về Úc, và không có trường hợp nào quen biết mà được ưu tiên!

Ước mơ thành hiện thực

Những năm đầu của chương trình Colombo, số học bổng được cấp không nhiều, chỉ trên dưới 10 người mỗi khóa. Kể từ 1970, trung bình mỗi năm có 50 người trúng tuyển trong tổng số vài trăm người nộp đơn.

Khóa 1972 là đông nhất khi có 65 người trúng tuyển, một phần do trước đó một năm không tổ chức tuyển sinh vì số học bổng năm 1970 còn tồn đọng. Khóa cuối cùng, 1974, có gần 60 người trúng tuyển. Một lí do quan trọng là ở Úc khi đó Chính phủ mới lên của Thủ tướng Edward Gough Whitlam miễn toàn bộ học phí Đại học. Câu chuyện này sẽ được nói đến ở kỳ 3 của chuyên đề này.

Các sĩ tử nhận thông báo trúng tuyển sẽ được đăng kí ngành nghề theo học. Lúc đó, tất cả các ngành học đều thuộc khối kĩ thuật, hoặc kinh tế, được phía Úc lí giải là những ngành mà Việt Nam đang cần. Đây cũng là lí do giải thích số sinh viên Colombo đa phần là nam, những người học Tú tài Ban B (khối toán, lý).

Tiến sĩ Trịnh Nhật, nhà nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở Sydney, là một trong số ít ngoại lệ. Ông nhận được học bổng khi đã ngoài 30 tuổi, thuộc diện quân nhân, và theo học chương trình Cao học ngôn ngữ tại Đại học Macquarie. Ông Trịnh Nhật đã từng giảng dạy tiếng Anh và làm thông dịch viên lâu năm cho cả khối quân sự và dân sự.

Ông Trịnh Nhật tâm sự: “Thoát ly khỏi đời sống quân nhân, lại được ra nước ngoài du học có thể nói là một bước ngoặt thay đổi cuộc đời tôi. Tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy cảnh thanh bình ở nước Úc, hoàn toàn trái ngược với những gì đang xảy ra trên quê hương lúc bấy giờ”.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp thì nói: “Trong hoàn cảnh chiến tranh, dư luận bấy giờ cũng thông hiểu cho những thanh niên trẻ có cơ hội được đi du học. Những khóa đang học dở ở thời điểm Việt Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 đều đã ở lại Úc. Những khóa tốt nghiệp xong trước đó, dù có ký cam kết, nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng không áp lực bắt buộc sinh viên phải trở về”.

Tiến sỹ Trần Nam Bình dùng những từ “ước mơ”, “phi thường”, “hãnh diện” để nói về niềm vui của gia đình và bản thân khi ông nhận được visa lên đường sang Úc để hy vọng biến những hoài bão cá nhân thành hiện thực.

Tuy nhiên, khi đã đặt chân tới nước Úc, những thanh niên Việt Nam sẽ đối diện những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình mưu cầu học vấn và vươn lên nơi xứ người?

 

***

Du học sinh Colombo – Kỳ 2: Những năm tháng của thời sinh viên

Cập nhật lúc 6 February 2012, 16:53 AEDT

Sau khi chuyên đề này được khởi đăng, Bay Vút nhận được thư của ông Trần Kiêm Tịnh xác định khóa học đầu tiên của sinh viên Việt là bắt đầu vào năm 1956, chứ không phải 1958 như tư liệu Úc đã ghi. Ông Tịnh cũng là một trong chín sinh viên của khóa này. Xin minh định lại ở đây để độc giả theo dõi.

Fig 2 - BV

Các sinh viên niên khóa 1972, nhóm 1. (Ảnh do ông Trần Nam Bình cung cấp)

“Dạy cho học trò biết”

Ông Trần Kiêm Tịnh, hiện sống ở Sydney, năm nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông nói đó là nhờ chơi thể thao thường xuyên từ lúc ở Việt Nam cho tới khi qua học ở Đại học New South Wales (NSW).

Ông Tịnh, và một bạn học của ông là Lê Văn Nhẫn, hiện sống ở Mỹ, là hai người trong khóa học năm 1956 lấy được bằng tiến sĩ ở Úc.

Ít người biết ông Trần Kiêm Tịnh chính là anh trai ruột của nữ danh ca Hà Thanh. Chính ông đã động viên để cô em gái có giọng hát thiên phú, chưa từng qua trường lớp đào tạo nào, đi theo con đường ca sĩ, trong bối cảnh ở Huế khi đó còn rất “cổ hủ” và “kì thị nghề ca hát”. Cô Hà Thanh sau này trở thành một trong những ca sĩ tên tuổi nhất của miền Nam và ở hải ngoại.

Ông Tịnh kể về chuyện một thân một mình từ Huế vào Sài Gòn tự nộp đơn dự thi học bổng, bị “phân biệt vùng miền”, không được giải quyết. Ông trúng tuyển từ cuối năm 1954, đứng thứ nhì, lại có thư khen của Tổng thống Diệm vì thành tích thi học sinh giỏi toàn quốc, mà vì trục trặc giấy tờ, bị đẩy đi đẩy lại, “đạp xe tới mòn lốp”, mất sáu tháng mới có hộ chiếu, nên đến tháng 1 năm 1956 mới được lên đường du học.

Nói về chuyện học tập ở Úc, ông nhận xét ngắn gọn: “Thầy giáo Úc dạy cho học trò biết, khác với ở Việt Nam, dù cũng có những thầy giỏi nhưng nhiều người dạy để khoe mình”.

Sinh ra ở Huế, nhà lại gần dãy Trường Sơn, cậu bé Trần Kiêm Tịnh từ lúc 12 tuổi đã một mình leo lên núi, nhìn hút tầm mắt quê hương. Cậu thích khám phá những khu rừng nhưng “sợ cọp”, và luôn ước mơ một ngày sẽ tìm hiểu về đất – cái duyên khiến ông sau này trở thành một chuyên gia ngành mỏ.

“Qua đến bên đây như cá gặp nước” – ông Tịnh nói. “Nước Úc thanh bình, yên tĩnh, môi trường rất tốt, nên tất cả chúng tôi ai cũng học giỏi”.

“Không ngủ được vì… không có muỗi”

Vào năm 1960, trong thời gian học tiếng Anh ở Sài Gòn, Tiến sĩ ngôn ngữ học Trịnh Nhật may mắn được học với một người Úc tên là Bern Brent. Sau 45 năm, vào năm 2005, khi các cựu học sinh Colombo tổ chức gặp mặt tại Sydney, ông Nhật đã được gặp lại người thầy Úc đầu tiên từ Canberra về dự.

Ngày đầu tới Úc, mặc dù đã giảng dạy Anh ngữ lâu năm từ khi còn ở Việt Nam nhưng ông Trịnh Nhật vẫn bị bất ngờ trước tiếng Anh của người Úc, khi được một nhân viên Bộ Di trú hỏi: “Where’s your airline ticket” (vé máy bay của anh đâu), chỉ vì anh này phát âm [oi] thay cho [ai] trong chữ ‘airline’.

Trước khi về ở tại khu học xá Robert Menzies thuộc Đại học Macquarie, ông Nhật được bố trí ở khách sạn tại King Cross, khu vực sầm uất nhất Sydney. Đêm đó, ông kể không tài nào ngủ được vì không có mùng (màn) chống muỗi như ở nhà đã quen rồi. Một sự “lạ” nữa mà chàng trai trẻ lần đầu chứng kiến là được nhân viên khách sạn da trắng phục vụ – điều “hoàn toàn ngược với ở Việt Nam lúc bấy giờ”.

Vui mừng hơn cả là hôm sau, chàng sinh viên được dẫn đi mở tài khoản nhà băng, với số tiền khởi điểm, gọi là tiêu vặt, 200 đô Úc. Khi đấy, một đô Úc ‘ăn’ 1,6 đô Mỹ. “Tôi quá sung sướng vì số tiền ấy bằng cả 10 tháng lương của một quân nhân như tôi thời đó”, ông Nhật kể.

Thời ‘hippy’ sôi nổi

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, khóa cuối cùng 1974, kể lại thời kỳ “sôi động nhất” trong cuộc đời sinh viên của anh.

Khi đó, trong khóa học thường diễn ra cuộc ganh đua giữa sinh viên Việt Nam và Singapore – hai nhóm này cũng thay nhau đứng đầu lớp về kết quả học tập.

Anh Hiệp cho biết học bổng Colombo bao toàn bộ học phí, chi phí ở (tại ký túc xá của trường), tiền sách đầu năm, lại được cấp 30-40 đô Úc mỗi nửa tháng. Ở thời điểm bấy giờ, giá một lít sữa chỉ 18 xu. Tuy vậy, với sinh viên thì bao nhiêu cũng hết, chủ yếu là ăn uống, đi chơi, chưa có khoản ‘tình phí’ vì “lúc đó ít người Việt Nam lắm, muốn kiếm bạn gái không dễ”.

Thời những năm 1960, 1970, ở Úc đang thịnh hành trò ‘driving cinema’, tức là mọi người lái xe đến một rạp chiếu bóng lộ thiên, mua vé, lấy tai nghe và ngồi trong xe coi phim. Các cậu sinh viên Việt cũng biết ‘ăn gian’: ba, bốn ông chui vào cốp xe nấp, chỉ hai ông ngồi trên, mua vé hai người, lái xe vào rồi thì các ông kia mới bò ra. “Vậy mà vui lắm!” – anh Hiệp kể.

Nhưng, vui nhất là khi làn sóng ‘hippy’ tràn vào nước Úc. Phong trào văn hóa phản kháng này bắt đầu giữa thập nhiên 1960 ở Mỹ và đỉnh cao của nó là kể từ đại hội nhạc rock ‘Woodstock’ năm 1969 ở New York với hơn nửa triệu người tham gia.

Đặc biệt, đầu thập niên 1970, chính phủ Lao động của Thủ tướng Goug Whitlam mới lên đã mang lại hàng loạt biến chuyển lớn lao trong xã hội Úc.

Người ta phải gọi là ‘kỷ nguyên Whitlam’ (1972-1975) khi ông đã ‘rock’ cả nước Úc bằng việc: rút quân đội Úc khỏi Việt Nam năm 1972, miễn học phí bậc đại học, xóa bỏ chính sách ‘Nước Úc của người da trắng’, thiết lập quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với miền Bắc Việt Nam (1973), mở cửa cho dân nhập cư vào Úc…

Mặc dù sau này bị mất tín nhiệm vì khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát, nước Úc thời Whitlam đã thay đổi diện mạo sau 23 năm đảng Tự do nắm quyền. Ở phương diện xã hội, các phong trào đòi tự do cá nhân, phá bỏ những khuôn mẫu đạo đức và giá trị bảo thủ diễn ra sôi nổi.

Anh Hiệp kể: “Trước đó, cả giảng viên và sinh viên lên giảng đường thường mặc áo vét nghiêm chỉnh, theo phong cách Cambridge của Anh. Thế nhưng lúc này, ai cũng thoải mái diện quần cộc, áo ngắn đến trường. Ra đường cũng thấy vui hơn với những cuộc tuần hành, tụ tập ca hát của thanh niên”.

Chính sách miễn phí đại học cũng đã sinh ra khá nhiều thanh niên Úc “đi học suốt đời”, “không chịu ra trường”, anh Hiệp nói.

Đỉnh cao của ‘hippy’ ở Úc là lễ hội ‘Aquairus’ năm 1973 ở Nimbin, một thị trấn phía bắc New South Wales, quy tụ rất nhiều sinh viên, các nhà hoạt động xã hội. Sau này, khi phong trào đi xuống, một số đã về đây sống lâu dài, như những người ‘bỏ phố lên rừng’, phủ nhận nền văn minh vật chất. Di sản Nimbin vẫn còn đến ngày nay, được xem như là một xã hội tự cung tự cấp thu nhỏ, với dân số vỏn vẹn gần 400 người và tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nước Úc!

Rất nhiều sinh viên Việt Nam bấy giờ cũng để tóc dài, mặc quần ống loe, nghe nhạc thời trang như những tay ‘hippy’ thứ thiệt (xem ảnh).

Bài học đầu tiên và cuối cùng: “xây những cây cầu”

Tiến sĩ Trần Tâm, Giáo sư ngành Công nghệ hóa học Đại học NSW, nhớ lại: “Chúng tôi đến Úc vào tháng 10 năm 1972, cùng với hơn 50 người nữa. Những ngày đầu ở Úc vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi như vừa mới hôm qua”.

“Chúng tôi khi đó chỉ có một mục đích: hoàn thành khóa học và trở về nhà, để thực thi cam kết mà ông Graham Alliband, một nhà ngoại giao, mà sau này là Đại sứ Úc tại Hà Nội năm 1976, đã nhắc nhở trong lần gặp mặt rằng chúng tôi hãy trở thành người ‘xây những cây cầu’ giữa nước Úc và Việt Nam”.

Tiến sĩ Trần Tâm kể về những ngày khó khăn ban đầu khi ở Úc, nhất là việc điện thoại, thư từ liên lạc về nhà rất khó khăn, đồ ăn Á châu lúc đó cũng hầu như không có, thế nhưng đổi lại, ông được làm việc với những giáo sư giỏi của Đại học NSW. Ông nói: “Tôi xa nhà từ năm 18 tuổi và được hướng dẫn đi theo con đường đúng bởi những giáo sư khả kính. Với họ, tôi mang một món nợ lớn”.

Năm 2007, Giáo sư Trần Tâm trở về Việt Nam làm việc trong các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Ông nói: “Lịch sử đất nước đã can dự vào việc ngăn chúng tôi không thể trở về sau khi học xong. Và đến bây giờ, lời cam kết ‘xây những cây cầu’ có thể được thực hiện ở cuối sự nghiệp của chúng tôi”.

 

***

Du học sinh Colombo – Kỳ 3: Biến cố 1975 và hoạt động của các hội đoàn

Cập nhật lúc 6 February 2012, 16:53 AEDT

Sau tháng 4/1975 là thời kì khó khăn nhất của các du học sinh Colombo. Lịch sử đã thay đổi hẳn cuộc sống của họ sau những tháng ngày êm đềm trên giảng đường. Đây cũng là điểm quan trọng làm nên nhận diện của thế hệ này: mất mát và nghị lực.

Fig 3 - BV

VOSA Sydney tổ chức buổi trình diễn áo dài năm 1975. Ông Lý Gia Nhẫn – chủ tịch Hội VOSA đứng ngoài cùng bên trái. (Ảnh do ông Trần Hạnh cung cấp)

Hội sinh viên Việt Nam hải ngoại (Vietnamese Overseas Students Association – VOSA)

VOSA thành lập khoảng năm 1963, được gọi vui là “vô gia”, cùng nghĩa với những sinh viên xa nhà lúc bấy giờ.

Hoạt động chính của VOSA lúc bấy giờ là văn nghệ, thể thao, sinh hoạt lễ, Tết, Trung thu, tổ chức du ngoạn, lập tủ sách, tổ chức các cuộc thi viết. Ít người biết, vợ chồng nhạc sĩ Cung Tiến cũng là cựu sinh viên Colombo, và tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ trong thời kì này.

Hội cũng ra báo mỗi năm vài ba số, do sinh viên tự làm hết, từ gõ máy chữ, vẽ bìa, viết bài vở, cho đến việc ‘cúp cua’ chạy đi in bằng công nghệ quay máy ‘ronéo’ thời bấy giờ.

Ông Lý Gia Nhẫn, khóa 1967, Chủ tịch Hội, người sau này cũng là Chủ tịch Quỹ từ thiện của người Việt tại Úc – Vietnam Foundation, kể một chuyện vui về thể thao: “…Rồi còn đội bóng tròn VOSA thua nhiều hơn thắng, bởi toàn những tuyển thủ trói gà không chặt, mỗi năm xách giày ra sân cỏ có một lần. Nhớ mãi trận so giò với đội bóng sinh viên Hồng Kông, phe ta thua nặng nề 11-0, nhưng mình có ngán gì đâu”.

Ông Nhẫn kể tiếp: “Mời bạn vào giảng đường đấu trí thì biết rõ, năm nào dân Việt Nam cũng ‘HD’ ( High Distinction = A+) ,  với ‘D’ ( Distiction = A, hai mức cao nhất trong thang chấm điểm của Úc) từ đầu đến cuối, làm các anh bạn Úc, Nam Dương (Indonesia), Mã Lai xanh mặt.”

“Có những chuyện kể đi kể lại thành huyền thoại, như chuyện một anh bạn suốt năm cúp cua, đến cuối năm đem ‘text book’ (sách giáo khoa) ra học suốt đêm cho đến ngày hôm sau đi thi được điểm ‘HD’! Chuyện một bạn năm nhất mà đã giải bài tập năm ba, làm thầy ngán luôn! Hay chuyện một anh lãnh ‘University Medal’ được thầy giao cho dạy một môn mới chưa học qua bao giờ…”

Cao trào hoạt động mạnh nhất của hội là năm 1974, sau đợt kỉ niệm 10 năm thành lập, khi đó có tới 120 hội viên, so với chừng trên dưới 10 người ban đầu. Từ 1975 trở đi, hội hoạt động giảm dần. Theo các nhân chứng, lí do chính là vì phần lo cho gia đình không liên lạc được, phần những người học xong tản mác khắp nơi, lại không còn khóa mới sang nữa.

Khi khóa cuối cùng ra trường, năm 1977, VOSA chính thức giải tán. Sau này, một số cựu sinh viên tham gia giúp đỡ đồng bào tị nạn mới tới Úc, nhưng không còn dưới danh nghĩa tổ chức Hội.

Hội Đoàn kết (Union of Vietnamese in Australia)

Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước và ở Úc. Tại Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi qua thăm Tây Đức đã bị nhiều sinh viên biểu tình phản đối. Khi trở về, ông ra lệnh cấm không cho du học sinh miền Nam đi Đức nữa.

Có một quy định của chính quyền thời đó là sinh viên Colombo phải xin gia hạn hộ chiếu hàng năm. Đây cũng là cách để Sứ quán Việt Nam Cộng hòa quản lí sinh viên và ngăn ngừa các hoạt động biểu tình chống chiến tranh, hay thân Cộng sản.

Nói đến các hoạt động ‘đối lập’ thời bấy giờ, phải kể đến ông Nguyễn Phạm Điền, khóa 1962. Bay Vút đã từng đăng câu chuyện về thời gian hoạt động của ông hồi năm ngoái.

Theo ông Điền, mặc dù có sự quản lí của sứ quán nhưng kể từ sau Hiệp định Paris 1973, đã có những sinh viên, vốn là hội viên của VOSA, ra mặt hoạt động ủng hộ thống nhất đất nước. Ngay sau ngày 30/4/1975, ông Điền, lúc này đang dạy tại Đại học NSW, tập hợp một số sinh viên ở Sydney thành lập Hội Đoàn kết người Việt ở Úc. Đến năm 1984, hội này đổi tên thành Hội Người Việt Nam tại Úc, mà ông Điền là Hội trưởng.

Cùng với ông Điền, ông Trương Quốc Trường ở Sydney, còn có các ông Đỗ Quang Phiệt – trưởng chi nhánh Hội Đoàn kết ở Melbourne, ông Nguyễn Đức Hiệp ở Tây Úc.

Mục đích chính của hội là ủng hộ tái thiết đất nước. Các hội viên quyên góp máy móc, thiết bị, sách vở gửi về Việt Nam. Báo ‘Đất nước người Việt’ của hội ra hai tháng một kỳ, đến 1986, rút gọn thành ‘Đất nước’.

Từ cuối thập niên 1970, làn sóng tị nạn người Việt đến Úc ngày càng đông. ‘Hội người Việt Nam ở Úc’ và cá nhân ông Điền chịu sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng tị nạn. Đồng thời, trong số hội viên, vốn là những cựu sinh viên từ miền Nam, không ít người có thân nhân bị đi học tập cải tạo hoặc vượt biên nên không thể tiếp tục đứng trong tổ chức hội.

Năm 1996, ‘Hội người Việt Nam tại Úc’ ra số báo cuối cùng và giải tán.

Hội Úc-Việt (Australia Vietnamese Society)

Cùng thời gian ra đời của ‘Hội đoàn kết người Việt ở Úc’, còn có một tổ chức khác của giới học thuật Úc ủng hộ nước Việt Nam thống nhất, đó là Hội Úc-Việt. Hội này cũng có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh Úc, ra báo ‘Vietnam Today’ bằng tiếng Anh ở Canberra, mà chủ biên đầu tiên chính là Giáo sư David G. Marr, một chuyên gia Việt Nam học hàng đầu ở Úc. Hội Úc-Việt và Hội Đoàn kết có sự liên hệ qua lại, trao đổi bài vở, thông tin với nhau.

Ông Trần Hạnh, sinh viên khóa 1972, cũng có thời gian làm chủ biên tờ báo này. Tại Canberra, ông Hạnh đã gặp ông Điền và sau này trở nên thân thiết. “Cũng vì lí do đó, tôi cũng bị cộng đồng tị nạn phản đối vì cho rằng thân Cộng sản”, ông Hạnh nói.

Ông Trần Hạnh hiện nay là người phụ trách nội dung của các ban ngôn ngữ Châu Á thuộc Đài Úc, Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC) kể lại: “Ban đầu, chính tôi cũng e ngại ông Điền vì nghe đồn ông ấy là ‘Việt cộng’. Nhưng về sau, tôi thấy ông là một trí thức can đảm và trung thực, ông ủng hộ những gì ông cho là đúng và phê phán những điều thấy sai trái. Ông Điền không phải là người theo cộng sản một cách mù quáng”.

Sau 1975, đã có một số sinh viên miền Bắc qua học, theo học bổng mới của chính phủ Úc. Một tài liệu ghi lại đây là những sinh viên qua học tiếng Anh. Ông Hạnh kể: “Giữa hai bên hầu như không có giao tiếp. Số này sinh hoạt theo nhóm của họ, ở riêng một khu ký túc xá, và thậm chí không được phép đi một mình hay kết bạn riêng”.

Đầu thập niên 1980, sau khi lập gia đình và có nhà riêng, ông Hạnh tình cờ quen biết một sinh viên từ miền Bắc khi cô này muốn tìm nhà để thuê trọ. Họ trở nên thân thiết như anh em một nhà. Và theo ông Hạnh, “lúc này sự nghi kị giữa người Việt hai miền cũng dần bớt đi.”

Ông Hạnh nói: “Sau chiến tranh, nhiều học giả Úc bắt đầu muốn gác lại quá khứ, tìm cách giúp đỡ Việt Nam. Tôi chia sẻ quan điểm này và tham gia Hội Úc-Việt. Khi đó, cái nhìn về chiến tranh của tôi cũng đã thay đổi, bình thản và chín chắn hơn”.

Hội Úc-Việt tồn tại đến đầu thập niên 1990 và giải tán, do phía Úc nhận thấy Việt Nam đã có thể ‘tự thân vận động’. Chỉ có phân nhánh ở Nam Úc là còn hoạt động. Phân nhánh này sau đó lại giải tán để thành lập Hội Ái hữu Úc-Việt, một tổ chức từ thiện có quy mô quốc gia.

Thời kỳ không quốc tịch

Sau tháng 4/1975, nhiều sinh viên Colombo trở thành những người không quốc tịch (stateless), đặc biệt là các khóa từ 1972-1974 còn đang học dở dang và một số sinh viên khóa trước đã tốt nghiệp, đang học tiếp sau đại học.

Chính phủ Úc cấp cho họ giấy chứng minh (certificate of indentity) và hầu như họ không được ra khỏi nước Úc, ngoại trừ New Zealand. Các sinh viên bớt được một mối lo khi học bổng vẫn được duy trì. Những sinh viên học tự túc cũng được giúp đỡ tài chính ít nhiều khi gia đình không thể viện trợ sau năm 1975.

Đây là giai đoạn khủng hoảng của nhiều sinh viên Colombo. Một số nhân chứng kể lại, đã có người bị trầm cảm vì một thời gian dài không liên lạc được về gia đình. Người thì 6 tháng, người một năm, có người vài năm không có tin tức. Những người có thân nhân đi vượt biên càng mù mịt hơn.

Đã có trường hợp bị sốc và phải bỏ dở học hành. Ông Trần Hạnh cũng bị chậm lại một năm học. Ông kể, 5-6 năm sau, ông mới được biết cha phải đi học tập cải tạo, mẹ đi ra vùng kinh tế mới, các em đều li tán.

Nhưng bằng nghị lực, và vốn đều là những thanh niên ưu tú, đại đa số sinh viên Colombo đã vượt qua thời kỳ khó khăn này. Điển hình là câu chuyện của bà Trần Mỹ-Vân, thuộc diện công chức đi học sau đại học, khóa 1972.

Bà không có liên lạc với gia đình trong vòng hơn một năm rưỡi. Tuy nhiên, nhớ lời cha dặn, bà Vân đã quyết tâm lấy cho được bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc (ANU).

Thông tin về gia đình bà cũng giống như trường hợp của ông Hạnh. “Cha mẹ tôi mất hết mọi thứ. Khi tôi nhận được thư, họ viết với sự tuyệt vọng. Họ nói, tôi là ‘cứu tinh’ của gia đình. Tôi cảm nhận được tiếng khóc của họ, như một tảng đá lớn đè lên vai. Khi đó tôi mới 28 tuổi”.

“Cha tôi kể về những người xếp hàng dài chờ nhận thức ăn. Khi bước vào một tiệm thịt ở Canberra và thấy giá cả đắt đỏ, tôi đã òa khóc. Tôi bị tổn thương nặng nề. Tôi chỉ muốn kiếm tiền để gửi về cho gia đình”, bà chia sẻ.

Bà Vân, sau này là phó giáo sư ở Đại học Adelaide, một trong những học giả người Việt tên tuổi nhất ở Úc, đã làm tất cả, với sự giúp đỡ của những bạn bè, giáo sư người Úc, để 15 năm sau đưa được gia đình thoát khỏi Việt Nam.

Trở thành công dân Úc

Một tài liệu về người tị nạn của Quốc hội Úc viết riêng về Việt Nam, công bố tháng 12 năm 1976 cũng ghi lại “tình cảnh đáng thương” của các sinh viên lúc bây giờ.

Theo đó, những quyết định từ từ, dần dần của chính phủ như cho gia hạn học bổng, rồi gia hạn visa, không thể giải tỏa sự lo lắng của cựu sinh viên. Nhiều sinh viên nộp đơn xin nhập cư cho thân nhân của họ. Có đến hơn 3000 đối tượng như vậy nhưng chỉ chưa đầy 100 người được giải quyết.

Chính phủ thân cánh tả của Thủ tướng Whitlam sau 1975 tỏ ra hy vọng rằng “sinh viên có thể trở về và đóng góp tái thiết đất nước vì hòa bình đã được lập lại” – trích tài liệu trên.

Ông Trần Hạnh lúc bấy giờ là phân hội trưởng của VOSA ở Canberra 1974-1975. Ông kể, cậu sinh viên mới 20 khi ấy đã dám xông vào nhà Quốc hội, đi gặp từng người để ‘lobby’, vận động cho việc chấp nhận sinh viên Việt Nam được ở lại Úc.

“Lúc đó mình chỉ quan tâm đến sự an nguy của bản thân và gia đình, mà không hề nghĩ được rằng trong bối cảnh chính trị này, mình cũng trở thành một con bài chính trị và bị giật dây”, ông Hạnh tâm sự.

Cùng năm 1975, chính phủ Lao động của Whitlam mất tín nhiệm vì những bê bối tài chính, Thủ tướng đảng Tự do Malcolm Fraser lên nắm quyền đã cho phép sinh viên Colombo được xin thường trú (Permanent Residency) để định cư lâu dài tại Úc sau khi học xong.

Trước đó, khoảng 500 trẻ mồ côi Việt cũng được đưa tới Úc trong chương trình ‘Babylift’. Sau đó, chính phủ cũng mở cửa đón những người Việt tị nạn. Cùng với làn sóng nhập cư của nhiều sắc dân khác, từ đây nước Úc chính thức trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa văn hóa.

 

***

Du học sinh Colombo – Kỳ 4: Nhìn lại thành công của chương trình Colombo

Cập nhật lúc 6 February 2012, 16:53 AEDT

Chương trình Colombo không chỉ hỗ trợ cho những nước đang phát triển ở châu Á và trao cơ hội cho nhiều công dân của họ, mà chính bản thân nước Úc cũng được hưởng lợi. Hình ảnh và vị thế của nước Úc đối với khu vực bắt đầu được khẳng định kể từ giai đoạn này.

Mở rộng quan hệ và xây dựng hình ảnh quốc gia

Chương trình Colombo ra đời tháng 1 năm 1950, lấy theo tên thủ đô của Sri Lanka (Ceylon lúc bấy giờ), nơi diễn ra hội nghị các ngoại trưởng khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth) bao gồm: Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Paskistan và Sri Lanka.

Hoàn cảnh châu Á sau những tổn thất bởi Thế chiến thứ Hai đặt ra nhu cầu cần viện trợ tái thiết từ các nước phát triển hơn. Colombo Plan được xem như bản sao của mô hình chương trình ‘Marshall Plan’ mà Hoa Kỳ giúp đỡ châu Âu. Miền Nam Việt Nam tham gia chính thức từ tháng 2/1951, mặc dù trên giấy tờ là cuối tháng 10/1950, theo một bài nghiên cứu của bà Trần Mỹ-Vân, cựu sinh viên khóa 1972.

Đầu thập niên 1950, thật khó hình dung là tuyệt đại đa số người Úc chưa hề tiếp xúc với bất kỳ người gốc Á nào, báo cáo này nói. Đây cũng là hệ quả của chính sách ‘Nước Úc của người da trắng’ (White Australia Policy) được ban hành từ năm 1901 nhằm hạn chế tối đa dân nhập cư da màu vào Úc.

Báo cáo ‘Những tài liệu về chính sách đối ngoại Úc’ cho biết 35 năm sau 1950, đã có gần 40 ngàn sinh viên Á châu tới Úc học tập theo học bổng Colombo.

Báo cáo cũng đưa ra tổng kết về những thành tựu ngoại giao đạt được trong việc tăng cường quan hệ, cũng như sự kết nối của Úc với các nước trong khu vực về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, đồng thời giúp đỡ các quốc gia này phát triển và củng cố nền dân chủ.

Trong chuyến thăm Úc của Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 1967, có một câu hỏi của phóng viên dành cho ông: “Ông đã tận mắt nhìn thấy nước Úc, ông nghĩ rằng ông đã hiểu đầy đủ về đất nước chúng tôi chưa?”

Có thể nói nước Úc lúc bấy giờ muốn thoát khỏi sự cô lập và xây dựng một hình ảnh quốc gia tích cực hơn trong khu vực.

Richard Casey, Bộ trưởng Ngoại vụ Úc (External Affairs) giai đoạn 1951-1960, nói về các sinh viên châu Á rằng: “Để họ nhìn thấy nước Úc trong giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời họ, để họ có thể trao đổi quan điểm ở các trường đại học và với giới chức của chúng ta, thì cần một nỗ lực lớn xóa bỏ mọi định kiến, mọi hiểu lầm từ hai phía.”

Mục tiêu chính trị và an ninh

Người tiền nhiệm của ông Casey, Percy Spender, cũng phát biểu ngay khi mới nhậm chức năm 1950: “Không quốc gia nào thoát khỏi vị trí địa lý của mình. Chúng ta sống ở ngay cạnh các nước Nam và Đông Nam Á và mối quan tâm của chúng ta là thúc đẩy quan hệ thương mại và những quan hệ khác…, đồng thời giúp đỡ họ cái mà nhờ đó chúng ta có thể duy trì những chính phủ dân chủ, bền vững”.

Tiến sĩ Daniel Oakman thuộc Trường nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc (ANU) là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều công trình về Colombo Plan nhất.

Trong bài ‘Hạt giống của tự do: An ninh khu vực và Colombo Plan’ (2000), tác giả này cho rằng cũng giống như Marshall Plan, Colombo Plan không thể chỉ được xem xét ở góc độ nhân đạo thuần túy, mà nó là một chương trình nghị sự cả về văn hóa và chính trị theo nghĩa rộng.

Tiến sĩ Oakman viết: “Colombo Plan là một nỗ lực ngăn ngừa sự mở rộng xuống phía nam của cộng sản, ở những nước mới độc lập của khu vực Đông Nam Á. Bằng việc nâng cao chất lượng sống, chương trình cũng nhắm đến mục tiêu xóa bỏ những điều kiện có thể tạo ra sự đồng cảm của dư luận đối với làn sóng cộng sản, nhất là sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949”.

Cũng theo bài nghiên cứu, một khía cạnh quan trọng nữa là với tư tưởng phát triển theo mô hình hiện đại hóa, Colombo Plan nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ để đạt được tiến bộ xã hội – qua đó, chương trình này trở thành một phương tiện truyền bá những giá trị phương Tây vào châu Á.

Về phần mình, nước Úc có thể tìm kiếm và xây dựng quan hệ đồng minh với châu Á, để bảo đảm an ninh, ngoài việc trở thành đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Theo một bài khảo cứu của bà Trần Mỹ-Vân, thì giữa hai miền thời bấy giờ cũng có sự đua tranh về du học. Năm 1969, Đại sứ Úc tại miền Nam thống kê có gần 1000 sinh viên Nam Việt Nam đang học ở nước ngoài, trong đó có 150 đang ở Úc. Trong khi đó, miền Bắc có tới 20 ngàn sinh viên theo học ở các nước khối xã hội chủ nghĩa, riêng ở Ba Lan có 1000 người. Dựa trên số liệu này, đích thân ông đại sứ đề nghị phía Úc tăng gấp đôi số học bổng Colombo cho miền Nam.

Chính sách ‘Nước Úc của người da trắng’ bị phá sản

 Bản tin tháng 12/2003 của Trường nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương có bài phân tích về những toan tính nhằm duy trì chính sách ‘Nước Úc của người da trắng’ thông qua chương trình Colombo.

Theo bài báo thì ngoài việc ngăn chặn cộng sản, Colombo Plan cũng là công cụ để nói với lãnh đạo châu Á về việc cần thiết tiếp tục chính sách ‘Nước Úc của người da trắng’, với hi vọng họ sẽ hiểu về đặc thù xã hội của Úc, để bớt đi những phê phán đối với chính sách này.

Cụ thể, một số thành phần trong giới chức ở Úc tin rằng khi sinh viên Á châu đến Úc, họ sẽ hiểu tại sao nước Úc thực thi chính sách phân biệt vì “người châu Á không thể phù hợp với xã hội Úc”.

Thế nhưng, kết quả hoàn toàn ngược lại. Những sinh viên gốc Á sau khi tu nghiệp tại Úc đã nói lên rằng nước Úc tiến bộ, phát triển, thanh bình, con người thân thiện và cởi mở.

Vì tất cả lí do đó, và sau này khi có nhiều sinh viên ở lại Úc sinh sống, là minh chứng rõ ràng rằng người Á hoàn toàn có thể hòa nhập, thậm chí hòa nhập tốt tại Úc. Đây là một thất bại cho những ai cố toan tính duy trì chính sách kỳ thị này.

Ngược lại, chiến thắng thuộc về nước Úc, thuộc về những người dân Úc, khi hình ảnh quốc gia và con người Úc trong khu vực đã trở nên tích cực hơn rất nhiều thông qua cầu nối là những sinh viên Colombo.

Trong sự chiến thắng này, phải kể đến sự đóng góp đáng kể của những cựu sinh viên Việt Nam, những thanh niên ưu tú đã vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh để gặt hái những thành công vẻ vang trên đất Úc.

 

***

Du học sinh Colombo – Kỳ 5: Niềm kiêu hãnh và nỗi buồn còn lại

Cập nhật lúc 6 February 2012, 16:53 AEDT

Tựa đề cho bài viết kỳ cuối về du học sinh Colombo được lấy từ suy nghĩ của ông Trần Kiêm Tịnh, sinh viên khóa đầu tiên, khi gặp lại bạn bè trong buổi hội ngộ Colombo Plan năm 2005: “Giá như tất cả những người tài giỏi này đã có thể làm được nhiều hơn cho nước Việt Nam”.

Fig 4 - BV

Các cựu sinh viên Colombo cùng hát trong buổi gặp mặt Grand Reunion năm 2005. (Ảnh do ông Trịnh Nhật cung cấp)

Niềm kiêu hãnh Colombo

Ông Trần Kiêm Tịnh kể lại trong chuyến bay chuyển từ Singapore tới Sydney, ngày 4/1/1956, có một nhóm người New Zealand hỏi ông trên đường đi đâu, ông bảo ‘Australia’. Họ cùng cười ầm lên, bịt mũi và bảo: “Austr-a-a-alia, chứ không phải Australia”.

Những ví dụ về ngày đầu tiên bỡ ngỡ, tiếng Anh nghe nói bập bẹ như vậy khá nhiều trong hồi ức của những cựu sinh viên.

Một số cựu sinh viên kể lại chuyện không biết cách ăn cornflakes (bột ngô nướng) với sữa như thế nào. Nhưng 30 năm, trong số họ, đã có người đã theo học ngành chế biến thực phẩm và trở thành chuyên viên cao cấp của hãng thực phẩm hàng đầu thế giới Kelloggs.

Ba mươi năm, mà không cần lâu như thế, phần lớn cựu sinh viên Colombo trở thành những chuyên gia, những học giả tầm cỡ ở Úc.

Ông Trần Kiêm Tịnh, lấy học vị tiến sĩ, trở thành một chuyên gia ngành mỏ, tư vấn nhiều dự án lớn cho Úc và các nước khác. Ông đã giúp một công ty Úc lập trung tâm khai thác mỏ đồng và vàng rất lớn ở Lào.

Cùng khóa đầu tiên với ông Tịnh, ông Lê Văn Nhẫn lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Monash, sau đó làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, rồi làm Giáo sư ngành Điện học tại Đại học California Los Angeles (UCLA) trong 40 năm.

Ngoài ra, còn có Giáo sư Đàm Trung Phán dạy học ở Canada, Giáo sư Đỗ Lê Paul Minh ở Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, một số người, dù không nhiều, đã trở về Việt Nam và rất có tiếng tăm như Phó Giáo sư Lưu Tiến Hiệp, Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống mà Bay Vút từng giới thiệu và gần đây là Tiến sĩ Trần Tâm.

Trên đất Úc, rất nhiều cựu sinh viên thành đạt, có uy tín trong giới học thuật và nghề nghiệp.

Chẳng hạn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Mỹ-Vân, một học giả nổi tiếng về nghiên cứu Á Châu, giảng dạy tại Đại học Adelaide. Bà từng được vinh dự nhận huân chương cao quý ‘Úc thành viên’ (Member of the Order of Australian) cho những đóng góp trong quan hệ Úc và Châu Á.

Tiến sĩ Lê Nguyên Bình, người đã giảng dạy hơn 30 năm tại Đại học Monash, được ghi nhận là “một trong những chuyên gia ngành viễn thông hàng đầu thế giới”.

Tiến sĩ Trịnh Nhật, một người đặc biệt vui tính, là chuyên gia ngôn ngữ nổi tiếng ở hải ngoại và trong nước. Ông tự nhận một cách hài hước “Dạ thưa, em nhất Nam Bán cầu” với tư cách là nhà nghiên cứu tiếng Việt trong sự đối sánh với Anh ngữ, đúng như tên gọi cuốn sách ‘Anh-Việt đề huề: Tôi học tiếng nước tôi’ mà ông mới xuất bản năm ngoái.

Các thế hệ trẻ hơn cũng rất nhiều người trở thành “niềm kiêu hãnh Colombo” như Tiến sĩ Trần Nam Bình, giảng dạy ngành kinh tế học tại Đại học NSW; Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, một chuyên gia về môi trường ở tiểu bang NSW; ông Trần Hạnh, một trong những người giữ trọng trách ở Đài Úc thuộc Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC)… Cũng phải nói đến bác sĩ Phan Quốc Lâm, người mở phòng mạch đầu tiên tại Cabramatta, 1983.

Chúng tôi không thể kể hết tên tuổi hơn 300 người như thế, chỉ xin trích lời của bà Trần Mỹ-Vân: “Nước Úc cũng hưởng lợi to lớn từ thế hệ du học sinh Colombo Việt Nam”.

Và những nỗi buồn không gọi tên

Ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, những chàng trai, cô gái khi đó đã tự nhận mình là những người may mắn, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh.

Ông Đặng Tấn Phúc, khóa 1973, nhớ như in cái ngày ra sân bay, vào một ngày đầu tháng 11. Đêm trước, chỉ ngủ được có vài tiếng, khi được mẹ nhắc đã đến giờ ra sân bay, cậu thanh niên lúc ấy bỗng thấy buồn vô hạn. Cố gắng níu kéo thêm vài phút với gia đình, rồi đi ra sau nhà, nhìn mọi thứ để lưu lại, từ cái lu đựng nước mưa đến mấy con gà nhỏ trong sân. Anh viết: “Ra đi ngó trước ngó sau / Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng”.

Ông Phúc kể: “Khi máy bay cất cánh, nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi thấy bầu trời đầy khói, rất nhiều khói và lửa của những cuộc đọ súng bên dưới. Thời điểm 1972-1973, giao tranh đã lan đến rất gần Sài Gòn”.

Những tâm sự này có thể gặp lại trong ký ức của các cựu sinh viên Colombo. Nhiều người trong số họ ở trong tâm trạng lẫn lộn giữa niềm vui, tự hào của bản thân khi được du học và sự lo lắng, đau buồn khi đất nước chiến tranh, giống như bị tách ra khỏi lịch sử nước nhà, cũng như khi hòa bình đến không theo hình dung của họ.

Trong số thế hệ sinh viên Colombo, cũng có người chưa bao giờ về Việt Nam. Lại có người đã về sau khi học xong, rồi lại ra đi, trở thành người tị nạn ở Úc, như ông Phan Văn Giưỡng, khóa 1973. Và có một số người không còn nữa.

“Niềm kiêu hãnh và nỗi buồn” là ý của ông Trần Kiêm Tịnh, khi nói về sự tiếc nuối lúc gặp lại anh em, bạn bè trong buổi hội ngộ lớn mang tên ‘Colombo Plan Grand Reunion’ tổ chức tại Sydney năm 2005: “Giá như tất cả những người tài giỏi này đã có thể làm được nhiều hơn cho nước Việt Nam”.

Tiếc nuối ấy còn tăng thêm khi tất cả giờ đây đã luống tuổi. Các lứa đầu nay đã nghỉ hưu, lứa cuối cùng tốt nghiệp nay cũng đã trên 50.

Cuốn kỷ yếu của buổi gặp mặt tập hợp các bài viết của nhiều người, với hơn 100 trang khổ A4, cũng cho thấy một không khí tự hào, vui tươi, chen với một nỗi buồn khó gọi tên, mặc dù phải nói rằng họ đều tỏ ra hài hước – như một trong những nhận diện văn hóa của thế hệ này mà ông Phạm Văn Minh, chủ biên cuốn kỷ yếu, nói đến.

Nhìn về phía trước 

Tuy nhiên, đã có không ít cựu sinh viên Colombo nỗ lực làm những gì có thể cho Việt Nam. Một số tham gia vào các dự án tư vấn, chuyển giao công nghệ; một số bay đi bay về giảng dạy, đào tạo; một số giúp đỡ sách vở, tài liệu. Một số giáo sư đã trở thành cầu nối giúp đỡ các thế hệ sinh viên sau này qua Úc học tập. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, khóa 1965, Đại học Monash, còn kêu gọi đồng môn Colombo cũ lập một quỹ hỗ trợ sinh viên Việt Nam hiện nay.

Đặc biệt, phải kể đến những hoạt động từ thiện quy mô và hiệu quả, thông qua Quỹ Vietnam Foundation, Vietnam Vision Project (quỹ từ thiện giúp chữa mắt cho người Việt ở trong nước) mà rất nhiều cựu sinh viên Colombo là thành viên. Ông Trần Kiêm Tịnh, với tâm niệm trước hết là phải ‘tề gia’, cũng giúp đỡ con cháu trong hộ tộc có hoàn cảnh khó khăn được học hành nên người.

Lịch sử nước nhà cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và lập trường của cựu sinh viên Colombo. Nhưng, dù là đứng ở phía nào, dù vẫn còn trăn trở về một nhận diện, thì họ vẫn có những điểm chung.

Họ đều là những người có tài, xuất thân là những thanh niên ưu tú của nước Việt, hầu hết đều thành đạt với nghị lực và tinh thần khoa học vượt lên mọi hoàn cảnh.

Họ là những người có lòng với quê hương. Ngay cả lúc này, vẫn có những cuộc bàn bạc làm thế nào để giúp đỡ cho đồng bào hay đóng góp học thuật về Việt Nam.

Mượn ý cuốn sách của ông Trịnh Nhật, có thể nói, thế hệ Colombo là những người “Úc-Việt đề huề” – am hiểu sâu sắc văn hóa Úc, đồng thời vẫn rất sâu nặng tầm hồn Việt. Ông Phạm Văn Minh, khóa 1973, viết: “Tôi nhớ đến hai câu thơ của Holderlin (nhà thơ người Đức) đọc từ thuở thanh xuân: Đã hẳn người sống đầy sự nghiệp/Nhưng ở đời như một thi sĩ”.

Hơn thế, tất cả đều chia sẻ lòng tri ân với nước Úc. Những người xứng đáng là nhân vật chính, nhưng ẩn danh, của câu chuyện Colombo chính là những giáo sư, những bạn bè Úc đã hết lòng giúp đỡ sinh viên Việt Nam. Nói theo Giáo sư Lê Văn Nhẫn: “Tôi mãi mãi biết ơn mảnh đất ‘Down Under’, nơi mà tôi đã trải qua 10 năm tuyệt vời trong cuộc đời của mình”.

Giáo sư Lê Văn Nhẫn nhận xét: “Giáo dục Úc là một trong những hệ thống tốt nhất. Mỗi người không chỉ tiếp cận những lí thuyết mới, mà còn học được phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề”. Ông ví von: “Chúng tôi là những hậu duệ của thuyền trưởng Cook – những sinh viên Việt Nam khóa đầu tiên cập bến Sydney”.

Hơn một nửa thế kỷ đã qua kể từ lứa đầu tiên ấy và hơn 35 năm qua kể từ biến cố 1975, lịch sử vẫn tiếp tục trôi chảy và đã có những thế hệ sau kế tiếp bước chân khai mở của cha anh Colombo tới Úc tu nghiệp.

Xin mượn câu nói của Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp: “Có lẽ nên học tập tinh thần của người Úc: luôn luôn nhìn về phía trước” để kết thúc giai đoạn Colombo Plan tại đây và mời độc giả đón đọc các bài viết về những thế hệ tiếp theo của du học sinh Việt Nam trên đất Úc.

Bay Vút trân trọng cảm tạ các vị cựu sinh viên Colombo đã hợp tác, trả lời phỏng vấn, cung cấp tư liệu để chúng tôi hoàn thành loạt bài này.

REFLECTION ON MY KARMIC VIETNAM-AUSTRALIA-CANADA JOURNEY

Phan Dam / Dam Trung Phan

My wife and I arrived at Vancouver Airport one late night in August 1969. Exhausted after two long flights, we were glad that we were finally in Canada, the land of our future.

While other passengers were happy and excited to meet their relatives and friends at the airport, we felt lonely and lost as we had no friends, no relatives here to pick us up and to guide us in the new country. We did not know where to stay for the night. We had just got married a few months in Australia before we landed here. In Sydney, we had many friends and our jobs, and now, here in Canada, we had just the two of us and less than $2,000 in our bank account.

I asked the Information Officer for the cheapest place to stay. Following her advice, we boarded the bus for the University of British Columbia, where we could rent a room in one of the residences. It was a dark night and on the bus, we both felt dead tired, rather sick, lonely, and uncertain about our future in this new city. Yes, we were now in Canada where, hopefully, we could lead a peaceful life but what would be next? In the previous few months, we had been busy with our wedding, immigration planning, packing our belongings and I had worked a lot of over time in order to save up as much money as possible…

We had a good sleep. The next morning, we went down for breakfast. The cafeteria reminded me of the time when I was still at the Universityof New South Wales in Sydney, Australia. Over there, I only had to concentrate on my part-time study, there was no worry about money or job, and I had so many friends to talk to whenever I needed some help. Here, in the new land, we had to start all over again.

We both were eager to look for a job as we did not have too much money left in our bank account. Jobs for professionals were very hard to find. I wrote many letters to various engineering firms in Vancouver, Victoria and other small towns in British Columbia. I made many phone calls trying my luck.

Having no job, our money in the bank account ran lower and lower and worst of all, in Vancouver, we did not know anyone close enough so that we could borrow the money from in the event that we ran out of it. We were so worried about our financial situation that we hardly bought any meat in order to spend the least amount of money possible. To entertain ourselves, we went to the public library to borrow books to read. My eyes were badly strained because I had been wearing a rather old pair of glasses for a long time. Having to buy a new pair of glasses for me did cause some great financial concerns for us. Some nights, my wife dreamed that we had found a full-time job. With some luck, she found a part-time job first, working 20 hours a week as a sales clerk in a shoe department. We were so happy receiving her first paycheck, even though there was not so much money in it.
Realizing that we could never find a professional job in Vancouver, we headed for Toronto at the end of October 1969. This time, we felt much better as our friends picked us up at the airport. They sheltered us for a week. They drove us around Toronto to look for a place to live. They showed us all the transportation routes and various places to look for a job in this new city.

I had worked for Water Conservation and Irrigation Commission for a couple of years in Sydney. I enjoyed my work as a dam design engineer and I wished that I could continue working in that field here again in Canada. I must have applied for more than 250 jobs in different places in Canada. I was offered a job looking for mines in Manitoba, where the temperature could go down to – 50 degrees Fahrenheit in the winter. I consequently had to decline the job offer. After 11 months of job-hunting, I ended up working as a laboratory demonstrator in the Civil Engineering Technology laboratories at Centennial College in Toronto. I had to design and to teach the laboratory experiments dealing with testing soils, concretes, cements, aggregates, sands, asphalts, steels, aluminum alloys, and timber. I was quite familiar with the material-testing field as I had done most of the material testings when I worked in the two summers in Australia. I started to appreciate my Civil Engineering Program that I took at the University of New South Wales, particularly my summer work experience as a part of its curriculum.

http://www.pbase.com/tamlinh/mai_truong__getting_involved_with_education

(Phan Dam’s  digital archives)

Before leaving Saigon for Australia on a Colombo Plan scholarship, I was so eager to go overseas to study, but I never realized that I had a lot to learn all by myself in order to adjust to a new environment, a new language and a new culture. Some typical examples:

On the plane from Saigon to Sydney, for breakfast, I ate everything first except for my corn flakes!

When crossing some streets in Sydney in the first few days, I was almost hit by cars as I tended to look at the wrong directions because, coming fromVietnam, I was so used to keeping to the right. Ironically, when we arrived in Vancouver, when crossing the streets, I was almost hit by oncoming cars as I was so accustomed to keeping to the left in Australia while in Canada, people keep to the right!

In Viet Nam, I had known the Metric System of Measurement only. In my first Physics tutorial class at the University of New South Wales, it was hard enough for me to understand Aussie English, I also had no idea how long one foot was, not to mention one mile and how really heavy one pound was! I had to learn the Imperial System of Measurement as if I had learned the English alphabet in my Grade 6 in Saigon, South Viet Nam!

In my first few months in Sydney, I was scared to death to talk to Australians over the phone because without seeing the person’s face, I couldn’t guess what he/she was talking about!

I very much appreciated the 3 months of learning English, the Australian ways of life, Mathematics, Workshop and Chemistry offered by the Commonwealth Office of Education before we were sent to the University. This transition period was very helpful for me to adapt myself to the new country, language, and culture so that I could cope with many challenges in my first year at the University. I also picked up invaluable interpersonal skills, Australian ways of life when I stayed at Basser College among Australian and foreign students and when I was sent to work in the Australian Outback in two summers.

Living away from home for the first time and away from our Vietnamese society, I felt happy whenever I met my  Vietnamese friends. I enjoyed participating in the activities organized by the Vietnamese Overseas Students’ Association (VOSA) and the Vietnam Australia Association (VAA). During this time period, I could never realize the benefits of getting involved with these extra curricular activities until many years later after I had immigrated to Canada.

I became a full-time faculty in 1977 and since then, I had to teach a new technical subject almost every semester. I was joint-appointed to teach subjects in various departments such as: Electrical/Electronics, Mechanical, Chemical, Architectural, Robotics, Biological and Environmental. There were many nights that I had stomach ulcers due to stress, lecture and test paper preparations for these new courses. I had to teach myself first in a very short time period in order to prepare for my lecture notes!

Canadian community college students in the Engineering Technology field are trained to do all the practical work and upon graduation, they are expected to be ready for the job market right away. I could not depend on the text books or reference books alone as the course contents depend on the equipments, procedures, drawings, standards, specifications and new technology. Fortunately, I had a network of friends and college graduates to help me in getting the information for me so that I could teach myself first in order to prepare for the lecture notes and their assignment/lab/test components.

Had I not been trained in Australia and gone through tough challenges as I mention above, I would not have been confident and resilient enough to train myself in coping with these new technical subjects.

Dealing with students, their parents, college staff, engineering personnel and student recruitment were another thing. Thanks to the interpersonal skills that I had gained in my years of studying and working in Australia, and thanks to my “on-the-job” training at the college, I was able to cope with career challenges pretty well. I progressed steadily; I became a full College Professor and then Department Head earlier than I could expect. In my 32 years of teaching, I never felt bored with my college and community work. Students, graduates, colleagues and college staff were just like an extended family to me. Many times, during my summer vacation, I came back to the college to meet our graduates, potential students, colleagues and to socialize.

I helped students and graduates of our Civil and Environmental programs form their clubs in order to create a link among students and graduates and to invite guest speakers for our programs. In the eighties, I was invited to talk to many groups of Vietnamese refugees/immigrants or non-Vietnamese immigrants who were interested in going back to college to get their Canadian education. As a result, our College admitted quite a number of Vietnamese students in the Fall semesters. I was the Founder and Adviser of the Centennial College Vietnamese Students and Graduates’ Association in 1985. I became the President of Toronto Vietnamese Canadian Parents’ Association for 8 years then Founding Member and President of Society of Vietnamese Canadian Professionals of Ontario for 2 years. I was a Founding Member and Co-Chair for 2 years of “Vietnamese Canadian Community Scholarship Fund” to annually select and to officially recognize 10 First Year University Students (of Vietnamese origin) in Ontario for their excellent academic achievements.

There is no doubt in my mind that I had originally picked up the confidence, organization skills and interpersonal skills from the time when I was the treasurer of VOSA and a committee member of VAA in Sydney, Australia. As a faculty member and as an active community volunteer inToronto, I was able to get students, graduates and other people to help me in organizing these extra-curricular activities and volunteer work!

I had seen the benefits of my practical experience as gained in the summer months when I was sent to work in the outback of Australia. As the Civil Technology Department Head, I pushed forward to implement the Civil Technology Co-op program and the Environmental Co-op program in the eighties and the nineties respectively. Our students were successfully sent to work with pay in their Co-op semesters!

I took early retirement to have more time for myself. Upon reflection, I treasure my Colombo Plan Scholarship. I am certain that without this scholarship, I would not have been here in Canada and ended up as a Professor Emeritus at Centennial College when I retired in 2002.

I am amused, and also rather proud, to be called by some of my Canadian friends as “that Vietnamese guy who came from Down Under and who speaks English with his Vietnamese and Australian accents!”

I am grateful that South Vietnam and Australia had awarded me the Colombo Plan scholarship. I am thankful thatAustralia had given me my invaluable and significant education and training. I also very much appreciate that Canada had accepted me in as a landed immigrant and had given me the chance to prove myself as an educator!

Please take a look at my article in English which appears on the Canadian Government website where, in English and Vietnamese I also verbally thank South Viet Nam, Australia, and Canada:

http://www.passagestocanadaarchive.com/da/passages.asp?coll=72

Once again, thank you: Viet Nam, Australia and Canada – for sheltering me during my earthly journey!

Phan Dam

Professor Emeritus

CentennialCollege,

Ontario,Canada

April 14, 2005

DĨ VÃNG MỘT THỜI NƠI ĐẤT ÚC

Sydney Opera house-IMG_4454

25/06/20XX

Mấy hôm nay tôi rất muốn ghi chép lại những kỷ niệm hồi đi học bên Úc nhưng không có thì giờ nên bây giờ tôi mới ngồi bắt đầu viết trong khi chờ đợi họ sửa xe cho tôi tại một “garage”.

Ngày hôm qua (24/06/) đúng là ngày cháu nội thứ hai của tôi, ED, được một tháng. Ông nhớ cái ngáp của cháu chi lạ. Được bố cháu và chú SD cho biết là cháu vẫn hay ăn, chóng lớn, khóc to và ngáp dài! Thế là ông nội vui rồi.

Cách đây một tháng, NHM, bạn cùng khóa đi Úc với tôi báo tin qua email rằng hắn sẽ qua Queen’s University tại Kingston, Ontario, Canada để dự hội nghị về Đồ Ăn (Food Technology). Hắn đang dậy “Food Technology” tại một Ðại Học (ÐH) bên Úc Đại Lợi nên nhân dịp này anh chàng nói với trường rằng hắn sẽ sang để “present his paper” (diễn thuyết) và để gặp một số các Giáo Sư nhiều nơi trên thế giới trong kỳ hội nghị này. Ðó cũng là một cái cớ để ĐH bao thầu cho chuyến viễn du Bắc Mỹ này của bạn tôi. Thực tình là để hắn sang Canada thăm một số bạn bè đã du học bên Úc cùng với chúng tôi, sau đó hắn bay qua Hoa Kỳ và London để thăm gia đình trước khi bay về lại Úc.

Giữa tháng 5, 20XX, tôi hăm hở lái xe ra phi trường Pearson International tại Toronto để đón M. Tôi náo nức đứng đợi, chỉ sợ là mình sẽ “lạc” mất hắn. Thế rồi một dáng điệu quen thuộc lù dù hiện ra giữa đám đông, tôi gọi to tên hắn và vẫy tay tíu tít. M. nhận ra tôi và kéo hành lý chạy vội đến gặp tôi. Hắn trông vẫn vậy và dĩ nhiên là hắn cũng như tôi đều mập ra.

– Tôi nhớ là ngày xưa ông P. cao lắm mà?

Tôi cười trả lời hắn:

– Thì tôi vẫn “cao” như vậy nhưng vì “trổ mã bề ngang” nên ông bị “optical illusion” (“loạn thị”) đó mà!

Hai đứa rộ ra cười với nhau, tiếng cười đầu tiên sau 36 năm mới lại gặp lại nhau.

Tôi đã ra phi trường đón bạn bè và bà con rất nhiều lần nhưng lần ra đón M. tại phi trường có lẽ là lần đầu tiên làm tôi xao động nhiều nhất vì giữa hai chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm với nhau từ khi hai đứa tụi tôi sang Úc vào cuối năm 1961. Rồi tôi rời đất Úc, lẳng lặng bỏ đi biền biệt sang lập nghiệp tại “xứ lạnh tình cóng” Canada vào Mùa Thu 1969. Chúng tôi mất liên lạc với nhau trong rất nhiều năm sau đó.

Gặp hắn làm tôi được trở về với dĩ vãng, trở về với giai đoạn sôi nổi nhất của cuộc đời chúng tôi. M. đã là chứng nhân của đời tôi trong giai đoạn từ cuối năm 1961 đến tháng 8, 1969. Tôi cũng là kẻ đi chung đường với hắn trong giai đoạn này và cũng đã là một chứng nhân của đời hắn.

Hai đứa tụi tôi cùng khoảng 20 sinh viên VN đã rời Saigon vào một buổi chiều cuối năm 1961 để lên máy bay Air France bay sang Sydney. Chúng tôi tuổi chừng 18,19 và mới học sơ sơ tại các đại học bên Việt Nam rồi được trúng tuyển học bổng Colombo Plan sau kỳ khảo sát Anh Ngữ và lựa chọn theo kết quả học lực trong hai kỳ thi Tú Tài 1 và Tú Tài 2. Chúng tôi được luyện Anh Văn trong một thời gian ngắn bởi giáo sư Brent, người Úc gốc Đức, tại Saigon.

30/06/20XX

Hôm nọ đang viết dở thì họ đã sửa xe xong nên tôi phải ngưng viết để lái xe về nhà lo chạy việc.
Sáng hôm nay, “xếp bề trên” BN của tôi phải đi khám sức khỏe toàn diện từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Sau khi lái xe đưa BN đi Bác Sĩ, bác tài bèn ghé vào hiệu cà phê Tim Horton uống một ly cà phê. Ngon tuyệt trần đời. Vừa nhâm nhi cà phê một mình, vừa suy nghĩ về vụ M. sang Canada thăm tôi, tôi nẩy ra ý định: “Lâu rồi mình chưa có dịp đi bộ và suy nghĩ một mình, sáng nay cơ duyên tốt đã đến với tôi!” Bèn đóng nắp ly cà phê đang uống dở và lái xe ra bờ hồ Ontario (Lake Ontario). Lôi ra trong thùng xe cái ghế gập mà tôi đã mua từ năm ngoái, luôn luôn được để trong thùng xe trong những tháng Mùa Hè và để được bác tài ngả ra mà ngồi tại những nơi nào nên thơ. Tôi chọn ngay một nơi có bóng mát, trước mặt là nước hồ, bên kia hồ là những căn nhả lấp ló sau lùm cây. Ngay trước mắt tôi là những tảng đá mà Nha Kiều Lộ đã đặt chồng chất lên nhau xung quanh hồ. Trời đang mùa hè, gió hiu hiu thổi buổi sáng nên tôi không bị ruồi muỗi bu quanh. Thật là thần tiên, bỗng đâu tôi nhớ lại chuyến thăm Panama vào muà hè năm trước.

Xin trở lại câu chuyện đất Úc ngày xưa.

Tuy tất cả dân Colombo Plan chúng tôi đã được luyện Anh Văn tại Saigon nhưng khi mới sang đến Úc mà nghe tiếng Anh người Úc nói thì thật đúng như là “vịt nghe sấm” vậy.
Một người bạn Mã Lai gốc Tầu đã nói với bọn tôi về tiếng Anh giọng Úc:

– When I first came to Australia, the land lady came out to greet me and she said: “So you came here “to die”, at nine in the morning?”

I replied:
– Oh no, Madame, I came here today, to study but not to die!

(Khi tôi mới đến Úc, bà chủ nhà ra đớn tiếp tôi, lời bà nói tôi nghe như là:” Anh tới Úc lúc 9 giờ sáng để anh …”chết”, có phải không?” Tôi trả lời là:” Dạ thưa bà, tôi tới Úc lúc 9 giờ sáng hôm nay để đi học, chứ không phải để … tôi chết đâu ạ!)

Cả bọn rộ ra mà cười vì cái giọng (accent) có một không hai của người Úc khi họ nói tiếng Anh. Sợ nhất là khi mới tới Sydney mà phải nói chuyện qua điện thoại với người Úc, chả là vì họ không nhìn thấy nét mặt ngẩn tò te của mình, họ cứ thao thao bất tuyệt thì mình càng…”tuyệt vọng” vì mình có nghe nổi họ nói gì đâu cơ chứ!

Tại Sydney, trong ba tháng đầu năm 1962, khi đi học Anh Văn hay đi chơi đâu chúng tôi thường cùng đi với nhau cho chắc ăn. Này nhé: mới chân ướt, chân ráo tới Sydney, đi vớ vẩn lạc đường dễ như chơi. Nếu lạc đường mà hỏi dân Úc thì hỡi ơi, đúng là vịt nghe sấm vậy. Qua đường, suýt mấy lần chúng tôi bị xe tông vì chúng tôi nhìn lộn hướng (bên VN, chúng ta lái xe đi bên phải trong khi đó ở bên Úc, họ lái xe bên trái) làm các bác tài Úc sổ tràng dài chữ nho tiếng Úc, dân Nam ta chỉ biết nhe răng ra mà cười trừ: “Sorry!” Đi xe bus còn hãi hùng hơn nữa vì hệ thống đường đi của xe bus không được sắp đặt (designed) theo hệ thống Đông-Tây, Nam-Bắc như tại Bắc Mỹ nhà ta. Cứ “hứng chí” là đường xe bus (bus route) chạy vòng vèo loạn xà ngầu. Hồi chúng tôi mới qua Úc, họ còn dùng hệ thống tiền với Pounds, Shillings và Pennies. Vừa mới bước lên cái xe bus hai tầng “Double Decker”, bác “lơ xe đò” (bus conductor) đã đon đả chào hỏi:

– Fare please! (Mua vé dùm!)

Quân ta cố dặn ra câu hỏi đường xe bus đi ra sao, người thu vé xe bus trả lời rất đàng hoàng và nhanh như cái máy, quân ta càng thêm phần “ngẩn tò te” vì cái “accent” lạ tai của người Úc. Sau khi bác “lơ xe đò” mắt xanh lơ biết tôi muốn đi đâu, bác cho biết giá tiền:

– One and three (One shilling and three pennies), please!
(1s 3p = Một hào, ba xu Úc!)

Phe ta bèn đưa cho “bác lơ xe đò” tờ giấy 1 pound (1 bảng Úc, sau năm 1965 trị giá bằng 2 đô la Úc). Nhanh như chớp bác đưa “tiền thối”: một lô nào là shillings, nào là pennies. Quân ta quýnh lên chẳng biết “tiền thối” là bao nhiêu nữa. Chả là vì nó như thế này:

1 pound có 20 shillings (một Bảng Úc bằng 20 Hào Úc)
1 shilling có 12 pennies (một Hào Úc bằng 12 Xu Úc)

Như vậy tiền trả lại từ 1 pound cho giá vé 1s 3p là
= 20 shillings – 1 shilling 3 pennies
= 18 shillings 9 pennies

Quân ta cứ ngớ ra và bỏ vội một lô “tiền cắc” này vào cái túi áo veston cho đỡ quê! Thế rồi dần dà quân ta cũng quen đi. Khổ nỗi cái đồng penny nó “to con” và nặng ký lắm cơ: penny làm bằng đồng (bronze) và có đường kính cỡ 2.5cm. Quý vị thử tưởng tượng bỏ trong túi 1 pound toàn bằng shillings (1 pound = 240 shillings) thì túi áo nào mà chịu nổì.

Khi mới bắt đầu nhập học tại Đại Học New South Wales tại Sydney, M. và tôi cùng chung phòng (room mates) ở môt nhà trọ (boarding house) tại vùng Randwick của Sydney. Vì là nhà trọ cho nên nếu muốn giặt quần áo, tắm “shower” chúng tôi phải bỏ vài đồng “pennies” vào cái “gas meter” và sau khi bỏ tiền, chúng tôi phải đánh diêm để đốt gas hâm nước nóng. Những lúc tắm “shower” là những lúc tài nghệ hát hổng của tôi được bộc phát đến tuyệt đỉnh. Tôi đang mê mẩn hát:

“…Cô bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ giòng sông, cô đi … lấy chồng…”

Tự dưng thấy lạnh toát cả cái thân, thoạt đầu tưởng là mình đang “ê mô suờn” (emotional) vì vụ cô lái đò bỏ tôi mà đi lấy chồng trong lúc thân thể tôi còn đầy xà bông. Nhìn cái lò đốt ga thì không còn thấy ánh lửa, trong lúc đang run như cầy sấy (vì trời đang mùa đông nữa), tôi bèn thò tay vào bao plastic lấy thêm “pennies” bỏ vào “gas meter”. Chàng thanh niên lật đật đánh que diêm để đốt lò gas, ngờ đâu cả hộp diêm của chàng đã bị ướt sũng vì nước và xà bông từ tay chàng nhỏ xuống. Chàng chỉ còn muốn xổ nho vì cái tình đời lạnh lẽo, đen bạc đã làm chàng run lên bần bật. Chàng phải cắn răng mà dội nước lạnh cho hết bọt xà bông!

Tối hôm đó, trong cơn cảm lạnh, chàng thanh niên sống xa nhà vạn dặm mơ ngủ thấy cô lái đò bỏ thuyền, bỏ bến; riêng chàng, chàng đã bỏ mất bao diêm khô thế cho nên nó mới ra nỗi này! Lạnh ơi là lạnh, ới cô lái đò ơi!

Ở nhà trọ (boarding house) còn có nhiều cái cực nhọc của nó. Chả là vì tối chủ nhật họ không nấu cơm cho dân ở trọ, M. và tôi phải đi bộ ra phố để ăn cơm tối. Món ăn rẻ nhất và ngon nhất của tụi tôi là Hamburger. Mỗi đứa thường phải “làm” hai cái Hamburger to tổ chảng mới đỡ đói trong những đêm ngồi học. Tuy nhiên, khoảng giữa đêm là hai đứa đói nên phải mua thêm đồ ăn “snack” thì mới tiếp tục học được.

Chúng tôi là hai sinh viên trong phân khoa Kỹ Sư: M. học ngành Hóa Học, còn tôi học ngành Công Chánh. Chúng tôi may mắn học cùng Ðại Học nên đỡ cảm thấy lẻ loi và lạc lõng. Mùa đông đầu tiên tại Sydney của chúng tôi đã làm chúng tôi rất vất vả. Sau 4 giờ chiều, trời đã bắt đầu tối. Nhà trọ cách Đại Học chừng gần 2km. Hồi đó tại Sydney đang có vụ sát thủ Jack the Ripper (hay Jack the Knife) đang “thao túng thị trường”. Nghe báo chí mô tả: món sở trường của hắn là nhẩy từ trên cây xuống và dùng bao bố chùm kín nạn nhân rồi chém nạn nhân ra từng mảnh. Vì vậy mà hai chúng tôi phải hẹn nhau một nơi trong Đại Học để mà cùng về vì trên đường về nhà, đường phố có rất nhiều các cây không quá cao trong khi đó nhà nào nhà ấy tối thui như những căn nhà hoang vậy.

Một hôm về đến phòng, tụi tôi mới biết là cái radio của tôi và một số đồ dùng đã bị ăn cắp.M.và tôi quyết định dọn vào nội trú (college hay residence), tuy mắc mỏ hơn nhưng chúng tôi đỡ vất vả và đỡ mất thì giờ.

Năm thứ nhất tại Đại Học, các sinh viên trong phân khoa Kỹ Sư thật là cực nhọc. Số giờ đi học trong giảng đường (lecture), và vào phòng thí nghiệm làm việc (laboratory work) của sinh viên rất nhiều giờ so với các phân khoa khác. Chương trình Trung Học miền Nam Việt Nam hồi bấy giờ (thập niên 50, 60) đâu có huấn luyện học sinh về phần kỹ thuật trước khi vào Ðại Học trong khi đó sinh viên ban kỹ thuật tại ĐH bên Úc phải biết cách sử dụng một số máy móc phổ thông trong môn “Workshop and Technology” (sử dụng máy móc căn bản trong ngành Kỹ Sư). Hai đứa tụi tôi phải “cầy” muốn chết để theo kịp các sinh viên Úc. Ngoài ra tất cả bạn bè Việt Nam chúng tôi trong phân khoa Kỹ Sư còn phải “làm quen” với hệ thống đo lường của dân gốc Anh nữa (Imperial Units of Measurement); một hệ thống không sử dụng căn bản thập phân (decimal), rất là cầu kỳ và mất thì giờ!

Tôi còn nhớ vào tuần lễ thứ hai sau khi nhập học Năm Thứ Nhất, trong giờ “Tutorial” (làm bài tập), chúng tôi phải giải một bài toán Vật Lý có đơn vị đo lường như sau: một máy bay cao hơn 10 ngàn “feet” với vận tốc 500 “miles per hour”, thả một quả bom nặng 500 “pounds” … Tôi trố hai con mắt, miệng lầm bầm “Holy Cow!” vì chưa bao giờ hình dung được 10 ngàn feet nó cao như thế nào, 1 “mile” (một dặm Anh) dài bao nhiêu “feet” và 500 “pounds” thì nặng như thế nào… Thế là quân ta bèn phải tự làm quen với Hệ Thống Ðơn Vị Anh Cát Lợi (Imperial Units of Measurement). Ngoài ra, hồi đó còn chưa có máy tính “hand held calculator” mà chúng tôi phải bắt buộc sử dụng cái “slide rule”. Cái “thước trượt” này chỉ giúp chúng tôi trong phần “tính nhân” và “tính chia” mà thôi; phần “tính cộng” và “tính trừ”, chúng tôi phải tự làm lấy! Ôi chao là cái thời buổi đầy… nhiễu nhương!

Dọn vào ở trong nội trú, hai đứa chúng tôi vẫn còn là “room mates”. Trong tuần, mỗi bữa ăn buổi tối, sinh viên phải mặc áo thụng (gown) đen, mặc áo “veste” và thắt cà vạt. Vì “ngân sách eo hẹp” nên M. và tôi mua chung một cái “gown” của một sinh viên Úc trước khi hắn dọn ra khỏi nội trú. Chúng tôi chia phiên: đứa ăn sớm, đứa ăn trễ. Khi nào khẩn cấp thì mượn “gown” của một sinh viên Úc để cùng đi ăn.

Chúng tôi cùng thi đậu năm thứ nhất và mùa hè năm đó, hai đứa chúng tôi thuê một cái flat (apartment) cùng với ÐHP, một anh bạn Việt Nam khác. Mùa hè được chơi thả ga cho bõ những ngày phải “cầy như trâu”. Ba đực rựa sống không có quy củ cho lắm. Một lần, chúng tôi “nấu canh chua”: lấy tôm khô nấu lên với cà chua. Mùa hè Sydney trời nóng, chúng tôi quên không bỏ nồi canh vào tủ lạnh. Hai hôm sau, bạn bè đến chơi, chúng tôi bèn hâm “canh chua” mời bạn hữu ăn. Bạn bè khen lấy khen để:

– Sao mà quý vị nấu canh chua “ngon” như vậy?

Chúng tôi thật thà trình bầy cho bạn bè nghe “cách nấu” và “cách giữ đồ ăn”. Bạn bè sợ quá, bỏ chạy vào “toilet thải ra cho hết” để tránh “hậu loạn”.

Một phái nữ, sau khi đến thăm cái “flat” của chúng tôi đã “phán” như sau:

– Đúng là một cái ổ lợn!

Giờ đây ba kẻ đi ở thuê (“3 flat mates”) tuy đang ở ba phương trời khác nhau nhưng tôi đoán chắc rằng cả ba chúng tôi đều không tài nào quên được “cái thuở ban đầu lưu luyến” ấy. Mà chắc là ông Trời cũng đã sắp đặt trước: cả ba chúng tôi đều đã trở thành ba nhà giáo, mỗi đứa đã dậy học trên 30 năm trong ba đại lục khác nhau.

Trời nắng to và chiếu vào nơi tôi đang ngồi. Tôi di chuyển sang nơi khác, tọa vì dưới một cây phong (maple leaf) không cao cho lắm. Gió hơi lành lạnh, tôi không ngờ rằng mình ghi chép những giòng này đã hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ rồi.

Xin kính mời Quý Vị vào đọc những bài viết trên mạng lưới của Úc về các cựu sinh viên Colombo Plan in Australia dưới đây :

Du học sinh Colombo – Kỳ 1: Tuyển lựa nhân tài

http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2011-04-28/du-học-sinh-colombo-kỳ-1-tuyển-lựa-nhân-tài/288780

Du học sinh Colombo – Kỳ 2: Những năm tháng của thời sinh viên

http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2011-05-02/du-học-sinh-colombo-kỳ-2-những-năm-tháng-của-thời-sinh-viên/288788

Du học sinh Colombo – Kỳ 3: Biến cố 1975 và hoạt động của các hội đoàn

http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2011-05-04/du-học-sinh-colombo-kỳ-3-biến-cố-1975-và-hoạt-động-của-các-hội-đoàn/288796

Du học sinh Colombo – Kỳ 4: Nhìn lại thành công của chương trình Colombo

http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2011-05-06/du-học-sinh-colombo-kỳ-4-nhìn-lại-thành-công-của-chương-trình-colombo/288804

Du học sinh Colombo – Kỳ 5: Niềm kiêu hãnh và nỗi buồn còn lại

http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2011-05-09/du-học-sinh-colombo-kỳ-5-niềm-kiêu-hãnh-và-nỗi-buồn-còn-lại/288812

***

Câu chuyện đất Úc còn dài. Tôi đã có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp, vui, buồn nơi đất Úc thân yêu! Xin ngưng ở đây để về nhà chờ “xếp bề trên” gọi điện thoại giao việc làm cho tôi.

Ôi Dĩ Vãng Một Thời nơi Đất Úc!

Ðàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
Canada
Tháng 12, 2011

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung