Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Category Archives: ĐIỂM SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT, GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH

GIÁO SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP

 

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

 

 

 

NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT

GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH

2017 / 688 trang / $40.00

Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học

Điện thoại liên lạc: 714-775-2050

 

 

Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một ngoại ngữ là ngữ phápngữ vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn ngữ chưa thông thạo để giao dịch với người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ tiếng đó cho chỉnh và làm người bản xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng các quy luật ngữ pháp mà lại yếu kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó lòng thành tựu được.

 

Thật vậy, câu nói “Vì tiếng Anh không khá, bạn tôi đã ba lần rớt bài thi vào quốc tịch Mỹ rồi” trong tiếng Anh (đúng ngữ pháp) là “Because his English is poor, my friend has failed the American citizenship test three times already”, nhưng câu (sai bét ngữ pháp và chính tả, với mức ngữ vựng tàm tạm – một thứ “broken English”) “He english no gut, my frend he no pass already three time test for become citizen of american” cũng có thể làm người dân Mỹ bản xứ cố gắng hiểu được, mặc dù họ thấy nó ngộ nghĩnh lạ thường.  Lại cũng có lúc người ta chỉ cần phát ngôn một hai chữ “đắc địa” cho hoàn cảnh cũng đủ làm cho người bản xứ hiểu mình. Nhớ lại trong dịp thăm viếng Tây Đức năm 1973, vì mải miết mua quà cho gia đình vào ngày chót chuyến đi nên tôi quên cả giờ giấc, suýt nữa thì lỡ chuyến bay về Saigon! Vội vàng leo lên một taxi, tôi quen miệng nói tiếng Anh với người tài xế yêu cầu ông đưa tôi ra phi trường, nhưng ông ta có vẻ không hiểu.  Mừng thay, khi tôi chỉ nói lên hai chữ tiếng Đức rất phổ thông cho “phi trường” và “làm ơn” là “Flughafen, bitte!” thì ông ta hiểu liền!

 

“Nhập tâm” ngữ vựng một ngoại ngữ là một thử thách lớn đòi hỏi học trò nhiều cố gắng kiên cường. Nhưng đền bù lại, khả năng đọc và viết sẽ thăng tiến theo tỷ lệ thuận với số lượng từ ngữ mà họ làm chủ được. Quan yếu như thế mà từ biết bao đời nay ngữ vựng thường được “dạy” bằng một lề lối cũ kỹ vừa làm học trò chán nản vừa chẳng mấy thành công. Lề lối lỗi thời ấy khuyến cáo học trò phải cố gắng học thuộc lòng nghĩa (meanings) cũng như chính tả (spellings) các chữ mới, nhưng không đả động gì tới thể loại (lexical categories), chức vụ ngữ pháp (syntactical functions), ngữ cảnh (contexts), cũng như kết hợp từ (collocations) là những đặc thù tối quan trọng của chúng. Những yếu tố này đáng lý ra thì phải được gây chú ý trong các thí dụ, các lời giải thích, các định nghĩa cho những chữ mới.

 

Công trình giáo khoa đồ sộ tựa đề NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT (NVTV) của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh vừa được Viện Việt Học xuất bản năm nay (2017) đã mang đến cho tôi một ngạc nhiên sảng khoái. Triết lý giảng huấn căn cứ trên phát kiến của khoa ngôn ngữ học đương đại và nội dung phong phú vui tươi được trình bầy một cách tân kỳ của tác phẩm đã lấy được thiện cảm của tôi ngay từ những  trang đầu tiên của nó.  Thực vậy, trong ngót nửa thế kỷ chuyên nghiên cứu và giảng dạy educational linguistics (môn ngữ học dành cho các chương trình đào tạo giáo chức ngôn ngữ) tại Đại học Saigon và một số Đại học tại Texas, tôi chưa thấy một tài liệu giáo khoa giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt (hay ngữ vựng một ngôn ngữ nào khác) được soạn thảo và trình bầy một cách khoa học, nhất quán, vui tươi, và thấm nhuần văn hóa dân tộc như tác phẩm giáo khoa NVTV của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh.

 

Nhận định đầu tiên của tôi về công trình giáo khoa này là thấy tác giả rất uyên bác của nó đã dựa vào những phát kiến của ngữ học và tâm lý học hiện đại hữu ích cho lãnh vực giáo dục ngôn ngữ. Quan trọng nhất là phát kiến về sự hiện hữu tiên thiên (innate existence) của cơ quan ngôn ngữ (language organ) và ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar) trong não bộ loài người, do Noam Chomsky đề xướng vào năm 1965. Cái phát kiến làm sửng sốt học giới một thời của Chomsky đã được Stephen Krashen khai triển kỹ lưỡng, khoảng hai thập niên sau đó, để thành cốt lõi cho phương hướng tự nhiên (the natural approach) để giảng dạy ngôn ngữ. Nhấn mạnh sự khác biệt đáng kể giữa thủ đắc ngôn ngữ (language acquisition) và học tập ngôn ngữ (language learning) cùng với những đề nghị thực tiễn vui tươi cần thiết cho mục tiêu “thủ đắc”,  công trình của Krashen đã được tán thưởng và áp dụng từ đó đến nay. Phát kiến ấy của Chomsky cũng được Ken Goodman dùng làm kim chỉ nam cho phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn (the whole-language approach) mang lại thành công hàn lâm đáng kể cho Goodman, vào cùng thời gian với thành tựu của Krashen.

 

NVTV là một tin mừng cho các thầy cô và các em học sinh các lớp Việt ngữ đủ trình độ, trong hạn tuổi từ 5 đến 15. Công trình giáo khoa giảng dạy ngữ vựng Việt Nam quý vị đang có trong tay vừa được hoàn tất sau khá nhiều năm khổ công do lòng nhân ái thúc đẩy – labor of love trong Anh ngữ – của tác giả là một luồng sinh khí mới đầy hứa hẹn cho nỗ lực giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại, đặc biệt là tại các quốc gia sử dụng Anh ngữ.

 

Mặc dù tác giả đã khiêm tốn xác định công trình tâm huyết của ông “chỉ là một cái kho nhặt nhạnh, tồn trữ và sắp xếp, chứ không điển chế  ngôn ngữ hay văn tự” (trang 2), công trình này đã hiến cho giáo giới chúng ta một kho tài liệu khổng lồ để giúp phần thăng hoa cách giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt cho tuổi trẻ thành một phương pháp nhân bản hấp dẫn với nhiều tiềm năng thành công rực rỡ.

 

Triết lý giáo dục ngày nay tại Hoa Kỳ nhắc nhở giáo giới rằng vai trò lý tưởng cho người đi học là vai trò của những nhà thám hiểm.  Vì vậy các nhà giáo cũng như các tài liệu giảng huấn phải cung cấp những phương tiện, những cơ hội tối ưu để thúc đẩy các nhà thám hiểm trẻ tuổi tự khám phá thêm ra những điều mới lạ trong cuộc hành trình học hỏi với nhiều lý thú và hưng phấn. Kinh nghiệm dạy học của bao thế hệ cũng xác nhận rằng tài liệu giáo huấn chỉ trở thành tuyệt hảo khi nó tổng hợp được tri thức của các bộ môn khác nhau nhưng cùng chuyên tâm vào một chủ đề (theme), vì sự hiểu biết phát triển mạnh nhất là khi nó được tiếp cận các kết nối tri thức (cognitive connections). Vì những lý do vừa kể, một bài học hữu hiệu mang lại lý thú cho học sinh phải là một đơn vị có chủ đề (thematic unit) được khai phá từ nhiều khía cạnh như văn học, toán học, khoa học, xã hội học, chính trị học, nếp sống đa văn hóa trong xã hội ngày nay, vân vân.

 

“Những tâm trí vĩ đại gặp nhau chăng,” tôi tự hỏi, vì những ưu điểm nêu trên hiện hữu đều đặn trong công trình của tác giả NVTV. Rất nhiều mục từ (mà tác giả gọi là “từ khóa” hay “key words”) sắp xếp theo thứ tự a/b/c trong sách là những đơn vị có chủ đề, trong đó các yếu tố văn cảnh, kết hợp từ, từ đồng nghĩa, các câu giải thích chủ đề qua các lãnh vực tri thức khác nhau, các ca dao tục ngữ, các câu trích dẫn từ đệ nhất thi phẩm Truyện Kiều và từ các tác phẩm văn chương Việt khác đã biến các mục từ ấy thành những bài học nho nhỏ với chủ đề hấp dẫn, giảng giải qua thứ tiếng Việt tự nhiên (natural, authentic Vietnamese). Những bài học nho nhỏ đó có mục tiêu gia tăng tri thức học trò qua môi giới “thủ đắc” (acquisition) tự nhiên và lý thú hơn là qua môi giới “học tập” (learning) buồn nản của lề lối cũ.

 

Văn cảnh (contexts, mà tác giả gọi là “đồng văn” trong sách) là những cơ hội thuận tiện cho “ngữ vựng chưa biết” xuất hiện trong các câu mà học sinh đã hiểu được gần hết ý nghĩa; trong những hoàn cảnh ngôn ngữ này, các cháu có thể suy đoán ra ý nghĩa đích thực của ngữ vựng chưa biết ấy. Chẳng hạn, trang 29 có liệt kê từ khóa ăn ảnh mà ý nghĩa có thể suy đoán dễ dàng (và lại được xác nhận bởi từ Anh ngữ tương đương viết kế bên là “photogenic”) qua câu thí dụ “Chị Lan ăn ảnh lắm: ở ngoài, chị cũng đẹp mà chụp ảnh thì hết xẩy.”  Trang 306 có liệt kê từ khóa kêu (to shout, scream, cry out) được dùng trong bốn ngữ cảnh khác nhau để giúp học sinh hiểu nghĩa dễ dàng; một trong bốn ngữ cảnh ấy là câu giải thích gọn gàng “Người ta kêu to tiếng là để cho người khác biết và để ý đến.”

 

Kết hợp từ (collocations) là những nhóm chữ thường đi với nhau theo một thứ tự nhất định, như “trời ơi / lớn như thổi / nước đổ lá khoai / chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.” Dùng kết hợp từ thông thạo sẽ giúp chúng ta nói và viết ngôn ngữ đang học giống như người bản xứ. Vì thế chúng ta cần thuộc chúng để sử dụng trong những ngữ cảnh phù hợp. Hồi còn là một học sinh trung học, tôi đã bỏ nhiều thì giờ để nhập tâm những kết hợp của những động từ và tĩnh từ “đi với” các giới từ trong tiếng Anh như look up to / look down on  / proud of / angry with, và trong tiếng Pháp như commencer à / dépendre de / fier de / prêt à.

 

Tôi mở cuốn sách ra và lựa “cầu may” được từ khóa khang kiện / healthysự khang kiện / health (trang 316-317) để làm sáng tỏ thêm những nhận định của tôi ở trên về nó. Từ khóa này là một trong vô số “đơn vị có chủ đề” trong sách. Nó chứa đựng kiến thức của các lãnh vực khác nhau để có thể trở thành một bài học súc tích về sức khỏe rất bổ ích và thích thú, giúp cho những “nhà thám hiểm” trẻ tuổi gốc Việt gia tăng  kiến thức tổng quát đồng thời thăng hoa khả năng tiếng mẹ đẻ. Từ lãnh vực y học và sinh lý học là văn cảnh “Người bình thường, khỏe mạnh được coi là khang kiệnvà văn cảnh Sự khang kiện là trạng thái (state) dễ chịu (well being) bình thường về mặt tinh thần và sinh lý của một cá nhân.” Từ lãnh vực văn hóa là văn cảnh “Cha bảo từ xưa đến nay, khi ta chúc nhau thì hay nói chúng tôi xin chúc anh chị (ông bà / hai bác) khang kiện (mạnh khỏe / bình an khang cát)” và văn cảnh “Trong nền văn hóa của ta, đó là những ước mong chân thành có ý nghĩa nhất.” Và từ lãnh vực khoa học xã hội (social studies) là văn cảnh “Danh từ sự khang kiện được đề nghị để dịch chữ health, và cơ quan WHO (World Health Organization) được dịch là Tổ Chức Thế Giới về Sự Khang Kiện.  Sau cùng, cũng đáng kể là các kết hợp từ  phổ thông “từ trước đến nay / xin kính chúc / được đề nghị / được coi là” đã được dùng trong các ngữ cảnh phù hợp nhất.

 

Tuy chủ đích là để dạy ngữ vựng, cuốn sách không quên nhấn mạnh mối liên hệ giữa ngữ vựng và ngữ pháp, khiến tôi nhớ lại phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn (whole-language approach) do Ken Goodman khởi xướng với thành quả thuận lợi, để giúp học trò tiến bộ, trong cùng  một bài học, bốn khả năng có liên hệ mật thiết là (1) nghe hiểu (listening comprehension), (2) nói (speaking), (3) đọc (reading), và (4) viết (writing). Rất nhiều từ khóa trong sách chứa đựng đủ tài liệu để các thầy cô sẵn sàng dạy học trò cùng một lúc bốn khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, như khuyến cáo sư phạm hữu hiệu (đã được thời gian chứng tỏ) của Goodman.

 

Sau hết, tôi xin ghi nhận thêm rằng ngữ pháp Việt truyền bá trong công trình này cũng tuyệt đối từ bỏ lối dạy quá lạc hậu là lấy cấu trúc tiếng Pháp làm khuôn mẫu để “ép” cấu trúc tiếng Việt vào trong đó một cách tức tưởi. Trong thời Pháp thuộc, một vài cá nhân quá ái mộ văn học Pháp đứng ra làm công việc phi lý này hẳn đã quên mất rằng trong khi tiếng Pháp thuộc ngữ hệ Ấn-Âu (Indo-European) và là một ngôn ngữ tổng hợp (synthetic) thì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam-Á (Austro-Asiatic) và là một ngôn ngữ phân tích (analytic). Ngữ pháp Việt trong sách NVTV được giảng dạy qua khuôn khổ ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar) đang được áp dụng trong nền giáo dục các nước tiền tiến nhất trên thế giới. Ngữ pháp hoàn vũ là cái lõi chung (common core) cho tất cả tiếng nói loài người, dựa vào các nguyên lý (principles) và bàng kế (parameters). Các nguyên lý chung (thí dụ như “Câu nào cũng phải có chủ từ”) thường được thể hiện qua các hình thức khác nhau gọi là bàng kế (thí dụ như bàng kế “tiếng Pháp bắt buộc câu nào cũng phải có chủ từ rõ rệt” so với bàng kế “tiếng Việt thường cho phép chủ từ vắng mặt hoặc hiểu ngầm”). Do đó, người nào thông thạo một ngoại ngữ tất nhiên phải hiểu thấu sự khác biệt giữa bàng kế tiếng mẹ đẻ và bàng kế ngoại ngữ đó. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã phát hiện ra nhiều bàng kế đặc trưng (nhưng đôi khi cũng khá rắc rối) của ngôn ngữ chúng ta. Và ông đã rộng lượng chia xẻ những kiến thức khả tín mới nhất, nhờ vào đó mà chúng ta sẽ có ngày theo kịp những bước nhảy vọt ngoạn mục trong nỗ lực tìm hiểu những bàng kế đặc thù của mọi ngôn ngữ thế giới, qua khuôn khổ đáng tin cậy nhất của ngữ pháp hoàn vũ đương đại.

 

Tôi vô cùng hân hạnh và cảm kích được giới thiệu một công trình giáo dục ngôn ngữ thượng đẳng của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, một học giả kiệt xuất mà tôi đã ngưỡng mộ từ lâu.

 

TS Đàm Trung Pháp,

Professor of Linguistics Emeritus,

Texas Woman’s University.

 

GIỚI THIỆU SÁCH NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT CỦA GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH

Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một ngoại ngữ là ngữ pháp và ngữ

vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn

ngữ chưa thông thạo để giao dịch với người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ

pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ

tiếng đó cho chỉnh và làm người bản xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng

các quy luật ngữ pháp mà lại yếu kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó

lòng thành tựu được. Thật vậy, câu nói “Bây giờ tôi phải đi nhà thờ” bằng Đức ngữ

(đúng ngữ pháp) là “Jetzt muss ich in die Kirche gehen,” nhưng câu (sai cả ngữ

pháp lẫn chính tả nhưng lại khá về ngữ vựng) “Jetzt ich muss gehen zu der kirche”

cũng có thể làm người dân Đức bản xứ hiểu được, mặc dù họ thấy nó trái tai và

ngây ngô sao đó. Lại cũng có lúc người ta chỉ cần phát ngôn một hai chữ “đắc địa”

cho hoàn cảnh cũng đủ làm cho người bản xứ hiểu mình. Nhớ lại trong dịp thăm

viếng Tây Đức năm 1973, vì mải miết mua quà cho gia đình vào ngày chót chuyến

đi nên tôi quên cả giờ giấc, suýt nữa thì lỡ chuyến bay về nước! Vội vàng leo lên

một taxi, tôi quen miệng nói tiếng Anh với người tài xế yêu cầu ông đưa tôi ra phi

trường, nhưng ông ta có vẻ không hiểu.  Mừng thay, khi tôi chỉ nói lên hai chữ

tiếng Đức rất phổ thông cho “phi trường” và “làm ơn” là “Flughafen, bitte!” thì

ông ta hiểu ngay!

 

“Nhập tâm” ngữ vựng một ngoại ngữ là một thử thách lớn đòi hỏi học trò nhiều cố

gắng kiên cường. Nhưng đền bù lại, khả năng đọc và viết sẽ thăng tiến theo tỷ lệ

  • thuận với số lượng từ ngữ mà họ làm chủ được. Quan yếu như thế mà từ biết bao

đời nay ngữ vựng thường được “dạy” bằng một lề lối cũ kỹ vừa làm học trò chán

nản vừa chẳng mấy thành công. Lề lối lỗi thời ấy khuyến cáo học trò phải cố gắng

học thuộc lòng nghĩa (meanings) cũng như chính tả (spellings) các chữ mới, nhưng

không đả động gì tới thể loại (lexical categories), chức vụ ngữ pháp (syntactical

functions), ngữ cảnh (contexts), cũng như kết hợp từ (collocations) là những đặc

thù tối quan trọng của chúng. Những yếu tố này đáng lý ra thì phải được gây chú ý

trong các thí dụ, các lời giải thích, các định nghĩa cho những chữ mới.

 

Công trình giáo khoa đồ sộ tựa đề Ngữ-Vựng Tiếng Việt (NVTV) của Giáo Sư

Trần Ngọc Ninh vừa được xuất bản năm nay (2016) bởi Viện Việt Học đã mang

đến cho tôi một ngạc nhiên sảng khoái. Triết lý giảng huấn căn cứ trên phát kiến

của khoa ngôn ngữ học đương đại và nội dung phong phú vui tươi được trình bầy

một cách tân kỳ của tác phẩm đã chiếm được thiện cảm của tôi ngay từ những

trang đầu tiên của nó.  Thực vậy, trong ngót nửa thế kỷ chuyên nghiên cứu và

giảng dạy educational linguistics (môn ngữ học dành cho các chương trình đào tạo

giáo chức ngôn ngữ) tại Đại học Saigon và một số Đại học tại Texas, tôi chưa thấy

một tài liệu giáo khoa giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt (hay ngữ vựng một ngôn ngữ

nào khác) được soạn thảo và trình bầy một cách khoa học, nhất quán, vui tươi, và

thấm nhuần văn hóa dân tộc như tác phẩm giáo khoa NVTV của Giáo Sư Trần

Ngọc Ninh.

 

Nhận định đầu tiên của tôi về công trình giáo khoa này là thấy tác giả rất uyên bác

của nó đã dựa vào những phát kiến của ngữ học và tâm lý học hiện đại hữu ích cho

lãnh vực giáo dục ngôn ngữ. Quan trọng nhất là phát kiến về sự hiện hữu tiên thiên

(innate existence) của cơ quan ngôn ngữ (language organ) và ngữ pháp hoàn vũ

(universal grammar) trong não bộ loài người, do Noam Chomsky đề xướng vào năm 1965. Cái phát kiến làm sửng sốt học giới một thời của Chomsky đã được

Stephen Krashen khai triển kỹ lưỡng, khoảng hai thập niên sau đó, để thành cốt lõi

cho phương hướng tự nhiên (the natural approach) để giảng dạy ngôn ngữ. Nhấn

mạnh sự khác biệt đáng kể giữa thủ đắc ngôn ngữ (language acquisition) và học

tập ngôn ngữ (language learning) cùng với những đề nghị thực tiễn vui tươi cần

thiết cho mục tiêu “thủ đắc”,  công trình của Krashen đã được tán thưởng và áp

dụng từ đó đến nay. Phát kiến ấy của Chomsky cũng được Ken Goodman dùng làm

kim chỉ nam cho phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn (the whole-language

approach) mang lại thành công hàn lâm đáng kể cho Goodman, vào cùng thời gian

với thành tựu của Krashen.

 

NVTV là một tin mừng cho các thầy cô và các em học sinh các lớp Việt ngữ đủ

trình độ, trong hạn tuổi từ 5 đến 15 năm. Công trình giáo khoa giảng dạy ngữ vựng

Việt Nam quý vị đang có trong tay vừa được hoàn tất sau khá nhiều năm khổ công

do lòng nhân ái thúc đẩy – labor of love trong Anh ngữ — của tác giả là một luồng

sinh khí mới đầy hứa hẹn cho nỗ lực giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại, đặc biệt là

tại các quốc gia sử dụng Anh ngữ.

 

Mặc dù tác giả đã khiêm tốn xác định công trình tâm huyết của ông “chỉ là một cái

kho nhặt nhạnh, tồn trữ và sắp xếp, chứ không điển chế  ngôn ngữ hay văn tự”

(trang 2), công trình này đã hiến cho giáo giới chúng ta một kho tài liệu khổng lồ

để giúp phần thăng hoa cách giảng dạy ngữ vựng tiếng Việt cho tuổi trẻ thành một

phương pháp nhân bản hấp dẫn với nhiều tiềm năng thành công rực rỡ.

 

Triết lý giáo dục ngày nay tại Hoa Kỳ nhắc nhở giáo giới rằng vai trò lý tưởng cho

người đi học là vai trò của những thám hiểm gia.  Vì vậy các nhà giáo cũng như

các tài liệu giảng huấn phải cung cấp những phương tiện, những cơ hội tối ưu để

  • thúc đẩy các thám hiểm gia trẻ tuổi tự khám phá thêm ra những điều mới lạ trong

cuộc hành trình học hỏi với nhiều lý thú và hưng phấn. Kinh nghiệm dạy học của

bao thế hệ cũng xác nhận rằng tài liệu giáo huấn chỉ trở thành tuyệt hảo khi nó

tổng hợp được tri thức của các bộ môn khác nhau nhưng cùng chuyên tâm vào một

chủ đề (theme), vì sự hiểu biết phát triển mạnh nhất là khi nó được tiếp cận các kết

nối tri thức (cognitive connections). Vì những lý do vừa kể, một bài học hữu hiệu

mang lại lý thú cho học sinh phải là một đơn vị có chủ đề (thematic unit) được khai

phá từ nhiều khía cạnh như văn học, toán học, khoa học, xã hội học, chính trị học,

nếp sống đa văn hóa trong xã hội ngày nay, vân vân.

 

“Những tâm trí vĩ đại gặp nhau chăng,” tôi tự hỏi, vì những ưu điểm nêu trên hiện

hữu đều đặn trong công trình của tác giả NVTV. Rất nhiều mục từ (mà tác giả gọi

là “từ khóa” hay “key words”) sắp xếp theo thứ tự a/b/c trong sách là những đơn vị

có chủ đề, trong đó các yếu tố văn cảnh, kết hợp từ, từ đồng nghĩa, các câu giải

thích chủ đề qua các lãnh vực tri thức khác nhau, các ca dao tục ngữ, các câu trích

dẫn từ đệ nhất thi phẩm Truyện Kiều và từ các tác phẩm văn chương Việt khác đã

biến các mục từ ấy thành những bài học nho nhỏ với chủ đề hấp dẫn, giảng giải

qua thứ tiếng Việt tự nhiên (natural, authentic Vietnamese). Những bài học nho nhỏ

đó có mục tiêu gia tăng tri thức học trò qua môi giới “thủ đắc” (acquisition) tự

nhiên và lý thú hơn là qua môi giới “học tập” (learning) buồn nản của lề lối cũ.

 

Văn cảnh (contexts, mà tác giả gọi là “đồng văn” trong sách) là những cơ hội thuận

tiện cho “ngữ vựng chưa biết” xuất hiện trong các câu mà học sinh đã hiểu được

gần hết ý nghĩa; trong những hoàn cảnh ngôn ngữ này, các cháu có thể suy đoán ra

ý nghĩa đích thực của ngữ vựng chưa biết ấy. Chẳng hạn, trang 29 có liệt kê từ

khóa ăn ảnh mà ý nghĩa có thể suy đoán dễ dàng (và lại được xác nhận bởi từ Anh

ngữ tương đương viết kế bên là “photogenic”) qua câu thí dụ “Chị Lan ăn ảnh

lắm: ở ngoài, chị cũng đẹp mà chụp ảnh thì hết xẩy.”  Trang 306 có liệt kê từ khóa

kêu (to shout, scream, cry out) được dùng trong bốn ngữ cảnh khác nhau để giúp

học sinh hiểu nghĩa dễ dàng; một trong bốn ngữ cảnh ấy là câu giải thích gọn gàng

“Người ta kêu to tiếng là để cho người khác biết và để ý đến.”

Kết hợp từ (collocations) là những nhóm chữ thường đi với nhau theo một thứ tự

nhất định, như “trời ơi / lớn như thổi / nước đổ lá khoai / chưa đỗ ông nghè đã đe

hàng tổng.” Dùng kết hợp từ thông thạo sẽ giúp chúng ta nói và viết ngôn ngữ

đang học giống như người bản xứ. Vì thế chúng ta cần thuộc chúng để sử dụng

trong những ngữ cảnh phù hợp. Hồi còn là một học sinh trung học, tôi đã bỏ nhiều

thì giờ để nhập tâm những kết hợp của những động từ và tĩnh từ “đi với” các giới

từ trong tiếng Anh như look up to / look down on  / proud of / angry with, và trong

tiếng Pháp như commencer à / dépendre de / fier de / prêt à.

 

Tôi mở cuốn sách ra và lựa “cầu may” được từ khóa khang kiện/healthy và sự

khang kiện/health (trang 316-317) để làm sáng tỏ thêm những nhận định của tôi ở

trên về nó. Từ khóa này là một trong vô số “đơn vị có chủ đề” trong sách. Nó chứa

đựng kiến thức của các lãnh vực khác nhau để có thể trở thành một bài học súc tích

về sức khỏe rất bổ ích và thích thú, giúp cho những “thám hiểm gia” trẻ tuổi gốc

Việt gia tăng  kiến thức tổng quát đồng thời thăng hoa khả năng tiếng mẹ đẻ. Từ

lãnh vực y học và sinh lý học là văn cảnh “Người bình thường, khỏe mạnh được

coi là khang kiện” và văn cảnh “Sự khang kiện là trạng thái (state) dễ chịu (well

being) bình thường về mặt tinh thần và sinh lý của một cá nhân.” Từ lãnh vực văn

hóa là văn cảnh “Cha bảo từ xưa đến nay, khi ta chúc nhau thì hay nói chúng tôi

xin chúc anh chị (ông bà / hai bác) khang kiện (mạnh khỏe / bình an khang cát)”

và văn cảnh “Trong nền văn hóa của ta, đó là những ước mong chân thành có ý

nghĩa nhất.” Và từ lãnh vực khoa học xã hội (social studies) là văn cảnh “Danh từ sự khang kiện được đề nghị để dịch chữ health, và cơ quan WHO (World Health

Organization) được dịch là Tổ Chức Thế Giới về Sự Khang Kiện.  Sau cùng, cũng

đáng kể là các kết hợp từ  phổ thông “từ trước đến nay / xin kính chúc / được đề

nghị / được coi là” đã được dùng trong các ngữ cảnh phù hợp nhất.

Tuy chủ đích là để dạy ngữ vựng, cuốn sách không quên nhấn mạnh mối liên hệ

giữa ngữ vựng và ngữ pháp, khiến tôi nhớ lại phương hướng ngôn-ngữ-vẹn-toàn

(whole-language approach) do Ken Goodman khởi xướng với thành quả thuận lợi,

để giúp học trò tiến bộ, trong cùng  một bài học, bốn khả năng có liên hệ mật thiết

là (1) nghe hiểu (listening comprehension), (2) nói (speaking), (3) đọc (reading), và

(4) viết (writing). Rất nhiều từ khóa trong sách chứa đựng đủ tài liệu để các thầy cô

sẵn sàng dạy học trò cùng một lúc bốn khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, như

khuyến cáo sư phạm hữu hiệu (đã được thời gian chứng tỏ) của Goodman.

Sau hết, tôi xin ghi nhận thêm rằng ngữ pháp Việt truyền bá trong công trình này

cũng tuyệt đối từ bỏ lối dạy quá lạc hậu là lấy cấu trúc tiếng Pháp làm khuôn mẫu

để “ép” cấu trúc tiếng Việt vào trong đó một cách tức tưởi. Trong thời Pháp thuộc,

một vài cá nhân quá ái mộ văn học Pháp đứng ra làm công việc phi lý này hẳn đã

quên mất rằng trong khi tiếng Pháp thuộc ngữ hệ Ấn-Âu (Indo-European) và là

một ngôn ngữ tổng hợp (synthetic) thì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam-Á (Austro-

Asiatic) và là một ngôn ngữ phân tích (analytic). Ngữ pháp Việt trong sách NVTV

được giảng dạy qua lăng kính ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar) đang được

áp dụng trong nền giáo dục các nước tiền tiến nhất trên thế giới. Ngữ pháp hoàn vũ

là cái lõi chung (common core) cho tất cả tiếng nói loài người, dựa vào các nguyên

lý (principles) và bàng kế (parameters). Các nguyên lý chung (thí dụ như “Câu nào

cũng phải có chủ từ”) thường được thể hiện qua các hình thức khác nhau gọi là

bàng kế (thí dụ như bàng kế “tiếng Pháp bắt buộc câu nào cũng phải có chủ từ rõ rệt” so với bàng kế “tiếng Việt thường cho phép chủ từ vắng mặt hoặc hiểu

ngầm”). Do đó, người nào thông thạo một ngoại ngữ tất nhiên phải hiểu thấu sự

khác biệt giữa bàng kế tiếng mẹ đẻ và bàng kế ngoại ngữ đó. Giáo Sư Trần Ngọc

Ninh đã phát hiện ra nhiều bàng kế đặc trưng (nhưng đôi khi cũng khá rắc rối) của

ngôn ngữ chúng ta. Và ông đã rộng lượng chia xẻ những kiến thức khả tín mới

nhất, nhờ vào đó mà chúng ta sẽ có ngày theo kịp những bước nhảy vọt ngoạn mục

trong nỗ lực tìm hiểu những bàng kế đặc thù của mọi ngôn ngữ thế giới, qua lăng

kính đáng tin cậy nhất của ngữ pháp hoàn vũ đương đại.

Tôi vô cùng hân hạnh và cảm kích được giới thiệu một công trình giáo dục ngôn

ngữ thượng đẳng của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, một học giả kiệt xuất mà tôi đã

ngưỡng mộ từ lâu.

 

Tiến Sĩ Đàm Trung Pháp

Professor of Linguistics Emeritus

Texas Woman’s University

Cố Vấn Viện Việt Học

ĐÀM TRUNG PHÁP ĐIỂM SÁCH

VIETNAMESE POEMS IN ENGLISH

AND IN VIETNAMESE*

NGUYỄN ĐẠI THANH (2010)

front -xx-Scan10002BACK - XX- Scan10003

Trong công việc dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, lãnh vực khó khăn nhất là thơ. Tài giỏi đến đâu, người dịch cũng không thể nào chuyển được cái hồn thơ, cái vần điệu nguyên tác sang một ngôn ngữ khác. Nếu thơ dịch không hẳn “phản” lại thơ nguyên tác, thì thơ dịch chỉ có thể là một “hóa thân” bất đắc dĩ, kém ý vị đi nhiều của nguyên bản. Thú thực, tôi đều cảm thấy như thế mỗi khi “dịch” xong một bài thơ ngoại ngữ sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Nhưng nhu cầu dịch thơ vẫn còn đó, do đòi hỏi của trào lưu giáo dục hoàn vũ. Biết rằng mình không thể đòi hỏi gì hơn trong thơ dịch, tôi chỉ cầu mong thơ dịch đừng đi quá xa thơ nguyên tác về ý nghĩa, về thông điệp gửi gấm trong đó. Được như vậy là hài lòng lắm rồi.

Content 1 - Cropped-XX- Scan10004Content 2 - XX- Cropped- Scan10004content 3 - cropped-xx-Scan10007

Tôi thực hài lòng sau khi xem kỹ cuốn VIETNAMESE POEMS IN EGNLISH AND IN VIETNAMESE mới xuất bản của ông Nguyễn Đại Thanh, một nhà giáo kỳ cựu vừa hồi hưu sau cả một cuộc đời dạy tiếng Anh tại quê nhà và tại Hoa Kỳ. Cuốn sách trình bày giản dị và trang nhã, chứa đựng 50 bài thơ nguyên tác của các thi sĩ Việt Nam nổi tiếng và các bản dịch của chúng sang Anh ngữ. Mở cuốn sách ra, người đọc sẽ thấy thơ nguyên tác nằm trên các trang bên phải và thơ dịch nằm trên các trang bên trái, song song với nhau trong toàn bộ cuốn sách, rất tiện cho việc thưởng lãm và so sánh văn bản.

Điểm son nổi bật là dịch giả Nguyễn Đại Thanh đã chuyển ý nghĩa các bài thơ tiếng Việt sang văn xuôi tiếng Anh khá trung thực, qua một văn phong giản dị và sáng sủa, một cú pháp vững vàng, và một sự lựa chọn từ vựng cẩn thận. Xin cử ra đây một thí dụ điển hình cho nhận định vừa nói. Đoạn đầu trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

được dịch giả chuyển sang tiếng Anh sát nghĩa như sau (trang 14):

Every year, when peach blossoms were in bloom

The old scholar-scribe was seen again.

He displayed India ink and red paper on the sidewalk

Crowded with passers-by.

Những từ ngữ đặc biệt Việt Nam khó chuyển sang tiếng Anh như “đuôi gà cao”, “dải yếm đảo”, “quần lĩnh”, “áo the”, và “nón quai thao” trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (trang 41) hoặc “dậu mùng tơi xanh rờn” trong thơ Nguyễn Bính (trang 73) được dịch giả lần lượt chuyển thành “ponytail”, “peach-colored halter”, “taffeta pants”, “gauze dress”, “large, round, fringed hat”, và “verdant basella hedge” một cách đáng tin cậy.

Để giúp người ngoại quốc hiểu rõ thêm ý nghĩa các bản dịch, dịch giả cung cấp một số cước chú ngắn gọn bằng tiếng Anh về phong tục Việt Nam. Chẳng hạn trong bản dịch bài thơ “Bạn Đến Chơi Nhà” của Nguyễn Khuyến, câu “Đầu trò tiếp khách trầu không có” được chuyển thành “Even betel leaves and areca nuts are not available to welcome you” với một chú thích nơi cuối trang như sau: “Customarily, hosts invited guests to chew betel leaves, areca nuts, and some lime paste. This custom is still practiced by many, especially in rural areas in Vietnam” (trang 82).

Cuốn sách song ngữ này là một đóng góp đáng ngợi khen của một nhà giáo Việt Nam tận tụy với nghề nghiệp vào kho tàng tài liệu học tập cho cao trào giáo dục đa văn hóa, đa ngôn ngữ tại Hoa Kỳ. Người đọc sẽ thấy trong đó những nét đặc thù rất đáng ái mộ của nếp sống dân tộc Việt nam, trong thời bình cũng như trong thời loạn, qua những bài thơ phổ cập của các thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Đinh Hùng, Cung Trầm Tưởng, vân vân. Đây cũng là một cuốn sách rất hữu ích cho giới trẻ Việt Nam sinh trưởng tại hải ngoại, không giỏi tiếng Việt, nhưng muốn về nguồn qua thi ca của quê cha đất tổ.

*Tác giả tự xuất bản – 185 trang – 15 Mỹ kim                                                                   Điện thoại liên lạc: 404-297-9962    

ĐIỂM SÁCH CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển 1) – GS TRẦN NGỌC NINH

TN NINH - bia_co_cau_viet_ngu

ĐIỂM SÁCH
CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) (xuất bản lần thứ hai, có sửa chữa) của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh Viện Việt Học xuất bản năm 2007 255 trang, ấn phí 20 Mỹ kim Địa chỉ liên lạc: PO Box 11900, Westminster, CA 92685 – 1900

Đàm Trung Pháp

Theo tác giả Trần Ngọc Ninh thì CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) đã ra đời hơn 40 năm tại quê nhà, mới đây được cập nhật hóa và tái xuất bản tại Mỹ với sự trợ lực của anh chị em trong Viện Việt Học (VVH), nhất là ông Vương Huê. gs_tranngocninh - xxĐây là cuốn đầu tiên (chủ đề: Sự thụ đắc ngôn ngữ) trong toàn bộ gồm bảy quyển. Quyển II (Từ N (danh từ) và các dạng vị phụ thuộc tiền-N: dạng vị q) cũng đã được VVH tái xuất bản năm 2009. Quyển III (Từ V (diễn thuật từ) và các dạng s, t, đ phụ thuộc tiền-V) đang được VVH chuẩn bị tái xuất bản. Được biết cơ quan văn hóa này cũng có dự định xuất bản các quyển còn lại trong tương lai, gồm Quyển IV (Từ A (cận từ): AA, AV, và AA), Quyển V (Từ PRO-X (đại từ): PRO-N, PRO-V, và PRO-A), Quyển VI (Đoạn dạng u, v, x, y, z), và Quyển VII (Cú pháp học).

Vừa mở cuốn sách ra, tôi ngạc nhiên thấy 4 trang đầu tiên, trước cả các phần cảm tạ và lời mở đầu, là bảng liệt kê các danh (terms) và ký hiệu (symbols) dùng trong sách tương ứng với các danh và ký hiệu quốc tế. Nhưng sự sắp xếp có vẻ phá lệ này thực ra có lý và ích lợi cho những người như tôi vốn quen biết với những danh từ và ký hiệu trong giới ngữ học tây phương qua tiếng Anh và tiếng Pháp. Tác giả hẳn đã thấy rõ tầm quan trọng của danh từ chuyên môn nên đã cho danh sách của chúng vào ưu tiên một! Thú thực, tôi đã đọc kỹ bảng liệt kê này trước tiên, trở lại với nó nhiều lần trong khi nghiền ngẫm cuốn sách, và mãn nguyện được làm quen với các danh từ Việt tương đương với các danh từ Anh và Pháp, chẳng hạn như thành phần diễn thuật chính là verb phrase (VP) trong tiếng Anh và syntagme verbal trong tiếng Pháp, hoặc từ Việt tân tạo của tác giả như AN (cận từ của N) chính là hiện thân của adjective trong tiếng Anh và adjectif trong tiếng Pháp. Tác giả đã dùng những danh và ký hiệu này một cách nghiêm chỉnh và nhất quán trong suốt cuốn sách. Ông cũng dùng ít danh từ tân tạo, đúng như chủ trương của ông là “trong tập khảo luận này, tôi hết sức cố gắng không dùng những danh từ quá khó và nhất là những danh tân tạo.” Chính Noam Chomsky cũng hành động như thế khi ông viết cuốn sách lịch sử mang tên Syntactic Structures năm 1957, trong đó những ký hiệu trong các công thức đều dễ nhận ra, như S = sentence, N = noun, V = verb, NP = noun phrase, VP = verb phrase, Aux = auxiliary, Prt = particle, vân vân.

Mỗi khi viết về ngôn ngữ học bằng tiếng Việt, tôi thường lúng túng với danh từ chuyên môn trong tiếng mẹ đẻ, chẳng hạn như cho đến nay tôi vẫn chưa biết gọi hai từ input và output trong khoa ngữ học giáo dục là gì cho chuẩn trong tiếng Việt. Vì vậy tôi càng quý công lao của tác giả CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ đã cung cấp những danh từ chuyên môn này qua bảng liệt kê nêu trên cũng như qua mục Lời Mở Đầu (trang vii-xxx), và nhất là qua mục Từ-Vựng Chọn Lọc Có Giải Nghĩa (trang 173-195) ở phần cuối sách. Những giải nghĩa súc tích này phản ánh kiến thức đương đại của khoa ngữ học và giúp người đọc hiểu thêm những ý niệm căn bản trình bầy trong sách. Lời giải thích của tác giả về Ngữ Pháp Hoàn Vũ (Universal Grammar, UG) sau đây (trang 186) chứng tỏ điều ấy: “Theo thuyết của Chomsky, UG là cái ngữ pháp nội tàng (có tính cách sinh học đặc loại) chung cho tất cả mọi người và mỗi người (tính cách cá nhân) mỗi có, gồm những nguyên-lí căn bản (fundamental principles) của ngôn ngữ nội tàng (I-language), với những bàng kế (parameters) đặc thù đã được cố định bởi kinh nghiệm của cộng đồng trong lịch sử. Nhà ngữ-lí-học phải tìm ra những nguyên-lí và bàng kế của UG, tức là trong cốt tủy, những bộ phận (modules) của cú pháp tạo tác ra (generate) vô cùng tận những cấu trúc trừu tượng nổi (S-structures) được biểu hiện bởi một hình thức logic (L-Form) và một hình thức ngữ âm (P-Form).”

Chương I của cuốn sách bàn về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ con. Đề cập đến sự tiên thiên (innateness) của cơ cấu não bộ và sự thâu nhận ngôn ngữ ở trẻ con, tác giả khiêm tốn cho biết ông chỉ “trình bày những ý kiến và công trình khảo cứu của các học giả tây phương ở một trình độ phổ thông. Vì vậy những sách dẫn chứng cũng rất chọn lọc” (trang 3). Độc giả nào có con hoặc cháu sơ sinh chắc sẽ thích thú đọc những đoạn ông trình bầy về tiếng đầu tiên của chúng (thường chỉ là tiếng một, rất giản dị), từ loại trong ngôn ngữ đồng ấu (hình như danh từ là loại từ được dùng trước tiên bởi đứa nhỏ mới tập nói, sau đó là động từ, rồi đến những phụ danh từ), về số tiếng mà đứa trẻ sử dụng (tăng lên dần dần, vào khoảng 2 tuổi thì nó có chừng 50 đến 100 tiếng). Nếu người đọc e dè vì những sách dẫn chứng đã khá cũ – thí dụ như bản dịch sang Anh văn năm 1948 từ cuốn Kindersprache, Aphasie und allegemeine Lautgesetze (1942) của R. Jakobson, hoặc cuốn Infant Speech: A Study of the Beginnings of Language xuất bản năm 1936 của M. Lewis – thì tôi xin thưa là những lý giải, nhận xét của tác giả Trần Ngọc Ninh vẫn còn khả tín khi so với những công trình nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý ngữ học đương thời. Đó là các ngữ học gia S. Pinker, tác giả của The Language Instinct (1994); P. Lightbown & N. Spada, tác giả của How Languages Are Learned (2006); S. Brown & S. Attardo, tác giả của Understanding Language Structure, Interaction and Variation (2009); và F. Parker & K. Riley, tác giả của Linguistics for Non-Linguists (2010). Hai tác giả cuốn sách sau cùng đồng thanh khí với tác giả Trần Ngọc Ninh: họ cũng rất ái mộ Chomsky, như họ đã khẳng định trong lời tựa cuốn sách: “No one can study an academic field without developing a particular view of that field, and certainly we are no exceptions. For example, our own views of the field are biased toward the perspective of generative grammar, a view of language that was originally developed by the linguist Noam Chomsky and that views the capacity for language as innate and uniquely human” (trang ix).

Bàn về khả năng thụ đắc ngôn ngữ một cách tự nhiên và dễ dàng của trẻ thơ, tác giả có một nhận định sắc bén mang một giá trị sư phạm thực tiễn không thể không nhắc đến, khi ông “đồng ý rằng có một khả năng ngôn ngữ mà con người mang sẵn trong những cơ cấu sinh-lí khi ra đời,” nhưng ông “cũng nghĩ rằng vấn đề phải được phân tích kĩ hơn, vì ảnh hưởng của cái chung quanh rất là to lớn” (trang 13). Theo tôi, nếu cái “khả năng ngôn ngữ mà con người mang sẵn trong những cơ cấu sinh-lí” ấy được Chomsky mệnh danh là language acquisition device (thường được gọi tắt là LAD) trong cuốn Aspects of the Theory of Syntax (1965, trang 32) thì cái “ảnh hưởng của cái chung quanh rất là to lớn” ấy đồng nghĩa với ý niệm language acquisition support system (được gọi tắt là LASS trong một trò chơi chữ ngoạn mục với LAD) của J. Bruner từng dạy tâm lý học tại Harvard và Oxford và là tác giả cuốn sách The Culture of Education (1996). Đối với nhà giáo ngôn ngữ chúng tôi thì LAD là sự đóng góp trời cho, thuộc thiên nhiên (nature) và LASS là công lao dưỡng dục (nurture) của phụ huynh, của nhà trường, của xã hội vậy. Không thể coi nhẹ vai trò của LASS đi song song với LAD, vì LASS có thể thăng hoa hoặc làm trì trệ việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thơ.

Vì ảnh hưởng sâu đậm của Chomsky trong tư duy của tác giả họ Trần đã rõ rệt ngay từ mục Đường Vào Ngữ-Pháp (trang 17) của Chương I cho đến hết cuốn sách, tôi thấy cần phải nói qua về khảo hướng của lý thuyết ngữ học Chomsky đã phát triển như thế nào trong vòng nửa thế kỷ qua, lấy tên những cuốn sách đã trở thành kinh điển của ông để mệnh danh các giai đoạn. Trong giai đoạn Syntactic Structures (1957), Chomsky chú tâm đến việc mô tả ngữ pháp (grammatical description). Sự đóng góp chính trong thời điểm này là Chomsky cho người ta thấy ngữ pháp trí tuệ (mentalistic grammar) có thể được mang một hình thức khoa học qua các công thức minh bạch và nghiêm khắc (explicit and rigorous – “nghiêm khắc” được hiểu là các câu được công thức tạo ra đều phải có ngữ pháp tính) được gọi chung là ngữ pháp tạo tác (generative grammar). Cơ cấu thành phần có tôn ti (hierarchical phrase structure) được mô tả qua các quy luật viết lại (rewrite rules, tượng trưng bởi mũi tên →) có thể nới rộng một yếu tố sang thành những yếu tố khác, như Chomsky đã cho thí dụ dưới đây, để sau cùng dẫn đến những câu lõi (kernel sentences) như “The man hit the ball” chẳng hạn:
Sentence → NP + VP NP → T + N VP → Verb + NP T → the N → man, ball, etc. Verb → hit, took, etc.

Tuy nhiên, những quy luật viết lại nói trên cũng cần phải được tăng cường bằng những biến cải (transformations) để có thể biến các câu lõi trở thành các câu thụ động (The ball was hit by the man) hay các câu nghi vấn (Did the man hit the ball?), vân vân. Trong giai đoạn Aspects of the Theory of Syntax (1965), Chomsky đã đề cập đến hai ý niệm kiệt xuất là cơ cấu chìm (deep structure) và cơ cấu nổi (surface structure) trong ngôn ngữ. Theo ông, tất cả các câu đều do các cơ cấu chìm đã biến hóa trở thành các cơ cấu nổi sau cùng. Hai ý niệm quan yếu nữa là tiềm năng (competence) và diễn năng (performance) trong ngôn ngữ cũng được Chomsky phân biệt. Và cũng chính trong giai đoạn này, cơ quan ngôn ngữ (the language organ) trong trí não mang danh LAD đã được Chomsky bàn tới. Trong giai đoạn Lectures on Government and Binding (1981), Chomsky cho rằng ngữ pháp gồm những nguyên lý (principles) trừu tượng bất biến giữa các ngôn ngữ và những bàng kế (parameters) cho thấy sự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Trong khảo hướng mới này, D-structure cung cấp hình thức ngữ pháp thuần túy, và S-structure được nối với D-structure qua sự di động (movement), nay là phương thức biến cải duy nhất mà Chomsky chấp nhận. PF (phonetic form) cung cấp âm thanh và LF (logical form) cung cấp ý nghĩa ngữ pháp cho câu để chuyển S-structure thành một câu có cơ cấu nổi. Cú pháp (syntax) mang tên X-BAR Theory được căn cứ trên các nguyên lý tổng quát của ngôn ngữ nói chung. Một điều nữa rất đáng ghi nhận là trong giai đoạn khảo cứu này, Chomsky (và các đồng nghiệp tán thưởng lý thuyết của ông) đã lấy các thí dụ minh chứng cho lập luận của họ từ nhiều thứ tiếng trên thế giới, càng làm sáng tỏ hơn cho quan niệm ngữ pháp hoàn vũ. Sau hết, trong giai đoạn The Minimalist Program (1995), Chomsky đã thiết lập những đặc tính rộng rãi hơn cho ngôn ngữ, được mô tả bằng phương thức giản dị và tổng quát tối đa, và coi sự thụ đắc một ngôn ngữ là tiến trình thụ đắc ngữ vựng (lexical entries) cùng với nỗ lực chọn lựa bàng kế thích hợp (parameter setting) cho ngôn ngữ ấy. Lúc này, Chomsky đã bãi bỏ ý niệm D-structure và S-structure của giai đoạn trước, và chỉ chú tâm đến mối liên hệ phức tạp giữa hai cấu phần LF và PF trong câu mà thôi.

Xin trở lại với mục Đường Vào Ngữ-Pháp trong Chương I của cuốn sách đang điểm. Mục này có các đoạn giải thích về câu tối thiểu, hai loại từ căn bản N và V, phân tích thành phần trực tiếp của câu, và liên hệ cơ năng và chức vụ. Tất cả được giải thích rõ ràng với các thí dụ phù hợp. Thí dụ, sau khi cho kết hợp công thức (1) N – V (mẹ bồng) và công thức (2) V – N (bồng con) thành công thức (3) N1 – V – N2 (mẹ bồng con), và rồi dùng phương thức giao hoán cho các yếu tố của (3) để từ đó có các câu dài hơn nhưng vẫn cùng cơ cấu — người cha nâng niu đứa con / bà lão hôn hít cháu — tác giả gọi công thức (3) là “câu tối thiểu bổ túc, và là một công thức căn bản trong ngữ pháp của Việt ngữ” (trang 21). Công thức cho câu tối thiểu bổ túc này có thể được ghi lại thành NP1 – VP – NP2, và là mô thức của những câu sau đây: ông hỏi ai / anh lại đây / chúng ta học ngữ-pháp. Nói về liên hệ cơ năng và chức vụ trong công thức câu tối thiểu bổ túc, tác giả cho biết mối liên hệ giữa NP1 và VP (tượng trưng bằng mũi tên có hai đầu) là liên hệ từng lớp thứ nhất, và mối liên hệ giữa VP và NP2 (tượng trưng bằng mũi tên chỉ về hướng trái) là liên hệ từng lớp thứ hai. Đây là một cách diễn tả độc đáo của tác giả mà tôi chưa hề thấy trong các tài liệu khác. Tác giả cũng gọi liên hệ thứ nhất là liên hệ chủ tử – diễn tử có tính cách hỗ tương và liên hệ thứ hai là liên hệ diễn tử – bổ tử có tính cách chọn lựa. [Chủ tử còn được gọi là chủ ngữ (subject), diễn tử là vị ngữ (predicate), và bổ tử là bổ ngữ (complement) hoặc tân ngữ (object) trong tài liệu của một số tác giả khác]. Dưới đây là các vai trò thông thường và đặc biệt của bổ tử trong tiếng Việt, theo tác giả Trần Ngọc Ninh:

Bổ tử chỉ thụ nhân:
NP1 V NP2 Cha bế bé Hai người yêu nhau

Bổ tử chỉ tác nhân:
Nó bị bả Hai người yêu nhau

Bổ tử chỉ cái phần đặc biệt chịu tác dụng của sử trình:

Nó mất lòng Anh khỏe tay

Bổ tử đặc biệt:
Ông ta làm luật sư Nó như cái con khỉ

Trong phần nói về các mô hình ước lệ của câu trong ngôn ngữ [sách giáo khoa gọi là word-order typology, một bàng kế quan trọng trong ngôn ngữ, sắp xếp thứ tự xuất hiện của các yếu tố S (subject), V (verb), và O (object) trong câu] tác giả coi mô hình NP1 – V – NP2 (mà giáo giới chúng tôi gọi là SVO, được thấy trong khoảng 40% tiếng nói loài người) “là mô hình ước lệ của câu Việt ngữ trong ngôn từ bình thường.” Ông cũng đưa ra những thí dụ khá thuyết phục để chứng minh rằng “mô hình này không phải là mô hình cú pháp độc nhất” trong tiếng Việt, vì ta còn thấy các mô hình sau đây:

NP1 – NP2 –V (SOV, mô hình của tiếng Nhật và cũng của khoảng 40% ngôn ngữ thế giới khác nữa), như trong câu: Ông ta tiền nhiều.

NP2 – NP1 – V (OSV, một mô hình tồn tại trong rất ít ngôn ngữ nhân loại), như trong câu: Danh vọng nó có.

Bàn về mô hình NP2 – NP1 – V, tác giả chí lý khi nhận định rằng “bổ từ NP2 ‘danh vọng’ được dùng làm đầu đề của câu” (trang 32). [Trong trường hợp này, tôi thường gọi tắt đầu đề NP2 là đề hoặc topic, và phần còn lại NP1 – V là thuyết hoặc comment. Cấu trúc này thường được gọi là cấu trúc đề-thuyết hay topic-comment]. Mặc dù tác giả cho rằng “Việt ngữ không dùng cách nói này thường xuyên, và chỉ dùng khi muốn nhấn về cái được chỉ từ N bổ vụ” (trang 32), tôi vẫn nghĩ đề – thuyết là một lối nói rất thông thường trong tiếng Việt.

Phần kết luận Chương I của tác giả phản ánh tính chất tiên thiên (innateness) của khả năng thụ đắc ngôn ngữ của trẻ thơ trong bất cứ xã hội nào: “Nhập tâm được mô hình căn bản của câu tối thiểu cũng chưa phải là làm chủ được ngôn ngữ. Đứa trẻ còn phải thu nhận nhiều mô hình câu khác và dựa vào những mô hình ấy, phải có thể cấu tạo được những câu mới mà mô hình chưa bao giờ được sử dụng bởi chính nó hay bất cứ ai gần nó” (trang 34-35).

Chương II là một “sơ giải” về cú pháp Việt Nam qua các thí dụ kỳ thú lấy từ tiếng “trẻ con hát, trẻ con chơi” từ hàng ngàn năm nay, như các câu “Bụt ngồi, Bụt khóc”, “Con cóc nhảy ra, con ma thập thò”, “Củ khoai chấm mật”, vân vân. Dựa vào lý thuyết tâm lý ngữ học đương thời, tôi tin chắc rằng các bài hát ấy là hình thức tối hảo của comprehensible input (mẫu ngôn ngữ dễ lĩnh hội) là thứ nhiên liệu bắt buộc phải có để cho cái LAD trong não bộ hoạt động. Vì vậy, tôi rất tâm đắc nhận định có giá trị sư phạm cao của tác giả rằng “Chính những bài hát nhỏ của bọn trẻ con truyền cho nhau, giản dị trong lời, ngây thơ trong ý, là những cái khuôn, để trẻ theo đó mà đúc thành những câu khác, ban đầu giống thế, và về sau càng ngày càng phức tạp, uẩn súc hơn, theo những quy luật của ngữ pháp tạo tác” (trang 44). Tôi cũng nghĩ quan sát ngôn từ con nít để tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên là một cao kiến, như Chomsky từng nói trong cuốn Language and Mind (1968) mà tác giả Trần Ngọc Ninh thuật lại là “Ngữ pháp của một ngôn ngữ phải được khám phá ra bởi đứa trẻ, từ những điều mà nó đã thụ đắc” (trang 17).

Sử dụng các câu hát trẻ thơ đầy tình tự dân tộc để biểu hiện các khuôn cú pháp căn bản như tác giả đã làm trong chương này là một khảo hướng tân kỳ, một luồng gió mới rất hấp dẫn. Các khuôn đó được tóm lược như sau:
Khuôn I: Bụt ngồi. Bụt khóc. Con cóc nhảy ra. Con gà ú ụ.

Tác giả cho biết khuôn này, với công thức NP – VP, là “câu tối thiểu mà cơ cấu dễ hiểu nhất” với lý do “việc được kể ra chỉ có một và liên hệ đến một người (hay một sự vật) mà thôi” (trang 44). Thành phần NP có thể là từ đơn (Bụt) hoặc từ N hai tiếng (con cóc). Từ hai tiếng “con cóc” có cơ cấu “n2 – n1”, trong đó n2 được gọi là loại danh và n1 là biệt danh. Thành phần VP cũng có thể là từ đơn (ngồi) hoặc cũng có cấu tạo hai tiếng (nhảy ra). Từ hai tiếng “nhảy ra” có cấu tạo “v2 – v1”, trong đó v2 được tác giả gọi là diễn thuật từ miêu tả, và v1 là diễn thuật từ chiều hướng. Đến đây, qua thí dụ “con cóc nhảy ra”, tác giả cũng cho độc giả thưởng thức một chút hương vị Chomsky về cơ cấu chìm và cơ cấu nổi:

Nổi:
S: Con cóc nhảy ra
Chìm:
Sa: Con – nhảy ra Sb: Con – là con cóc
Câu Sb đã được cài vào trong nội bộ của câu Sa để trở thành: Con (con là con cóc) nhảy ra, theo mô thức n2 (n2 là (n2 – n1)) – VP. Biểu đồ cây (tree diagram) dưới đây càng làm sáng tỏ mối liên hệ này:

DIAGRAM

Hiển nhiên, theo tôi, Khuôn I chỉ áp dụng khi VP của nó là một diễn thuật từ không đòi hỏi một bổ từ, tức là khi VP ấy là một động từ nội động (intransitive verb, thường gọi tắt là Vi). Hoặc nói cách khác, chúng ta có thể viết lại VP trong Khuôn I như sau:

VP → Vi.
Khuôn II: Củ khoai chấm mật. Tao ném hòn sành.

Công thức của khuôn này là NP – V – N, trong đó tác giả minh định “những từ V này có thể gọi là từ V chuyển tác (transitif)” tức là chúng “đều nói về một sử trình được tác động vào một cái được nói ra sau từ V bởi một thành phần NP gọi là bổ-tử hay từ N bổ-vụ” (trang 53). [Từ V chuyển tác ở đây đồng nghĩa với động từ ngoại động (transitive verb) trong danh mục cổ truyền].
Khuôn III: Nhà mụ thổi xôi. Nhà tôi nấu chè.
Khuôn này vẫn theo mô hình NP1 – VP – NP2 , nhưng trong đó NP1 (nhà mụ, nhà tôi) là một nhóm phức tạp, khác với cấu tạo của “con cóc, củ khoai” vì “nhà mụ, nhà tôi” là hai từ N liên kết, chứ không phải là một từ hai-tiếng. Tác giả đưa bằng chứng là giữa “nhà” và “mụ” ta có thể đặt thêm một hay nhiều tiếng khác (nhà của mụ, cái nhà êm ấm của mụ), trong khi đó “con cóc” là từ một khối, không cho phép nói “con của cóc” (trang 58). Tác giả cũng gọi “mụ” là bổ-tử (complement) của “nhà.”
Khuôn IV: Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau.

Vẫn theo mô hình căn bản S → NP – VP, trong đó NP là “Hai chân trước/Hai chân sau” và VP là “đi trước/đi sau”, khuôn sau cùng này được tác giả giới thiệu minh bạch bằng cách cho mỗi từ trong câu tương ứng với vai trò của nó qua một ký hiệu viết tắt, như dưới đây:
Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau. q N AN V AV
Các ký hiệu viết tắt ở trên có nghĩa như sau: q = quantifier, dạng q (lượng số dạng); N = noun, danh từ; AN = adjective, cận từ của N; V = verb, diễn thuật từ; AV = adverb, cận từ của V.
Chương III được dành để thảo luận về cơ cấu dạng vị học trong tiếng Việt. Đây là chương dài nhất trong sách, chứa đựng nhiều nhận định sắc bén và độc đáo có thể làm độc giả ngạc nhiên thích thú vì tính cách mới lạ của chúng. Trong phần mở đầu, tác giả nói qua về ý niệm tiềm năng (competence) và diễn năng (performance) của Chomsky. Tác giả cắt nghĩa ý niệm competence của Chomsky thỏa đáng như sau: “Một câu, nói ra hoặc viết ra, được coi là có ngữ pháp tính (grammaticalité) khi tất cả mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ ấy cùng hiểu; lí do là vì mọi người đều nhận thấy câu ấy hợp với cái tiềm năng (competence) ngôn ngữ của mình. Tiêu chuẩn này do Chomsky đặt ra, tuy bề ngoài chỉ có tính cách thực hành và thực tiễn, nhưng đã được coi như dĩ nhiên trong các giảng đường” (trang 69). Tôi xin được nói thêm rằng “nhất là trong các giảng đường sư phạm nước Mỹ ngày nay khi giáo giới được huấn luyện về những phương thức giúp học trò thụ đắc một sinh ngữ thứ hai” vì competence chính là điều giáo giới phải giúp học trò đạt được. Mức competence của học trò đạt được thường được lượng giá qua diễn năng (performance) cụ thể của họ, tức là khả năng thực sự của học trò khi viết và nói thứ tiếng họ đang cố gắng chinh phục. Ý niệm thành phần trực tiếp (immediate constituent), một nguyên lý trong ngữ pháp đại đồng, mà tác giả diễn đạt là “sự khả phân của câu ít nhất là hai khúc” cũng được soi sáng. Áp dụng sự phân tích này vào một câu hạch tâm, ta sẽ thấy hai khúc liên hệ với nhau là NP và VP. Khúc NP có đơn vị chủ chốt (head) là từ N và có thể giảm thiểu đến mức chỉ còn từ N này mà thôi. VP cũng có một đơn vị chủ chốt là từ V và cũng có thể giảm thiểu đến mức chỉ còn có từ một từ V này mà thôi, với điều kiện là từ V này có thể đứng một mình. Hai thí dụ được tác giả đưa ra:
Mây / bay. Kẻ trộm và người mua đồ ăn trộm / đều bị bắt.
Tuy tác giả không minh định, tôi hiểu chữ từ của ông tương đương với chữ word trong tiếng Anh, vì định nghĩa từ của ông dựa trên định nghĩa word của Bloomfield (1933): “Từ là hình-thức cú-pháp cách-biệt tối-thiểu trong ngôn-ngữ” (trang 80). Theo ông, “Một từ có thể là một dạng-vị như lúa, gạo, đi, nói …; một từ cũng có thể được làm thành bởi hai hay nhiều dạng-vị như cái cưa, cò cưa, lê la, lập lòe …” (trang 80). Theo ông, nếu ngữ pháp cổ truyền đã được xây dựng hoàn toàn trên căn bản ý niệm thì khuynh hướng hiện tại của ngữ lý học là ngữ pháp hình thức. Và ông sẽ dùng những tiêu chuẩn hình thức theo cú pháp để định loại các từ trong tiếng Việt. Những tiêu chuẩn hình thức đó, trước hết, gồm sự khảo sát các tính cách phân phối (distributive features) và sự định đoạt từ bằng phép giao hoán (substitution) của một loại từ. Khi sự khảo sát các tính cách phân phối của một loại từ đã đầy đủ thì tức là loại từ đó đã được định theo tiêu chuẩn khoa học. Và khi áp dụng tiêu chuẩn giao hoán, “những từ khả dĩ giao hoán được với nhau trong một đồng văn và có cùng một số nét cú pháp là những từ đồng loại và đồng trị” (trang 98). Như vậy, trong câu “Bông hoa đẹp quá”, cấu tạo của từ “bông hoa” là (N2 – N1), và tất cả những khúc ngữ lý có thể giao hoán được với “bông hoa” sẽ đều có thể coi là từ N được: cô bé, hòn đá, bức họa, pho tượng … Tuy nhiên, trong xây dựng “Cô bé hỏi mẹ” thì cô bé, bông hoa, hòn đá không hoàn toàn giao hoán với nhau được, vì “giữa cô bé, bông hoa, hòn đá chỉ có sự đồng loại mà không có sự đồng trị” (trang 99). [Trong phần từ vựng chọn lọc ở cuối sách, tác giả dịch đồng loại là homo-categorial và đồng trị là equivalent sang tiếng Anh (trang 181)]. Hình thức thứ ba để định loại các từ trong một ngôn ngữ là sự kết hợp thường xuyên của mỗi loại từ với một số tiếng (hay dạng-vị) đặc biệt. Chẳng hạn, “ngủ, ăn, uống …” đều có thể đứng sau “sẽ, đang, đã …” và đứng trước “rồi, lắm, mãi …” Như vậy tất cả những từ cư xử giống như “ngủ, ăn, uống …” có thể được xếp vào loại từ N. Đồng thời, các tiếng “sẽ, đang, đã” được gọi là hiệu-kí tiền-V, và các tiếng “lắm, rồi, mãi” là hiệu-kí hậu-V. Tác giả cũng đề cập đến cách dùng các chứng tự (mots témoins) của ngữ học gia Lê Văn Lý (1948) và các tiếng chỉ điểm (indicators) của ngữ học gia P. Honey (1956) để định loại các từ trong tiếng Việt. Và vì thấy hai lối này có vài khuyết điểm, nhất là về các hư tự, tác giả minh định “trong sách này sự định loại các từ sẽ không dựa hoàn toàn vào phương pháp hiệu-kí.” Tác giả nói thêm, “Sự phân tích thành phần có mục tiêu là xác định sự phân phối của các từ theo cơ năng cú pháp mà mỗi từ có thể có trong cấu tạo của câu. Vì tính cách đặc biệt của Việt ngữ, sự phân tích này đã được nhận là phương pháp khảo sát sơ khởi chính yếu” (trang 107). Sau hết, sự định loại các từ còn có thể thực hiện được bằng cách phân tích cấu tạo dạng vị của từ. Đối với một ngôn ngữ uyển biến (inflectional) như tiếng Anh, tiếng Pháp thì đây là một công việc dĩ nhiên và dễ dàng, chẳng hạn từ “action” được phân tích thành /act-/ + /-ion/ và sẽ được coi là danh từ. Rồi tác giả đưa ra một câu hỏi quan trọng: “Nhưng đối với Việt ngữ thì có thể dùng cách này được không?” và ông tự trả lời một cách tích cực: “Đó là một điều mà sách này trả lời là đôi khi có” (trang 108). Bảng 6 (trang 108) liệt kê các loại từ chính đã được tác giả nhận diện trong Việt ngữ, tương ứng với các từ loại của ngữ pháp hoàn vũ. Theo đó, thành phần danh (NP) của một câu (S) gồm các yếu tố [Tiền-N q (quantifier) – N (danh từ) – Hậu-N] và thành phần diễn thuật (VP) gồm các yếu tố [Tiền-V đ, s, t – V (diễn thuật từ) – Hậu-V]. Tiền-N q có các dạng K (ước dạng), L (lượng dạng), M (số dạng), và LM (số lượng dạng). Hậu-N có dạng AN (cận danh từ, adjective). Tiền-V có các dạng đ (định chế, morpheme of status), s (sắc thái, aspect), t (thời gian, time) thực hiện bởi V aux (V phụ, auxiliary verb), V mod (V thức, modal verb). Hậu-V có dạng AV (cận diễn từ, adverb). Tiếc thay, các loại từ chính trong NP và VP nói trên được sắp xếp lớp lang như vậy mà tác giả không cho các thí dụ cụ thể đi kèm. Đây là một sơ sót đáng tiếc khiến người đọc khó theo dõi phần rất quan trọng này của chương sách. Có lẽ phần hấp dẫn nhất của Chương III là mục Dạng-Vị của Việt-Ngữ (trang 114-129) và mục Biến-Dạng của Dạng-Vị (trang 130-138) vì một số phát hiện và lý giải độc đáo và sâu sắc của tác giả có thể làm người đọc ngạc nhiên trong thích thú. Sự kiện tiếng Việt vẫn được coi là một ngôn ngữ cách thể (isolating language), trong đó từ là dạng-vị và dạng-vị cũng là từ, đã khiến các ngữ học gia Việt Nam và tây phương kết luận rằng “tương quan vị trí là hình thức ngữ pháp độc nhất được dùng trong ngôn ngữ Việt Nam” là một nhận định xác đáng của tác giả. Nhận định này khiến tôi nhớ lại những lời sau đây của ngữ học gia Nguyễn Đình Hòa trong cuốn Vietnamese/Tiếng Việt Không Son Phấn (1997, trang 17) của ông: “Comparative linguistics, focusing on the characteristics of the word, would label Vietnamese as an ‘isolating language’, that is, one in which all the words are invariable and grammatical relations are primarily shown by word order.” Khi nói về dạng vị trong ngôn ngữ cách thể thì hầu như không ai tin là có những hình thức ở dưới từng-lớp từ, điển hình là nhận xét của ngữ học gia A. Radford trong cuốn Linguistics: An Introduction (1999, trang 180): “These [isolating] languages have few, if any, bound morphemes. Thus in Vietnamese, there is no morpheme corresponding to English –er in driver, this concept being conveyed by a compound with roughly the structure drive + person.” Nhưng tác giả Trần Ngọc Ninh đã nêu ra một chuỗi câu hỏi kiệt xuất, thuộc loại research questions trong môi trường hàn lâm, đó là “Trong ngữ-pháp của Việt-ngữ, có hay không có những hình-thức ở dưới từng-lớp từ? Nếu có thì những hình-thức nào có thể gọi là dạng-vị được? Những dạng-vị nào có tính-cách hiệu-kí ngữ-pháp? Đến mức-độ nào ta có thể nhận được Việt-ngữ là một ngôn-ngữ cách-thể?” (trang 114). Và trong niềm tin “đã đến lúc chúng ta phải khảo-sát Việt-ngữ ở ngoài mọi tiên-kiến và nếu cần, chấp nhận rằng có thể có những nét cơ-cấu đặc-thù bất-ngờ trong hệ-thống của Việt-ngữ” (trang 115), ông đã tự trả lời những câu hỏi đó một cách hùng hồn, mạch lạc, với các thí dụ chứng minh có nhiều tính cách thuyết phục. Chẳng hạn, theo ông, tiếng Việt có những dạng-vị buộc (bound morphemes) như /đàn/ của các từ đàn ông, đàn bà, đàn anh, đàn chị, đàn con; ý nghĩa của dạng-vị /đàn/ là một nhóm cách-biệt trong tổ chức của một cộng đồng sơ thủy, nhưng ý nghĩa ấy nay đã mất. Dạng-vị đặc biệt trong trong từ vội-vàng là /-àng/ mà ta còn thấy trong dễ-d/àng, dịu-d/àng, rõ-r/àng, vẻ-v/ang, ngổn-ng/ang … Tác giả thấy dạng-vị buộc /-ang/ “có một nội dung kéo dài và nặng tính-chất cảm-xúc hơn từ đơn (vội, dễ …” và nó “thực sự có một hiệu-quả ngữ-pháp giống như các dạng-vị tiếp-vĩ (suffix) trong hầu hết các ngôn-ngữ khác trên thế-giới” (trang 119). Ngoài ra còn có những dạng-vị buộc tiếp-trung-phần (infix) và tiếp-đầu-phần (prefix), với dạng-vị tiếp-trung điển hình nhất là /-âp/ trong những từ V/A như ấp-úng (phụ âm đầu không có), l/-ập-lòe, ch/-ập-chờn, b/-ập-bẹ, th/-ấp-thoáng … Tuy khó nhận diện, dạng-vị tiếp-đầu cũng hiện hữu, như các dạng-vị buộc /-k/ trong loại /cái/ có “cây, cỏ”; trong loại /con/ có “cá, cua, cáy.” Ngoài ra còn có dạng-vị buộc /đ-/ và /s-/ liên hệ đến thời gian trong các từ “đã, đang, sắp, sẽ”, cũng như dạng-vị buộc liên hệ đến dạng-vị định-chế như /ch-/ trong các từ “chẳng, chả, chớ, chỉ, chưa” hoặc /đ-/ trong “đâu, đếch, đừng.” Nhận định sắc bén này của tác giả về dạng-vị tiếp-đầu Việt ngữ khiến tôi nhớ lại ý niệm phonetic-semantic resemblance trong Anh ngữ được nêu lên trong cuốn sách Language (1933, trang 244) đã trở thành kinh điển của Leonard Bloomfield, một núi Thái Sơn của trào lưu ngữ pháp cơ cấu Hoa Kỳ.

Bloomfield đã nêu lên các dạng-vị buộc /n-/ trong các từ “not, neither, no, never”; /fl-/ trong các từ “flash, flicker, flame, flare”; và /sn-/ trong các từ “sniff, snort, snore.” Trong mục Biến-Dạng của Dạng-Vị, tác giả cũng chia xẻ với người đọc một số nhận xét độc đáo. Theo ông thì “ảnh hưởng của đồng-văn có thể làm thay đổi cái nội-dung của dạng-vị đi, trong một vài giới-hạn.” [Đồng-văn hay context, được tác giả định nghĩa là “cái chung-quanh lân-cận của một yếu-tố ngữ-lí (âm-vị, dạng-vị, từ, câu) trong một bản văn” (trang 181)]. Thí dụ: những tiếng bắt đầu bằng âm [v-] như vơ, vật, vất, văng, vấn “chỉ những động-tác mà người ta thường làm bằng tay” nhưng những tiếng bắt đầu bằng âm [kw-] như quơ, quật, quất, quăng, quấn “chỉ những động-tác mà người ta thường làm với một dụng-cụ, một cái roi, một sợi dây, hay vật gì đó” (trang 130). Vài thí dụ độc đáo nữa về biến dạng của dạng-vị liên hệ đến các số 1, 5, và 10: Dạng-vị /một/ có hai biến thể là /một, mốt/; dạng-vị /năm/ có các biến thể /lăm, nhăm, răm, rằm/; và dạng-vị /mười/ có các biến thể /mười, mươi/ và biến thể đặc biệt /-m/ như trong “bă-m lăm.” Tưởng cũng nên biết sự sử dụng các biến thể dạng-vị tùy theo đồng văn này được gọi là morphologically-conditioned alternation trong sách giáo khoa đương đại.

CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) là nỗ lực tiên phong nghiêm túc để tìm hiểu cơ cấu tiếng Việt qua khảo hướng ngữ pháp hoàn vũ của Noam Chomsky, một việc làm, như tác giả Trần Ngọc Ninh cho biết trong Lời Mở Đầu, “gần như không có một công-trình tương-tự nào để hướng dẫn” khiến cho “các quan-niệm mới phải dựng lên quá nhiều, đến nỗi rằng sự khảo-sát đã luôn-luôn ở bờ của sự phiêu-lưu tư-tưởng.” Bất chấp những thử thách ấy, ông đã thành công và tôi chia xẻ niềm sung sướng của ông khi ông nhận thấy rằng “trong căn-bản, ngôn-ngữ của chúng ta cũng không ra ngoài cái mẫu chung của các ngôn-ngữ được dùng trong loài người, mà cơ-cấu-pháp đã làm sáng tỏ.” Ông đã thành thực và khiêm cung khi minh định cuốn sách này “không phải là một sách giáo-khoa, theo nghĩa thông-thường của danh-từ này”, nhưng tôi phải nói ngay đây là một nguồn tài liệu hiếm quý cho những người muốn tìm hiểu cơ cấu tiếng Việt qua lăng kính ngữ pháp tạo tác và ngữ pháp biến cải, gồm chính bản thân tôi. Nhìn vào những chủ đề trong sáu cuốn sách kế tiếp (như đã nêu ở phần đầu bài điểm sách này), tôi thấy ông đã thiết lập một “blueprint” chí lý cho công trình nghiên cứu lớn lao này. Tôi mong đợi được đọc trọn bộ, nhất là cuốn sau cùng dành cho cú pháp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bloomfield, Leonard (1933). Language. New York: Holt, Rinehart, & Winston.
Bruner, Jerome (1996). The Culture of Education. Cambridge: Harvard University Press.

Chomsky, Noam (1957). Syntactic Structures. The Hague: Mouton.

Chomsky, Noam (1965). Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge: The MIT Press.

Cook, Vivian & Newson, Mark (1996). Chomsky’s Universal Grammar. Oxford, UK: Blackwell Publishers.

Lightbown, Patsy & Spada, Nina (2006). How Languages Are Learned. Oxford, UK: Oxford University Press.

Lê, Văn Lý (1948). Le parler vietnamien. Paris: Hương Anh.

Nguyễn, Đình Hòa (1997). Vietnamese / Tiếng Việt Không Son Phấn.
Amsterdam/Philadelphia: John Benjamins Publishing Company.

Pinker, Steven (1994). The Language Instinct. New York: Harper Collins.

GIỚI THIỆU: “NGƯỜI TRAI THỜI CHIẾN” – Tác giả: Lê Quang Sinh

LỜI GIỚI THIỆU
Người Trai Thời Chiến
Truyện Ký của Lê Quang Sinh
Đàm Trung Pháp

Kính thưa quý vị,

Le Quang SinhTôi rất hân hạnh được có đôi lời giới thiệu với quý vị tập truyện ký “Người Trai Thời Chiến” của văn hữu Như Hoa Lê Quang Sinh, Hội Trưởng Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại. Tác phẩm này mới được Nguyệt San Bút Tre ở tiểu bang Arizona xuất bản 1000 cuốn vào mùa hè năm 2013.

Đây là một cuốn sách đồ sộ 640 trang, với nội dung được biên tập kỹ lưỡng và ngoại hình được trình bầy trang nhã.

Ngay sau khi tác phẩm này được in xong, anh Như Hoa đã ưu ái tặng cho tôi và nhà tôi một cuốn. Tôi đón nhận món quà văn học này như là một thứ “của tin gọi một chút này làm ghi” từ tác giả, một văn hữu vong niên tài hoa và khả kính của tôi tại Dallas gần 10 năm nay.

Tôi rất thích đọc những hồi ký đứng đắn và khả tín của người khác để tìm hiểu thêm về những quãng thời gian đã mất, qua kinh nghiệm sống của các tác giả. Chẳng hạn, qua cuốn “Dọc Đường Gió Bụi” (NXB Vĩnh Sơn, Saigon, 1949) của sử gia Trần Trọng Kim, tôi được biết những điều gì đã xảy ra tại quê nhà khi cụ Trần được Vua Bảo Đại chỉ định làm Thủ Tướng đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam năm 1945, một trọng trách mà cụ chỉ đảm nhiệm được trong bốn tháng trời. Về văn học, thi sĩ Đinh Hùng trong hồi ký “Đốt Lò Hương Cũ” (NXB Lửa Thiêng, Saigon, 1971) đã thuật lại cho người đọc những giai thoại kỳ thú giữa các nhà thơ, nhà văn lẫy lừng tên tuổi ở Hà Nội trước khi đất nước bị chia đôi năm 1954.

“Người Trai Thời Chiến” là một truyện ký sống động, thành tâm, và đậm sâu cảm xúc về cuộc đời nhiều gian khổ, lắm thử thách , nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực và lý tưởng của một người trai khi còn trẻ thì can trường bảo vệ nền tự do dân chủ của đất nước bằng súng đạn, và khi về già nơi đất khách thì làm việc chẳng kể giờ giấc để góp phần vào sứ mệnh bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Việt bằng trái tim và bằng ngòi bút trong lãnh vực thi ca. Đọc kỹ truyện ký “Người Trai Thời Chiến” tôi đã được biết thêm nhiều điều về cuộc đời, vui có, buồn có, xấu có, đẹp có, tủi nhục có, hãnh diện có, qua kinh nghiệm sống của một nhà thơ với tâm hồn luôn luôn hướng thượng.

Tác giả là một người kể chuyện đời rất có duyên khiến người đọc không muốn rời cuốn sách. Hơn nữa, văn phong kể chuyện của anh từ tốn, nhẹ nhàng, giản dị, mạch lạc khiến người đọc không thể hiểu lầm hoặc bị hụt hẫng chút nào. Này nhé, khi nhắc đến hồi còn mài đũng quần trong trường tiểu học, anh kể một câu chuyện vui nhộn như sau:

“Tôi học hành cũng khá siêng năng và có hạng trong lớp, nhưng cũng rất nghịch ngợm, thích cãi nhau và đánh lộn … Có một lần đánh nhau dữ dội, đối thủ bị tôi đánh gãy hai cái răng cửa. Cả nhà nó, nào cha mẹ, nào chị em đến bắt đền ba má tôi. Mặc dù ba má tôi rất cưng tôi vì là con út và con trai một, nhưng cũng phải bắt tôi nằm xuống phết mấy roi vào đít cho vừa lòng gia đình họ” (trang 27).

Những câu chuyện đời buồn vui lẫn lộn như trên có rất nhiều trong cuốn sách, chuyện nào cũng dí dỏm làm tôi phải bật cười thành tiếng, chẳng hạn như lời anh kể lại về kinh nghiệm đi chăn dê trong trại tù cải tạo cùng với một bạn tù tên là anh Huyên:

“Người đời bảo “ba mươi lăm dê xồm” quả thật không ngoa! Cả đoàn dê chỉ có một con đầu đàn là con dê đực. Nó cao lớn lực lưỡng hơn người, râu ria xồm xoàm rập rạp, hai cái sừng dài cong nhọn trông thấy khiếp. Ra đến bãi cỏ chúng tôi dùng nước muối rải lên, thế là đàn dê bu vào gặm. Chúng tôi ngồi chơi xơi nước, khỏe re! Ấy thế mà cũng có lúc phải vất vả với con dê đực đầu đàn. Nó ăn ba miếng xong là nó bắt đàu “quậy.” Mấy “em tin” (teen) làm sao chịu nổi nó. Nó rượt theo một hồi là thấy bá thở rồi, đến khi xong việc nó bỏ đi tìm em khác thì em này đã nằm ngả lăn ra cỏ xỉu luôn. May mà nó tỉnh lại, nếu không, anh Huyên và tôi sẽ mang họa với nó vì để cho dê chết không có “lý do chính đáng” (trang 76).

Nhà thơ Lê Quang Sinh là người trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Lòng nhân của anh nổi bật hơn cả. Câu chuyện dưới đây phản ánh lòng trắc ẩn cực kỳ của anh. Khi đó là ngày 28-4-1975, Trung Tá Lê Quang Sinh đang chỉ huy binh sĩ phòng thủ Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức. Anh kể lại một cách mạch lạc:

Vietnam  War“Một anh lính bộ đội bị trọng thương nằm ngoài hàng rào phòng thủ của trường, rên rỉ và liên tục kêu cứu với mẹ mình: “Mẹ ơi cứu con với …” Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, hai bên đang đánh nhau, thế mà tôi cầm lòng không đậu đã cho y tá và binh sĩ vượt rào kẽm gai để mang anh ta vào trạm y tế cứu chữa, nhưng vết thương ở ống chân quá nặng, phần bị mất máu nhiều nên bác sĩ đành bó tay. Anh bộ đội này tuổi chừng 16. Chúng tôi chôn cất anh tử tế bên cạnh tuyến phòng thủ” (trang 43).

Ba mươi năm sau (2005) tại hải ngoại, nhớ lại ngày anh và đồng đội đã cố gắng cứu anh lính bộ đội tại hàng rào kẽm Trường Bộ Binh Thủ Đức, anh đã viết bài thơ mang tựa đề “Con Chờ Mẹ Bên Rào Kẽm Gai.” Thi hào Alfred de Musset đã quả quyết rằng “những bài ca tuyệt vọng nhất là những bài ca đẹp nhất” (Les plus désespérés sont les chants les plus beaux). Theo quan niệm ấy thì bài thơ tuyệt vọng vô cùng dưới đây phải là một bài thơ đẹp lộng lẫy:

“Năm mười ba / Giã từ mẹ / Anh đi bộ đội / Vượt Trường Sơn / Năm mười lăm / Anh có mặt Saigon / Tháng tư bảy lăm / Chiến cuộc bùng nổ / Anh xông pha lửa đạn / Một lòng cho đảng / Đảng dạy / “Anh là con của Bác”/ “Không phải con của mẹ” / Anh tin, vì anh còn bé / Một chiều tháng tư bảy lăm / Đất Long Thành dậy song / Bom đạn chút hờn căm / Nhiều bộ đội hy sinh mạng sống / Và chính anh / Không thoát khỏi số phận / Anh lết nằm / Bên rào kẽm gai đồn địch / Hoàng hôn đổ / Buông màn u tịch / Trong cơn tử sinh / Anh chợt nghĩ đến mẹ / Người đã sinh ra anh / Anh kêu lớn: / “Mẹ ơi cứu con với!”/ “Mẹ ơi cứu con với!”/ Giờ đây anh chỉ còn có mẹ / Anh lịm dần / Thì thào qua chút tàn hơi: / “Mẹ ơi! Con đang chờ mẹ đây / Bên rào kẽm gai này! / Con đang chờ …/ Con …/ Mẹ!” (trang 55-57).

Chúng ta khó có thể đo lường được nỗi thống hối của anh, khi anh đang khốn đốn trong tù cải tạo thì cả cha lẫn mẹ anh lần lượt qua đời, cách nhau chỉ có một năm. Con người nhân hậu, hiếu thảo này chỉ còn có thể khóc hai bậc sinh thành bằng những câu thơ đứt ruột mà thôi. “Mẹ Tôi” là bài thơ khóc mẹ, trong đó có những câu hờn tủi như: “Vận nước nổi trôi / Chí trai không tròn / Tôi đi tù / Mẹ già không ai nương tựa / Thương con — Nỗi nhớ — Hao mòn / Mẹ tôi mất / Sáu tháng mới nghe tin / Không cầm được nước mắt / Lòng đau – Vỡ nát con tim.” Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú tuyệt tác tựa đề “Tưởng Niệm” là để khóc cha: “Chín chục xuân thiên giấc mộng lành / Nào hay trẻ tạo nỡ đành hanh / Ba năm con đợi ngày xum họp / Một phút cha lìa cõi tử sanh / Thanh đạm một đời: cao phẩm cách / Nhân hiền muôn thuở: sáng thanh danh / Ôi! Ơn dưỡng dục chưa đền đáp / Hận kiếp làm trai chí chửa thành” (trang 59-62).

Thống tướng 5 sao Douglas MacArthur đã hãnh diện tuyên bố trong bài diễn văn giã từ vũ khí sau 52 năm quân vụ, trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ năm 1951: “Những chiến sĩ già không bao giờ chết cả; họ chỉ mờ dần đi mà thôi” (Old soldiers never die; they only fade away). Câu nói để đời đó của vị danh tướng Hoa Kỳ cũng thấy đã được thể hiện trong cuộc đời người cựu chiến sĩ nay vừa tròn 85 tuổi Lê Quang Sinh của chúng ta. Từ 20 năm nay, nơi đất khách anh đã ấp ủ và thực hiện nguyện ước đóng góp tích cực vào lý tưởng bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa quê mẹ bằng phương tiện thi ca. Tôi thấy anh đã đi được một chặng đường rất dài, anh đã thành công, anh có quyền hãnh diện.

Sức làm việc của anh trong cái giai đoạn “mờ dần đi mà thôi” làm tôi choáng váng! Vì trong cương vị Hội Trưởng Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ năm 1994 đến nay, gần như đơn thương độc mã, anh đã biên tập 14 thi tập “Cụm Hoa Tình Yêu” tổng cộng cả sáu, bảy ngàn trang giấy, và đã tổ chức được 8 kỳ Đại Hội Thi Ca Quốc Tế tại Hoa Kỳ và Pháp Quốc.

Anh mê văn chương lắm; chẳng thế mà anh đã dành hơn quá nửa cuốn truyện ký “Người Trai Thời Chiến” đồ sộ này cho thi ca. Thân ái, nhã nhặn, thành tâm và thủy chung, anh viết về văn thơ cũng như về cuộc đời của hàng trăm văn hữu mà đa số là hội viên của Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại.

Hà Thượng Nhân, vị thi sĩ được mọi người mến mộ về cả tài lẫn đức mới qua đời năm 2011, được anh nói tới một cách trung thực như sau: “Có thể nói Hà Thượng Nhân là một hiền nhân quân tử, một kẻ sĩ. Ông có tài nhưng rất khiêm tốn. Ông làm nhiều thơ nhưng không muốn in thành sách để được người đời vinh danh. Cũng có người đề nghị phổ thơ ông thành ca khúc để lại tiếng tăm cho đời nhưng ông đã khước từ” (trang 467-468).

Kính thưa quý vị,

Tôi đoán đến đây sẽ có người trong quý vị tự hỏi: “Bộ cuộc đời nhà thơ Như Hoa của chúng ta chỉ khô cằn như diễn giả trình bầy từ nẫy đến giờ hay sao?” Xin thưa ngay là không đâu! Với một tâm hồn nhậy cảm dễ rung động trước cái đẹp, trái tim anh đôi lúc cũng lãng mạn và tình tứ lắm chứ. Mùa xuân 1974, đúng một năm trước khi miền Nam bị bức tử, anh từ giã Trường Hậu Đại Học Hải Quân tại Monterey (California) và cô bạn “mắt xanh màu đại dương” của anh. Anh ghi lại cái giây phút mong manh khó quên đó bằng một bài thơ tiếng Anh rất chỉnh, dưới hình dạng một cuộc hội thoại giữa anh và nàng. Đây là đoạn kết bài thơ “Farewell Monterey” mà chính anh đã dịch sang tiếng Việt: “Hè Monterey / Tôi từ biệt nàng / Cuối đường Fremont / Chảy dài ra bể / Nàng hỏi, Chiến tranh khi nào dứt? / Tôi đáp, Không nói được tương lai / Tôi hỏi, Tình ta khi nào thôi? / Nàng nhìn tôi / Đôi mắt xanh biếc / Chẳng nói” (trang 135).

Kính thưa quý vị,

Còn có biết bao nhiêu điều lý thú nữa đang chờ quý vị thưởng thức trong cuốn sách quý này của tác giả Lê Quang Sinh! Tôi biết chắc quý vị sẽ mến mộ và gìn giữ nó như một món quà văn học từ một thi nhân rất đáng kính trọng trong cộng đồng hải ngoại chúng ta.

Trân trọng kính chào quý vị.

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung