Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: GIA ĐÌNH-XÃ HỘI

THÁNG CHÍN VÀ CHA TÔI

PAPA -2001 Fall 2

Ðể tưởng nhớ thân phụ của anh chị em chúng tôi

Ðàm Trung Pháp
Ðàm Trung Phán

2004/2013/2020

Lời nói đầu:

Bài viết này ra mắt Quý Vị độc giả vào năm 2004, sửa lại vào năm 2013 và lần này sửa lại (re-edited) vào năm 2020 với phần

GIẢO-ÐÍNH VÀ TƯỜNG-GIẢI truyện Kiều được GS Đàm Trung Pháp (con trai thứ của cụ Đàm Duy Tạo) đưa lên Viethocjournal.com:

http://viethocjournal.com/category/kim-van-kieu-dinh-giai/kim-van-kieu-dinh-giai-kim-van-kieu-dinh-giai/

Kính mời Quý độc giả bấm nút vào nghe Hồng Vân diễn ngâm bài thơ “Cha Con” của Đàm Trung Phán trong link dưới đây:

Xin mời đọc:

Sáng nay, khi thức dậy, tôi chợt cảm thấy lành lạnh. Cái lạnh từ ngọn gió thổi qua cửa sổ vào nhà. Dụi mắt, nhìn cái hàn thử biểu thấy 12 độ C, tôi thầm nghĩ:

– Nàng Thu thực sự đến rồi!

Tôi định bụng sẽ ra khỏi nhà ngay để đi bộ ra cái park gần nhà với ý định vừa tập thể dục và vừa để chụp hình lá vàng rồi “ngồi trên ghế gỗ công viên” mà viết bài.

Tôi muốn tránh những cú phôn, tôi cũng muốn tạm lánh cái computer để mà được thực sự đối diện với con người tôi và lật trang nhật ký cuộc đời để tìm kiếm lại những hình ảnh về cha tôi và những cảm xúc đã từng làm tôi vui buồn lẫn lộn trong nhiều năm qua.

Nhiều người xung quanh thường có bà mẹ già sống ở một nơi chốn xa xôi nào đó để mà thương, mà nhớ. Riêng anh chị em chúng tôi không có cái “may mắn” đó vì chúng tôi đã phải mất mẹ từ lâu lắm rồi, khi chúng tôi còn nhỏ dại. Mất mẹ, ba anh em trai nhỏ tuổi nhất trong gia đình chúng tôi sống với bố. Chúng tôi được cụ dậy dỗ trong tinh thần Khổng giáo. Nhưng cảnh “gà trống nuôi con” cũng có những cái thiếu sót của nó: ba anh em chúng tôi và ngay cả thân phụ chúng tôi có nhiều lúc thấy trống vắng nội tâm. Ðiều này, khi chúng tôi còn nhỏ, cụ không hề nói ra, chỉ khi tất cả các anh chị em tôi đã có gia đình, lâu lâu cụ mới “tiết lộ” cho chúng tôi hay:

– Ta sống đủ rồi, tất cả các anh chị em tụi bay đã khôn lớn và có gia đình. Ta sống cũng bằng thừa, xin ông Trời cho ta được đi sớm, thế là vui rồi!

Ðã nhiều lần, tôi đã định viết một bài về thân phụ chúng tôi, nhưng cứ mỗi lần đặt bút xuống, tự nhiên tôi thấy rất khó viết vì chúng tôi đã được cụ dậy bảo là sống phải nghiêm túc, cứng cỏi và không để lộ phần tình cảm. Tôi bàn với anh Ðàm Trung Pháp, anh ruột của tôi, là tôi “có nên viết về Cụ” hay không, anh ấy góp ý liền:

– Thì Phán cứ viết đi, anh sẽ viết thêm những phần nào Phán viết còn thiếu. Hai đứa tụi mình viết dùm cho tất cả các anh chị em mình để tưởng nhớ về cụ, OK?

Hôm nay, tôi “phá lệ” và viết đại vì biết đâu đấy, ngày mai, vì một lý lẽ gì đó, mình không còn có thể viết ra được nữa thì sao?

Và nếu mai này, tôi không còn khả năng viết lách và nhớ lại những gì mà tôi muốn viết, tôi sẽ hối hận là chưa viết ra những gì mà các anh chị em chúng tôi vẫn hằng tưởng nhớ và hay nhắc nhau về cụ.

Bạn bè cùng trang lứa với tôi, cả nam lẫn nữ, thường hay nói với nhau:

– Bọn mình thuộc vào “thế hệ sandwich”!

Có nghĩa là thế hệ của chúng tôi bị kẹp giữa hai thế hệ cha mẹ và thế hệ con cái.

 Thế hệ chúng tôi đã bị đảo lộn giữa hai nền văn hóa Ðông và Tây. Hai thế hệ (ông bà và các cháu) thật là khác biệt và đôi lúc cũng rất khác biệt với thế hệ của chúng tôi nữa, ấy vậy mà thế hệ chúng tôi phải đóng vai của “thế hệ sen kẽ” (sandwich generation) để móc nối thế hệ ông bà và thế hệ con cháu với nhau.

Những lúc tĩnh lặng, một mình trong đêm khuya hay khi đi bộ dọc theo bờ hồ, ngoài park, nghĩ về thế hệ cha mẹ của chúng tôi, tôi chỉ thấy thương cảm mà thôi.

Cha tôi “sinh bất phùng thời” và mẹ tôi đã luôn luôn phải đầu tắt mặt tối và lo âu. Hoàn cảnh gia đình của ông nội tôi đã không thể giúp cha tôi được đi học như ý muốn. Theo Nho học thì đã lỗi thời, theo Tây học và chữ quốc ngữ thì đã “hơi già”. Cụ phải tự học để trở thành một ông giáo trường làng tại Phúc Yên, Bắc Việt. Tuy chỉ tự học trong vài năm thôi, tiếng Pháp của cụ vững lắm, nhất là về văn viết. Cụ dậy học rất nghiêm trang và kỹ lưỡng, học trò ai cũng kính phục. Quê nội tôi tại Bắc Ninh cho nên cha tôi phải đạp xe đạp đi đi về về, mỗi tuần ít nhất một lần, giữa Bắc Ninh và Phúc Yên, có khi phải đi ban đêm nữa. Mẹ tôi ở nhà tại Bắc Ninh để thuê người làm ruộng và chăm nom đàn con còn nhỏ dại.

Cha tôi có rất nhiều sách chữ Nho, chữ Nôm, chữ Tây, chữ Quốc Ngữ. Thuở còn bé tí teo, thú vui của tôi là lấy sách chữ Nho của bố ra làm đồ chơi vì tôi thích lấy ra và bỏ vào những tờ lá khô được ép giữa các trang sách. Cha tôi chỉ vui vẻ nhìn tôi và không hề la mắng tôi. Tôi cũng rất thích dở các sách chữ Tây ra để mà xem hình, chữ nghĩa lúc đó thì chưa biết một tí gì! Nạn lụt năm Ất Dậu 1945 đã làm hư hại nhiều sách của cụ và cụ đã phải tốn nhiều thì giờ để “chữa bệnh” cho từng cuốn sách.

Cha tôi lập gia đình sớm, và vài năm sau khi có con trai đầu lòng thì cha tôi góa vợ. Cha tôi “đi thêm bước nữa” khi lấy mẹ chúng tôi, và hai cụ có thêm bốn trai và một gái. Anh cả của chúng tôi được gửi lên Hà Nội để học trường Bưởi và được hai cụ cưới vợ cho theo phong tục Việt Nam. Chị gái duy nhất của chúng tôi, cũng “được” theo phong tục Việt Nam hồi bấy giờ: chị không được cha mẹ cho đi học lên cao và bắt buộc phải ở nhà để trông nom các em trai và công việc đồng áng. Tới tuổi khôn lớn, các em trai của chị rất thương cảm vì chị sinh vào thời buổi và xã hội với quan niệm “cho con gái đi học để chúng viết thư cho trai và về làm dâu người ta, phí của”!

Khi anh em trai chúng tôi còn trẻ, nhiều lần, chị tức khí và la chúng tôi:

– Chỉ vì tụi mày mà tao phải ở nhà và không được đi học!

Tôi “hứng chí” trả lời chị:

– Ði học để chị viết thư cho trai ấy à!?

Nói xong, tôi chạy cho lẹ, nhưng nếu lỡ mà chị tóm được thì cũng chỉ ăn vài cái củng đầu mà thôi! Bây giờ, chúng tôi đã ở tuổi có con, có cháu, mỗi khi nhắc đên truyện xưa, tích cũ, chúng tôi, nhất là chị chỉ bò lăn ra mà cười với nhau cho … huề cả làng.

Sau khi em trai út của chúng tôi sinh ra được ít lâu, chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp lan tràn đến làng quê của gia đình chúng tôi tại Bắc Ninh, và cha tôi phải mang anh chị em chúng tôi chạy loạn trên Thái Nguyên. Mẹ tôi và em út phải ở lại nhà vì sức khỏe không cho phép. Chạy loạn thì phải chạy ban đêm vì ban ngày, máy bay của Tây trông thấy sẽ bắn chết. Tôi rất buồn ngủ và đói bụng và nhiều lúc ngỗ nghịch tôi đã chu chéo lên:

– Con không thèm đi chạy loạn nữa đâu, Bố ơi!

Tội nghiệp, thế là cha tôi phải cõng tôi mà đi, nếu không cả gia đình chạy loạn sẽ bị nguỵ đến tính mạng. Bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyên xưa, tôi thấy thương cha mẹ vô cùng.

 Những hình ảnh và tình cảm này vẫn còn được “stored” trong cái “memory card” của đầu óc tôi:

Tôi vẫn trôi theo giòng định mệnh,
Hàng triệu người, sao chỉ thấy mình tôi?
Tôi sinh ra giữa lúc bom đạn ngang trời,
Người nằm xuống vì bom rơi, vì nạn đói!
Những đêm tối, theo cha tôi đi chạy loạn
Mẹ ở lại nhà vì vướng bận em thơ.
Buổi tối đói, tôi mong mỏi đợi chờ
Hình bóng Mẹ và im lìm tiếng súng.

Sau lúc tản cư này, chính tay cụ đã viết chữ bằng bút chì và hai anh em chúng tôi (Pháp, Phán) phải “đồ” (tô) lại bằng bút mực cho đúng nét chữ. Chúng tôi phải viết đâu ra đó, nếu không sẽ bị “thước kẻ đánh vào tay!” Ngoài môn toán đố, cụ còn dậy kèm chúng tôi môn Pháp văn, cụ bắt đọc to và thật rõ từng chữ một. Những năm về sau, khi toàn gia đình chúng tôi đã được đoàn tụ tại Hà Nội, cụ thường đọc “dictée” cho hai anh em chúng tôi viết.

Gia đình chúng tôi được thực sự sống quây quần hạnh phúc tại Hà Nội từ 1952 đến 1954. Di cư vào trong Nam, cha mẹ tôi hầu như tay trắng vì tất cả nhà cửa, ruộng vườn đã để lại ngoài Bắc hết. Năm 1955, thân mẫu của chúng tôi đột ngột qua đời tại Saigon khi mới 50 tuổi. Anh cả của chúng tôi đã có gia đình và ra ở riêng từ lâu. Chị lớn của chúng tôi phải đi làm tại lục tỉnh để kiếm tiền phụ giúp cho cụ. Anh thứ của chúng tôi được học bổng học Nông-Lâm-Mục tại Bảo Lộc. Cha tôi bắt buộc phải trở thành “gà trống nuôi con” chăm nom cho ba anh em trai út chúng tôi tại Saigon.

Sau khi thân phụ chúng tôi không còn dậy tại trường Tiểu học Phú Nhuận nữa, cụ được mời dậy Hán văn tại trường Trung học Gia Long vào năm 1957 cũng như dịch sách chữ Hán sang chữ Quốc Ngữ cho Sở Tu Thư thuộc Bộ Giáo Dục trong những năm kế tiếp.

Cụ luôn luôn mặc quần áo ta rất chỉnh tề mỗi khi đi dậy học hay khi ra phố. Mỗi buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cụ huấn luyện cho ba anh em trai chúng tôi ngồi xuống bàn mà học và Cụ thường kèm thêm Pháp văn và Việt văn cho chúng tôi. Cụ còn thuê thợ đóng một cái bảng đen thật dài để cho chúng tôi giải những bài toán và vẽ hình.

Trong thâm tâm, cụ luôn luôn mong ước cho các con cháu của cụ biết trọng sự học, phải học hành cho đến nơi đến chốn, và nhất là phải biết trọng luân thường, đạo lý.

Mấy năm trước đây, một chị bạn của chúng tôi ngày xưa học trường Gia Long đã cho tôi xem một bức hình chụp chung của các giáo sư dậy trong trường Gia Long hồi cuối thập niên 50. Trong hình, tôi nhận ra ngay một giáo sư khăn đóng, áo dài: vị này chính là cố giáo sư Ðàm Duy Tạo, thân phụ của chúng tôi! Tôi thấy bàng hoàng và sững sờ: cả một thời “hoa bướm ngày xưa” hiện ra trước mắt!

Hồi đó một số nữ sinh Gia Long đã hay đến thăm ông thầy dậy môn Hán văn tại căn nhà chúng tôi. Cỡ tuổi của họ so với anh Pháp và tôi cũng chỉ “xêm xêm” với nhau mà thôi! Tự nhiên tôi thấy tôi trở về với căn nhà của gia đình chúng tôi tại đường Yên Ðổ với cái bảng đen rất dài trong phòng ngoài và thân phụ chúng tôi đang ngồi đọc “chữ Tây” hay chữ Nho. Thế rồi anh Pháp và tôi đi du học, căn nhà nay chỉ còn có cha tôi sống lủi thủi với chú em út mới vừa lên trung học. Những hình ảnh này không làm sao tôi quên được, để rồi sau khi tôi đã 50 tuổi, trong lúc ngồi chấm bài trước bàn thờ của cha mẹ chúng tôi, tôi đã ghi lại những giòng thơ dưới đây:

Con còn nhớ …
Năm con mười ba tuổi
Một đêm Trung Thu
Bất thần Mẹ ra đi vĩnh cửu
Bố gánh chịu thân gà trống nuôi con!
Mười chín tuổi, con ra đi
Máy bay cất cánh
Bố ở lại…
Bạn đời với văn chương chữ nghĩa,
Bần thần thương nhớ con trai.
Vì tương lai, sự nghiệp
Hay vì con vướng mộng giang hồ?

Cụ không hề tục huyền. Sau khi anh Pháp và tôi đã xuất ngoại, Cụ chỉ ước nguyện còn được sống thêm vài năm để trông nom cho chú em út của chúng tôi tốt nghiệp đại học, thế là cụ mãn nguyện lắm rồi!


Cụ viết thư đều đặn cho tôi và có một lần, cụ đã viết cho tôi:

“Nếu Bố giầu có, Bố đâu muốn để hai đứa phải đi du học xa nhà vì Bố nhớ hai đứa lắm!” Ðêm hôm đó, tôi lang thang ra bờ biển ngắm về phương trời quê hương xa vời vợi nơi nào để nhớ về cha tôi.

Năm 1965, tôi được chính phủ Úc cho vé máy bay về thăm gia đình nhưng chính thân phụ tôi đã gửi điện tín sang khuyên tôi không nên về vì cụ sợ tôi sẽ bị kẹt lại Việt Nam vì những “coups d’etat” bất tử. Sau biến cố Mậu Thân 1968, cụ cũng đã khuyên tôi nên ở lại ngoại quốc mặc dù cụ cũng rất muốn gặp lại tôi.

Rồi tôi đi biền biệt sang lập nghiệp tại Canada và không còn hy vọng gì để gặp lại cha già và các anh chị em của tôi nữa. Tới tuổi “tri thiên mệnh” tôi mới thấu hiểu được những cái nhọc nhằn, đơn độc của kiếp “gà trống nuôi con” và những hy sinh gan dạ của cụ chỉ vì cụ thực sự mong mỏi cho tôi được sống an bình tại ngoại quốc trong khi đó hàng ngày cụ vẫn mong thư của tôi gửi về:

Cuộc đời ra sao?
Con đi vào một thế giới khác

Không người thân bên cạnh.
Bố ở nhà canh cánh mong con,
Đời thiếu vuông tròn!

Trong niềm đau thương của đất nước, tôi gặp lại được cha già, anh em trong lúc mất nước nhà tan vào hồi tháng Sáu, 1975. Lúc này, cụ đã gần 80 tuổi. Hồi nhỏ, tôi không hề thấy cha tôi khóc, nhưng lần này, cụ đã thật sự khóc, khóc thương đất nước rơi vào tay cộng sản, khóc thương cho các con cháu của cụ còn kẹt lại bên Việt Nam .

Sau khi các anh chị em chúng tôi đã được sống ổn định tại Hoa Kỳ và Canada, cụ đã mừng rỡ thấy anh Pháp và tôi trở thành hai nhà giáo theo truyền thống của gia đình họ nội. Cụ thường hỏi thăm tôi về công việc nhà trường của tôi. Cụ chẳng đòi hỏi gì, có chăng chỉ là:

– Nếu có thể được, nhớ mua cho Bố mấy cuốn sách chữ Hán và nhất là cuốn tự vị chữ Hán và tiếng Pháp, nghe con!

Tôi lên phố Tầu mua biếu cụ một bộ tự điển chữ Hán sau khi cụ đã viết tên bằng chữ Hán cho tôi. Có lần tôi phải đợi họ đặt mua từ bên Hồng Kông dùm cho cụ. Một lần tôi thấy một cuốn báo chữ Tầu có nhiều hình ảnh đẹp, tôi hí hửng mua về tặng cụ với niềm vui thú như ngày xưa tôi đã “mong mẹ về chợ” để có quà vậy! Ngày hôm sau, cụ tặc lưỡi và nói với tôi:

– Người Tầu bây giờ họ “lãng mạn“thật! Ai lại trai gái mới quen nhau mà chưa chi đã nhẩy lên giường liền! Thật chẳng còn có cái lễ nghĩa gì cả!

Tôi phải quay mặt ra chỗ khác mà phì cười. Chẳng qua chỉ là vì tại tôi không biết chữ Hán mà vớ đại ngay phải một cuốn báo “porno” của dân Hồng Kông!

Khi cụ đã gần cửu tuần, sức khỏe sa sút, anh Pháp tôi từ Texas lên thăm cụ tại Montreal, Canada. Anh tôi có xin cụ một đôi câu đối để treo trong phòng làm việc. Cụ vui vẻ tự mài mực Tầu, cắt hai miếng giấy đỏ dài, miệng lẩm bẩm những lời sắp viết. Tay trái cầm kính “lúp” và tay phải cụ xoay xoay ngọn bút lông ưng ý nhất. Cụ viết chậm lắm và nét bút đã run nhiều. Cụ viết cho anh tôi đôi câu đối lấy từ một bài thơ của Trình Hiệu đời nhà Tống:

Vạn vật tĩnh quan giai tự đắc
Tứ thời giai hứng dữ nhân đồng

Ý nghĩa rất hiền hòa, nhân ái: hãy bình thản quan sát để mà thấy mọi vật đều tự đâu vào đó, và trong khắp bốn mùa hãy tìm hứng thú mà giao hảo với tha nhân. Ðó cũng chính là lối sống trong suốt cuộc đời của cụ, một nhà nho can đảm, bình thản đã chấp nhận cuộc đời mà mệnh Trời đã định.

Giờ đây, tuy thân xác của cụ không còn nữa nhưng cụ vẫn còn sống ngay trên các ngón tay của chúng tôi: những giòng chữ viết của tất cả các anh chị em chúng tôi đều từa tựa giống như chữ cụ đã viết vì chính cụ đã đích thân viết bằng bút chì để cho chúng tôi đồ lại khi anh chị em chúng tôi mới tập viết chữ!

Cụ đã không để lại cho chúng tôi tiền bạc nhưng cái di sản quý báu nhất của Cụ để lại cho anh chị em chúng tôi và cháu, chắt của cụ, đó là chúng tôi sống thuận hòa với nhau, trọng sự hiếu nghĩa, trọng sự học hành cho đến nơi đến chốn và cố gắng làm sao sống cho hợp với đạo làm người.

Lâu lâu, tôi vẫn thường gặp cụ trong những giấc mơ. Cụ trông tuy rất già nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Khi tôi gặp khó khăn trong những giấc mơ, cụ luôn luôn tự nhiên xuất hiện bên cạnh tôi như để chia sẻ và giúp đỡ cho tôi qua khỏi những giây phút căng thẳng trong đời sống. Cụ sống trong tâm tưởng của tôi và tôi thấy rất nhẹ nhàng và thương yêu mỗi lần tôi nghĩ tới cụ.

Mùa Thu năm 2013, để tưởng nhớ đến Cụ, anh chị em chúng tôi xin kính mời Quý Vị vào đọc:

TRUYỆN KIM-VÂN-KIỀU
ÐÀM DUY TẠO
GIẢO-ÐÍNH VÀ TƯỜNG-GIẢI


trong blog dưới đây:

http://kimvankieu.wordpress.com/

MỘT TRONG NHỮNG BÀI THƠ “FABLES DE LA FONTAINED” mà Cụ đã chuyển ngữ sang tiếng Việt khi Cụ đang định cư tại Toronto và Montreal, Canada:

https://damtrungphan.wordpress.com/2013/03/12/tho-ngu-ngon-la-fontaine-va-than-phu-chung-toi/

Đại gia đình hội ngộ tại Dallas với, các con, cháu, chắt và bạn hữu vào cuối tháng 8, 2013 để tưởng nhớ đến Cụ Đàm Duy Tạo và xum họp với nhau trong đời hưu trí của anh-chị-em chúng tôi.

Ðàm Trung Phán

Đàm Trung Pháp

Tháng Chín 2004 / 2013/ Feb. 2020
Mississauga, Canada

NHỮNG CÁI TẾT LY HƯƠNG

Ðàm Trung Phán

1998 /2020

Tôi đã xa quê hương 36 năm, tóc đã đổi màu và… thuyền muốn trở về bến cũ, mặc kệ dòng nước lũ cuộc đời.

Ngược dòng thời gian, tôi mong tìm lại những nguồn tình cảm thân thương, những kỷ niệm ấu thơ còn nhạt nhoà trong ký ức.

Học xong trung học vào mùa hè 1960, năm cuối tôi học Đệ Nhất Chu Văn An tại Saigòn.Tuổi trẻ, tôi mơ ước được đi du lịch, giang hồ mạo hiểm và thích cuộc sống tự lập, xa gia đình. May mắn thay, tôi được học bổng du học ngành kỹ sư ở Úc, sau một cuộc thi tuyển khá gay go. Học ngành Kỹ Sư mà suốt bẩy năm trung học tôi chưa hề nghĩ tới.  Trong thời gian chờ đợi, tôi đã đếm từng ngày để được xuất ngoại, nôn nóng xem xứ lạ quê người.  Nhưng số bị “tuần triệt”, bị sao quả tạ chiếu, vì trong năm 1961, sau khi dinh Độc Lập bị bỏ bom, cụ Diệm không cho phép một ai xuất ngoại du học.  Trình trạng của tôi thật như người ngồi trên đống lửa.

Ở hiền gặp lành, cuối cùng rồi trời cũng thương, tôi được xuất ngoại du học vào cuối năm 1961. Cái Tết xa nhà đầu tiên của nhóm sinh viên du học tụi tôi là ở thành phố Sydney vào đầu năm 1962. Cả thành phố Sydney đất rộng, người đông đó chỉ vỏn vẹn có chừng 15 sinh viên Việt Nam.  Tuy nhiên, chúng tôi cũng tổ chức Tết.  Hai anh bạn và tôi đi xe bus lên phố tầu mua xắm thực phẩm Á động.  Muốn có hương vị Tết Việt Nam thì phải có bánh chưng, dưa hành, hạt dưa đỏ… Nhưng hồi đó ở Sydney, kiếm đâu ra những thứ đó, không như bây giờ, thực phẩm Á đông nào cũng có, thật ê hề. Không có bánh chưng, dưa hành, chúng tôi đành tưởng tượng cho đỡ thèm. Chúng tôi ca hát những bản nhạc xuân quê hương, rồi kéo nhau đi ăn cơm Tầu cho đến khuya.

Rời nhà người bạn, tôi kiếm xe bus lên đồi Bellevue Hill nhìn xuống thành phố Sydney. Trong cái khí lạnh của ban đêm, và nhìn những ngọn đèn vàng phía dưới, tự nhiên nhớ nhà chi lạ! Tôi hình dung ra hình ảnh cha tôi đang khăn đóng áo dài đứng lễ trước bàn thờ tổ tiên. Mẹ tôi đã qua đời vào năm 1955, một năm sau khi gia đình tôi tay trắng di cư vào Saigòn. Cha tôi, trong cảnh gà trống nuôi con, chăm sóc cho ba anh em tôi còn nhỏ dại. Lúc đó, ở Việt Nam, chỉ có cha tôi và một em trai 13 tuổi đang sống với nhau. Còn anh tôi, hơn tôi một tuổi, và tôi, mỗi đứa ở một bán cầu xa lạ: Mỹ châu và Úc châu.

Những ngọn đèn vàng lấp lánh dưới chân đồi đưa tôi về dĩ vãng của những năm nhỏ dại. Quê tôi tại Bắc Ninh, mẹ tôi là người con gái Nội Duệ:

Trai Cồng Vồng Yên Thế

Gái Nội Duệ Cầu Lim

Tôi còn nhớ mang máng những ngày hạnh phúc nhất của gia đình.  Những đêm trước Tết, bố mẹ chúng tôi gói bánh chưng ở làng quê. Hai anh em chúng tôi cố thức để coi nồi bánh chưng và canh trộm trong những ngày tháng “củ mật” cùng với người lớn. Rồi lăn ra ngủ lúc nào không hay.  Sáng mồng một Tết, mẹ bắt chúng tôi ăn mặc đàng hoàng để đi chào họ hàng, để được mở hàng và đánh tam cúc cùng với gia đình. Tôi cũng còn lờ mờ nhớ được những đêm sáng trăng, những người thợ gặt vừa đập lúa, vừa hát đố với nhau.

Ngày vui qua mau!  Chiến tranh lan tràn đến làng, tôi theo cha đi chạy loạn, mẹ tôi phải ở lại nhà vì mới sinh em trai. Tôi bắt đầu hiểu biết thế nào là ly tán. Hơn 40 năm về sau, tôi đã ghi lại những hình ảnh đó qua những vần thơ mộc mạc:

Tôi sinh ra giữa lúc bom đạn ngang trời,

Người nằm xuống vì bom rơi, vì nạn đói.

Những đêm tối, theo cha tôi đi chạy loạn,

Mẹ ở lại nhà vì vướng bận em thơ.

Buổi tối đói, tôi mong mỏi đợi chờ,

Hình bóng mẹ và im lìm tiếng súng!

Rồi cha tôi bị Tây bắt đi tù, sau đó được thả tù và đi dậy học ở Phúc Yên.  Anh em tôi theo cha đi học, lại phải xa mẹ, vì mẹ tôi phải ở lại quê trông nhà cửa, ruộng vườn. Lúc đó, chúng tôi, đứa 9 tuổi, đứa 8 tuổi. Có những buổi chiều, hai anh em tôi leo lên thang gác của những nhà bị bom ném xập, đứng ngó những xe “ca” từ Hà Nội lên Phúc Yên, hy vọng trong xe có mẹ lên thăm. Cuối cùng, gia đình tôi được đoàn tụ tại Hà Nội vào năm 1952.

 Căn nhà của cha mẹ chúng tôi ở sát hồ Bẩy Mẫu và tôi học trường Đỗ Hữu Vị.  Đường từ nhà tới trường rất xa, nhưng tôi không giám đi tầu điện vì người anh họ của tôi có tính “yiêng hùng” hay thích đánh lộn với những học sinh khác cùng đi một chuyến tầu điện với tụi tội, thành thử tôi phải cuốc bộ từ 5 giờ rưỡi sáng.  Trên lộ trình, tôi chỉ còn nhớ mang máng những “villa” rất thơ mộng và những cái lạnh buổi sớm mai của Hà Nội.

Những ngày gần Tết, tôi xin phép bố mẹ cho tôi ghé qua chợ Đồng Xuân xem chợ hoa sau giờ hoc.  Tôi bắt đầu mê hoa từ đó.  Về sau, trong những năm trung học, tôi đọc đi đọc lại cuốn “Gánh Hàng Hoa” và giờ đây, ở tuổi ngũ tuần, tôi thích trồng phong lan để sống lại những kỷ niệm của tuổi ấu thơ. Những ngày đầu năm, đi lễ đền Ngọc Sơn với mẹ, đội mũ “bê rê”, mặc “blouson” đi chợ phiên cạnh hồ Hoàn Kiếm, tôi chẳng thấy lạnh là gì!  Cuộc sống thật êm đềm như một bài thơ.

Nhưng cuộc đời vô thường đầy biến đổi, hiệp nghị Genevè chia đôi đất nước được ký kết, gia đình tôi di cư vào Nam vào tháng 8 năm 1954.  Đấy là lần đầu tiên trong đời tôi được đi máy bạy.  Giờ đây, mỗi lần đi máy bay, tôi đều có cảm nghĩ mất mát, xa vắng:

Phi cơ đem đến chờ mong,

Bay đi biền biệt ai lòng  buồn ai!

Sung sướng nhất là những năm 57, 58 khi tôi còn học trường Trần Luc.  Trước khi nghỉ Tết, trường tổ chức đi xe lửa lên Biên Hoà xem các vườn cây ăn trái. Cùng đi trong toa xe, tôi nhớ nhất là thầy Doãn Quốc Sĩ, mà tôi thương mến từ năm Đệ Lục, Đệ Ngũ.  Thầy đã dậy cả hai anh em chúng tôi môn Việt Vặn. Chính nhờ thầy mà tôi thích Việt Vặn từ hồi đó.

Nhắc đến cái Tết tha hương đầu tiên luôn luôn làm tôi xúc động, vì hình như nó đánh dấu khúc quanh quan trọng nhất của cuộc đời tôi? Trước Tết năm 1964 tại Sydney, tôi đã dành dụm đủ tiền mua được chiếc xe Peugeot 203, mà chỉ những vị sồn sồn như tôi mới may ra có thể hình dung nổi cái dáng dấp của nó.  Xe le lắm cơ, có cả cái “sân thượng” (dịch từ chữ “sunroof” ý mà)!  Đêm ông Táo chầu Trời, tôi chở 4 ông bạn Mít da vàng, mũi tẹt đi chơi bờ biển cho đỡ nhớ nhà. Xe đang ngon trớn thì bị một thầy phú lít mắt xanh mũi lõ bắt tôi ngừng xe. Lúc bấy giờ tôi mới chợt vỡ lẽ là tôi đã đi ngược chiều. Tôi lo quýnh quáng vì nếu thầy biên phạt thì hỏng to, sẽ làm tiêu tan cả cái gia sản của tôi. Tôi cố chấn tĩnh để đối thoại với thầy.

Cảnh sát:

Your driving license, please!

You drove crazy

And didn’t you see:

“One way” only

Hung on a tree?

Chủ xe: 

Me Vietnamese

And me buddies

Go to party.

Me did not see

Sign on the tree!

Excuse me please:

“Rộng lòng từ bi

Đừng phạt làm chi,

Ticket costs money

Please let me ‘đi’

I‘ll be damn happy!”

Cảnh sát:

Hey, you, smarty:

You’re crazy

You’d better drive and see!

I let you go free 

Enjoy and leave!

Thôi, đi đi!

Sau khi xe chuyển bánh, một Trạng Lợn Vietnam (Dr. Vietnamese Pig) bèn phóng tác ngay một bài thơ để tặng mọi người trong xe, tựa là:

Đi Xem Hội

“Bẩm thưa thầy đội

Em đi xem hội

Cùng mấy cha nội

Chẳng may cây cối

Che mất phố phường

Nên đi ngược đường

Vậy xin thầy thương

Chớ nên biên phạt

Lần sau phạm pháp

Thầy “charge” gấp hai

Thôi nhé bái bai

 … Hẹn không gặp lại !”

Cuộc đời lăn như một hòn bi không bao giờ ngừng và từ đó tôi không còn có cái may mắn để ăn Tết ta, tết tây với gia đình, họ hàng nữa.

Sinh viên chúng tôi chỉ có thể tổ chức văn nghệ sinh viên và ăn Tết tập thể với nhau.  Cũng có năm, tôi phải đi thực tập tại một công trường trong đại lục Úc châu nên không thể về chung vui ăn Tết Việt Nam với bạn bè được.  Sự lạc lõng này đã gợi cho tôi những câu thơ như:

Quê hương tôi giờ này xa lắc

Tôi, một người lạc lối giữa Á và Âu.

Sa mạc này, tôi đã tìm thấy tôi!

Những dự tính của tôi khi còn học hoàn toàn đi trái ngược với thực tế.  Tôi đã không đi làm công việc của một kỹ sư công chánh như đã định và tôi cũng chẳng trở về Việt Nam để đoàn tụ với cha già và anh chị em . Tôi đã đến lập nghiệp ở Canada và trở thành một giáo sư dậy ngành công chánh mà tôi chẳng bao giờ định trước!

Hơn 36 năm rồi, xa quê hương, mỗi lần Tết về, tôi cố nhớ lại những gì đã mất. Còn chăng, đó chỉ là những hình ảnh nhạt nhoà của chợ hoa Hà Nội, chợ hoa Saigon, cảnh gói bánh chưng cùng cảnh xum họp gia đình trong ba ngày Têt…

Ðàm Trung Phán

Dec. 1998 / Feb. 2020

Toronto, Canada  

CÂY ĐA LỐI CŨ, GỌI HỒN NGƯỜI XƯA

Để có trọn bộ phần viết về Gọi Hồn tại Việt Nam năm 2005, kính mời qúi vị bấm vào Link dưới đây của Chim Việt Cành Nam:

 

http://chimviet.free.fr/truyenky/damphan/caydaloicu/dtpn051.htm

( CÂY ÐA LỐI CŨ, GỌI HỒN NGƯỜI XƯA ,  Ðàm Trung Phán)

 

 

ĐTP

BỨC TÂM THƯ CỦA HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN – GÂY QUỸ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN TẠI MISSISSAUGA, CANADA

Qua hai lần gây quỹ vào ngày July 15, 2017 và Nov.18, 2017, Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã gây quỹ và bán bảng khắc tên (plaques) được 160,000 Gia kim, tính cho đến ngày Dec. 31, 2017. HTNTN cần tiếp tục gây quỹ và bán plaques cho đến February, 2019 cho được 400,000 Gia Kim cả thẩy (giá dự trù để trang trải cho việc xây cất và phần landscaping cho TĐTN) để được phép khởi công phần xây cất  vào Mùa Xuân năm 2019 và dự trù xây xong trong năm 2020.

Để biết thêm các diễn biến của HTHTN từ Tháng 7, 2017 đến Tháng 4, 2018, nhất là các sinh hoạt Gây Quỹ, xin mời quý vị bấm vào 3  links dưới đây:

 

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/gay-quy-dot-3-cua-hoi-tuong-niem-thuyen-nhan-buc-tam-thu/

( Bức Tâm Thư của HTNTN)

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/activities/

(Đêm Gây Quỹ Đợt 1, July 15, 2017)

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/hat-cho-thuyen-nhan-tong-ket-chi-thu-cho-dem-gay-quy-ngay-18-thang-11-2017/

( Đêm Gây Quỹ 2, Nov.18, 2017)

HTNTN rất mong mỏi nhận được sự ủng hộ tinh thần, góp công, góp tài chánh của Quý Vị để CĐVN hải ngoại chúng ta có thêm một Tượng Đài Thuyền Nhân khang trang trong một công viên vừa đẹp, vừa thuận tiện gần trung tâm của thành phố Mississauga, Ontario, Canada.

 

Kính chào,

Đàm Trung Phán

 

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI -TẾT MẬU TUẤT TẠI VÙNG ĐẠI ĐÔ THỊ TORONTO – FEB.4, 2018

 

 

Năm mới, xin kính chúc Quý Vị an khang, thịnh vượng và khỏe mạnh.

Đàm Trung Phán

 

Và xin mời xem sinh hoạt mừng Xuân của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại vùng Đại Đô Thị Toronto, Canada :

 

Bà Thủ Hiến Ontario (Premier of Ontario) Kathleen Wynne ghé thăm HCT

 

Hội chợ Tết của Cộng Đồng để mừng Xuân Mậu Tuất đã diễn ra tốt đẹp vào ngày Chúa nhật 4 tháng 2, 2018 vừa qua tại International Centre, Mississauga.

Các đại diện tôn giáo, hội đoàn, truyền thông, các quan khách ngoại quốc & quý đồng hương đã tham dự Hội chợ Tết rất đông, con số phỏng chừng khoảng 6000 người, trong đó có gần 200 em thiện nguyện viên, sinh viên trẻ đến giúp các công việc trong hội chợ.

Nhiều quan khách chính phủ đã tới hoặc gởi thư, video chúc mừng. Đặc biệt ông bộ trưởng Steven Del Duca, Ontario Minister of Economic Development and Growth, trong phần phát biểu tại Hội Chợ đã hứa là chính phủ Ontario sẽ tích cực làm việc với Làng Dưỡng Lão để có thể giúp xây dựng nhà dưỡng lão cho cộng đồng chúng ta‎ trong thời gian ngắn sắp đến.  Đây là một tin thật tích cực cho quý vị cao niên trong cộng đồng.

Bà Chris Fonseca, Mississauga Ward 3 Councillor cũng xác nhận là thành phố Mississauga rất hoan nghênh cộng đồng VIỆT NAM, đã chấp thuận và sẽ làm việc với Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân trong công tác xây dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân trong khu vực Dixie & Bloor‎ để dự án mau thành hình.

https://www.youtube.com/watch?v=v6TdzyjEw5A

Trong chủ đề “Thương về Miền Trung”, Làng Việt Nam với Kỳ Đài Huế và nhiều cảnh sắc miền Trung đã làm sống lại những mùa Xuân thanh bình thuở ấy. Hội Phụ Nữ Toronto đã xây dựng mô hình chùa Thiên Mụ với cổng Tam quan rất công phu. Làng Dưỡng Lão với con trâu to rất giống thật, cầu khỉ, ghe chèo, ông đồ … Các xe xích lô, gánh hàng hoa, hình ảnh chợ Bến Thành đầy tình tự dân tộc. Khắp nơi đều có các bảng tên đường như Đại Lộ Huế, Đại Lộ Đà Nẵng … làm người dự có cảm giác mình đang đi trên những miền đất quê hương. Quán Cháo Cá Miền Tây với ban nhạc sống cũng là một trong những điểm đặc biệt trong Hội chợ.

Đội múa lân và cuộc diễn hành của 23 tôn giáo, hội đoàn trước nghi thức Chào Cờ rất sống động, bên phải sân khấu có hai cột cờ Canada và Việt Nam luôn tung bay rất đẹp mắt. Năm nay đặc biệt ca sĩ Đoàn Chính đã hát bài quốc ca Oh Canada bằng tiếng Anh và tiếng Việt cũng như bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Các em cầm hai lá Đại Kỳ, ca đoàn cao niên và toán Quốc Quân Kỳ đã làm phần khai mạc rất long trọng. Phần Tế Lễ Dâng Hương cổ truyền cũng diễn ra rất trang nghiêm ý nghĩa.

Năm nay ngoài các ca sĩ từ Mỹ hát nhiều bài, chương trình mới lạ có các dân tộc bạn như đội trống Nhật Bản, Lào, Tibet,  Nepal,  Tamil Sri Lanka / India… và nhiều tiết mục ca múa đặc sắc trong cộng đồng.

Tiết mục ca sĩ thiếu nhi, các Công chúa Hoàng Tử tí hon lên chúc Tết rất dễ thương, mầm non trong cộng đồng đang vươn lên.

Phần slideshow cảm ơn các nhà bảo trợ cũng như hình ảnh Xuân đã làm sân khấu thêm linh động.

Năm nay, ban tổ chức có mở rộng thêm khu Trò Chơi, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia, vui chơi trong ngày xuân như Thả Thơ, rao Lô Tô, trò chơi Nhận diện Quê Hương, ném vòng, quay số, nhà bơm hơi cho các em chạy nhảy… Bên góc Karaoke cũng rất thu hút nhiều người yêu nhạc. Phần triển lãm tranh Anh Hùng Lịch Sử do nhóm Viettoon vẽ cũng rất đông người xem. Phòng Tiếp Tân các quan khách ngoại quốc và đại diện Tôn giáo, Hội đoàn với các món ăn ngày Tết đã rất khởi sắc.

Các gian hàng của các tôn giáo đã được rất đông bà con thăm viếng, chụp hình. Các bàn của Hội đoàn, nhóm Từ Thiện như Marching Band, 5 trường Đại Học, Hội Cao Niên, Ủy Ban Yểm trợ Dân Chủ, Hội Vận Động Dân Sự-Hỗ trợ Bầu cử, Việt Tân, Cựu Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Hoa Tình Thương, Hội Việt Nhi Dị Tật… đã góp mặt để đồng bào tận mắt thấy sinh hoạt các Hội Đoàn. Phần ẩm thực với món ăn chay và mặn, các gian hàng Thương Mại, bông hoa…. cũng tham dự rất nhiều và thành công.

Hội Người Việt Toronto cũng cho ra mắt Giai Phẩm Xuân Bạn Việt 2018 gởi tặng đồng bào như món quà đầu năm.

Năm nay đại sảnh mới (Hall #5) dù diện tích nhỏ hơn nhưng không có cột chắn, ấm cúng và đỡ tốn tiền thuê mướn hơn. Các đài truyền hình, truyền thông Canada cũng đã tới quay phim, thông tin.

Đây được xem như Hội Chợ Tết “Indoor” lớn nhất Bắc Mỹ, là cơ hội để mọi người có thể gặp gỡ bạn bè, vui Xuân đầu năm, nói lên sức mạnh của cộng đồng.

Kính mời Quý Vị vào xem phần hình ảnh và Youtubes dưới đây:

http://thuduc-ontario.ca/Folder/hct-mautuat/index.html

Hội Chợ Tết Cộng Đồng do Hội Người Việt cùng các Hội Đoàn tại Toronto và vùng phụ cận tổ chức ngày 04/02/2018 –Đặng Hoàng Sơn  — VIETNAMESE CANADIAN COMMUNITY IN THE GTA CELEBRATING TET LUNAR NEW YEAR , FEB. 4, 2018

***

https://www.youtube.com/watch?v=o2RAPBbpTmU&feature=youtu.be

Hình do Duy Hân, Báu Chính, Đặng Hoàng Sơn, Kính Thủy… chụp (có 2 trang, sau trang 1 bấm trang 2):

https://www.flickr.com/photos/116262857@N03/albums/72157691508311161

***

Tin ngắn do đài TV Canada chiếu, bà Premier tỉnh bang Ontario đã mặc áo dài:

Tet Toronto 2018 – CTV News.

***

 

Phim video ngắn do Thời Báo TV thực hiện:

https://www.youtube.com/watch?v=3cn9SHa-W30

***

Video do An Nhiên TV thực hiện:

https://www.youtube.com/watch?v=1BtgVHceLP8

***

Phim video dài & hình do Roger Trung thực hiện:

http://rogertruong.ca/hoichotetcongdongtoronto2018/

***

Thủ Tướng Nước Canada chúc Tết đồng bào Việt:

https://www.youtube.com/watch?v=0FtmHGDZs8I&feature=youtu.be

***

Xin bấm vào link dưới đây để có các link khác: Video VBSC thực hiện, hình ảnh & Video của Đặng Hoàng Sơn, hình ảnh của Đỗ Nghĩa, Trần Thái Lực,

Đàm Trung Phán …..

Bổ túc hình & videos Hội Chợ Tết Cộng Đồng ngày 04/02/2018

 

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2017 & NĂM MỚI 2018 – GÌN VÀNG GIỮ NGỌC CHO TIẾNG VIỆT TRUYỀN THỐNG TẠI HẢI NGOẠI

 

 

 

Thân chúc Quý Vị và thân quyến một Giáng Sinh đầm ấm và một Năm Mới an vui, khỏe mạnh .

 

Xin mời đọc:

 

GÌN VÀNG GIỮ NGỌC

 

 

DIỄN-VĂN CHỦ-ĐỀ CỦA GIÁO-SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP  TRONG LỄ KHAI-GIẢNG  KHÓA HUẤN-LUYỆN VÀ TU-NGHIỆP SƯ-PHẠM CÁC TRUNG-TÂM VIỆT-NGỮ NAM CALIFORNIA NGÀY 28-7-2017 TẠI LITTLE SAIGON.

 

Đau lòng phải giã biệt miền Nam khi cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy. Các truyền thống văn hóa Việt thể hiện qua các lễ lạc như Tết Nguyên Đán, Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Giỗ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu; các tập tục như quan, hôn, tang, tế, tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn được thiết tha duy trì trong các cộng đồng Việt hải ngoại. Và tiếng Việt truyền thống – nơi  lưu giữ cái linh hồn, cái tinh hoa, cái bản sắc, cái tình tự dân tộc thắm thiết của chúng ta – vẫn còn nguyên vẹn.

 

 

Tiếng Việt chúng ta mang theo là thứ tiếng Việt đẹp đẽ, thanh lịch, trong sáng. Đó là thứ tiếng Việt của Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh hãnh diện gọi là tiếng ta. Đó cũng là thứ tiếng Việt của Tự Lực Văn Đoàn, của Vũ Hoàng Chương, của Đinh Hùng, của các hệ thống giáo dục, văn học, báo chí, chính trị, kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

Điều rất đáng lo ngại là ngày nay, trong khi tiếng Việt truyền thống được chúng ta gìn vàng giữ ngọc với niềm tự hào ở hải ngoại, thì ở quê nhà nó đang bị thái hóa trầm trọng để phù hợp với lối sống vô liêm xỉ, thiếu đạo đức, mất hết tự ái dân tộc, gây ra bởi một chế độ phi nhân tàn bạo lấy súng đạn mà áp bức người dân bất hạnh.

Những đồng nghiệp tại trường Đại-Học Sư-Phạm Saigon của tôi bị kẹt lại sau 30-4-1975 kể lại chuyện đau lòng đầu tiên của họ khi “bên thắng cuộc” cho một “cán bộ giáo dục” và đoàn tùy tùng đến “tiếp quản” ngôi trường khả kính đã đào tạo nhiều ngàn giáo sư trung học đầy đủ khả năng và tư cách để phục vụ nền giáo dục nhân bản và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa. Lối xưng hô thô lỗ và cách đối xử kiêu căng hằn học của họ làm các cựu nhân viên giảng huấn (từ giảng viên cho đến giáo sư thực thụ) choáng váng. Tất cả bị gọi bằng “anh” hay “chị” và tất cả bị gọi là “giáo viên”. Vị giáo sư khoa trưởng bị đẩy ra khỏi văn phòng làm việc; câu châm ngôn Lương Sư Hưng Quốc sơn bằng chữ lớn trên bức tường gần cổng trường bị một lớp sơn mới quệt lên trên xóa hết tung tích.

Sau hơn 40 năm thái hóa, tiếng Việt bên quê nhà đã có thêm rất nhiều từ vựng mà chúng ta thấy thật “chướng tai” khi nghe nói và “gai mắt” khi thấy trong sách vở báo chí – với ý nghĩa chẳng trong sáng chút nào như được tuyên truyền. Từ vựng truyền thống đứng đắn chân phương bị thay thế bằng một thứ từ vựng ngô nghê, thô tục, cọc cằn, như  nhà hộ sinh trở thành “xưởng đẻ”; nữ quân nhân trở  thành “lính gái”; lạp xưởng trở thành “con sâu mỡ”.

Một số người thiện chí trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta (như hai ông Đào Văn Bình và Trần Văn Giang) đã thu thập được khá nhiều từ vựng quái dị này và cảnh báo đồng hương hải ngoại.   Tác giả Đào Văn Bình đã cho lên Internet cuốn Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời rất hữu ích cho giáo giới chúng ta muốn bảo vệ tiếng Việt truyền thống tinh tuyền tại hải ngoại. Đó là những từ vựng, từ ngữ đã nhiễm độc mà chúng ta phải tránh, không thể truyền bá trong cộng đồng hải ngoại, nhất là trong các lớp dạy tiếng Việt truyền thống từ mẫu giáo cho đến trung học và đại học. Đây là vài từ vựng và câu nói “đổi đời” tiêu biểu tôi tìm thấy trong TĐTVĐĐ : “động vật hoang dã” (dã thú), “lao động nữ” (nữ công nhân), “động não” (suy nghĩ), “vô tư” (thản nhiên), “anh muốn khẩn trương quản lý đời em” (anh muốn cưới em ngay), và “lối chụp hình tự sướng” (cách chụp hình selfie).

Mức nhiễm độc của tiếng Việt đổi đời ngày càng đáng sợ – nó đã tràn sang cả đại tác phẩm Truyện Kiều của dân tộc Việt. Một báo động đỏ thực sự! Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh –trong ngày giỗ cụ Nguyễn Du linh đình năm 1924 tại Hà Nội – đã tôn vinh với câu nói trước anh linh tiền nhân rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” đang bị phỉ báng và bức hại tại quê nhà. Khai pháo bởi ông kỹ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân khi ông ta phổ biến cuốn sách có một tựa đề ngạo nghễ  “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” trong một cuộc hội thảo về Truyện Kiều tổ chức cuối năm 2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong “công trình” ấy, ông đã “sửa” khoảng 1.000 chỗ trong tổng số 3.524 câu thơ Truyện Kiều.

https://kimvankieu.wordpress.com/

     Tại sao ông kỹ sư cơ khí lại làm chuyện động trời như vậy? Đây là lý do tại sao ông quyết định sửa đại tác phẩm của thi hào Nguyễn Du: “Truyện Kiều không còn thịnh như trước, do rào cản điển tích, chữ Hán, từ cổ, từ địa phương – chữ nghĩa Truyện Kiều rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh.” Một công việc quái đản xưa nay chưa thấy như vậy mà lại được “anh hùng lao động” Vũ Khiêu – một học giả từng làm viện trưởng Viện xã hội học – khuyến khích và tán dương, với lời nói quả quyết  rằng sách này “là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều”.

 

Còn nhớ xưa kia, vua Tự Đức rất giỏi văn thơ mà chỉ dám nhuận sắc vài chỗ không đáng kể trong Truyện Kiều rồi cho in nó thành “bản kinh” phổ biến trong dân gian.  Chúng ta cùng xem vài thí dụ về nỗ lực sửa Truyện Kiều  kỳ dị, lệch lạc, ngớ ngẩn, đoán mò, làm tối ý nghĩa của ông Đỗ Minh Xuân [dựa vào bài viết sắc bén có tựa đề “Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều” (khuyết danh tác giả) đăng tải trên Đời Sống Pháp Luật Online ngày 28-4-2014]:

  • Lạ gì bỉ sắc tư phong = “Mỗi người thứ có thứ không” [lời văn cục súc, quê mùa].
  • Thời trân thức thức sẵn bày = “Quả ngon thức thức xách tay” [một hành động thanh nhã, cao sang, dịu dàng trở thành một hành vi thô lỗ – như thể cô Kiều hái trái cây nhà mình, bỏ vào giỏ, rồi xách tay sang đưa cho Kim Trọng ăn].
  • Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương = “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương” [chứng tỏ sự dốt nát, đoán mò, không hiểu mạch tương nghĩa là nước mắtđã dào mạch tương nghĩa là nước mắt đã dào dạt ra].

Theo cái kiểu “sửa chữa” Truyện Kiều như hiện nay ở quê nhà thì chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn Truyện Kiều, dẫn đến chuyện không còn tiếng ta nữa, rồi bước kế tiếp là không còn nước ta nữa! Thi hào Nguyễn  Du và  học giả Phạm Quỳnh nơi cửu tuyền làm sao tránh khỏi  nỗi đoạn trường khi biết đến điều đau đớn này?

Bằng mọi giá, chúng ta phải biết rõ ranh giới giữa tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt “đổi đời” tới mức thoái hóa bên quê nhà. Thứ tiếng Việt tồi tệ ấy không thể có chỗ đứng trong các lớp dạy tiếng Việt truyền thống tại hải ngoại ở mọi trình độ.

HÌNH ẢNH SINH HOẠT TẠI VÙNG ĐẠI ĐÔ THỊ TORONTO – THÁNG 11, 2017

 

Kính mời Quý Vị vào xem hình ảnh và bài viết về:

 

  1. Chính Phủ Liên Bang trao tăng huy hiệu Lá Cây Phong (Pin) cho GS Đàm Trung Phán, Nov 15, 2018:

1.1

http://thuduc-ontario.ca/Folder/damtrungphan/index.html

(GS Đàm Trung Phán – Canada Community Award – Nov 15, 2017- Đặng Hoàng Sơn)

1.2

https://www.youtube.com/watch?v=q6iiMTE5g6g&t=29s

(PHAN DAM RECEIVING CANADA’S 150th ANNIVERSARY AWARD & PIN – NOV.15, 2017)

 

2. Đêm Gây Quỹ Đợt 2 cho Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân do nhóm Anh Chị Em nghệ sĩ tổ chức, Nov 18, 2017

2.1

https://photos.google.com/share/AF1QipMPEjnfK0gvwnby6VT9y2JfEyMuC8naMUpNJhDMnsIXlOVuc-dGXiQI6NuQ7scWJQ?key=aXpNYkRQa2I4TzQwSFJZbHhndHBhNWwtbWdQcDF3

(Hình ảnh Đêm Gây Quỹ Đợt 2, ĐT Phán)

2.2

https://www.youtube.com/watch?v=MMKC18Tz_ek&t=294s

(Youtube :VBPMA – HÁT CHO THUYỀN NHÂN- SINGING FOR BOAT PEOPLE – 2017-11-18-ĐT Phán)

2.3

http://thuduc-ontario.ca/Folder/hatcho-thuyennhan/index.html

(Chương Trình Gây Quỹ HÁT CHO THUYỀN NHÂN Do Nhóm Nghệ Sĩ Toronto Và Thân Hữu Thực Hiện- Đặng Hoàng Sơn)

2.4

https://www.youtube.com/watch?v=kguHwKy8TSQ

(Đêm văn nghệ gây quỹ “Hát cho Thuyền nhân” –Thoi Bao Media)

 

2.5

https://www.youtube.com/watch?v=9U8oxZWuHiQ

(VBSC Nghe Si Toronto gay quy cho tuong dai thuyen nhan o Mississauga)

3.0

Cộng Đồng VN vùng Đại Đô Thị Toronto và Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã đạt những thành quả sau đây:

3.1 Hội Đồng Thành Phố Mississauga đã dành riêng cho CĐVN chúng ta một khu đất tại 3650 Dixie Road, Mississauga để xây Tượng Đài Thuyền Nhân

3.2 Sau hơn 7 tháng làm việc, HĐQT của HTNTN đã vượt qua nhiều giai đoạn tuyển lựa gay go, kỹ càng và minh bạch với hỗ trợ tích cực trong công việc chầm chấm điểm của CĐVN  30%) và Ban Giám Khảo ( 70%) đã công bố tác phẩm “Thuyền Nhân” của Họa Sĩ kiêm Điêu Khắc Gia Vi Vi được dùng trong công việc xây dựng TĐTN tại TP Mississauga.

Xin Quý Vị vào xem Video của mẫu hình này:

https://www.youtube.com/watch?v=x_pSzUgkgZ4&t=71s

(MAQUETTE “BOAT PEOPLE” DESIGNED BY SCULPTOR VI VI VO HUNG KIET –  NOV.18, 2017 18, 2017)

 

4.0 HTNTN đang đi vào giai đoạn xây cất TĐTN. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục loan báo về công trình xây cất giai đoan này

 

 

Thân kính,

 

Đàm Trung Phán

 

 

ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII, 2017 – MONTRÉAL, CANADA

 

Xin gửi đến Quý Vị một số hình ảnh, Youtubes và bài phóng sự về Đại Hội Gia Long kỳ VIII 2017 tại Montreal, Canada :

 

  1. Hình ảnh:

https://photos.app.goo.gl/94h6atXTOcXKNbN

(ĐHGLTG Kỳ VIII – 2017 Montreal, QC, Canada – Trai Nguyễn)

 

https://www.flickr.com/gp/20932172@N06/3wFW6t

(2017-10-03 DHGLTG Ky 8 – Thien Vo)

 

https://photos.google.com/share/AF1QipMc6dAdOQTKupym4DL9DshooOn1MuMZWidECI4zdk35GUzDvtxSuX7hquiRaxXPPA?key=d1lrZWxOUEZmQTRKMkJyaDdicUJlSG5jZ1BzanV3

(Gia Long Toronto tại ĐHGLTG kỳ 8 tại Montreal 2017 – Lực Trần )

 

https://plus.google.com/photos/110033572606660377857/albums/6473555445976557569

(2017-10-04 Gia Long’s Western Province Tour – Stop over in the Greater Toronto Area – Phan Dam)

https://photos.google.com/share/AF1QipPluekTMA12pc0v4ZlqA70m2RwRM2zdNWHr49bZhTo9QGrLVqkWlTZ6kNCR1cCDVw?key=R29vR1JjYzVqSTJvT3ZMMlZieU9sWjdxMllDWlVn

(Ontario tour, day 3, 1000 Islands)

https://www.dropbox.com/sh/xukd8s68pmgt0c3/AADnegS3zG5lhR4ok7DtHZ9ga?dl=0

(Dai Hoi GL The Gioi Ky 8 – Dinh Ngoc Boi)

 

  1. Youtubes:

https://www.youtube.com/watch?v=tcA6A7c5g7w&feature=youtu.be

(GL Toronto taị GLTG kỳ 8 2017 -Lực Trần)

 

https://www.youtube.com/watch?v=0VymAGi-5v4

(LK Mẹ Trùng Dương, Cửu Long Giang, Về Miền Nam & Mẹ Việt Nam – Kiều Miên)

 

https://www.youtube.com/watch?v=G9k4NK-47vM

(ĐÊM GALA ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII – 2017 MONTRÉAL – Van Thanh Phan)

 

(ĐẠI HỘI GIA LONG TOÀN CẦU kỳ VII 2017 –  Viếng Thăm vùng Đại Đô Thị Toronto – Oct.4, 2017 – Phan Dam)

 

  1. Phóng Sự của Thời Báo:

 

http://thoibao.com/dai-hoi-gia-long-the-gioi-ky-thu-viii/

(Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ thứ VIII – Thoi Bao)

 

 

Thân chúc Quý Vị an vui, khỏe mạnh.

 

CVA  Đàm Trung Phán

GL Dương Bích Nga

MY LAST WORDS

My very good friend Vuong Hien Tong passed away on Sept.5, 2017. For 7 years, he bravely fought against rectum cancer and its “by-products”. He was always optimistic and practiced meditation daily. Two weeks before his eternal departure, he phoned me to say good-bye as he was told that the “trip” could take him away any time. I was numb and just listened to him. Before he hung up the phone, I jokingly told him to pick me up at the “air port” and take me for a bowl of Pho to celebrate our “re-union”. He was laughing cheerfully.

In the morning of Sept.5, 2017, one of our common friends sent me an email letting me know that VHT was in the state of  “hap hoi” (Vietnamese word for dying) in the hospital and he had asked our common friend to send his “farewell” to me for Tong.

Tears kept on rolling down my cheeks. I had a good cry in front of my PC.

A time to live, a time remember, dead or alive.

 

MY LAST WORDS

Vuong hien Tong

 

Please don’t feel sad. Instead, you should be happy for me that I was set free.

Looking back at my life, I feel that I have been very, very lucky and blessed regardless all the challenges and the difficult times that I had encountered.

Up to the age of 11, I was nurtured in the life of a wealthy family. Several years after my late father declared bankruptcy in 1961, we lived in poverty. Luckily, my late father’s brother, uncle Kien, had provided us with temporary shelters during our difficult times.

I was the only child in the family who had a chance to attend university.

Although having grown up in a war torn country and gone through 3 months of military training, I was not drafted into the army.

After fleeing the Vietnamese communists in 1978 with my family, we lived in a tea farm in China, then locked up in a refugee camp in Hong Kong. One year later, we were lucky to be able to start a new life in Toronto at the age of 29.

My sisters Linh, Vi and my brother David all live in Toronto and have always helped me when I need it. I am also blessed to have Eva, a cousin whom we all consider as our sister. I was also lucky to have a kind mother-in-law who helped us with everything from childcare to cooking for over 30 years since she arrived in Toronto.

My wife and I are compatible in many ways, especially in food, music, travelling and social activities. Our son and daughter are healthy and happy. Now, they both have their own families with a girl and a boy. I’m so glad to have a son-in-law like Ray and a daughter-in-law like Ngoc, and also nieces Gloria and Clarissa, whom I’ve always treated as daughters. Our financial status is moderate, stable and debt free.

After my early retirement at the age of 53, I had been working as a freelance interpreter until 2010 when I was diagnosed with rectal cancer of stage 3.

During my battle with cancer in 2010, I was delighted to be able to welcome our 4 healthy and lovely grandchildren into our family. I have received support and encouragement from friends and relatives here and abroad since I became ill. Yet, most importantly, I have been loved and cared for by my wife who used to be a nurse back in Vietnam plus the countless support by my sisters by providing nutritious food and transportation for me.

Regardless all the pains and suffering that I have to endure, I feel happy and blessed since I have been able to enjoy being with my family every day.

After 7 years of treatments, cancer has spread to my lungs, my right kidney and my brain.

And now, I am monitored by the Mount Sinai Palliative Care Team at home. To keep me alive would just mean prolonging the pain for me and creating more anxiety to my family. Why not let our death angel take me to another adventure, perhaps to the moon or another planet for another life.

After my passing, please:

Send my statement to our friends and relatives by email as a way of saying my final goodbye.

I do not want any funeral service or wreaths.

All donations should go to Sunny Brook Foundation.

Send my body to crematorium directly.

There’s no need to put the ashes into an urn and inside the niche, unless my wife Anh insists on doing so.

The memorial plaque designed by me is good enough to show that I had once lived on this planet.

I believe that once people are dead, it is just like the light is out, there will be darkness and everything will return back to the nature.

Life is like a dream, and our dreams make us feel like things happened in our real life!

We came with nothing and leave without anything!

Take care of yourself and your family, folks!

 

 

Toronto, 2017

APPEL A TOUS LES ESPRITS DE JUSTICE ET DE LIBERTE, A TOUS LES DEMOCRATES ET ECOLOGISTES AUTHENTIQUES – S.O.S. VIETNAM

Đặng Phương Nghi

S.O.S. VIETNAM

En danger de génocide et d’annexion par la Chine !

 

Une annexion du Vietnam machiavéliquement programmée par la Chine avec la complicité du pouvoir communiste de Hanoi est en passe de se réaliser dans l’indifférence générale !

A la fin de la guerre frontalière sino-vietnamienne, menée par la Chine en représailles de l’intervention du Vietnam au Cambodge, qui dura non pas seulement quelques mois selon la version officielle, mais 10 ans (1979-1989) marqués par des atrocités inouïes de la part d’une armée de 620.000 chinois rasant tout sur leur passage (destruction de 4 villes et de villages entiers, massacre de tous leurs habitants enfants compris avec viol en réunion préalable des femmes)[i], les dirigeants de Hanoi aux abois devant la chute de l’empire soviétique, jusqu’alors leur allié, plutôt que de perdre leur pouvoir en se reconvertissant en démocrates comme en Europe de l’Est, préférèrent en 1990 aller à Canossa ou plus exactement à Chengdu faire allégeance à la Chine et lui offrir leur pays en échange de l’appui de Pékin, en vertu d’un traité secret dont la teneur succincte n’a été divulguée qu’en avril 2013 par des documents subtilisés au Service secret de la Défense nationale vietnamienne et remis au Foreign Policy Magazine par le général Hà Thanh Châu, après sa demande d’asile politique aux Etats-Unis[ii]. Selon ce traité, le pouvoir de Hanoi s’engage à la transformation progressive du Vietnam en province chinoise à l’instar du Tibet. L’évolution se fera en trois étapes de vingt ans chacune :

 

2000-2020 : le Vietnam devient province autonome,

2020-2040 : le Vietnam devient province dépendante,

2040-2060 : le Vietnam troque son nom pour Âu Lạc (du nom de deux anciennes ethnies vivant entre les deux pays) et sera soumis à l’administration du gouverneur du GuangZhou.

Les capitulards de 1990 se contentaient d’exécuter en plus nettement l’engagement de Hồ Chí Minh en retour de l’aide militaire accordée par Mao Zedong dans la 1ère guerre d’Indochine. Par la « Convention de coopération vietnamo-chinoise » signée le 12/6/1953 à GuangXi,  Hô promettait de faire désormais « fusionner le parti des travailleurs vietnamiens avec le parti communiste chinois » et de faire de « la république démocratique vietnamienne un élément de la république populaire chinoise »[iii].

 

Sous prétexte de coopération active avec le Grand frère du Nord, le processus de tibétisation  du Vietnam se déroula comme suit :

Mise au pas politique :  

–    En 1999 un traité sur la frontière terrestre stipule la cession de 900 km2[iv] (équivalents à 60% de la superficie de la province de Thái Bình) y compris la moitié de la cascade Bản Giốc et le poste Nam Quan, deux sites historiques chers au cœur des Vietnamiens.

–     En 2000 par un traité sur le golfe du Tonkin[v] le pouvoir de Hanoi cède à la Chine près de la moitié (44% ou 16000 km2) des eaux territoriales dans le golfe ainsi que la plage de Tục Lãm avec en plus le droit pour les Chinois d’exploiter économiquement les richesses naturelles du golfe dans la zone vietnamienne sous couvert de coopération. Ces deux accords sur les frontières ne sont en réalité que des textes d’application de trois traités signés par Hồ Chí Minh avec Pékin en 1957, 1961 et 1963[vi].

–     En 2013 dix résolutions sur la coopération permettent à Pékin de contrôler l’entière   politique du Vietnam. Des Chinois de Chine ou anciennement du Vietnam (ceux qui partirent en 1978) spécialement formés furent placés par le pouvoir chinois à divers postes de direction de tous les échelons dans toutes les institutions vietnamiennes, surtout dans la police et l’armée, jusqu’aux plus hautes charges de l’Etat : Actuellement, le président de la république Trần Đại Quang, le vice-premier ministre Hoàng Trung Hải considéré comme le bras droit de Pékin, le vice-président du Parlement Tô Huy Rứa et le ministre de la police Tô Lâm sont des chinois ou d’origine chinoise. De la sorte, les cadres et dignitaires à l’esprit rebelles à la sinisation sont vite repérés et mis hors d’état de nuire : Une vingtaine d’officiers haut-gradés connus pour leur hostilité à la Chine, dont le chef de l’Etat-major Đào Trọng Lịch et le commandant en chef de la 2e zone militaire Trần Tất Thanh, disparurent dans un « accident d’avion pour cause de brouillard » en mai 1998 ; plus récemment, en juillet 2016, trois mois à peine après sa nomination, le général Lê Xuân Duy, un autre commandant en chef de la même zone (très importante à cause de son voisinage avec la Chine et le Laos), héros de la guerre sino-vietnamienne de 1979, connut plutôt une « mort subite ».

–   En 2014 le traité sur un « projet de deux couloirs stratégiques » donne à la Chine le droit d’exploiter économiquement les six provinces frontalières (c’est-à-dire en fait la destruction de magnifiques forêts primaires du pays) et la région de Điện Biên, ainsi que l’établissement de deux couloirs stratégiques, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng et Móng Cái – Hà Nội.

–     En janvier 2017, Nguyễn Phú Trọng, le secrétaire général du parti actuel est allé à Pékin signer 15 conventions promouvant une plus étroite coopération entre les deux pays, en particulier dans les domaines militaire, policier et culturel, laquelle coopération doit être comprise comme une plus grande sujétion, avec à terme l’incorporation de l’armée et la police vietnamiennes dans l’armée et la police chinoise[vii], c’est-à-dire la fin du Vietnam.

–    Quant à l’occupation des îles Paracel et Spratly par la Chine, le pouvoir de Hanoi l’entérine en quelque sorte car il réprime toute manifestation publique contre elle, et ne proteste guère ou très mollement devant les constructions et les forages que les Chinois y font[viii].

Tous ces traités furent suivis d’accords économiques permettant à Pékin d’envoyer en masse ses ressortissants sous couvert d’employés et d’ouvriers dans les endroits les plus stratégiques du Vietnam :

  • Accord pour deux entreprises conjointes (en fait chinoises car la majorité du capital vient de Chine) de bauxite installées sur le « toit » des Hauts Plateaux du Centre, d’où l’on peut dominer toute l’Indochine.
  • Accord pour l’exploitation par les Chinois des forêts primaires, ce qui revient à laisser la Chine détruire les plus belles ressources naturelles du Vietnam tout en lui permettant de contrôler des points les plus cruciaux du Nord du pays.
  • Permission aux entreprises chinoises de s’installer sur tout le littoral vietnamien, de Móng Cái à Cà Mau.
  • Possibilité pour les Chinois de fonder des villes chinoises dans tout le pays comme à Bình Dương, où la seule langue utilisée est le chinois et où les échanges se font en yuan chinois.
  • Permission aux ressortissants chinois de venir au Vietnam sans visa, de circuler et de s’installer librement au Vietnam où ils peuvent se marier avec des Vietnamiennes dont les enfants deviendront systématiquement chinois. Par contre, un visa est toujours exigé pour les Vietnamiens allant en Chine, et de nombreux quartiers chinois au Vietnam sont interdits aux Vietnamiens, même aux autorités publiques vietnamiennes.

La reconnaissance tacite de l’appartenance du Vietnam à la Chine se manifeste par l’adoption d’un drapeau chinois à 6 étoiles (une grande étoile entourée de 5 au lieu des 4 petites étoiles officielles) sur lequel le peuple vietnamien figure symboliquement comme un des peuples conquis à l’égal des peuples de la Mandchourie, de la Mongolie intérieure, du Tibet et du pays Ouighour. Ce drapeau chinois, apparu pour la première fois en 2011 en arrière-fond derrière une speakerine de la télévision officielle VTV suscita une telle interrogation indignée qu’il fut vite retiré ; on le revit pourtant en millier d’exemplaires agité par les écoliers vietnamiens pour l’accueil du vice-président chinois Xi Jinping en 2012. Face au tollé général, le gouvernement se contenta d’imputer le fait à une erreur technique des fabricants du drapeau (sic!). Ce qui n’a pas empêché ledit drapeau de figurer dans une salle de réunion de hauts-gradés vietnamiens et chinois à Lào Cai en 2015 et actuellement dans de nombreux commissariats.

D’ailleurs, le drapeau rouge avec une étoile jaune au milieu qui représente officiellement le Vietnam communiste que Hồ Chí Minh imposa au Vietnam n’est que l’emblème des jeunes pionniers communistes chinois[ix] (et non pas celui de la province de Fujian comme le prétend la rumeur). Additionné avec la forte probabilité que le fameux Hồ Chí Minh identifié avec le révolutionnaire vietnamien Nguyễn Tất Thành alias Nguyễn Ái Quốc est en fait un imposteur chinois, son sosie, dénommé Hu JiZhang (Hồ Tập Chương) alias Hu Guang (Hồ Quang), chargé par l’Internationale communiste de personnifier l’espion soviétique vietnamien après sa mort en 1932 dans les geôles de Hông Kông — d’après la révélation apportée dès 1946 par un auteur taiwanais, Wu ZhuoLiu (Ngô Trọc Lưu), dans un livre intitulé « Hồ Chí Minh » écrit en japonais,  confirmée en 1949 par un journal local du PCC, Gang Shan (Cương Sơn), réaffirmée nettement dans une biographie controversée sur « La moitié de la vie de Hồ Chí Minh » publiée par un autre universitaire taiwanais, Hu JunXiong (Hồ Tuấn Hùng) en 2008[x]–, ce trait en dit long sur la machination annexionniste des dirigeants chinois et leur détermination mûrie depuis très longtemps de conquérir le Vietnam.

Nul étonnement après cela à ce que les Chinois se comportent en maîtres arrogants, certains hauts dignitaires de Pékin ne se privant pas de traiter publiquement les dirigeants vietnamiens de « bâtards ingrats » quand Hanoi ose protester timidement contre l’un de leurs abus.

La soumission du Vietnam à la Chine se traduit par la répression violente de toute manifestation anti-chinoise (contre l’occupation des terres sur la frontière du Nord ; contre celle des îles Paracel et Spratly, traditionnellement vietnamiennes, convoitées par la plupart des pays de la région pour ses riches  gisements de pétrole représentant 25% des réserves mondiales, que la Chine a arrachées au Vietnam  par les armes en 1974 et en 1988 ; ou contre l’implantation des usines de bauxite dans une région particulièrement sensible du point de vue environnemental en 2009-2011, etc.) : des centaines de militants patriotes furent arrêtés, battus et mis en prison où beaucoup moururent par suite de mauvais traitements. Répression d’ailleurs toujours de mise, comme par exemple ces derniers mois envers les protestataires contre l’entreprise Formosa (taiwanaise par son nom et son siège en Formose, mais chinoise par son capital et donc sa gestion).

Sujétion culturelle :

L’expansion politique ne se conçoit guère sans influence culturelle, et pour Pékin, cette influence ne se comprend que par la sinisation du peuple conquis. Puisque les Vietnamiens sont destinés à fusionner dans le grand chaudron chinois, il faut effacer les traces d’antagonisme héréditaire chez eux et leur ôter en même temps la fierté de leur passé historique. C’est ainsi que Pékin imposa à Hanoi diverses mesures :

  • Faire oublier la vaillante résistance à l’armée chinoise dans la guerre de 1979-1989 : A l’indignation impuissante des anciens combattants, à la frontière nordique, Hanoi dut faire gratter sur la tombe des militaires vietnamiens morts pour la patrie tout ce qui a trait à cette guerre et à leur héroïsme. Par contre, des cimetières et monuments grandioses y furent édifiés en l’honneur des soldats chinois tombés au Vietnam. L’abondante publication hostile à la Chine durant la guerre disparut de la circulation et désormais les rares mentions de cette guerre dans les manuels d’histoire ne comportent guère plus de 11 lignes, si bien que les jeunes Vietnamiens ignorent jusqu’à son existence[xi]. Sur les annexions des terres frontalières comme des îles Paracel et Spratly et sur les exactions fréquentes de l’armée chinoise tels le mitraillage des bateaux de pêcheurs ou l’abattage des avions vietnamiens au large des eaux territoriales vietnamiennes dont la Chine s’est approprié la moitié, un silence radio est strictement observé.
  • Eviter la glorification des grands héros de l’histoire honorés pour leur lutte victorieuse contre l’envahisseur chinois. Il fut même question sous des prétextes oiseux de retirer leurs statues des lieux publics, mais le sujet trop sensible fut remis de côté et le pouvoir se contente de les déboulonner dans les habitations des particuliers (cas récent pour la statue du général Trần Hưng Đạo, grand vainqueur des Mongols, édifiée chez un habitant de la province de Lâm Đồng[xii]).
  • Aucune assimilation ne peut s’exercer sans adoption du langage. A l’inverse de l’anglais, langue très flexible et aisée à apprendre, malheureusement pour les ambitions hégémoniques de la Chine, la langue chinoise avec son écriture idéographique se prête mal à la propagation internationale et ne séduit guère les Vietnamiens. Si tu ne veux pas l’apprendre de ton plein gré, tu l’apprendras de force : des décrets furent donc arrêtés en fin 2016 pour imposer le chinois comme une première langue étrangère obligatoire au secondaire et pour introduire le chinois comme deuxième langue dès le primaire. Pour le moment, des émissions entièrement en chinois sont diffusées par la radio et la télévision vietnamiennes et même dans les programmes vietnamiens sont intercalées au milieu de la musique nationale des chansons chinoises.

Destruction de l’économie :

Hanoi comme Pékin devaient tenir secret le contenu du traité de 1990 par crainte de la révolte unanime des Vietnamiens, animés par suite des leçons de l’histoire d’une hostilité viscérale envers le grand voisin prédateur. Pour éviter d’avoir à faire face à 90 millions de résistants au moment de la proclamation officielle de l’annexion, et ne convoitant le Vietnam que pour ses richesses minières (en particulier bauxite et pétrole) et sa situation favorablement stratégique en Asie du Sud-Est, Pékin machina une véritable entreprise de génocide contre la population vietnamienne en vue d’un repeuplement par des Chinois, qui débuta aussitôt le traité signé. Devant la destruction méthodique de l’économie et l’empoisonnement parallèle de toutes leurs sources de vie, les jeunes Vietnamiens sont et seront poussés à émigrer, ceux qui restent seront réduits au fil des années à l’état de malades impotents et les enfants à venir destinés à naître chétifs ou difformes.

Destruction de l’agriculture :

Le Vietnam tire ses ressources principales d’une agriculture florissante qui occupe encore plus de la moitié de sa population, du produit de ses pêches, du tourisme, et aussi du pétrole (depuis 2000). La culture du riz nourricier pour lequel le Vietnam est encore jusqu’à peu le 2e producteur au monde et le 3e exportateur, fut donc la première cible de Pékin :

Le vaste delta du Mékong, grenier à riz du Vietnam, dépend des crues alluvionnaires annuelles qui lui assurent sa fertilité. Depuis la mise en activité d’une cascade de 6 barrages chinois dans le Yunnan en amont du Mékong (4 autres sont prévus, sans compter le projet de deux canaux qui détourneront dans les alentours l’eau du fleuve), en particulier les gigantesques barrages hydroélectriques de Xiaowan (capacité : 15 milliards de m3, 2010) et Nuozhadu (capacité : 23 milliards de m3, 2012), les autres pays qui vivent du Mékong assistent impuissants à la détérioration de leur économie fluviale. Ne pouvant s’en prendre au puissant chinois qui manipule les débits du fleuve à sa guise sans même prévenir les riverains et s’assoit sur les mises en garde la Commission régionale du Mékong dont il refuse de faire partie, ces pays préfèrent participer à la curée en construisant leurs propres barrages avec la bénédiction et l’apport financier de Pékin (11 prévus au Laos qui rêve d’être un grand pourvoyeur d’électricité pour la région, dont l’énorme Xayaburi sur le cours principal du fleuve, déjà en chantier ; 2 en projet au Cambodge et 2 autres en Thailande)[xiii].

Le Vietnam, en aval dans le delta ne peut que constater les dégâts : en butte à des sécheresses prolongées et des crues dévastatrices, les sols s’appauvrissent faute de sédiments et à cause entre autres de la salinisation due à l’augmentation de la température et la montée des eaux de mer ;  le niveau de l’eau douce baisse dangereusement jusqu’à parfois la pénurie  entraînant la chute des réserves de poissons ; avec le changement de température se multiplient les insectes et les champignons qui provoquent des maladies (développement de la dengue) et détruisent les récoltes[xiv]. A l’action des barrages, s’ajoute la destruction des mangroves surtout dans l’extrême sud pour y élever des crevettes à l’exportation, à l’instigation des entreprises de congélation de fruits de mer pour la plupart tenues par des Chinois. Sans les arbres pour fixer la terre, les côtes s’érodent et chaque année 500 ha disparaissent. Cà Mau bientôt n’aura plus la forme de pointe.

En conséquence la superficie des rizières se réduit, et leur rendement baisse de 15%  depuis une dizaine d’années ; la situation se dégrade si rapidement que l’on parle même de risque de famine dans les années à venir. Car paradoxalement, dans le Vietnam grand exportateur de riz, les habitants sont obligés souvent de manger du riz importé ; cela tient au fait  qu’une bonne partie (60%) des récoltes est préemptée par l’Etat qui  l’achète à très bas prix au producteur (3000 đ/kg au lieu de 4500 đ sur le marché), pour l’exportation. Où ? en priorité (40%) vers la Chine (au prix de 6000 đ), laquelle en échange du bon riz vietnamien revend à la population vietnamienne son propre riz de mauvaise qualité, parfois mélangé de grains en plastique appelé « faux riz » à un prix double ou triple (jusqu’à 30000 đ). Exploités et découragés par les mauvaises conditions de travail, chassés d’une terre devenue aride, un nombre grandissant de paysans abandonnent le métier, émigrent en ville ou dans les pays avoisinants, abandonnant la terre aux Chinois qui s’empressent de l’acquérir.

Décidés à s’emparer du maximum de terre pour leur colonisation de peuplement, les Chinois trouvent mille astuces plus diaboliques les unes que les autres pour ruiner les paysans récalcitrants et à les pousser à abandonner leur foyer. Leur subtile cruauté trouve en la petite paysannerie pauvre d’où cupide, ignorante et crédule une proie facile :

  • Des commerçants chinois voyageant par tout le pays repèrent les paysans en difficulté et proposent de leur acheter les quatre sabots de leur buffle au prix de l’animal, ce que les pauvres hères acceptent en pensant gagner double puisque l’animal tué pour leurs sabots pourra ensuite être vendu comme viande. Le buffle étant pour le paysan son instrument de travail, celui-ci disparu, il ne restera d’autre choix au paysan que l’acquiescement à n’importe quelle suggestion du chinois : combler sa rizière pour en faire une terre pour culture vivrière ou plantation d’arbustes en utilisant des fertilisants et pesticides chinois toxiques (qui ne respectent aucune des normes internationales) que lui vend à crédit le commerçant, lequel lui promet en retour de lui acheter à bon prix le produit de sa récolte ; promesse souvent tenue au moins la première année ; ensuite, sous des prétextes quelconques (ex. le produit en question n’est plus demandé) le commerçant ou un autre de ses congénères refuse l’achat du produit, lequel devra être bradé à vil prix par le paysan, trop heureux de pouvoir écouler rapidement des matières périssables. Le paysan finalement surendetté se voit obligé de céder sa terre au chinois ou à un de ses complices pour émigrer ailleurs.
  • Autre variante : là où la région prospère grâce à une certaine culture, le commerçant offre d’acheter toutes les feuilles du tubercule (par exemple le manioc) ou de la plante, ou aussi toutes les racines de la plante, à un prix bien supérieur à la récolte elle-même ; résultat, le tubercule ne peut se développer, la plante meurt et le paysan se trouve démuni de semence ou de plantule pour la prochaine saison ; de nouveau offre de vente d’engrais et de pesticides pour la plantation d’un fruit,  d’une fleur, etc. de très bon rapport, etc..  L’astuce de l’achat des racines a été utilisée pour la destruction des poivriers, une des richesses du Centre-Vietnam.
  • Toute une culture centenaire aux frontières du Cambodge, celle du palmier à sucre, est en train d’y être éradiquée « grâce » aux Chinois qui viennent proposer aux paysans d’acheter à prix fort des troncs de ce palmier ; coupés en deux le palmier ne peut que mourir et il n’est pas question d’en replanter car l’arbre ne produit qu’au bout d’une vingtaine d’années[xv].

La volonté destructrice chinoise n’a pas de borne : Les Chinois font courir le bruit qu’ils sont prêts à acheter très cher des tonnes et tonnes de blattes ou de sangsues à des fins médicales, aussitôt les pauvres paysans, petits et grands, négligent leur travail routinier pour s’adonner à la chasse des dites bêtes, voire à leur élevage ; comme d’habitude, l’achat est effectif en quelques endroits pendant un certain temps, puis les marchands chinois n’en veulent plus et les stockeurs de blattes ou sangsues se retrouvent avec d’énormes quantités de bêtes nuisibles qu’à défaut de pouvoir tout brûler ils rejettent dans la nature où elles endommagent l’environnement, ravagent le bétail et affectent les humains. Aux paysans un peu plus futés, des Chinois « experts » viennent conseiller une augmentation de revenu avec l’élevage d’une variété de bulot (pomacea), de homard d’eau douce (procambarus) ou de tortue rouge, dont la chair est en effet prisée. Or, ce sont trois espèces importées d’Amérique, terriblement invasives, qui ne tardent pas à envahir rizières, fleuves et lacs, canaux…, tuant la faune et la flore locale, en particulier les jeunes plants de riz à un degré tel que la FAO en est alarmée[xvi].

Mieux ou pire encore, des inconnus ont été surpris en train de jeter des bébés crocodiles dans le Mékong. Ce n’est peut-être qu’une rumeur, mais en février dernier, au vu et au su d’un millier de personnes, un bonze, « élu » même député, — connu pour avoir publiquement pris à partie Lý Thường Kiệt, le grand général vainqueur des Song dans une guerre pour la première fois offensive et non pas défensive en 1075, pour son « insolence » envers l’Empire, — certainement un agent chinois, a fait jeter dans le Fleuve rouge, sous couvert d’un rite de délivrance des âmes, dix tonnes de piranhas, de quoi infester tout le fleuve et y interdire désormais toute activité. Pouvez-vous imaginer un tel acte ? Devant l’indignation générale les autorités minimisent le fait en déclarant que les piranhas incriminés appartiennent à une variété inoffensive [xvii]!

Les plantations de café pour lequel le Vietnam est le 2e producteur du monde (et le 1er pour la variété robusta), ne subissent pas de destruction en règle de la part des Chinois, d’abord parce que c’est plutôt un produit d’exportation (seuls 5% servent à la consommation nationale) non indispensable à la vie de la population, ensuite parce qu’ils veulent s’en rendre maîtres : toujours à l’affût de la moindre occasion de rachat à rabais, ils comptent déjà sur la forte fluctuation du prix du café qui pousse à la ruine les planteurs incapables d’encaisser une chute brutale des cours (comme par exemple en 2012) pour ce faire.

Destruction des forêts, poumon du Vietnam :

Trente ans de guerre avec des bombardements massifs n’ont détruit que 16% (et non 60% comme le clame la propagande officielle) des forêts vietnamiennes d’après un calcul basé sur les chiffres souvent contradictoires donnés dans divers articles dont il ressort qu’en 1943 le Vietnam était boisé à 43%, (c’est-à-dire sur 140.000 km2, puisque la superficie totale du Vietnam est de 330.000 km2) et que de 1943 à 1973 les forêts détruites couvraient 22000 km2 ; mais 17 ans après la guerre (en 1990) la couverture en forêt n’est officiellement que de 92.000 km2, ce qui veut dire qu’en temps de paix 26.000 km2 de forêts ont été détruits, soit plus et plus vite qu’en temps de guerre. Et la déforestation continue, malgré un grand effort de reforestation depuis. En 2013, les forêts recouvrent 39% du territoire, mais 25% de ces forêts ne sont constitués que par un reboisement en essences peu ombrophiles et pauvres en diversité comme le pin et l’eucalyptus. De plus avec la déforestation vient l’érosion et la dégradation des sols nus dont 40% devient impropre à la culture[xviii].

Parmi les causes de la déforestation, la principale est certes la croissance démographique avec ses conséquences en besoin d’espace, de construction, de bois de chauffage (cuisine) et en développement agricole et industriel, mais le facteur le plus funeste est la destruction systématique des forêts par les exploitants chinois auxquels le pouvoir vietnamien a attribué la concession de milliers de km2 à la frontière du Nord et sur les hauts-plateaux du Centre[xix]. Ajoutez à cela le pillage organisé par les trafiquants de bois dont les chefs sont d’ordinaire des Chinois de mèche avec les autorités locales qui tirent de ce commerce illégal[xx] représentant la moitié du commerce du bois un profit de 2,5 milliards USD par an. La déforestation du Vietnam est d’autant plus déplorable que le ravage concerne des belles forêts pluviales, surtout des forêts primaires aussi rares que précieuses par leur biodiversité (elles abritent ou abritaient plus de mille espèces différentes, dont 8,2% endémiques et 3,4% protégées par l’ONU): de 10% (des forêts) encore en 1996, il n’en reste que 0,6% soit 80000  ha en 2012. En seulement une vingtaine d’années le régime communiste de Hanoi a ainsi réussi à dilapider le fabuleux héritage ancestral des forêts d’or (rừng vàng[xxi]).

Pollution de l’environnement :

Devant la pollution empoisonnant son propre pays, Pékin eut l’idée d’utiliser l’intoxication chimique  pour se débarrasser des Vietnamiens. Par des pressions politiques autant que financières, elle fit accepter par Hanoi l’implantation par tout le Vietnam de ses industries les plus polluantes. Déjà en 1990, après à la fin de la guerre sino-vietnamienne, de nombreux Chinois venus ou revenus au Vietnam se sont remis à faire du commerce et à ouvrir de petites entreprises en prenant des Vietnamiens d’abord comme prête-nom puis comme partenaire d’entreprise-conjointe. Même lorsqu’à partir de 2005 sont acceptées des entreprises 100% étrangères, sachant la méfiance des Vietnamiens envers la Chine, beaucoup d’entreprises 100% chinoises préfèrent se prétendre joint-ventures en s’alliant avec des cadres corrompus, et on peut dire qu’aujourd’hui la grande majorité des entreprises présentes au Vietnam ont des Chinois pour propriétaires[xxii].

Profitant de l’ignorance de la population et de la carence des lois vietnamiennes, les petites unités chinoises, comme celles des Vietnamiens eux-mêmes, il faut le reconnaître, rejetaient à gogo leurs déchets dans les fleuves au grand dam des riverains. Pour Pékin ce n’était pas assez, et le pouvoir chinois se détermina à passer à la vitesse supérieure. Alors que la Chine elle-même avait fermé toutes ses usines de bauxite pour cause de dégâts environnementaux, après de multiples pressions à partir de 2001, Pékin finit en 2007 par faire signer par le premier ministre Nguyễn Tấn Dũng l’accord pour un projet de 6 usines de bauxite sur une surface de 1800 km2 concédées, à exploiter en commun par les deux pays sur les Hauts plateaux du Centre, où se trouvent les troisièmes plus riches gisements de bauxite du monde[xxiii]. L’emplacement des deux premiers sites choisis, à DakNong et Lâm Đồng, une fois connu, suscita pour la première fois au Vietnam communiste une levée de protestation de scientifiques, d’intellectuels et de personnalités diverses (pétition de 2600 signatures) qui évoquaient des dangers considérables pour l’environnement et partant pour les hommes et la culture des théiers et caféiers dans les alentours, sans compter, comme le remarquent les militaires, le danger d’une installation de milliers de Chinois censés être ouvriers sur le « Toit de l’Indochine »[xxiv]. Le gouvernement passa outre, arrêta les meneurs de la révolte, les usines furent donc mises en construction en 2009 ; et l’on interdit au peuple de s’aventurer dans leur zone comme c’est devenu la règle pour toute grande entreprise chinoise.  Qu’en résulte-t-il ?  Pour implanter les usines on a sacrifié des milliers d’hectares de forêts primaires et de terres de plantation, provoquant la paupérisation des habitants (des montagnards sans défense), la pénurie d’eau douce dont une bonne partie est captée pour la fabrication de l’alumine, et le risque de déversement des boues rouges hors des deux fosses où elles sont stockées à l’air libre en cas de pluie diluvienne[xxv]. Et les travailleurs chinois y vivent toujours dans des quartiers réservés sans que l’on sache exactement leur nombre ni leur réelle fonction. Quant aux deux usines censées rapporter plein de devises au Vietnam, elles n’ont pas cessé d’être déficitaires[xxvi] au point qu’en 2016 le Ministère de l’industrie et du commerce a dû réclamer de l’aide gouvernementale pour remplacer les équipements chinois vieillots et inefficaces par des machines à la technologie plus avancée des autres pays.

Le summum de la duplicité et de l’inhumanité chinoise (jusqu’à présent au moins) comme de la complicité gouvernementale vietnamienne est atteint avec l’entreprise Formosa. En 2008, Pékin fit pression sur Hanoi pour que fût accordée à la Formosa Plastics group, une compagnie taiwanaise habituée des procès environnementaux, la permission d’implanter une aciérie dans la province de Hà Tĩnh au Centre Vietnam. Pour ce projet, le groupe constitua une filiale, la Hung Nghiep Formosa Ha Tinh Company, appelée simplement Formosa au Vietnam, dont les parts furent bientôt rachetées par des compagnies chinoises, ce qui fait en réalité d’elle une compagnie chinoise et non plus taiwanaise comme beaucoup encore le croient. En 2010, toujours par la concussion et l’intimidation, Formosa se fit obtenir la concession pour 70 ans de 3300 ha à Vũng Áng dans le district de Kỳ Anh, juste devant un port d’eau profonde de grande importance militaire puisque des bateaux de 50.000 DWT et des sous-marins peuvent s’y abriter. Outre cet énorme privilège (selon la loi vietnamienne en vigueur qui ne reconnaît pas la propriété foncière mais seulement l’utilisation de terrain, aucun particulier ou groupe au Vietnam ne peut se voir délivrer un permis d’utilisation dépassant 45 ans), Formosa bénéficia aussi d’une remise de taxe foncière et de taxe sur l’importation des marchandises, ce qui ne l’empêcha pas de pratiquer la fraude dans leur paiement (découverte en 2016) pour près de 300 millions de dollars, et du droit de développer les infrastructures à sa guise !

Malgré les protestations des habitants expropriés, l’usine fut mise en construction en 2012 et l’on vit surgir en 2015 sur son emplacement un immense complexe dont on peut avoir un aperçu en tapant sur Google map.

Le 6 avril 2016, alors que l’usine était à peine terminée, les habitants de Vũng Áng découvrirent sur leurs plages un nombre effrayant de poissons morts ; les jours suivants, jusqu’au 18 avril, le phénomène s’étendit sur les côtes du Centre, offrant le spectacle de kilomètres de poissons morts  estimés au nombre de plusieurs millions. Cette mort de la mer qui s’avérera être la plus grande catastrophe écologique jamais vue jusqu’ici, ne suscita d’abord aucune réaction des autorités. En cherchant la cause du désastre, des pêcheurs-plongeurs détectèrent des conduites provenant de Formosa qui crachaient des jets continuels d’un liquide étrangement rouge. Commencèrent alors des manifestations dans tout le pays contre la compagnie chinoise. Les autorités vietnamiennes ne se réveillèrent que 6 semaines après l’hécatombe pour parler de catastrophe et amener Formosa à accepter sa responsabilité. Mais au lieu de fermer aussitôt l’usine et d’ordonner une enquête sur les effets de la pollution, le gouvernement se contenta d’un dédommagement de 500 millions de dollars dont la somme dérisoire par rapport aux dommages causés n’est toujours pas distribuée aux victimes,  au point qu’on se demande si elle a été effectivement versée et dans ce cas empochée par qui. Or, selon les quelques scientifiques venus constater les dégâts, il faudra des dizaines d’années voire des siècles pour que la mer guérisse de ces millions de m3 de liquide remplis de métaux lourds et autres produits toxiques3f (plomb, mercure, cadmium, manganèse, phénol, cyanide, etc., selon un laboratoire indépendant des autorités) que Formosa rejetait et rejette dans ses eaux[xxvii]. Et ce n’est plus aujourd’hui les deux provinces avoisinantes de Formosa mais toutes les quatre provinces centrales (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) qui sont touchées et la nappe des eaux rouges continue de s’étendre et commence à gagner les côtes méridionales. Pour survivre les pêcheurs essaient d’aller chercher du poisson au grand large où ils risquent d’être abattus par les pêcheurs armés chinois et la marine chinoise qui se sont appropriés la Mer orientale.

Comme si Formosa ne suffit pas, dans la même région, profitant de la saison des pluies, une vingtaine d’usines hydroélectriques détenues par les Chinois déversent sans crier gare l’eau de leur bassin sur la campagne environnante, détruisant les cultures et tuant plusieurs centaines de personnes. Ce genre d’inondations causées sciemment et souvent sans préavis par les usines hydroélectriques ont fini par susciter dans la population un sentiment de détestation envers les 7000 barrages qui produisent 40% de l’électricité nationale[xxviii], que Hanoi parsème dans tout le pays à l’imitation des Chinois en Chine.

Plus grave, en pleine tempête Formosa, pour se moquer du monde, les Chinois, sous leur faux nez, la compagnie vietnamienne Hoa Sen, se firent accorder la licence pour l’implantation d’une autre aciérie d’égale ampleur à Cà Ná, province de Ninh Thuận, dans le Sud du pays[xxix]. Si cette usine voit le jour et se met à rejeter ses déchets dans la mer comme celle du Centre, nul doute que toutes les provinces littorales vietnamiennes deviendront inhabitables pour ses autochtones et que l’économie maritime  s’effondrera complètement.

D’ailleurs, même sans Cà Ná, le reste du littoral vietnamien est déjà en voie de destruction avec, outre en maints endroits le raclage systématique du sable des plages par des entreprises légales et illégales pour la vente aux Chinois, le rejet direct dans la mer des déchets solides des multiples centrales thermiques à base de charbon en majorité chinoises (dont l’une fait partie du complexe Formosa), la plus grande et la plus polluante, celle de Vĩnh Tân 1 dans la province de Bình Thuận  étant de surcroît sise à côté d’une zone maritime protégée.

Pour parfaire la destruction du Sud, en 2008 les Chinois, via la compagnie Lee & Man, se firent accorder la construction d’une gigantesque papeterie devant produire 420 000 tonnes de papier par an sur le Sông Hậu, le grand fleuve nourricier du delta, au fi des protestations unanimes[xxx]. Cette usine qui entre en principe en fonction cette année tuera certainement le fleuve avec ses énormes quantités de rejets de soude et d’autres produits toxiques et ruineront riziculture comme aquaculture dans l’Ouest

A la différence d’autres entreprises étrangères, peu nocives, les entreprises chinoises installées sur tout le territoire vietnamien, sont toutes très polluantes par la nature de leurs produits et rejettent allègrement leurs déchets dans l’atmosphère, dans le sol comme dans les eaux. Lacs et rivières vietnamiens sont déjà noirâtres ou rougeâtres selon les substances qui s’y déposent. Le sol imprégné d’engrais et de pesticides contamine les récoltes. On soupçonne même la Chine d’exporter avec ou non l’agrément de Hanoi ses propres déchets toxiques au Vietnam où ils sont enfouis dans divers endroits du pays, sur la foi des témoignages de quelques complices repentis. D’ailleurs d’où Formosa tire-t-elle tant de déchets quand sur sa propre déclaration ses fourneaux ne sont pas tout à fait prêts avant 2017 ?  Quant à l’air, il ne tardera pas à être complètement irrespirable avec la mise en activité de 20 centrales thermiques à base de charbon disséminées dans le pays (un projet gouvernemental veut même élever ce chiffre de 20 à 80 centrales d’ici 2030) dont 15 appartiennent aux Chinois (directement ou indirectement par leur prêt du capital) lesquelles fonctionnent avec une technologie obsolète et des équipements hérités des centrales chinoises que Pékin veut fermer en Chine[xxxi]. Ce choix d’énergie fossile très polluante, provoquant brouillard et pluies acides, encouragé par Pékin, a été fait au détriment de l’énergie renouvelable, alors que le Vietnam, avec plus de 3000 km de côte venteuse accueillerait avantageusement des éoliennes.

 

Conséquences de la pollution :

La population vietnamienne a extrêmement peur maintenant pour sa santé. Outre l’air qu’elle respire, l’eau dont elle sert pour ses ablutions et sa lessive, tous ses aliments sont désormais susceptibles de l’empoisonner. Fruits et légumes sont non seulement bourrés de pesticides chinois fortement nuisibles mais aussi de produits chimiques chinois dangereux qui les grossissent ou prolongent leur fraîcheur apparente. D’ailleurs, depuis les traités sino-vietnamiens, les produits alimentaires importés de Chine envahissent les marchés vietnamiens et ils sont encore pire : il n’y a pas de semaine sans que les journaux ne rapportent des cas d’intoxication causée par l’un de ces produits, ou ne révèlent des cas de faux riz, de faux œufs, de fausses nouilles, de fausses viandes de faux café, etc. fabriqués tous avec des produits chimiques[xxxii]. Comment alors se protéger puisqu’il faut bien manger pour vivre ? Comment savoir si le fruit ou le légume que l’on mange n’est pas contaminé, si la viande que l’on savoure n’est pas trafiquée, si le poisson que l’on achète n’est pas bourré de métaux toxiques, si le nước mắm que l’on consomme n’est pas fabriqué à partir de ces poissons intoxiqués et si le sel que l’on utilise ne provient pas d’un littoral  pollué ? Le Vietnam est désormais un pays à forte quantité de cancéreux avec un nombre de morts par cancer estimé en 2015 par l’OMS sur la base des déclarations des hôpitaux vietnamiens à 350 par jour, et un nombre de 115 000 cas nouveaux par an, et on s’attend à ce que ces chiffres augmentent fortement après la catastrophe Formosa[xxxiii].

Cependant le gouvernement complice des pollueurs refuse de prendre des mesures sanitaires, repousse toute demande d’analyse de l’eau, interdisant même après Formosa aux médecins  d’examiner le sang des habitants des provinces du Centre par peur d’une exploitation par des « forces ennemies » (terme désignant les groupes d’opposants au régime). Les « génocideurs » de Pékin peuvent se frotter les mains. Le sud-ouest et le centre du Vietnam se vident peu à peu de leur population, poussée par la misère à émigrer à l’étranger sur l’incitation du gouvernement. Et la plupart de ces émigrants peu éduqués n’ont d’autre ressource que de rejoindre le lumpenprolétariat du pays d’accueil qui les reçoit mal et les méprise. Par ironie, à l’instar de Donald Trump, le premier ministre cambodgien a énoncé dernièrement le projet de construction d’un mur sur la frontière vietnamienne pour empêcher les Vietnamiens sans papier d’entrer au Cambodge ! Pendant ce temps viennent s’installer partout au Vietnam des milliers sinon déjà des millions de Chinois auxquels les autorités réservent les meilleurs emplacements, quitte à exproprier contre une indemnisation insignifiante les Vietnamiens qui y habitent depuis des générations, créant ainsi des collectifs de « dân oan » (victimes d’injustice) que l’on peut voir rassemblés autour de la capitale ou des préfectures pour réclamer une réparation qui ne sera jamais faite.

Menaces militaires :

A l’encontre des pays libres qui n’accueillent les entreprises étrangères que dans la perspective de procurer du travail à leurs citoyens, le gouvernement vietnamien souffre sans piper que les compagnies chinoises importent tout leur personnel au nombre de dizaines de milliers, voire bien plus, et se refusent à tout contrôle de la part de son administration. Entre également dans ce comportement de servilité/arrogance un souci de dissimulation d’une réalité bien plus inquiétante. Les terrains immenses concédés à la Chine pour leurs usines qui n’en nécessitent pas tant, situés de surcroit dans les positions les plus stratégiques du pays, protégés de barbelés et interdits aux Vietnamiens, fussent-ils des représentants de l’autorité publique, ne peuvent abriter que des complexes militaires dont le personnel se compose des soi-disant employés d’usines. Armements de toutes tailles passés par la frontière ouverte peuvent y être aisément camouflés, surtout si des tunnels y sont creusés. D’ailleurs, si l’on en croit la rumeur, les Chinois sont en train (ou ont fini) de construire en secret deux tunnels assez grands pour l’usage de tanks et de camions, pour relier la région des hauts-plateaux et le delta du Mékong[xxxiv].

Actuellement, en cas d’invasion armée, la Chine peut mouvoir à tout moment des régiments par le Nord-Vietnam dont la région frontalière et la baie du Tonkin sont déjà sous son contrôle, au Centre elle dispose des bases sur les Hauts plateaux aussi bien que sur la côte avec le port de Vũng Áng où peuvent entrer ses sous-marins et gros navires. Plus éloigné, le Sud sera atteint par des troupes descendues du Centre, et aussi par des avions partant des pistes d’atterrissage construits récemment sur les îles Paracel et Spratly volées au Vietnam. Si les intrigues en cours réussissent, la Chine se rendra bientôt maîtresse de plusieurs aéroports régionaux déficitaires qu’elle pourra transformer en aérodromes militaires.

Pour parfaire l’encerclement du Vietnam et empêcher tout approvisionnement en sa faveur par voie terrestre aussi bien que maritime, la Chine a noué une solide alliance avec le Laos et le Cambodge, lequel lui a même loué pour 90 ans une base navale dans le port de Sihanoukville d’où elle peut surveiller la mer du Sud. En cas de nécessité, par exemple d’intervention américaine, elle a déployé une rangée de missiles sol-air aux îles Paracel pointées où, sinon sur le Vietnam distant d’à peine une trentaine de km.

Tous ces préparatifs militaires ne font que concrétiser l’ambition belliqueuse de la Chine, ambition qu’elle n’a jamais dissimulée : sur le site web sina.com de l’armée chinoise les auteurs des articles publiés le 5/9/2008 puis le 20/12/2014 expliquent comment la Chine peut conquérir rapidement le Vietnam ! Mais, en bons disciples de Sun Zi et en amateurs du jeu de go, surtout après l’invasion ratée de 1979, les Chinois préfèrent n’utiliser la force qu’en dernier recours, après avoir étouffé l’adversaire. C’est ainsi que depuis des dizaines d’années la Chine a appliqué patiemment envers son petit voisin « la stratégie du vers à soie » qui vient à bout par grignotage d’un gros tas de feuilles de mûrier.

 

La population vietnamienne, prise entre le marteau chinois et l’enclume gouvernementale, préfère pour beaucoup vivre dans le déni ou le fatalisme. Mais les négateurs de la menace chinoise ne peuvent contester l’omniprésence des Chinois dans le pays, et depuis les fuites sur le traité de 1990, surtout depuis le développement de la technique « livestream » sur Facebook qui permet l’échange direct des informations, ils prennent conscience du danger imminent que le pouvoir communiste veut leur cacher. Pour leur part, les traîtres de l’appareil d’Etat, mis au parfum depuis longtemps, ne cherchent qu’à se constituer une fortune conséquente par racket et concussion, puis à la transférer à l’étranger par des moyens plus ou moins licites. Cependant que le Vietnam risque la faillite pour une dette actuelle de 117 milliards USD équivalant à 64% du PNB[xxxv] qu’il est incapable de payer (à l’échéance de juillet 2017 le service de la dette du Vietnam s’élève à 24% du budget national)[xxxvi], vu que les caisses du pays sont vides (en beaucoup d’endroits les fonctionnaires et les employés d’entreprise étatiques ne sont pas payés depuis des mois[xxxvii]), on estime à plus de 600 milliards USD l’argent volé au peuple des apparatchiks vietnamiens déposé aux Etats-Unis, et à plus de 200 milliards USD celui déposé par eux dans les banques suisses[xxxviii]. Tous ces félons communistes continuent d’abreuver le peuple de mensonges lénifiants pour leur vanter la douceur de vivre dans un Vietnam en marche vers la modernité, mais eux-mêmes prennent la précaution d’envoyer par avance leurs femmes et enfants dans les pays capitalistes, de préférence chez le plus « honni », les Etats-Unis. Les empêcheurs de tourner en rond, à savoir ceux qui assistent les victimes d’injustice, les « démocrates », les citoyens ouvertement hostiles au Parti ou à la Chine, sont tolérés pendant un certain temps pour faire croire à l’opinion internationale qu’ils vivent dans un pays libre, puis un beau jour ou plus souvent une belle nuit (comme c’est la coutume dans les dictatures) ils sont arrêtés, battus, emprisonnés, parfois tués. La police politique a ainsi kidnappé les démocrates les plus notoires pour les détenir on ne sait où, afin de décourager ceux qui sont tentés de participer à la manifestation générale du 5/3/2017[xxxix]; à Saigon, ceux qui ont eu le courage de manifester ont été durement réprimés, et à cette occasion ils ont découvert que les policiers les plus brutaux qui les battent cruellement sont en fait des Chinois.

Hormis la minorité des chiens de garde du régime, le peuple vietnamien refuse l’idée de tout rattachement à la Chine. Mais, trahi par ses propres dirigeants devenus « l’ennemi intérieur », comment pourra-t-il s’opposer au puissant « ennemi extérieur » quand viendra l’heure fatidique ? Le seul espoir pour le Vietnam de rester indépendant est un soulèvement général assez considérable pour renverser le pouvoir vendu de Hanoi et mettre à la place un gouvernement démocratique qui prendra à cœur les intérêts nationaux et saura nouer des alliances militaires avec les pays libres. Et cela avant un déploiement militaire chinois. Or, soumis depuis près d’un demi-siècle pour le Sud et d’un siècle pour le Nord, à l’un des plus féroces régimes politiques qui existent, les Vietnamiens ont perdu leur énergie et leur confiance en eux-mêmes. Pour se révolter, ils doivent vaincre la peur paralysante des foudres du régime qui leur est inculquée dès l’enfance.

Cependant le temps presse et nous ne pouvons assister sans réagir à la mort lente d’un peuple jadis fier et courageux. Vous tous les hommes et femmes de bonne volonté, épris de justice et de liberté, je vous adjure de vous pencher sur le drame du Vietnam ! Alertez l’opinion publique internationale pour contrer les menées annexionnistes de Pékin ! Spécialement ceux qui parmi vous avez, par vos vociférations contre la guerre du Vietnam dans les années 1960, contribué à pousser l’Amérique à l’abandon de la république du Sud-Vietnam pour la faire tomber dans les mains de la clique des sinistres assassins de Hanoi, prenez vos responsabilités et rachetez-vous en dénonçant aussi fort qu’autrefois la criminelle politique chinoise !  Montrez aux Vietnamiens qu’ils sont activement soutenus, et par la chaleur de votre sympathie communiquez-leur la flamme qui leur manque pour surmonter leur peur ! Aidez-les à reprendre leur droit de vivre libres dans un pays libre !

 

 

 

 

Paris, le 9/3/2017, version révisée le 19/4/2017

Đặng Phương Nghi

Archiviste-paléographe

Em : dpnghi@gmail.com

[i] Lire les rares mentions écrites de ces exactions de l’armée chinoise dans : WT news, NY Times viết gì về sự tàn bạo của TQ trong chiến tranh biên giới 1989 (http://www.vtc.vn/quoc-te/new-york-times-viet-ve-su-bao-tan-cua-trung-quoc-trong-chien-tranh-bien)  et Hùng Dũng, Trung Quốc ra lệnh hễ gặp người VN nào là giết hết, in Người Việt Ukraina, 18/2/2016 (http://nguoivietukraina.com/chien-tranh-bien-gioi-1979-tq-ra-lenh-gap-nguoi-vn-la-giet-het.nvu) .

 

[ii]Il existe un mystère sur l’article de Kerby Anderson Nguyên qui donne ces renseignements avec extraits des documents parce que le blog « hoilatraloi » qui l’a lancé le premier en juin 2013 est introuvable, mais l’article étant aussitôt diffusé, on peut le lire sur plusieurs sites vietnamiens qui l’ont repris intégralement. Il faut se rappeler qu’internet  est devenu le support de toutes sortes de manipulation et de désinformation, et qu’un effort d’analyse et de tri est exigé du lecteur s’il ne veut pas être trompé. Etant tombée moi-même dans le panneau du canular WikiLeak que j’ai cité dans la 1ère mouture de ce texte, par acquis de conscience j’ai dû consulter tous les documents disponibles sur le net concernant le fameux traité. Compte tenu du fait que ce qui est affirmé sur un document « secret » est par définition invérifiable et donc sujet à caution, on peut supposer au moins qu’il s’agit d’une fuite habilement maquillée par un haut responsable du parti mécontent, car le ton et le style des extraits semblent authentiques. Quoiqu’il en soit, en 2014 la rumeur a tellement enflé sur l’annexion du Vietnam en 2020 — surtout suite à la circulation de deux extraits l’attestant dans deux  journaux chinois, New China press et Global times, qui ne font que reprendre un communiqué publié après la conférence de 1990 dans le Quotidien de Sichouan (cf. partie 1 de la série d’articles de Huỳnh Tâm sur la conférence, éditée dans son blog où il cite l’original chinois : http://huynh-tam.blogspot.fr/201410/ly-bang-tiet-lo-hoi-nghi-thanh-o-1990.html#more : Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!” [2] [2] (越南表示愿意接受作为中央政府在北京的一个自治区为中国的内蒙古,西藏,广西…中国方面同意接受并同意上述建议和越南为期30年的越南共产党解决必要加入中国民族的大家庭中的步骤!) — que de nombreuses voix se sont élevées pour réclamer la publication du traité, mais à la place de la transparence demandée, le pouvoir s’est contenté de laisser le Bureau central de la propagande du parti nier l’acte de trahison dans une longue explication du traité qui ne convainc personne. Depuis, de nombreuses confirmations par des cadres hauts placés fuitent via Youtube, dont par exemple celle certifiée par la fille d’un général (cf. https://www.youtube.com/watch?v=JpZai9CVl4I) .

 

[iii] Cf. article de Đặng Chí Hùng, Bằng chứng bán nước toàn diện của đảng cộng sản VN, dans le blog Sinicization of Indochina qui donne une copie de cet accord.( http://namviet.net/blog-hanhoa/?p=657#.WNaot7g8acM) : Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” – số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:“Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

 

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

 

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

 

….Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông”

 

[iv] Tant qu’il n’y a pas de vérification sur place avec cartes à l’appui, les chiffres sur la superficie cédée ne peuvent être qu’une estimation plus ou moins vraisemblable. Cependant, par une simple soustraction des données officielles sur la superficie totale du Vietnam avant et après 2000, on peut en tirer un chiffre valable. Ainsi il est reconnu par les géographes et les scientifiques du pouvoir actuel qu’en 1943 les forêts couvraient 43% de la superficie du pays et représentaient 14,3 millions d’ha, ce qui correspondait donc à une superficie totale de 33,262790 millions d’ha ou 332.627 km2 ; pour la superficie totale actuelle, aucun chiffre officiel n’est donné, mais dans l’ étude de : Will de Jong, Dô Dinh San et Tran Van Hung, Forest rehabilitation in Vietnam, faite à Hanoi en 2006, il est mentionné le chiffre de 331.210 km2 pour la superficie totale du pays, ce qui revient à une perte de 1.504 km2 !

 

[v] On peut avoir une idée sur la question des frontières en lisant l’article  du 6/11/2013 de Trương Nhân Tuấn,  Việt Nam có mất đất mất biển qua hai hiệp định phân định biên giới, dans le blog Những vấn đề Việt Nam : http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/11/viet-nam-co-mat-at-mat-bien-qua-hai.html .

 

[vi] Cf. partie 4 de la série d’articles de Huỳnh Tâm citée supra.

 

[vii] Comme signe de cette incorporation, en décembre 2009, le gouvernement vietnamien fit changer les modèles d’uniformes de l’armée vietnamienne. Et l’on s’aperçut qu’ils sont quasiment les copies de ceux de l’armée chinoise, la seule différence étant un galon sur le chapeau des Vietnamiens. Si une invasion de l’armée chinoise a lieu, comment le peuple pourra-t-il distinguer les ennemis des amis (si tant est que l’armée populaire VN reste amie !). Cf. l’article de Nguyễn Văn Tuấn, Liệu quân phục VN có made in China ? du 18/7/2011 in Vietinfo : http://m.vietinfo.eu/tu-lieu/lieu-quan-phuc-viet-nam-co-made-in-china.html .

 

[viii]Historiquement et traditionnellement les archipels des Paracel et Spratly font partie du Vietnam. Ces îles inoccupées et battues par le vent étaient ignorées de tous les autres pays, à l’exception du pouvoir royal vietnamien qui créa même au 18e siècle une patrouille maritime spéciale pour les surveiller. Au début du 20e siècle, la reconnaissance de leur position stratégique dans la maîtrise de la circulation maritime ainsi que leur richesse en guano commença à exciter l’appétit des pays voisins, en particulier de la Chine, cet appétit s’aiguisant de plus en plus avec la découverte d’importants gisements de pétrole et de gaz sous leurs eaux. En 1974, profitant du retrait des USA du conflit vietnamien, la Chine s’empara par la force des îles Paracel, puis en 1988 elle mit à profit sa guerre avec la Vietnam pour occuper, toujours par la force, les Spratly. Son audace était encouragée par une sorte de concession du pouvoir de Hanoi attestée dans une lettre à Zhou Enlai du premier ministre Phạm Văn Đồng datée de 1958, par laquelle le Vietnam reconnaît la souveraineté de la Chine dans une limite des eaux territoriales englobant les deux archipels. Ce document longtemps caché par Hanoi, fut divulgué par Pékin en 1980 dans une brochure de propagande anti-vietnamienne lors de la guerre frontalière, mais par peur de la réaction du peuple très attaché à ces îles, le pouvoir communiste vietnamien feint d’en ignorer l’existence puis en minimise la portée !   Ce qui explique qu’en mai 2014, lorsque l’arrivée d’une plate-forme de forage chinoise sur les eaux entourant ces îles donna lieu à de grandes manifestations anti-chinoises au Vietnam (cf. article : Des tensions qui poussent le Vietnam à s’allier avec un vieil ennemi, in Openmind, news, 12/07/2016 : https://www.opnminded.com/2014/11/07/nouveaux-lieux-paris-eko-monseigneur-club-phantom.html) ,  une émission en langue vietnamienne de la télévision pékinoise « Voix populaire » datée du 18/5/2014 répondit par ce communiqué : « … Nous accordons que les Paracel et Spratly et les côtes ( ?)  appartiennent au Vietnam, mais les communistes vietnamiens (représentés) par le premier ministre Phạm Văn Đồng ont signé une note diplomatique le 7/6/1958. La Chine possède tous les documents incontestables sur la région maritime et la Chine a le droit d’exploiter le pétrole et le gaz vietnamiens. Les communistes vietnamiens ne peuvent rien y faire. Vous tous, les dirigeants dans le bureau politique du parti communiste vietnamien, nous ne comprenons pas pour quelle raison vous ne proclamez pas à tout votre peuple que vous avez signé et reconnu que les Paracel, Spratly et les côtes ( ?) vietnamiennes sont sous la souveraineté de la Chine et laissez tout le ministère des affaires étrangères et toute la marine se tromper et continuer leur agression… Nous avons assez de forces prêtes à  écraser tous les bateaux de guerre vietnamiens, avec la puissance de la Chine nous vaincrons tout le Vietnam en seulement une heure. Nous nous emparerons des côtes vietnamiennes et nous prendrons tout ce que le Vietnam doit payer pour la leçon, comme en 1979. Vous, les dirigeants dans le bureau politique du parti communiste vietnamien, vous êtes des « mangeurs de bouillie qui pissent dans le bol », vous devez à la Chine une dette de plus de 870 milliards (de yuans ou de dollars?) à propos de la guerre de Điện Biên Phủ et la guerre contre les Etats-Unis. Et maintenant que vous avez remis les îles et la mer à la république populaire chinoise, rien ne justifie que vous ne le fassiez pas connaître publiquement à toute la population pour continuer à vous opposer à la Chine ; c’est là un acte effronté du Vietnam, nous le dénonçons catégoriquement et donnerons une leçon au Vietnam. » Il s’agit là d’un document précieux car pour la première fois on voit la Chine déclarer publiquement que les Paracels et Spratly appartiennent (du moins appartenaient auparavant) au Vietnam, alors qu’elle a toujours prétendu avec des preuves douteuses à l’appui que sa souveraineté sur ces îles date des temps historiques.   (https://www.youtube.com/watch?v=RCLlsvpRNhg)

[ix] Cf. Wikipédia en français dans l’article : drapeau de la république populaire de Chine. Jeunes pionniers de Chine (Grand Détachement). Quant au drapeau de Fujian (étoile jaune sur fond bleu et rouge) il a été choisi pour représenter le Mouvement de libération du Sud-Vietnam pendant la 2e guerre d’Indochine.

[x] La publication de la traduction du livre de Hồ Tuấn Hùng a suscité de nombreux articles et commentaires critiques. L’argumentation la plus solide à mes yeux est celle de Trần Việt Bắc, Hồ Chí Minh : Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (http://www.geocities.ws/xoathantuong/tvb_hcmdongchi.htm) .

 

[xi] Cf. Interview de Vũ Minh Giang, vice-président de l’association des sciences historiques, dans « Ghi nhận sự hy sinh của các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới 1979 », in Báo mới,  16/2/2017(http://www.baomoi.com/ghi-nhan-su-hy-sinh-cua-cac-liet-si-trong-chien-tranh-bien-gioi-1979/c/21554895.epi) .

 

[xii] Cf. article dans RFA du 12/1/2017, Cưỡng chế tượng Trần Hưng Đạo tại tư gia là trái luật : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-statue-inside-private-property-be-evicted-illegally-ha-01122017080011.html/ .

 

[xiii] Sur les barrages chinois, cf. entre autres : Jean-Paul Yacine, Controverses autour des barrages chinois sur le Mékong, in Question Chine 27/11/2011 (http://www.questionchine.net/controverses-autour-des-barrages-chinois-sur-le-mekong); Samuel Bollendorf, Le rapt du Mékong, sur son siteweb http://www.samuel-bollendorff.com/fr/le-rapt-du-mekong/ ; pour une vue plus scientifique, l’étude de : Michel Ho Ta Khanh, Le Vietnam et les aménagements hydrauliques dans le bassin versant du Mékong www.recherches-internationales.fr/RI98/RI98HoTaKhanh.pdf .

 

[xiv] Sur les conséquences des barrages, lire : Arnaud Vaulerin, Delta du Mékong, le triangle des inquiétudes, in (journal) Libération, 7/2/2016 (www.liberation.fr/planete/…/delta-du-mekong-le-triangle-des inquietudes_1431029) ; Arnaudet Lucie, Arnoux Marie, Derrien Allan, Schneider Maunoury Laure, Conséquences environnementales, sociales et politiques des barrages, Etude du cas du Mékong, ENS, Ceres-Erti, 2013 (www.environnement.ens.fr/IMG/Mekong.pdf) .

 

[xv] Les manœuvres des commerçants chinois sont si cruelles et tordues que beaucoup les attribuent à une rumeur malveillante. Malheureusement ce n’est que trop vrai. Il suffit de lire les articles récurrents des journaux vietnamiens du Vietnam, par ex. le très officiel « An ninh thủ đô » (Sécurité de la capitale) du 18/6/2015 (http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/muon-van-thu-doan-ban-cua-thuong-lai-trung-quoc-nhieu-loan-thi-truong-viet-nam/616728.antd) et de regarder les clips sur ce sujet, comme par exemple celui-ci https://www.youtube.com/watch?v=Nlsf6BrniVg.

 

[xvi] Sur l’introduction délibérée de ces élevages destructeurs, voir l’article de Lê Thọ dans le journal de Thừa Thiên du 6/7/2016 (http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/dan-bo-lua-trong-sen-bai-hoc-oc-buou-vang-lap-lai-3328574/), et celui de Ngọc Tài et Thành Nhân, Bất thường một dự án trồng sen, in Tuổi trẻ, 4/2/2017 (http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/dan-bo-lua-trong-sen-bai-hoc-oc-buou-vang-lap-lai-3328574/) .

 

[xvii] Cf. un des nombreux articles sur le sujet dans VT news du 10/2/2017 : (http://www.vtc.vn/xa-hoi/phong-sinh-ca-chim-trang-xuong-song-hong-nhieu-co-quan-chuc-nang-vao-cuoc-d302781.htm) .

 

[xviii] Sur la déforestation au Vietnam une étude sérieuse mais un peu datée : Yann Roche et Rodolphe de Koninck, Les enjeux de la déforestation au Vietnam, in Vertigo, vol.3, n°1, 4/2002 (https://vertigo.revues.org/4113) .

 

[xix] La concession des forêts aux exploitants chinois officiellement reconnue en 2014, date en fait depuis au moins 2010. Cf. la protestation publique en 2010 de deux vieux généraux, Đồng Sĩ Nguyên et Nguyễn Trọng Vĩnh contre la décision de 10 provinces « permettant à 10 entreprises étrangères de louer pour une longue durée les terres des forêts primaires afin d’y planter des forêts de matière première sur une superficie totale de 305.533 ha dont 264.000 ha reviennent à Hong Kong, Taiwan et la Chine, 87% de ces forêts se trouvant dans les importantes provinces frontalières… Les provinces qui vendent leurs forêts sont suicidaires et nuisent au pays, quant aux pays qui achètent nos forêts ils détruisent exprès notre pays et sèment cruellement et impitoyablement la catastrophe à notre population. » (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/02/100222_forestation_projects.shtml)

 

[xx] Cf. Daniel Drollette Jr, A plague of deforestation sweeps across SEA, Yale environment 360, 20/5/2013 (http://e360.yale.edu/features/a_plague_of_deforestation_sweeps_across_southeast_asia) ;  Deforestation in Vietnam is condoned by authorities : official, in Thanh niên news, 11/4/2015 (http://www.thanhniennews.com/society/deforestation-in-vietnam-is-condoned-by-) .

 

[xxi] L’expression vietnamienne pour le précieux héritage ancestral est « rừng vàng biển bạc » = forêts d’or et mer d’argent. Les forêts ont quasiment disparu, quant à la mer, elle est à moitié morte depuis la catastrophe Formosa.

 

[xxii] Officiellement cependant la Chine n’est que le 2e investisseur au Vietnam. Cf. Le courrier du Vietnam, 16/3/2017 (http://lecourrier.vn/flux-dinvestissement-direct-chinois-au-vietnam/393651) .

 

[xxiii] Cf. Jean-Claude Pomonti, Le Vietnam, la Chine et la bauxite, in le monde diplomatique, 3/7/2009 (http://blog.mondediplo.net/2009-07-03-Le-Vietnam-la-Chine-et-la-bauxite) .

 

[xxiv] Les protestations contre ces usines de bauxite ont fait le sujet d’une thèse de doctorat : Jason Morris, The vietnamese bauxite mining controversy : the emergency of a new oppositional politics, University of California, Berkeley, 2013 (http://digitalassets.lib.berkeley.edu/etd/ucb/text/Morris_berkeley_0028E_14018.pdf) .

 

[xxv] Déjà la pollution causée par ces usines affecte la santé des habitants du coin. Cf. l’article de Tuệ Lâm,Vỡ đường ống nhà máy bauxite…  republié sur le site de Viet An group: http://www.vietan-enviro.com/vo-duong-ong-nha-may-bauxite-nguy-co-tham-hoa-moi-truong-giong-formosa-o-tay-nguyen/ .

 

[xxvi] Cf. After many years Vietnam authority, investor, still struggle to justify bauxite plants, in Thanh niên news, 7/4/2015 (http://www.thanhniennews.com/business/after-many-years-vietnam-authority-investor-still-struggle-to-justify-bauxite-plants-40660.html) .

 

[xxvii]Cf. Brian Hioe, Continued protests in Vietnam against Formosa steel, 10/14/2016, in New Bloom, 0ctobre 2016 (http://newbloommag.net/2016/10/14/formosa-steel-vietnam-october/) .

 

[xxviii] Cf. Prashanth Parameswaran, Vietnam may crack down on dam investors, in The diplomat, 3/1/2015 (http://thediplomat.com/2015/01/vietnam-may-crack-down-on-dam-investors/) . Le chiffre de 7000 barrages donné par l’auteur, qui doit comprendre aussi les petits barrages des particuliers, non répertoriés officiellement, dépasse de loin celui que l’on obtient en additionnant les projets d’unités hydroélectriques reconnus par la compagnie nationale d’électricité EVN : 888 unités en 2016, 1586 en 2030 – Cf. Phạm Thu Hương, Hố Hô và nghịch lý thủy điện nhỏ ở Viêt Nam, in CVD, 3/11/2016 (https://cvdvn.net/2016/11/03/ho-ho-va-nghich-ly-thuy-dien-nho-o-viet-nam/) .

 

[xxix] Cf. Revival plan for massive steel plant tests Vietnam after Formosa disaster in VNExpress, 14/9/2016 (http://e.vnexpress.net/news/news/revival-plan-for-massive-steel-plant-tests-vietnam-after-formosa) .

 

[xxx] Cf.Clip sur la pollution du fleuve Hậu qui mourra complètement après la mise en activité de la papeterie  : https://www.youtube.com/watch?v=KRqrGDnWkc8

 

[xxxi]Sur l’empoisonnement volontaire du Vietnam par les centrales thermiques, voir l’article de Lê Anh Hùng, Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước, publié dans la page Facebook de Chân trời mới media (https://www.facebook.com/chantroimoimedia/posts/901893309854222) .

 

[xxxii] Cf. ZS, 10 aliments en provenance de Chine remplis de plastique et cancérigènes, in Alnas, 2/11/2015 (http://www.alnas.fr/actualite/alimentation-sante/article/sante-10-aliments-en-provenance-de) ; Alain Sousa, Aliments chinois, faut-il en avoir peur ?, 5/12/2008, in Doctissimo nutrition (http://www.alnas.fr/actualite/alimentation-sante/article/sante-10-aliments-en-provenance-de) .

 

[xxxiii] Cf. article de Saigoneer du 7/4/2016 : Vietnam could have most cancer cases worldwide by 2020… (http://saigoneer.com/saigon-health/6714-vietnam-could-have-most-cancer-cases-worldw) .

 

[xxxiv] Cf. un clip de Jenny Trân : https://www.youtube.com/watch?v=wk7W2hihZg8 .                              .

 

[xxxv] Ces chiffres officiels sont très minimisés. D’après Vũ Quang Việt, un ancien chef du service des statistiques de l’Onu, la dette publique réelle du Vietnam s’élève à 431 milliards USD, chiffre comprenant à la fois la dette de l’Etat et celle des entreprises étatiques (324 milliards), équivalant à 210% du PNB ; cependant, de l’aveu même de la banque d’Etat les réserves en devises étrangères du pays ne montent qu’à 40 milliards USD, et chaque année le budget national est en déficit de 5 à 6% du PNB. Cf. article de Lê Dung/STBN, Không phải 62% GDP mà nợ công VN đang là 210% GDP, in Việt Nam thời báo, 20/2/2017 ( http://www.ijavn.org/2017/02/vntb-khong-phai-62-gdp-ma-no-cong-viet.html).

 

[xxxvi] Cf. article de Bích Diệp, World bank sẽ chấm dứt …, in Dân trí, 22/3/2016 (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/world-bank-se-cham-dut-oda-uu-dai-voi-viet-nam-vao-nam-2017-20160322141524964.htm) .

 

[xxxvii] Par exemple, à la date du 19/3/2017, les 3700 employés du Service de l’irrigation de Hanoi ne sont toujours  pas payés depuis novembre 2016 (https://www.youtube.com/watch?v=xULH0b5ZfPg) .

 

[xxxviii] Ces chiffres sont vraisemblables vu les sommes de chaque fois plusieurs millions USD saisis chez des cadres  moyens corrompus que les autorités se décident à poursuivre, et surtout ils s’accordent avec les révélations de Poliburos.net en 2000 et d’un cadre de banque suisse en 2005 sur les sommes astronomiques déposées dans les banques étrangères. Cf. (https://hon-viet.co.uk/NT_VietNamCoKhoang700DangVienCoTaiSanTu100Den300TrieuDoLa.htm) . Cette évasion d’argent volé au peuple explique le tarissement des réserves en devises de l’Etat et l’épuisement de ses ressources.

 

[xxxix] L’appel à la manifestation générale est lancé par le R.P. Nguyễn Văn Lý, porte-parole d’un «Rassemblement des citoyens de la Nation » (Tập hợp quốc dân Việt) dont les autres membres veulent rester dans la clandestinité. C’est un appel pour une manifestation non pas ponctuelle, mais continuelle, tous les dimanches et jours de fête, jusqu’à ce que le nombre de manifestants se multiplie assez pour faire pression sur le pouvoir  et changer la donne. Jusqu’ici, l’appel est surtout suivi au Centre et au Sud, le Nord bouge encore peu.

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung