Sau khi viết xong loạt bài Cây Đa Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa”, người viết đã có dịp đọc thêm nhiều bài viết về Tâm Linh của các tác giả Tây Phương và Ðông Phương. Tôi đọc say mê vì có nhiều khoa học gia và nhà ngoại cảm Tây Phương đã mô tả một số hiện tượng khá giống với những gì tôi đã cảm nhận được khi đang thức cũng như khi đang ngủ
Đây là một đề tài vừa rộng lớn, vừa mơ hồ vì còn nhiều vấn đề chưa có thể chứng minh một cách cụ thể được dựa theo nền tảng khoa học hiện tại của loài người. Tôi có cảm tưởng là mình giống như là một ông thầy bói mù đang sờ chân một con voi khổng lồ để mà “đoán quẻ” về hình dáng, kích thước và cuộc đời, số mạng của con voi đó.
Vì vậy mà cứ chần chờ trước khi viết loạt bài này về Tâm Linh
Dựa theo một số những kinh nghiệm tâm linh của chính bản thân và những gì mà tôi đã đọc được trong những tài liệu của phương Ðông và phương Tây về linh hồn, vong linh, cõi vô hình, tái sinh, luân hồi, gọi hồn… tôi mạo muội viết ra loạt bài này. Bài viết còn có nhiều thiếu sót, nhiều chỗ chưa hiểu rõ hay hiểu lầm… xin qúy vị rộng lòng thứ lỗi cho. Người viết sẽ rất hoan hỉ khi nhận được những ý kiến xây dựng của quý vị độc giả những mong học hỏi thêm được và để cải tiến bài này trong tương lai. Xin Quý Vị viết email về phandam99@yahoo.com cho người viết.
Xin cứ coi như đây là bài viết mở đầu để chúng ta cùng học hỏi thêm trong tương lai. Trong tinh thần “vạn sự khởi đầu nan”, xin mời quý vị vào đọc…
Trong buổi lễ khánh thành Tượng đài Thuyền nhân, hôm 09/11, do Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam (Vietnamese Boat People Monument Association – VBPMA) tổ chức trong khuôn viên thư viện Dixie-Burnhamthorpe, ít ai biết đến kỹ sư Nguyễn Hùng Quân, một thành viên thầm lặng trong nhóm thực hiện dự án này, chỉ xuất hiện khi công trình sắp bước vào giai đoạn thi công nhưng ông giữ một vai trò quan yếu về phương diện kỹ thuật.
Nguyễn Hùng Quân, dân Sài gòn, sinh tại Quận 5, học tiểu học Cầu Kho, đệ nhất cấp ở trường trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ ( trước đó có tên là Thực Nghiệp) , lên đệ nhị cấp học Kỹ thuật Cao Thắng, tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ khoá 17, Trung Tâm Kỹ Thuật Bách khoa Phú Thọ , ghi danh học Cao học ở Viện đại học Toronto và ra trường với văn bằng Cao học Kỹ thuật (Master of Engineering) vào năm 1984.
Hành trình hội nhập xã hội Canada.
Có nghề nghiệp chuyên môn nhưng không có cơ hội để được thu dụng là hoàn cảnh chung của những chuyên viên miền Nam sau ngày Sài Gòn thất thủ và cũng không thể sống dưới chế độ đảng trị, kỹ sư Nguyễn Hùng Quân bỏ nước ra đi tìm Tự do, với mong ước sẽ đến được vùng đất hứa.
“Tôi vượt biển bằng tàu ngày 19 tháng 12 năm 1979 ở cửa biển Bình Đại, Mỹ tho, đến Pulau Bidong mùa Noel 1979, được Canada nhận và đến Ba Ngòi Trois-Rivières, tỉnh bang Quebec ngày 13 tháng 6 năm 1980. Tốt nghiệp COFI (Centres d’orientation et de formation des immigrants- Trung tâm đào tạo và hướng dẫn thường trú nhân) sau 6 tháng, học được ba mớ tiếng Tây, tôi quyết định chuyển về cư ngụ ở Toronto vì tiếng nào cũng là ngôn ngữ thứ nhì nhưng tiếng Anh có nhiều vùng sử dụng hơn. Lập gia đình năm 1981 tại Toronto với cô bạn đi cùng thuyền, ở cùng nhà trên đảo Bidong”, ông Nguyễn Hùng Quân, hồi tưởng.
“Welcome House (cơ quan cung cấp các dịch vụ cần thiết cho tân thường nhân nhập cư Canada) giới thiệu làm họa viên được 3 tháng, nhưng tôi tự ý xin nghỉ việc vì không “xử lý” được tiếng “réo gọi” liên tục của chuông điện thoại. Chị Dung ở Hội Người Việt gửi tôi đến hãng Muffler, chuyên làm ống “bô” xe, nhưng sau 6 tháng, tôi bị đuổi vì làm dở. Sau đó, nhờ một người bạn chỉ dẫn đến xin việc ở hãng Stackpole. Làm một thời gian, được “thăng chức” lên tới trưởng nhóm ca đêm nhưng rồi cũng bị sa thải vì …. kinh tế xuống dốc năm 1981”.
Kinh tế suy thoái vào đầu thập niên 80, thế kỷ trước, khiến cho kỹ sư Nguyễn Hùng Quân mất việc nhưng lại là một dịp may, mang đến cơ hội cho ông trở lại với ngành chuyên môn đã được đào tạo trước năm 1975, nếu không, ông đã phải an phận với chức “trưởng toán” ca đêm.
“Khi bị đuổi ở Stackpole tôi tức muốn khóc vì tôi nghĩ tôi đã làm việc… rất giỏi và tận tụy cho công ty nhưng sau đó nghiệm ra kiểu làm ăn bên Bắc Mỹ, hết việc thì mời ra, cần thì mời lại. Tôi quyết tâm đi qua quỹ đạo khác tìm đường để lấy cho được bằng cấp Canada và phải thông thạo Anh ngữ ít nhất là trong ngành của mình. Tôi xin học Cao học ở đại học Toronto nhưng lúc đó Viện đại học Toronto không công nhận bằng cấp của “Trung tâm Kỹ Thuật Bách khoa Phú Thọ- TTKTPT ” có giá trị tương đương vi TTKTPT chưa phải là viện đại học. Tôi cương quyết tranh đấu xin học Cao học với lý do tôi đã tốt nghiệp Cử nhân ở Việt Nam với chương trình học tương tự như chương trình của Viện đại học Toronto. Tôi đưa ra chứng cứ cho thấy những người Thầy từng dạy tôi đang dạy ở những Đại học nổi tiếng bên Mỹ. Cuối cùng Văn phòng Viện đại học Toronto đồng ý cho tôi … học thử 2 tín chỉ Cao học với điều kiện là kết quả phải được ít nhất B+ mới được tiếp tuc, nếu không thì… ra đi. Thời gian đó là lúc… ăn thua, phải học lại mấy con lăng quăng tích phân (phép tính căn bản trong toán giải tích – nghịch đảo của tích phân là vi phân – PV) sau khi bỏ quên gần 10 năm. Qua con trăng đó, thì mọi việc êm ả. Tôi và anh bạn nối khố cùng học ở trường Công nghệ là Nguyễn Đăng Hoà tốt nghiệp Master of Engineering in Mechanical (Cao học Kỹ thuật chuyên ngành Cơ khí) năm 1984.
Đề cập đến lý do chọn ngành Kỹ thuật Cơ khí, kỹ sư Nguyễn Hùng Quân cho biết: “Tôi đâu có dám học ngành khác. Thêm nữa, Mechanical Engineering chú trọng về thiết kế và tôi nghĩ mình là “con nhà nòi ” về vẽ kỹ thuật và thiết kế. Mục đích chánh của tôi lúc đó là có tấm bằng Canada lận lưng và “mua thời gian” để rèn luyện thêm Anh ngữ”.
Gây dựng công ty
“Tôi đi làm cho hãng làm phụ tùng xe hơi gần 2 năm nhưng lúc nào cũng muốn tự kinh doanh riêng nên năm 1986 cùng với một số anh em, chúng tôi mua nhà , sửa, cho thuê và bán lại. Trong thời gian nầy, tôi mới biết là sửa nhà… cần có giấp phép và muốn xin được giấp phép phải là kiến trúc sư có bằng hành nghề (Licensed Architect) hoặc kỹ sư chuyên nghiệp (Professional Engineer, P.Eng) được Hiệp hội Kỹ sư Chuyên nghiệp công nhận. Tôi thi vào Hiệp hội Professional Engineers of Ontario và trở thành hội viên của Hiệp hội này vào năm 1994. Trước đó tôi vẫn lập bản vẽ nhưng phải nhờ một P.Eng. khác ký tên.
Công ty của tôi có danh xưng là “The HQ System Engineering Services” chuyên đảm trách dịch vụ thiết kế, xin giấp phép xây cất, giám sát thi công và kiểm nghiệm công trình xây dựng sau khi hoàn tất công đoạn cuối cùng. Những khách hàng đầu tiên là đồng hương Việt Nam (các tiệm Phở thời 1990) sau đó thì đến cộng đồng Tàu (sau năm 1995, có đợt di dân lớn từ Hongkong qua Toronto) và năm 2000 là các câu lạc bộ ở trung tâm thành phố Toronto”, ông Quân, cho biết về tiến trình thành lậpvà phát triển “The HQ System Engineering Services”.
“Khi bắt đầu thì mình phải dựa vào cộng đồng Việt Nam. Khoảng 1988, đồng bào Việt Nam ở Toronto bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Tôi đã vẽ cho hầu hết các tiệm của Phở Mì 99, Phở Đầu Bò lúc đó. Khó khăn nhất là giai đoạn khởi đầu dựng nghiệp, làm sao cho khách hàng biết đến mình nên phải chấp nhận lãnh những công việc nhỏ và khó với giá rẻ, để “thâm nhập thị trường” và học hỏi kinh nghiệm. Tôi đã phải chịu đòn hơn 3 năm rồi sau đó mới ổn định”, ông Quân nhắc lại quá khứ.Với khả năng chuyên môn, thay vì theo lối mòn, tìm một công việc bình thường, thích hợp với nghề chuyên môn nhưng kỹ sư Nguyễn Hùng Quân đã chọn con đường gian nan bởi vì đó là “cá tánh, tôi quyết định việc rất nhanh và phóng lao thì phải theo lao, còn đi làm công… trước sau gì cũng bị đuổi”.
Trả ơn đời, nhớ ơn Thầy Cô
“Tháng chín năm 2016, khi tham dự văn nghệ gây quỹ cho Làng Dưỡng Lảo ở Rose Theater, trong giờ giải lao, anh Nguyễn Phan Pha chụp tôi khi ra nhận thức ăn (tôi lỡ phần khai vị vì kẹt xe đến trể) và anh nhờ tôi giúp giùm một việc… lớn. Tôi từ chối trả lời vì đang… quá đói. Anh Pha bèn gọi hai phần ăn và kiếm chổ để… vừa ăn vừa bàn. Khi xem qua điều kiện của thành phố Mississauga, tôi nhận lời ngay vì tôi biết là tôi sẽ làm được và Công ty “The HQ System Engineering Services”có thể đáp ứng các yêu cầu của City Mississauga. Sau đó tôi gặp Hội đồng Quản trị (HĐQT) Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam và nhận ra những khuôn mặt rất quen như kỹ sư Đàm Trung Phán, từng cộng tác chung năm 1986, D.s Võ Thành Tân (cùng thời sinh viên… già ở Uof T) Tôi nhận lời không do dự vì đây là một dịp để đền đáp những gì mình đã nhận được từ người dân và đất nước Canada”, kỹ sư Nguyễn Hùng Quân nói về những ngày đầu đến với VBPMA.
“HĐQT có nhã ý mời tôi vào Hội đồng Quản Trị (Board of Directors- BOD) nhưng tôi từ chối vì sợ bị “mâu thuẩn về lợi ích” nhưng tôi hứa, dù không là thành viên của HĐQT, lòng tôi vẫn gắn bó với nhóm xây dựng Tượng đài.HĐQT “hỏi qua giá cả, tôi trả lời lấy giá rẻ làm quen”. Cuối cùng, tôi và HĐQT đã đồng ý làm tờ hợp đồng với giá $0.
Kỹ sư Nguyễn Thành Nguyên là trưởng công trình (project coordinator) còn tôi là kỹ sư phụ trách kỹ thuật (project engineer), sát cánh với chúng tôi còn có kỹ sư Đàm Trung Phán, với thâm niên trong nghề xây dựng và dạy học, đã đóng góp rất nhiều cho dự án tượng đài.
Tôi giúp HĐQT phỏng vấn các nhà thầu, sắp xếp dây chuyền thực hiện dự án, kiểm nghiệm tiến trình thi công công trường và đề nghị sửa chữa khi cần. Sau khi dự án hoàn thành, tôi sẽ phải nghiệm thu công trình và ký bản báo cáo gửi đến City Mississauga.Công việc chính của tôi là giao dịch với thành phố Mississauga những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như họa đồ vị trí công trường, cấu trúc tượng đài, giới hạn về chiều cao của tượng đài… và đáp ứng những quy định về khu vực, thiết kế văn hóa, công viên và giải trí, Conservatory, dịch vụ cộng đồng, Easements, lâm viên, giao thông, điện năng, hệ thống thoát nước…
Nhưng dần dần tôi (bị) hay nói đúng hơn là… được làm thêm chuyện khác như phụ ban gây quỹ, làm giám khảo thi tượng mẫu, và nhất là xen vô thiết kế cho các plaques (cực hơn nhiều vì tôi không rành fonts chữ tiếng Việt. Mệt nhưng mà vui).
Mười ngày trước khi lễ khánh thành, chúng tôi đã phải làm thêm giờ phụ trội để có thể hoàn tất công trình đúng hạn định và phải làm xong trước khi trời trở lạnh hơn.Rất may là dự án đã hoàn tất kịp thời hạn và không vượt quá ngân sách dự chi (một việc rất khó trong ngành xây dựng)”.
Nhìn lại đoạn đường đã đi qua, kỹ sư Nguyễn Hùng Quân, nói thế hệ trẻ mới bước vào đời, chuẩn bị khởi nghiệp: “Điều may mắn nhất cho các em cháu bây giờ là các em cháu đang được lớn lên và nuôi dưỡng trong một môi trường tốt nhất nhì thế giới. Các em cháu có đầy đủ phương tiện từ vật chất đến tinh thần. “Set a goal, build your dream and go for it”( Đặt mục tiêu, xây dựng ước mơ và thực hiện nó”. Cố gắng đừng làm việc gì đi ngược lại với luật pháp. Với những bạn trẻ muốn bước vào lãnh vực kinh doanh, tôi đề nghị mấy em đọc và theo lời hướng dẫn trong cuốn sách rất cũ “The Seven Laws of Success” của Hebert W. Armstrong, đơn giản nhưng thực tế.
Tôi quan niệm rằng cho dù đạt được thành công lớn hay nhỏ, nhưng nếu biết giữ tâm an bình, bạn sẽ thích thú với công việc hơn.
Tuy không còn dự định trong tương lai, nhưng kỹ sư Nguyễn Hùng Quân vẫn có chung một mơ ước của những người Việt trong và ngoài nước: “Tôi đã bị (được) ép về hưu vài năm trước nên không còn dự tính gì nữa. Chỗ nào vui thì tôi nhào dzô, chỗ nào lộn xộn thì dzọt Ước mơ lớn của tôi là nước VN được thật sự tự do dân chủ, dân Việt Nam trong nước không còn bị cai trị bởi chế độ độc tài đảng trị Cộng sản”.
Ông Nguyễn Hùng Quân chuộng nhiều môn thể thao: “Ước mơ nhỏ là đội hockey Toronto Maple Leafs sẽ giành được Stanley Cup năm nay sau khi Raptors The North được vô địch bóng rổ 2019, Bianca Andreescu vô địch tennis US Open, TFC vô địch bóng tròn 2017 và Blue Jays vô địch baseball 1992-1993”.
Sau những năm tranh đấu để sống còn, Nguyễn Hùng Quân tri ơn Thầy Cô, những người đã mở cánh cửa cho ông bước vào đời:“Cám ơn những Thầy Cô Việt Nam Cộng Hòa đã dạy cho tôi căn bản triết lý Nhân Bản, Khai Phóng và Dân Tộc.
Cám ơn các vị Thầy bản xứ đã không những dạy cho tôi những kỹ năng nhưng còn rèn luyện cho tôi cách sống mạnh dạn trong môi trường Bắc Mỹ.
Không có cách nào để trả ơn những vị Thầy nầy.
Tôi có đọc ở đâu đó cách trả ơn hay nhất là “Pay it forward” *
* “Pay it forward”: Thành ngữ thể hiện một triết lý sống đã có từ thời xa xưa, được nhà văn Lily Hardy Hammond nói đến trong quyển “In the Garden of Delight” xuất bản năm 1916. Cụm từ này được phổ thông hóa sau khi tiểu thuyết gia Catherine Ryan Hyde phát hành cuốn “Pay It Forward” năm 1999, sau đó quyển truyện này đã được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 2000.
“Pay it forward” mang ý nghĩa nhân văn “sống là biết cho đi”, khi ai đó làm ơn hay làm một điều tốt cho mình, thay vì trả ơn cho chính ân nhân ban đầu, mình có thể trả ơn đó cho một người khác. Nợ ơn đời trước, trả lại đời sau.
Chúng tôi xin trân trọng kính nhờ ông bà chuyển tiếp lá thư quan trọng có một không hai dưới đây.
Đại học Carleton ( Ottawa, Canada) đang bảo trợ dự án ”Future Funder” ( tài trợ cho tương lai) để dân chúng Canada ủng hộ cho dự án “ Những Trái Tim Cho Tự Do” ( Hearts of Freedom) .
Số tiền quyên được sẽ được sử dụng trong phần phỏng vấn cộng đồng (Việt Nam) tại các tỉnh bằng Miền Tây của Canada để tiếp nối cho 126 phần phỏng vấn đã hoàn tất tại Quebec, Ontario và Manitoba trong mấy tháng qua.
Chúng tôi cũng xin nhờ quý vị tiếp tay giúp chúng tôi liên lạc với các cộng đồng, các hội đoàn, các đồng sự sự, các bà con lối xóm, họ hàng … để họ cùng nhau biết đến chương trình tài trợ này.
Nếu cá nhân quý vị hay các hội đoàn của quý vị có Facebook, Instagram, hay Twitter, quý vị có thể chuyển đến nhiều nơi trên thế giới và Đại học Carleton sẽ gửi đến những người ủng hộ tờ biên lai để họ có thể khai thuế ít hay nhiều tùy theo phần ủng hộ.
Kính mời quý vị vào xem trang mạng lưới dưới đây :
Xin quý vị vui lòng ghé thăm trang mạng này và đóng góp qua chương trình “ Giving Your Day” vào ngày mùng 3 tháng 12, 2019. Trong ngày này đại học Carleton sẽ trao tặng:
– Can. $1000.00 cho người đóng góp đầu tiên vào đúng lúc nửa đêm và Can. $1000 cho người đóng đúng lúc 12 giờ trưa.
– Can. $ 1000.00 cho người đóng có ở xa nhất đại học Carleton.
– 16 giải trị giá Can.$ 500.00 cho những ai dùng Instagram hay Twitter với hashtag #TogetherForGood trong ngày ngày mùng 3 tháng 12 năm 2009.
Đây là cơ hội duy nhất để tất cả chúng ta trên toàn thế giới cùng nhau chung sức tạo một tiếng vang xây dựng cộng đồng .
TIN VUI:
Đại học Carleton sẽ góp thêm (match) Can.$ 500,000.00 ngay sau khi họ đã nhận được Can.$ 500,000.00 đầu tiên. Có nghía là phần đóng góp của Quý Vị sẽ được tăng gấp đôi nếu chúng ta đoat đươc mục tiêu này
Kính mời Quý Vị yểm trợ mau mắn và mạnh mẽ cho Chương Trình Tài Trợ “Hearts of Freedom” dưới đây:
The Research Committee The Canadian Southeast Asian Refugee Historical Research Project: Hearts of Freedom School of Social Work Carleton University https://heartsoffreedom.org/
We need your help to distribute a message about an important and time-sensitive opportunity. Carleton University is sponsoring a Future Funder initiative to facilitate fund-raising from the general public to support the Hearts of Freedom project. These funds will be used to conduct community interviews in western provinces to supplement the 126 interviews already completed in Québec, Ontario, and Manitoba over the past few months. We are asking you to reach out to your community networks, organizations, colleagues, neighbors and families and share the following links about this funding opportunity. If you or your organizations have Facebook, Instagram or Twitter accounts, that may be an efficient way to share the information to a larger audience across Canada and around the world. Carleton University will issue charitable donation receipts for all donations, no matter how large or small. This link provides important information about the scope and impact of the project:
Hearts of Freedom is hosted in the School of Social Work at Carleton University. And please check out the following link on the importance of making donations online on December 3, 2019, called Giving Tuesday, because Carleton University has put forth a series of exciting incentives. Here are a few examples: The first donation at midnight and at noon wins an extra $1,000; The project with the donation coming from the furthest distance to Carleton University wins an additional $1,000 – so reach out to your contacts around the world; 16 prizes of $500 will be drawn from Instagram or Twitter posts with the hashtag #TogetherForGood on that day that reinforce our social commitment to leave a mark in our community and beyond.
Please check the link for more details. And, as added incentive, Carleton University will match the first $500,000 in donations across all projects (up to $10,000 per donation), so your donations will go twice as far on that day. So get in quickly with your Hearts of Freedom donations.
The Research Committee The Canadian Southeast Asian Refugee Historical Research Project: Hearts of Freedom School of Social Work Carleton University https://heartsoffreedom.org/
2019-10-4/5/6/7 – VBPMA REINFORCED CONCRETE WORKS ON PEDESTAL, BENCHES, CIRCULAR CENTRAL AREA – Móng, Bệ, Ghế ngồi, Xung quanh Tương Đài đưọc xây bằng concrete với các thanh sắt cho bền vững.
2019-10 – 4/5/6/7 – VMBPMA VIDEO CLIPS ON THE CONSTRUCTION OF PEDESTAL, BENCHES, CIRCULAR AREA – TV INTERVIEW – Phóng sự bằng Video clips cho phần xây bề đài, phần ghế ngồi, phấn concreter xung quanh Tường Đài và Phỏng Vấn Ban Xây Cất của HTNTN và Thành Phố Mississauga.
Tôi tắt đèn đi ngủ ngủ lúc
2:30 sáng sớm hôm nay vì đã mệt đờ. Vào
giường, tôi ngủ như chết. Lãng đãng trong
giấc ngủ, tôi cảm thấy bài viết này còn thiếu phần giải thích lý do tại sao
Tượng Đài Thuyền Nhân đã được phôi thai.
Năm 2016, trong những giấc ngủ nửa đêm
về sáng, tôi đã nhìn nhìn thấy rõ trong đầu óc nhiều chi tiết của phần
hình ảnh trong những giấc mơ trong ba
đợt mơ khác nhau.
Mãi tới cuối cùng tôi mới chợt hiểu ý nghĩa
của những giấc mơ “nhắc đi, nhắc lại “ này.
Kính mời quý vị vào đọc bài thơ “TRI ÂN, TƯỞNG NIỆM, CỘI NGUỒN” được viết bằng tiếng Việt trước. Sau đó đó, bài thơ này đã được anh ruột tôi là giáo sư Đàm Trung Pháp, Giáo Sư Ngữ Học hồi hưu chuyển ngữ sang tiếng Anh dùm tôi.
TRI ÂN, TƯỞNG NIỆM, CỘI NGUỒN
GRATITUDE,
COMMOMERATION, ORIGIN
Bài thơ này
This poem
Đã được phôi thai trong rất nhiều đêm.
Was written during many a night
Trong cơn ngủ say,
During my deep sleep
Tôi đã thấy
I saw floating
Bập bềnh trong đầu óc
In my mind
Một ngôi mộ bằng granite mầu hồng
A tomb made of pink granite
Lững lờ trôi trong không gian.
Wandering in space
Tôi không hề sợ hãi,
Without fear
Bình thản mà ngắm nhìn nấm mồ
I was lying still to watch the tomb
Nổi trôi trong đầu óc
Drifting in my head
Một ông già tuổi đã quá bẩy mươi.
The head of an old man seventy-plus in age
Nấm mồ hiện ra
Was the pink granite tomb
Liên tục trong nhiều đêm khác nhau.
Floating – night after night
Thế rồi,
Then
Cũng trong nhiều giấc ngủ nửa đêm về
sáng
Also during my midnight slumbers
Trong đầu óc đã hiện ra
In my mind loomed
Một màn đêm tối đen
A pitch-dark night
Ở phía dưới
At the bottom
Với phần xám xịt
And a dull-gray part
Ở phía trên.
On top
Trong cái màn đêm đó,
In that pitch-dark night
Là những đốm lờ mờ
Were blurry specs
Trông giống như những que củi ngắn
Shaped like short wooden sticks
Lững lờ, bập bềnh trôi
Floating aimlessly
Trong khoảng trống không gian vô định.
In the immense space
Tôi không hề sợ hãi
I was not scared
Nhưng cảm nhận thấy lòng buồn vô hạn.
But overwhelmed by sadness
Cảnh vật này
This sight
Đã theo tôi
Had followed me
Tự đêm này qua đêm khác.
Night after night
Thế rồi,
Then came
Lại có nhiều đêm
Many nights
Trong giấc ngủ bình thường,
In my sleep
Lúc trời sắp rạng đông.
At the break of dawn I saw
Những xác người
Human bodies
Không có đầu lâu
With their heads cut off
Bập bềnh trôi theo giòng nước.
Bobbing in the sea
Xót xa vô cùng
A tremendous sorrow arose in me
Giấy bút nào tả được
No words could express
Nỗi niềm xót thương này.
This gnawing pain
Những giấc mơ
Dreams like these
Tiếp tục theo tôi
Kept recurring
Đêm này qua đêm khác.
Night after night
Tôi chợt hiểu và nguyện cầu:
Intuitively, I understood and prayed:
“Hỡi các oan hồn mất xác lúc vượt biên,
“Pitiful spirits of freedom-seekers who perished at sea
Tôi hứa sẽ làm
I promise to you
Một điều gì đó
I shall do something
Để các vong linh vất vưởng
So that you, woeful lost souls
Có nơi trở về hội tụ
May have a place to be together
Để dương gian tưởng nhớ.”
And remembered.”
Chúng tôi đi xin miếng đất
We are acquiring a piece of land
Xây dựng tượng đài
As the site of a monument in your memory
Để tri ơn Canada
và thế giới
As a token of gratitude to Canada and
the world
Đã cưu mang mạng sống
Thuyền Nhân.
That have saved myriad lives of boat-people
Cho các vong linh người
bị chết oan nghiệt
As a place for the wandering spirits
Có nơi hội tụ.
of those who perished at sea to meet
Để dương gian
For the world
Cầu nguyện cho
các oan hồn
To pray for their expeditious
Được vãng sinh
Ascension to the land of eternal peace
Để nhắc nhở con
cháu sau này
As a reminder to our offspring
Không nên sống bạo
tàn
To renounce tyranny
Cho đời sống dương gian
To bring to the world
Được an bình, êm ấm.
Peace and happiness
Hỡi Thế Giới Tâm Linh:
To the Afterworld:
Chúng tôi xin thắp nén hương lòng
Burning incense within ourselves
Cầu nguyện cho các vong linh
We pray for the lost souls
Sớm được siêu thoát.
An expeditious trip to the land of eternal peace
Cát bụi ai cũng trở về,
To dust everyone will return
Vong linh vất vưởng người đời nhớ cho.
Remember the wandering spirits
Công bằng, bác ái, tự do,
Equality, compassion, freedom
Xin người dương thế sống cho nhân hòa.
May the world exist in harmony
Đàm Trung Phán / Phan Dam
Mississauga, Canada
Tháng Tư/April, 2016
Cũng xin kính mời khi quý vị vị vào đọc bài viết
dưới đây về những giấc mơ báo mộng của tôi trong nhiều năm trước đây.
Kính mời Quý Vị vào đọc Tuyến Tập Tháng Tư Đen có rất nhiều bài vở viết bằng tiếng Việt và nhiều bài viết bằng tiếng Anh để cho thế hệ trẻ Việt Nam khôn lớn tại hải ngoại biết đại nạn cộng sản Việt Nam là như thế nào.