Đàm Trung Phán

Những bài viết …..

Monthly Archives: March 2012

31 NĂM GẶP LẠI NHAU

37 Vietnamese Canadian orphans' reunion after 31 years

GS Trần Trung Lương

Giữa tháng Tư, 1975, một chuyến bay Air Canada đặc biệt đã chở 57 em bé mồ cơi VN, từ Saigon đến Toronto. Các em được một cơ quan từ thiện Canada tiếp đón tại Trung Tâm Surrey Place . Các em mới được 6 tháng, có em đã 3 tuổi và đã bập bẹ nói tiếng Việt. Hồi đó số người Việt ở Toronto vào khoảng 50 người, đa số là du học sinh hay công chức VNCH đi tu nghiệp. Trong số này có ông bà GS Đàm Trung Phán từ Úc Đại Lợi sang lập nghiệp từ năm 1970. Cơ quan tiếp đón Surrey Place đã liên lạc được với ông bà Phán. Họ nhờ ơng bà tới tiếp tay với họ trong việc giúp đỡ 57 cô nhi này.
Các em bé cô nhi, sau 2 tháng được săn sóc đặc biệt về y tế, đã được các cha mẹ người Canadian đón rước về nhà. Các em đã trở thành những người con trong gia đình Canada, đã mang tên Canada, và đã lớn lên trên quê hương thứ hai này. Các em sống với cha mẹ nuôi ở rải rác khắp mọi miền. Hiện nay các em là những công dân Canada thành đạt. Đa số các em đã lập gia đình và đã có con cái.

Mới đó mà đã 31 năm. Khi tới Toronto này, tổng số các em là 57.
Nhờ danh sách các cha mẹ nuôi và nhờ giới truyền thông mà 40 em đã liên lạc được với nhau. Và 34 em đã đến gặp nhau trong ngày 15 tháng 4, 2006 vùa qua. Thật là một ngày họp mặt lịch sử. Buổi họp mặt mang tên “ 57 Orphans Reunion 2006”. Cuộc họp mặt bắt đầu từ tối Thứ Sáu ngày 14 tháng 4, 2006. Buổi sáng Thứ Bẩy thăm lại Surrey Place, nơi cách đây 31 năm các em được tiếp nhận. Buổi chiều tối Thứ Bẩy một dạ hội chào mừng. 34 em cô nhi ngày xưa, hôm nay cùng với vợ chồng, con cái, và các cha mẹ nuôi cùng bằng hữu. Tổng cộng là 260 người, tất cả đã có mặt trong đêm họp mặt hi hữu này. Dạ hội đã diễn ra tại Oakville Conference Centre, xa thành phố Toronto chừng 100 cây số về phía Tây.

Bao nhiêu là diễn văn. Các cô nhi ngày xưa thì lên tiếng ca ngợi công đức cha mẹ nuôi và các cơ quan đã đón tiếp các em, và bày tỏ lòng biết ơn đất nước Canada. Các cha mẹ nuôii thì tỏ ra cảm động vì không ngờ các em mang máu VN đã nhớ ơn nhiều và kỹ lưỡng đến như vậy. Các cơ quan bác ái và giới truyền thông thì tỏ ra thán phục các em về những nghĩa cử này.

Ban tổ chức dạ hội đã công khai tuyên dương công đức của Ban Giám Đốc Surrey Place , Bệnh Viện Nhi Đồng Toronto, và bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với các cơ quan truyền thông Canada. Báo chí, truyền hình và truyền thanh đã là nhịp cầu lớn giúp các em tìm ra nhau.
Hai người có công tổ chức ngày hội ngộ này là hai cựu cô nhi trong đám 57 trên đây : Thanh Campbell, một phụ tá mục sư, và Trent Kilner, một nhà thầu xây cất.
Tôi đã được gặp GS Đàm Trung Phán trong bữa ăn lịch sử trên đây. Khi nói về chuyện ngày xưa, những ngày tới săn sóc các em bé cô nhi cách đây 31 năm, GS Phán hãy còn cảm động. Ông kể nhiều buổi tối khi từ gĩa các em ra về, các cháu cô nhi đều không muốn cho ông bà ra về. Có một em bé 3 tuổi nói với ông: “Bác ơi, xin bác ở lại tới khi mẹ cháu “dzìa” với cháu!” Ông hỏi em bé cô nhi: “Mẹ con ở đâu?” Bé cô nhi chỉ lên trời: “Mẹ con ở trên cao kia kìa, cứ buổi tối thì mẹ con xuống ôm con, ru con ngủ”.
Mới đó mà đã 31 năm.

Bác Hồ Đăng Khoa, một vị cao niên tại Mississauga đã lên phát biểu ý kiến và chào mừng các cháu đã gặp lại nhau. Bác Khoa cũng đã biết một số các cháu 31 năm về trước và rất tiếc là vì bận việc nên bác đã không ra phi trường Tân Sơn Nhứt để tạm biệt các cháu trước khi máy bay cất cánh vào tháng 4 năm 1975. Bác Khoa cũng bầy tỏ cảm tưởng muốn giúp các cháu trong việc liên lạc để các cháu có thể tìm hiểu văn hĩa Việt Nam cội nguồn của các cháu.

Các em bé cô nhi, rời Saigon lúc mới 1 hay 2 tuổi, mà thấy mình vẫn là người Việt Nam, vẫn tự hào về nguồn gốc Việt Nam. Vẫn muốn về thăm quê hương Việt Nam để tìm lại cha mẹ và anh chị em!

TRẦN TRUNG LƯƠNG
16 tháng 4, 2006
Toronto

57 trẻ em mồ côi Việt Nam tới Toronto năm 1975

57 TRẺ EM MỒ CÔI ĐẾN TORONTO, THÁNG 4, 1975

Hôm nay trời Toronto nắng to và tương đối ấm hơn mấy hôm trước: 10 độ C! Tôi thấy vui vẻ và nghĩ thầm:

– Phải mặc quần áo để đi shopping mua vài món đồ rồi ghé vào “Public Library” ngồi viết bài mới được! Trời đẹp quá mà cứ phải giam mình trong nhà như trong mấy tháng mùa đông, thật là uổng!

Sau khi ăn brunch trong “Shopping Mall”, tôi lái xe tới thư viện gần nhà rồi đi thả bộ một vòng. Nắng mùa xuân làm tôi cảm thấy háo hức và vừa đi bộ, vừa nhớ về những năm tháng ngày trước. Có lẽ tháng Chín và tháng Tư là hai tháng làm tôi thấy nôn nao nhất. Tháng Chín của Mùa Thu nhắc nhở tôi Mùa Ðông giá lạnh sắp đến và hai cái học kỳ Mùa Thu và Mùa Ðông (Fall and Winter semesters) dài đằng đẵng và đầy mệt nhọc; cứ nghĩ tới là thấy ơn ớn! Tháng Tư làm cho dân xứ lạnh Canadian chúng tôi thấy lên tinh thần sau những ngày tháng mùa Ðông vừa giá lạnh lại vừa nguy hiểm mỗi khi lái xe trong lúc trời đổ tuyết! Riêng với các nhà giáo chúng tôi, tháng Tư báo hiệu cho chúng tôi năm học sắp hết (Academic year end), chúng tôi sẽ tha hồ mà đi dự các hội nghị, các “meetings” ở trong hay ở ngoài nhà trường và chúng tôi sẽ soạn thảo lại các chương trình học cho niên học mới được bắt đầu vào Mùa Thu. Rồi Mùa Hè đến, chúng tôi sẽ được nghỉ hè và tha hồ mà làm những chuyện riêng tư của mình.

Tuy nhiên, Tháng Tư luôn luôn có những cái trắc trở của nó: có năm giữa Tháng Tư mà trời còn đổ tuyết và trong tháng tư, các nhà giáo chúng tôi phải dậy chối chết để cho xong chương trình học rồi sau đó chấm bài còm cả lưng và mờ cả mắt cho kịp nộp điểm thi (students’ Final Grades) vào đầu Tháng Năm.

Ðặc biệt trong Tháng Tư năm nay (2005), 30 năm sau ngày 30/4/1975 tờ báo Toronto Star đã đăng một loạt bài về “Vietnamese orphans” làm tôi nhớ lại những ngày tháng cũ. Cộng Ðồng Việt Nam tại Toronto hồi đó chỉ lèo tèo có chừng 50 người Việt mà thôi. Hồi đầu Tháng Tư, 1975 chúng tôi cũng đã biết là miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản cho nên chúng tôi đã gặp các báo chí địa phương cùng với ông Bộ Trưởng Nha Di Trú (Canadian Immigration Minister) để thỉnh nguyện chính phủ Canada cho phép chúng tôi bảo lãnh thân nhân sang Canada. Chính phủ Canada hồi đó, dưới thời cố thủ tướng Pierre Trudeau không những đã chấp thuận cho chúng tôi bảo lãnh thân nhân mà còn cho máy bay qua Việt Nam để đón các thân nhân của chúng tôi nữa. Rất tiếc là máy bay đã không đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt được vì bị pháo kích nên phải bay qua Hong Kong.

Trong lúc cộng đồng lèo tèo của chúng tôi đang nóng lòng chờ tin tức gia đình bên Việt Nam thì vợ chồng chúng tôi được nhân viên của một bệnh viện tại Toronto mời chúng tôi đến bệnh viện để giúp họ trong việc trông nom 57 các cháu Việt Nam mồ côi được “air lifted” từ Saigon qua Toronto trong một chuyến bay. Thật là đột ngột và ngỡ ngàng cho Cộng Ðồng Việt Nam tại Toronto lúc bấy giờ. Chúng tôi vui vẻ nhận lời đến tham dự cái công việc này. Các cháu được nhà thương “Surrey Place Centre” trông nom trong một một khu riêng biệt. Theo lời các cô y tá và các bác sĩ về nhi đồng, các cháu bị bệnh thiếu dinh dưỡng, có giun sán …và rất mệt mỏi. Cháu “già” nhất chừng khoảng 2, 3 tuổi và các cháu “trẻ” nhất thì được chừng vài tháng mà thôi. Các cháu được “đánh số” vì lúc đó nhà thương không rành tên tiếng Việt của các cháu.

Mỗi cháu được đặt trong một cái “crib” (cái nôi): “trẻ” thì nằm, “lớn” thì đứng vịn thành cái “crib” để nói truyện bằng tiếng Việt với nhóm của chúng tôi. Tôi dành thì giờ để nói truyện với các cháu “già” vì các cháu này cỡ tuổi đứa con trai đầu lòng của chúng tôi. Giai đoạn “bồng con” đến đau cả cái lưng của tôi đã qua nên tôi không mấy để ý tới các quý vị tí hon chỉ biết nằm! Tôi nói truyện với tất cả các cháu “già” nhưng có một cháu gái lai Mỹ đen không muốn chúng tôi rời nhà thương và phải đợi đến đêm mới “được ra về” khi “Má con dzìa thăm con! Ban ngày, Má con ở trên Trời!” Lời nói của cháu đã làm tôi rất xúc động. Các cháu vừa mới chân ướt chân ráo tới nơi xa lạ này, tiếng Anh chẳng hề biết lại chẳng có ai là họ hàng thân thích ở đây. Cháu cũng làm tôi liên tưởng tới con trai đầu lòng của chúng tôi khi cu cậu mới được mười tháng đã bị bệnh phải vào nhà thương nằm mười ngày. Mỗi buổi tối chúng tôi phải thay phiên nhau xoa lưng cho con ngủ rồi rón rén ra khỏi phòng. Cứ vừa ra đến cửa phòng là anh chàng đã tỉnh dậy và khóc to đòi bố mẹ ru ngủ tiếp! Bố mẹ ra về mà chẳng yên tâm chút nào!

Chúng tôi bàn với nhà bếp về các món ăn mà con nít Việt nam thích. Chúng tôi xung phong làm thông dịch viên và hứa là khi nào chúng tôi có thì giờ rảnh, chúng tôi sẽ đến nói chuyện với các cháu. Nhà thương có thể điện thoại cho chúng tôi bất cứ giờ nào nếu có những truyện khẩn cấp về ngôn ngữ hay các vấn đề nên biết về con nít Việt Nam.

Các cháu được nhận làm con nuôi trong một thời gian khá ngắn, lâu nhất là vào khoảng hai tháng. Thế rồi các cháu tản mác đi hết, không một ai còn có thể biết các cháu ở đâu nữa. Nhiều năm sau đó, có những lúc, khi nhìn các học trò tôi trong lớp học gồm đủ các sắc dân, tôi chợt nghĩ tới các cháu nay đã lớn và tôi tự hỏi:

– Giờ này các cháu ra sao, đang ở đâu, có được đi học như các học sinh, sinh viên khác không?

Tôi thoáng buồn, hỏi để mà hỏi nhưng tôi không hề có hy vọng là tôi sẽ còn có dịp gặp lại các cháu nữa cho đến khi tôi đọc bài viết “30 years after Vietnam, orphans together again” (30 năm sau Việt Nam, trẻ mồ côi tái ngộ) đăng trên tờ báo Toronto Star vào ngày 24, tháng Tư, 2005. Nhờ bài viết này mà tôi đã biết được Email Address của nhóm và tôi viết ngay cho các cháu một điện thư. Ngay ngày hôm sau, Thanh Campbell nay đã 32 tuổi trả lời email của tôi và hứa là sẽ còn liên lạc nhiều với tôi. Thật là kỳ diệu!

Câu truyện còn dài. Tôi đã viết thư xin phép tờ Toronto Star để dịch các bài viết sang tiếng Việt. Tôi đang chờ họ trả lời trước khi tôi dịch và cho lên Internet.

Xin hẹn gặp lại Quý Vị trong các bài viết khác.

Ðàm Trung Phán
30/4/2005
Mississauga, Canada

CHUYỆN TÔI VỀ HƯU

SOI BÓNG ĐỜI NGƯỜI

Đàm Trung Phán

1.

Sáng nay, tôi thức dậy sớm cùng với Bà Cai BN trước khi Bà Cai đi làm. Tôi định đi bộ một vòng thật dài, bỗng điện thoại reo và BN nói với tôi:

– Con nó dậy trễ, Anh dẫn Ashley (nàng “kiều nữ” Golden Retriever) đi bộ dùm con được không để mẹ con em còn đi làm kẻo trễ.

Thế là tôi bèn đổi chiến thuật: tôi sẽ dẫn Ashley ra cánh đồng rộng mệnh danh là Hydro Land (đất của nhà đèn Ontario, trong đó chỉ có các cột điện dẫn các đường dây điện cao thế). Ra đến đó, tôi thả dây “leash” tha hồ cho Ashley chạy dông và tôi thong thả đi bộ trên cỏ ướt, luôn luôn phải để ý đến cứt chó!

Sau khi Ashley đã làm xong những “thủ tục hàng ngày”, tôi dẫn chó về nhà. Sau đó, “ông chủ” bèn đi bộ vào cái Etobicoke Creek Park này, nơi mà tôi thường đi bộ trong mấy năm nay. Thây kệ thời tiết thay đổi từ mùa này đến mùa khác, ta đi là ta cứ đi vì thân ta và đôi chân cần cuốc bộ cho khỏe cái thân già!

Tôi kiếm cái ghế gỗ công viên đặt ngay ở bên cạnh dòng suối đang chẩy rì rào. Tôi lôi trong cái túi vải ra một cuốn sổ bìa cứng và một cây bút chì “Mechanical Pencil” rồi tôi bắt đầu ghi chép những gì mà tôi đang nghĩ trong đầu .

2.

Trưa hôm qua, chúng tôi, bốn đồng sự đã về hưu rủ nhau đi ăn Lunch ở một hiệu ăn Ý: Tom R., Fred R., Ron C. và tôi gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Tom và Fred về hưu năm 1995, sau khi họ đã 65 tuổi. Sau đó, Ron về hưu vào năm 1997. Tôi là dân “trẻ“ nhất (“baby” trong Department của chúng tôi) về hưu non trong năm 2002. Những tháng mùa đông, chúng tôi “tiềm ẩn” (hibernate), lâu lâu mới “dám” gặp nhau vì cả bọn đều hãi nàng tuyết Canada lắm rồi, nhất là qua những kinh nghiệm phải lái xe vào trường hay về nhà trong những ngày bão tuyết. Mùa Xuân, mùa Thu thì chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn. Mùa Hè, chúng tôi “nghỉ hè” vì ai nấy đều bận rộn: Tom phải giúp vợ làm vườn, gặp con, cháu và ông ta thường hay ra cái garage sau nhà để mà xếp loại các sách cũ mà ông thường hay được người ta cho, nhất là từ gia đình của những người mới qua đời. Ron còn bận việc trồng hoa hồng, làm vườn và đọc sách ngoài vườn nếu ông ta không đi du lịch đó đây. Fred phải chu du qua Cuba và các quốc gia tại Nam Mỹ để giúp dân địa phương về các vấn đề kỹ thuật. Tôi thì … bận đi bộ trong các Park, đi chụp hình, du lịch, đọc sách và các việc vác ngà voi mà tự nhiên tôi được “thừa hưởng” rất ư là “hậu hĩnh”!

Bọn tôi thân nhau từ hơn 20 năm nay: Tom, Ron và tôi đã từng dậy trong trường Công Chánh (Civil Engineering Technology Department) trên 25 năm. Fred mới dậy được 15 năm trong trường Kiến Trúc (Architectural Technology Department) thì phải về hưu theo luật của College. Cứ mỗi lần gặp nhau là chúng tôi truyện trò nổ như pháo rang. Trong thời chúng tôi “còn trẻ” (hơn 20 năm trước khi về hưu), Tom, Ron và tôi thường hay bàn với nhau về các môn kỹ thuật của Phân Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật. Trong phân khoa này, dĩ nhiên là còn có nhiều các Giáo Sư khác nữa, nhưng 3 đồng sự chúng tôi thường hay “nhẩy rào đi ăn lẻ” với nhau, chắc tại vì chúng tôi hợp với nhau hơn. Mãi về sau, khi Fred “nhập trại dậy học”, Fred mới là một thành viên “lính mới tò te không cùng trong Department”!

Tom có cái “hobby” rất là “đau đầu” đối với tôi. Ông ta thích giải những cái “puzzles” nhức óc: cái “trò chơi” Rubbik cube là một món “ăn chơi appetizer” của ông ta. Trong phòng làm việc của ông ta và trong cái “Surveying Storage Area” để chứa các dụng cụ đo đường (Field Surveying) ngày xưa ông ta chứa đầy các “puzzles” và sách cũ. Sau khi về hưu rồi, ông ta còn “nhờ” tôi “trông dùm” để lâu lâu ông ta trở lại đem chúng về nhà!

Sau khi Fred gia nhập Phân Khoa của chúng tôi, Tom, Ron và tôi bắt đầu “đổi món ăn chơi”: chúng tôi thích bàn về những đề tài khác liên quan đến tình người, tâm linh, thượng đế, sống và chết, chính trị, thế nào là thông minh… Những lúc tương đối rảnh rang, chúng tôi thường rủ nhau đi uống cà phê, ăn lunch (họ rất mê món Phở VN). Gặp nhau là tha hồ mà nói truyện và các câu truyện như chẳng bao giờ “kể” hết cho nhau nghe được!

3.

Khi Ron về hưu non, lúc đó tôi mới 55 tuổi, và chỉ một mình tôi “còn sống sót” sau khi 2 trường Công Chánh và Kiến Trúc bị chính phủ đóng cửa vì thiếu ngân sách. Tôi cảm thấy trống vắng và mất mát mặc dù trong Phân Khoa chúng tôi còn rất nhiều các đồng sự khác nhưng tôi không thực sự có thể “tâm sự” với họ như với Tom, Ron và Fred được. College của chúng tôi, vì vấn đề thiếu ngân sách (underfunded) nên cũng bắt đầu nhận thêm rất nhiều các sinh viên đã tốt nghiệp Đại Học vào trong các ngành nghề kỹ thuật mà sau khi ra trường, sinh viên kiếm việc tương đối dễ dàng hơn. Điều này làm các giáo sư chúng tôi rất đau đầu: dậy theo tiêu chuẩn thông thường, các Sinh Viên đã có bằng Đại Học sẽ ngồi ngáp ruồi rồi sau đó sẽ lên gặp các Chairpersons (Phụ Tá Khoa Trưởng) và than vãn rằng “standard” dậy hơi thấp đối với họ. Dậy theo tiêu chuẩn của các Sinh Viên đã có bằng Đại Học, các sinh viên mới học xong Trung Học sẽ la làng:

– Sao các Thầy / Cô dậy nhanh quá vậy, chúng tôi làm sao mà theo kịp?

Chấm bài là một cực hình cho tôi: một lớp trung bình cũng có tới 50 học trò. Chấm hết bài nọ rồi tới bài kia trong một thời gian luôn luôn là ngắn hạn. Chấm xong môn này, lại chấm tới môn khác! Lâu lâu còn phải đọc những bài văn viết bất thành cú, tôi đâm ra ở ngã ba đường: tôi phải chấm phần Anh ngữ hay là phần kỹ thuật đây? Sau khi trả lại các bài đã chấm điểm cho học trò, sinh viên đâu có “tha” cho các Giáo Sư chúng tôi: hầu như học trò ai nấy đều muốn có điểm A và A+ vì các trường Trung Học đã “inflate” điểm cho học trò nên họ đâm quen cái lề lối đó rồi! Tôi phải tốn nhiều thì giờ giải thích cho sinh viên biết họ đã làm bài sai ở những chỗ nào. Mỗi lần chấm bài xong, tôi thấy tôi bị lên “tension”, rất mỏi mắt và tôi phải cố gắng đi bơi thường xuyên cho đỡ mỏi mệt. Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm đã bị “obsolete” (lỗi thời) vì “Technology” bên ngoài đã tiến quá nhanh trong khi đó, cứ mỗi lần chúng tôi muốn mua các dụng cụ mới để theo kịp với cái đà tiến của công kỹ nghệ, chúng tôi đều bị từ chối vì … tiên khồng (không tiền thì tiên cũng đâm khùng luôn!)Tôi cảm thấy “frustrated”, mệt mỏi và không còn cảm thấy “enjoy” việc dậy học như những năm tháng trước nữa, bèn nghĩ ngay đến việc phải về hưu non ngay sau khi tôi được “đủ điểm về hưu non”.

“Đủ điểm về hưu non” đối với tôi có nghĩa là khi tôi về hưu, tôi không bị chính phủ trừ lương hưu trí vì số năm đi làm đã đủ thời gian lâu dài, hai con trai tôi đã học xong Đại Học, bảo hiểm sức khỏe “OK”, tiền lương hưu trí của tôi đủ để cung phụng cho “hai mái đầu bạc” sống cho đến khi “răng long” …Tôi cũng đã nghĩ ngay đến việc tôi phải làm gì cho qua ngày giờ khi tôi về hưu và sẽ ở nhà suốt ngày. Tôi không muốn bị hụt hẫng như vài đồng sự lứa đàn anh của tôi khi họ về hưu. Có người sau khi đã về hưu rồi, buổi sáng ông ta còn lái xe vào trường rủ bạn bè đi uống cà phê, tán gẫu vì thấy lẻ loi ở nhà một mình khi vợ con ông ta đi làm. Cũng có người đã qua đời rất nhanh sau một thời gian ngắn vì họ thấy sống không còn ý nghĩa gì nữa. Vài người khác xin trường cho họ dậy Part-time ban đêm để họ “keep busy”!

4.

Đã từ lâu rồi, tôi mê thú đi bộ nên trong những lúc tương đối có thì giờ rảnh rỗi, tôi đi tản bộ quanh Campus cho dãn gân, dãn cốt, “far away from the maddening crowd” để mà tôi có thể “connect with my own self mà lấy lại quân bình“. Khi trời lạnh, trời mưa hay trời tuyết, tôi đi bộ dọc theo các hành lang của nhà trường vào những lúc chiều tà khi mà phần lớn các học trò đã ra về.

Tôi có thói quen hay vào “Internet” để kiếm các “websites” có các bài vở mang tính cách kỹ thuật cho phần “references” của những môn kỹ thuật mà tôi dậy trong ngành Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Technology). Các “websites” này thật là ích lợi tuyệt vời vì tôi không cần phải in bài, tránh được cái vụ “copyright” nhiêu khê. Không những các bài vở này đã là “đồ chùa” mà chúng còn là những bài viết rất hiện đại (up-to-date nhưng không …hại điện …vì tôi không phải in ra rồi phát cho học trò cho tốn điện)! Các “websites” này đã giúp ích cho thầy trò chúng tôi rất nhiều vì sách vở chuyên môn của thư viện nhà trường càng ngày càng ít ỏi chỉ là vì ngân quỹ nhà trường bị thiếu hụt. Nhờ “Internet” mà tôi cũng đã đọc được nhiều bài viết bằng tiếng Việt thật là hay. Cũng nhờ vậy mà sau này, tôi mới dám cả gan vào các mạng lưới tiếng Việt mà … viết đại cho vui đời. Không ngờ, qua Internet mà tôi lại quen được nhiều bạn bè mới cũng như tìm lại được nhiều bạn bè cũ của ngày tháng xa xưa. “Computer và Internet” quả thực là một món quà thật là quý báu cho tôi trong lúc tôi về hưu để giúp tôi được có dịp trở về với cội nguồn Việt Nam – vì tôi đã sống xa quê hương quá lâu!

5.

Tôi mê chụp hình từ hồi còn là sinh viên. Tôi thích chụp hình phong cảnh mùa Thu tại Canada, họ hàng, phong lan , và nhất là các loại hoa khác. Tôi cũng đã từng chụp hình học trò của chúng tôi những khi tôi còn dậy học.

Năm 2000, tôi bắt đầu chụp hình bằng máy hình “Digital Camera”. Thấy rất thoải mái vì “Digital Photography” vừa tiện, vừa nhanh, vừa rẻ lại vừa dễ đưa hình lên các websites! Năm 1984, tôi đã “khám phá “ ra cái “Thú Chơi Lan”, thì năm 2000, tôi lại “khám phá” ra cái “Thú Chụp Hình Digital” và cái thú này tôi sẽ bám riết với nó hơn là cái “Thú Chơi Lan”! Trồng Lan có đôi lúc tôi cảm thấy như mình có con mọn vậy: các nàng lan cần được chăm sóc hàng ngày, mà lại còn phải chăm sóc ở ngay tại nhà trong khi đó, tôi lại là dân thích đi đây đi đó nên tự nhiên bị phân tâm một cách vô lý!

Chụp hình Digital thì tha hồ mà tôi đi đây, đi đó, rất hợp với cái sao “Thiên Di” trong Tử Vi của tôi. Chụp hình xong, tôi có thể cho hình ngay vào Laptop ở bất cứ nơi nào. Dùng Laptop, tôi lại có thể thu hình nhỏ lại (resize), cho thêm chút ánh sáng để khi in ra hình sẽ đẹp hơn, tôi có thể cắt xén hình cho nó “xịn” (crop) theo ý tôi muốn. Ngoài ra tôi lại còn có thể đưa hình lên Internet ngay được mà tôi không cần phải về nhà, đỡ khổ cho cái thân già quá!

Còn có cái thú nữa, đó là lúc tôi đi săn hình: đề tài nào, ở đâu? Mùa Thu năm 2000 và 2001, tôi thường đi chụp hình phong cảnh xung quanh “Campus” (sân trường) và đôi khi tôi lỉnh ra khỏi “Campus” để đi ăn một bát phở trước khi lái xe vào cái công viên lớn gần trường để mà chụp hình. lá vàng, lá đỏ rơi rụng ngập lối đi; gió thu lành lạnh thổi nhẹ làm bay các lá khô; bụng tôi đã được no nê “hả dạ” vì bát phở ấm lòng! Nếu mà tôi không phải vội vã lái xe về trường để dậy học tiếp, chắc chắn là tôi sẽ còn lái xe đi chụp hình ở các nơi khác cho đến tối mịt mới về.

Tôi còn có cái thú đi chụp hình cho họ hàng và bạn bè trong những đám cưới. Chụp xong, tôi “burn” CD để tặng cho dâu rể và những người thân mỗi người một cái CD đầy hình kỷ niệm; ai nấy mắt tròn xoe, sáng lên khi họ nhìn thấy có những bức hình mà tôi chụp khi họ không hề biết.

Trước khi về hưu, lắm lúc tôi cảm thấy rất bực bội vì tôi không có đủ thì giờ dành cho cái “hobby” chụp hình Digital như ý tôi muốn, chả là vì cái thì giờ soạn bài, chấm bài, vào lớp dậy và lái xe đường xa làm tôi mất hết cả thì giờ. Bây giờ, sau gần hai năm về hưu, tôi đã chụp được hơn 10,000 tấm hình mà tôi cất kỹ trong các CD, DVD, các “storage areas” khác nhau của 2 cái PC …vì tôi rất ngán các “chàng” Virus “xơi tái” hết những tấm hình mà tôi đã bỏ nhiều thì giờ và công lao mới chụp được chúng. Tôi cũng đã cho lên “digital websites” được trên dưới 30 websites với những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng, phong cảnh, đám cưới … Ðối với tôi, “Digital Photography” là một loại Thiền, và tôi gọi đó là …”Thiền Hình” vì trong những lúc này, tôi đã được “trở về với chính tôi”, thoải mái vô cùng !

6.

Đầu năm 2000, tôi báo tin cho ông Khoa Trưởng (Dean) của Phân Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật biết là tôi dự định sẽ về hưu vào lúc tựu trường trong niên khóa Mùa Thu năm 2002. Để tiện việc cho nhà trường huấn luyện người giáo sư kế vị tôi (tôi là vị giáo sư duy nhất dậy các môn Công Chánh trong ngành Bảo Vệ Môi Sinh), tôi đề nghị với ông Khoa Trưởng và ông Phụ Tá Khoa Trưởng (Chairperson) thuê một Giáo Sư Tạm Thời (Sessional Professor – dậy theo học kỳ ) cùng dậy với tôi những môn kỹ thuật xuất phát từ ngành Công Chánh mà chính tôi đã soạn thảo khi 3 giáo sư trưởng phòng chúng tôi (Chemical Technology, Biological Technology, Civil Technology) đã đích thân soạn thảo ra Chương Trình Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Program) cho College và được Chính Phủ chấp thuận cho College dậy vào Mùa Thu năm 1990 .

Số tôi có cung may mắn phò trợ: tôi được nhà trường chấp thuận lời đề nghị này và còn may mắn hơn nữa là chính vị Giáo Sư Tạm Thời này, sau 2 năm giảng dậy trong Phân Khoa Kỹ Thuật, đã được Ủy Ban Tuyển Lựa Giáo Sư (Faculty Selection Committee – trong đó có tôi) chấm điểm và … lọt “sổ vàng” (“sổ vàng” vì trong thời buổi này, chức vị “Full Time Professor” rất hiếm có, không những vậy, số người nộp đơn cho cái “position” này rất là nhiều)!

Trong 2 năm đó, tôi luôn luôn đi sát cánh với vị Giáo Sư Tạm Thời và trước khi về hưu, tôi đã trao lại cho ông ta rất nhiều những sách chuyên môn của cá nhân tôi cùng với các tài liệu quan trọng khác của nhà trường (textbooks, reference books, memos, chìa khóa phòng ốc…). Tôi đã hướng dẫn ông ta tất cả những chi tiết trong các “Course Outlines” (mỗi một môn học đều có một “course outline” liệt kê các “content” của môn học, tài liệu tham khảo, khi nào thì thi, mỗi tuần phải dậy đến đâu, các điểm “Term tests”, “Exam”, “Assignments”… được tính ra sao cho “Final Grade” … Học trò có quyền hạn và bổn phận gì trong lớp học…).

Sau 2 năm dậy (trong 4 semesters), khi vị Giáo Sư Tạm Thời này trở Thành Giáo Sư Thực Thụ (Full Time Professor) để thay thế tôi vào niên khóa Mùa Thu 2002, ông ta cũng đã “nhuyễn” và có đủ kinh nghiệm để mà tự lực đương đầu với “Bầy Thú Trước Bảng Đen”. Tôi thấy vui vẻ, nhẹ nhõm và an tâm khi tôi về hưu vì cái “Environmental Protection Program” này cũng đã là một trong những “baby project” của tôi kể từ ngày nó “ra chào đời” năm 1990 cho đến khi tôi về hưu năm 2002! Trong thâm tâm, tôi luôn luôn mong mỏi rằng “đứa con tinh thần Bảo Vệ Môi Sinh” của tôi sẽ “hay ăn, chóng lớn” theo kiểu … “lòng mẹ nuôi con tới ngày lớn khôn” vậy!

7.

Tôi vẫn còn luyến tiếc các lớp học, tình thầy trò, các môn học, các bài viết… nhưng tôi không hề mảy may “luyến tiếc” cái vụ chấm bài với các “dead line” gay gắt và nhất là các meeting mất thì giờ vô tích sự để nghe Ban Giám Ðốc báo cáo cho chúng tôi biết là nhà trường đã cạn tiền (có tiền đâu mà …cạn! Theo tôi nghĩ, đây là “đường lối” của Chính Phủ Tỉnh Bang Ontario trong hơn 10 năm qua! Các chính trị gia đâu có thực sự quan tâm và hiểu biết về các vấn đề Giáo Dục đâu, thật tai hại thay)! Người Giáo Sư kế vị này cũng đã từng là học trò cũ của tôi vào đầu thập niên 90. Ông ta và tôi vẫn thường gọi điện thoại cho nhau, nhất là những khi nào ông ta có những khúc mắc nghề nghiệp. Tôi thấy lòng tôi ấm lại vì tôi không thật sự bị cắt đứt với nhà trường. Tôi vẫn có thể trở về trường để dậy Part-time, nếu tôi muốn, nhưng cứ mỗi lần nghĩ tới cái cảnh lái xe trong những cơn bão tuyết và chấm bài (“Multiple Choice tests” không tài nào có thể “measure” được sức lực học trò . Chấm “Multiple Choice test” thì khỏe ru cho các ông/bà thầy) đến đau đầu, mắt đỏ ngầu như bị chó dại cắn, là tôi “tỉnh mộng” liền và lẩm bẩm : “Xin thực sự giã từ nghề dậy học”!

8.

Trước khi tôi về hưu các đồng sự của tôi đã về hưu trước tôi đều khuyên tôi:

– Khi về hưu, ông sẽ thấy rất bận rộn nhưng ít nhất là ông có cái “choice” muốn làm gì thì làm và mình có thể tự ý tránh được những cái “stress” vớ vẩn. Những thứ gì mà ông không thích làm thì ông cứ “Say No!” không giống như khi mình còn phải “kéo cầy trả nợ đời cơm áo”! Nhớ là cứ đủ điểm về hưu non là về hưu liền. Không phải lo gì về tiền bạc hết, đủ sống rồi, ông ơi! Mình còn sống được bao lâu nữa đâu, phải không ông?

Bây giờ, trong lúc tôi đã về hưu, tôi thấy họ nói rất đúng. Buổi sáng, tôi dành thì giờ riêng cho tôi để tôi đi tản bộ, vừa đi vừa suy ngẫm về cuộc đời. Trừ khi có những việc mà tôi bắt buộc phải giải quyết ngay ban sáng, tôi mới “hy sinh” cài màn đi bộ mà thôi. Sau khi tôi đã đi bách bộ và Thiền Hành (nhiều khi tôi ngồi ở công viên ghi vội các dòng suy nghĩ trong một cuốn vở bìa dầy ngay cả trong lúc mùa đông, đôi khi tay còn phải đeo găng cho đỡ lạnh cóng để còn mà ghi chép). Tôi có thói quen ghé thăm một người bạn để uống với ông ta một ly cà phê và ăn một khúc bánh mì pâté. Tán gẫu khoảng nửa giờ, tôi về nhà tắm rửa rồi ngồi trước computer “gõ” lại bài viết đã được ghi vội ở ngoài công viên.

9.

Cái thú nữa là tôi vào đọc Email và các bài viết trong Internet. Khi nào thấy mỏi lưng, tôi ra phòng khách, hai tay cầm lấy cây gậy dài để tập thể dục cho đỡ mỏi lưng và mỏi tay.Vừa tập gậy, vừa tập thở, tôi thấy khoan khoái trong người. “Phe ta” sau đó giở sách ra mà đọc cho tới khi đói bụng và “phe ta” bèn mở tủ lạnh xem có gì ăn không vì Bà Cai thường hay có thói quen “để phần cho anh ăn lunch”! Nhiều khi chưa kịp mở tủ lạnh, tôi đã nghe thấy một ông bạn già ơi ới gọi điện thoại rủ đi ăn phở hay bánh mì thịt nguội Việt Nam. Tôi thấy nhàn nhã và thì giờ đi nhanh vùn vụt. Buổi chiều, khi tôi còn bận rộn đánh mổ cò trên Computer Key Board thì Bà Cai đã tan sở về nhà:

– Em sợ Anh ở nhà một mình, anh “bored”, nên em về nhà ngay!

Thực quả là tôi chẳng thấy “bored” chút nào hết. Không việc này, lại có việc khác, nhưng tôi rất thích thú làm những việc này. Những việc “boring” và “stressful” thì tôi đã “pass” từ khuya!

Tôi vẫn còn ấm ức là chưa thực sự sử dụng cái “Photoshop software” để mà sửa hình. Tôi còn tự hứa là tôi sẽ làm cho xong – làm cho chính tôi một cái CD – chứa các bài thơ, bài văn, hình ảnh Digital mà tôi là tác giả. Tôi đã bắt đầu làm nhưng không bao giờ biết nó mới xong. Tôi cứ thư thả từ từ mà làm vì tôi “ngán tới cổ các dead line”, HÃI lắm rồi!

10.

Nhờ có hai người bạn với nhiều kinh nghiệm về Computer Hardware và Software nên mỗi lần mà computer của tôi bị trục trặc, tôi đã có hai ông “bạn vàng” sửa dùm. Không những vậy, họ còn vui vẻ chỉ dậy cho tôi nhiều “bí kíp” về Computer nữa. Tôi như “chuột sa chĩnh gạo” vậy, cảm thấy rất hỉ hả vì tôi có cơ hội “học thầy không tầy học bạn”. Chẳng bù với những năm đầu khi tôi mới bước vào ngành dậy học, tôi phải mò mẫm sử dụng các dụng cụ trong 2 phòng thí nghiệm của trường Công Chánh. Ban đêm, sau các giờ dậy, tôi thường ở lại trong phòng thí nghiệm để tự sử dụng các dụng cụ. Mò mẫm hoài mới biết cách dùng, sau đó tôi mới bắt đầu làm các “Experiment” để lấy những dữ kiện (experimental data) và rồi ngồi vẽ đồ thị, giải các con toán để xem các “experimental data” đó có “hợp tình, hợp lý không”. Sau khi mọi thứ đã “OK”, tôi lại phải ngồi viết ra các bài thực tập trong phòng thí nghiệm cho sinh viên. Trong những năm này, tôi khá cực nhọc: nhiều khi máy móc bị trục trặc vì các “missing parts” và nhất là nhiều khi mò mẫm đã đời không được mà lại còn không kiếm ra được các “Manuals”, nên phải tự mình “sờ mó như Thầy Bói Dọn Cưới” vậy. Khổ nỗi là tôi lại phải “mò” ra cho nhanh để mà còn theo kịp cái lịch trình dậy học nữa (tight teaching schedule). Lắm đêm, tôi thấy đau trong bao tử chỉ vì cái “stressful schedule” này mà thôi.

Bây giờ tôi đang “mê” computer, may mắn thay tôi lại có ngay 2 “ngài cố vấn ngon lành” mà lại không bị cái “dead line” nào nó hành tôi, tôi có cảm tưởng mình là một con mèo già đang đứng trước cả một nồi tóp mỡ to tổ chảng, mèo cứ tự nhiên mà ăn tóp mỡ đâu cần phải ăn vụng cho nó mệt cái tấm thân… mèo già!
Tôi thấy vui thú biết bao khi tôi theo sư phụ vào các hiệu bán computer để mua thêm các “computer parts” để rồi sư phụ gắn vào computer của tôi cho nó “fast”, chạy nhanh như gió!

11.

Lâu lâu, tôi thoáng buồn vì thấy bạn bè, cha mẹ của bạn bè tôi vĩnh viễn ra đi, mỗi ngày một nhiều, rơi rụng như lá mùa thu vậy. Có tuần, tôi đã phải đi dự đến 3 đám tang. Có điều, khi tôi bước chân vào nghĩa địa, tôi thấy rất thoải mái và êm dịu: cái chết chỉ là sự thay đổi của thân xác tứ đại và phần hồn sẽ lại được “mặc áo mới” ở một nơi nào đó mà thôi. Có sống, thì sẽ có chết theo định luật của tạo hóa! Tôi quan niệm: khi sống, mình cần phải tự tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa, vui vẻ, khỏe mạnh , an nhàn cho chính mình và những người xung quanh để rồi “sống an lành, chết bình yên!”

Hy vọng rằng quý vị thông cảm cho cái “Tôi” trong bài viết này vì cái “Tôi” ở đây chỉ là một phương tiện để cho người viết diễn tả những suy tư thầm kín cá nhân những mong có thể chia sẻ với những ai sắp sửa về hưu. Cũng hy vọng quý độc giả có một khái niệm thực tế về đời sống hưu trí để sửa soạn trước, ngõ hầu tránh được những hụt hẫng sau khi đã thực sự về hưu.

Happy Retirement!

Đàm Trung Phán
Mississauga, Canada
May20, 2004

Hindsight of an English Language Learner – Keynote Speech by Dr. Phap Dam at the Texas Education Agency’s Sixth Annual Conference for Diverse Learners in Secondary Schools June 28 and 29, 2001 Austin, Texas

Distinguished colleagues:

I have come a very long way in the process of acquiring American English since the day I was a “limited-English-proficient” freshman at Miami University in Ohio in the Fall of 1959. But this achievement has been a life-long effort whose beginning stage was quite daunting. I am gratified that my passion for English and a few other foreign languages has turned me into a dedicated language educator at the University of Saigon from 1965 to 1975 and now at Texas Woman’s University.

I was the product of Tran Luc Junior High School and Chu Van An Senior High School, which were reputable government-run learning institutions in Saigon. The instructional language in these schools was Vietnamese, my emotional language, which I used so easily and safely, without any fear of mispronunciation or bad syntax at all! I started learning French in elementary school in Hanoi, and I continued to learn it with passion until my graduation from high school. But I had to wait until junior high school for the pleasure of learning English.

In my culture, teachers have always been revered, and few (if any) students dare to criticize or challenge their teachers. But in retrospect, I must say that my teachers of English back then were extremely unqualified because of the circumstances: English was too unfamiliar to us in the mid-1950s, and teachers taught it mostly “by default.” They tried their best to teach us, but they themselves had problems with pronunciation and lacked fluency in spoken English. English was taught as a written language only, with total focus on grammatical rules and English-Vietnamese and Vietnamese-English translation activities. Only much later on, when I became a graduate student in linguistics at Georgetown University, did I find out with joy that the method used by my teachers of English back then actually had a very apt name: the “grammar-translation method”! Thanks to this method, I did become a pretty good translator and grammarian whose written English was both grammatical and correctly spelled. To tell the truth, even at that young age, I could, for example, thanks to excessive rote learning, describe the structure and exemplify the usage of the future perfect progressive tense. That is a pretty sophisticated tense even native speakers of English seldom use, as in the sentence “By this time next week, we will have been living in Paris for two days.” In light of a leading current theory on second-language acquisition, at that time I was making maximal use of the third processor named Monitor, which is among the three processors enabling us to acquire languages that Stephen Krashen and collaborators (1982) identified to interpret Noam Chomsky’s concept of “language organ” in the human brain (1965). The Monitor enabled me to consciously learn and master the rules of English grammar and long lists of English words, but it did not help me acquire fluency in spoken English at all. I had no opportunities to activate the second processor named Organizer, whose function is to help learners to subconsciously acquire fluency or automatic speech in an incidental manner, much like the way we all effortlessly acquired fluency in our native tongues. As to the first processor named Affective Filter, which serves as a gatekeeper for the language organ and determines the amount of language input to be admitted for processing based on the learner’s motivation level, it was in full cooperation with me: this sensitive and subconscious processor knew that I was a passionate student of languages!

My acquisition of English vocabularies was accelerated by my knowledge of French. These two languages share thousands of cognates, such as “republique” and “republic” and “congres” and “congress.” I just transferred them from French to English, paying attention to the differences in spelling and pronunciation and watching out for possible false cognates (known in French as “faux amis”). An example of false cognates between French and English is “demander” and “to demand”: the French verb “demander” actually means “to request” in English. Practitioners of English-Spanish bilingual education all agree that cognates (known in Spanish as “palabras afines”) are indeed a blessing in the classroom, in spite of a number of false ones, for example, while “constipated” means “having difficult evacuation of the bowels” in English, “constipado” means “suffering from a cold” in Spanish!

I graduated with honors from senior high school in the Summer of 1959 after having passed, with high scores, a battery of rigorous written and oral final examinations administered by the government. And right after that, without any vacation at all, I competed with hundreds of other high school graduates in a national all-English contest (similar in content to today’s SAT) conducted by the Saigon government and the USAID office to select 15 recipients of a prestigious four-year national “leadership scholarship” to study in the United States. Winning that national scholarship has been one of the proudest moments in my life, as it made my family extremely proud.

After several perfunctory orientation sessions on American culture and language at the newly-established Vietnamese-American Association in Saigon, I flew to America to start my college education at age 18. When the plane had a stopover in Honolulu for a couple of hours, I decided to take a walk in the terminal to stretch my legs. Alas, as soon as my feet hit the Hawaiian ground, I was overwhelmed by homesickness! I had never had that awful feeling before. And when I heard people around me speak nothing but English for the first time in my life, I felt eerily insecure. And just a few days afterwards I arrived at the university that I was to attend the next three years. Miami University had a breathtakingly beautiful campus, but I felt like a stranger in paradise. My homesickness became more intense in that gorgeous environment. And to my chagrin, it dawned on me that there was a vast difference between spoken English and written English, which was my forte. I also found out very soon that the textbook dialogues between two people in different real-life situations (at the post office, at the barbershop, in the hospital, and so on) that I had memorized “just in case” were of little help simply because there were no Americans around that had memorized those same written dialogues! Using Jim Cummins’ popular terminologies for second-language proficiency to characterize my situation back then, I would say that my “basic interpersonal communicative skills” (BICS) or “conversational English” was very weak and that my “cognitive academic language proficiency” (CALP) or “academic English” also needed to improve very quickly so that I might be able to compete against native speakers in the classroom.

I did not even know how to respond when friendly Americans said “hi” to me; they must have thought I was either egregiously unfriendly or totally deaf. The embarrassing truth was that I had not been taught that “hi” was just another way of saying “hello” in America. My spoken English at that time was idiosyncratic, archaic, flowery, unnatural, and therefore “un-American.” It was the product of my translation skill and my use of anachronistic vocabularies and prescriptive grammatical rules which did not lend themselves to conversational English at all. In the terminologies of Ken Goodman, my way of learning English then was a total “personal invention” that had so little in common with “social convention” or the authentic way Americans use their language. My roommate Dick Welday was very friendly and sincere. A short time after we moved in, he said with a smile, “your English is unusual, but I still understand you.” That evening Dick invited a couple of friends to our room to meet me. (I guess he had told them about me and my idiosyncratic speech). After he had introduced them to me, he said, “Phap, tell us about the weather in Saigon when you left a few days ago.” Invoking my translation skill and my command of flowery vocabulary and textbook grammar, I responded, “My friends, when I took leave of my beloved fatherland, which is situated near the equator, the weather was scorchingly hot.” They looked puzzled but seemed to be intrigued by what they had just heard from a fellow freshman from Saigon. I felt uneasy, so I asked Dick to express what I had just told the group “the American way.” Laughing, he said, “when you left Saigon, it was hot like hell!” My goodness, he had just taught me a fantastic lesson in colloquial spoken American English: use “leave” instead of “take leave of” and the bold and powerful expression “like hell” as an intensifier! All the good stuff that I had never been exposed to before. Dick’s sentence is much more natural and expressive than mine, don’t you agree?

My first few weeks at Miami were daunting, as I had to cope with an agonizing homesickness and an inexplicable sense of vulnerability. I felt like a fish out of water, with everything around me going topsy- turvy. I also suddenly realized that my skin color, my height, my weight, and my accent made me stand out wherever I was on that virtually lily-white campus. In today’s educational jargon, I was suffering from “culture shock,” which is the painful stage of the “acculturation process.” I am sure many of you in the audience have also had this unpleasant experience. Learning is difficult when culture shock bogs you down, right?

Attending classes was no picnic for me throughout the first semester, either. It was impossible for me to take notes from the professors’ lectures because they spoke too fast and my listening comprehension ability left much to be desired. My face would light up whenever they wrote something on the chalkboard which I read and jotted down easily. I really dreaded the first library-research assignment because I had never had that kind of experience before. I envied my American classmates who had done this many times in their secondary schools. Fortunately, the library staff was so kind to me and helped me with my needs. The first essay I wrote in my English Composition class taught me a big lesson, and that was “do not mess with English punctuation!” I did everything right for that piece of writing except punctuation. I almost fainted when the paper was returned with a “D” in red ink on its front page. I spoke to the professor after class about my poor grade and he said, “you have murdered English punctuation.” He recommended that I take English punctuation much more seriously. Indeed, my innocent use of a much less standardized and enforced Vietnamese punctuation system to write that paper in English led to numerous “comma splices” and “run-on sentences,” which are serious violations of English rhetoric. In those days American professors were probably never trained in “contrastive rhetoric,” so they did not tolerate exotic writing styles and punctuation systems displayed by culturally diverse students.

I faced another linguistic handicap, and that was that Americans used too many idioms in their everyday speech whose meanings I frequently failed to get. I tended to give such idioms a literal meaning, which was of course almost always wrong. Without being taught, how on earth could I ever have deciphered that “ break a leg” actually means “good luck” and “kick the bucket” is a colloquial way of saying “die”? One beautiful Sunday morning I made a (Vietnamese-style) unannounced visit to a charming classmate whom I was very fond of at her dormitory. Lisa met me in the lounge and she was not too cheerful. Without make-up on, she looked older, pale and sickly. She blurted out, “Phap, I wish you had given me a ring before you came this morning.” I thought she was talking about an engagement ring as a pre-requisite for that visit, so I pleaded innocently, “Lisa, we are both only 18. Why should we get engaged at such a young age?” Her face lit up because of my gross misunderstanding of her words, and smilingly she “taught” me, “Phap, you silly boy. What I meant was simply that you should have telephoned me before you stopped by this morning.” Needless to say, I apologized profusely for that terrible social blunder. Lisa was my chief source for colloquial American English and she also patiently explained to me the meanings of such American cultural notions as Valentine’s Day, Homecoming, and Dutch treat. That background knowledge (now known as “schema”) about American culture was absolutely important to me. I owe her a great linguistic and cultural debt. Through that fortunate experience, I am convinced that a second language is acquired effectively with the help of someone who speaks that language natively and who really cares about the learner. With that someone the lucky learner is never too shy or too tired to practice the new language. Affection is certainly helpful in second-language acquisition! Using today’s educational terminologies again, I would say that thanks to my frequent conversations with Lisa I gradually “revised” my “personal invention” of English to make it more and more like Lisa’s language which authentically represented the “social convention.”

Those of us that have taught English in Third World countries know that the “grammar-translation” method is not quite dead. Students in those countries are still going through what I went through decades ago. And many of these students are now attending secondary schools and colleges in Texas. What should we do to help them if they are having language-related academic difficulties?

Convinced that making use of hindsight should be beneficial, let me suggest that we do for them what I wish had been done for me. We should understand their anxieties, their feelings of inadequacy and vulnerability. We should be their advocates, especially during their culture shock period. Each lesson should contain activities that promote both conversational English (BICS) and academic English (CALP). BICS should be developed through meaningful practice of indispensable language functions like greetings, expressing congratulations, offering condolences, declining an invitation, apologizing, and so on. CALP can be enhanced by formal instruction focusing on vocabularies and structures that are specific for each and every content area. For instance, in mathematics, such vocabularies as “square root” and “least common denominator” and such structures as “five times as high” and “x is defined as a number greater than 7” ought to be taught to them until mastery. We should help develop their schemata of American culture. Encouraging them to talk and write about their native language and culture in English is a wonderful way to reassure their self-esteem, which is conducive to academic achievement. Writing in dialogue journals should be a regular activity, and we should faithfully respond to their journal entries. They will appreciate and value what we write back, as a form of personalized communication: our responses allow them to access “social convention” through our conventional spelling, diction, punctuation, and syntax. We should teach them the meanings of popular idioms in American English. To prevent them from making errors caused by rhetorical differences, we should teach them how to use the “writing process” in producing a text; this will keep them from writing English the “circular” way or ignoring the highly standardized and enforced American punctuation. And finally, let’s not penalize them for making errors caused by negative transfer in their early stage of developing English literacy; as a matter of fact, we should all have some knowledge about contrastive rhetoric so that we may help them more efficiently in the classroom.

Texas, like the rest of this great country, is educating an ever-growing number of English language learners. Our role as language educators is thus more and more crucial. I would like to close my remarks today with a Chinese proverb, and that is “liang shi xing guo” or “good teachers make the country prosperous.” Thank you for your attention.

NOTE: The above keynote address has been accepted for inclusion in the Database of Educational Documents by the ERIC CLEARINGHOUSE ON LANGUAGES AND LINGUISTICS of the Center for Applied Linguistics in Washington, D. C. Its author, Dr. Phap Dam, currently teaches linguistics and directs the undergraduate and graduate programs in Bilingual and ESL Education at Texas Woman’s University. His email address is [PDAM@TWU.EDU].

Thứ tiếng Mỹ… ngắc ngoải nhưng lại có duyên chi lạ – ANGUISHED ENGLISH – Đàm Trung Pháp

Anguished English - Tiếng Anh ngắc ngoảiRichard Lederer là một nhà giáo ngôn ngữ nổi tiếng và giàu có, nhờ vào biệt tài nhìn ra những điều vô tình hóa ra nực cười trong tiếng Mỹ rồi viết về chúng trong ba cuốn sách duyên dáng mua vui cho thiên hạ, bán chạy như tôm tươi. Đó là các cuốn Anguished English (1987), Crazy English (1989), và Fractured English (1996).

Trong số những người ái mộ ông Lederer, một độc giả bên Canada viết: “Tôi để cuốn Anguished English trên bàn nhỏ đầu giường và đôi khi đọc vài trang trước khi tắt đèn đi ngủ. Nhiều phen, giữa đêm thinh lặng, tôi rú lên những trận cười, ồn ào đến độ tôi sợ đã làm phiền những người hàng xóm trong chung cư.” Và sau khi đọc Fractured English, một nhà báo Mỹ tuyên bố: “Richard Lederer nên được coi là một quốc bảo. Chưa có ai khác biến tiếng Anh thành một nguồn vui vĩ đại như thế!”

Riêng tôi, người viết bài này, còn nhớ đã cười sặc sụa chảy cả nước mắt nước mũi khi đọc đoạn văn vô tình trở thành hý lộng và tinh ma của một học sinh Mỹ viết về hai nhân vật chính trong đại tác phẩm Romeo and Juliet của William Shakespeare, do ông Lederer sưu tầm và ghi lại: “They tell each other how much they are in love in the baloney scene. After much fighting in the pubic square, Romeo’s last wish is to be laid by Juliet”! Cái ao ước cuối cùng của Romeo ấy vô tình trở thành một trường hợp “nghĩa đôi” (double entendre) ranh mãnh, với nghĩa hiền lành là được chôn cất cạnh Juliet và nghĩa tinh ma là chuyện mây mưa với nàng.

Crazy, Fractured English - Vui như điên
Qua cái nhìn của một nhà giáo ngôn ngữ méo mó nghề nghiệp như tôi, những điều nực cười đó thường xảy ra do các nguyên nhân chính yếu sau đây:

Hiện tượng “trông gà hóa cáo” hoặc “chữ tác đánh chữ tộ” khiến các cặp chữ như “balcony” và “baloney”, “excuse” và “execute” –và tệ hại hơn nữa là “public” và “pubic”– chẳng khác gì nhau về hình dạng.

Thói quen “đánh vần theo linh tính” (mà thuật ngữ giáo dục trang trọng mệnh danh là “invented spelling”) khiến “oxygen” thành “oxygin”, “Don Quixote” thành “Donkey Hote”, “Candide” thành “Candy”, “Stars and Stripes” thành “Tarzan Stripes”, và hết chỗ nói là khi “Capulet” thành “Copulate.”

Khuynh hướng sáng chế ra chữ mới như “administrate” thay cho “menstruate”, “conversate” thay cho “converse”, và ngộ thay khi “Continental Congress” được chế biến thành “Contented Congress.”

Kiến thức mập mờ, như khi có người viết “Hydrogin is gin and water” hoặc “Then there was the Victorian Age, when nice ladies were considered virgins.”

Sự để sai chỗ của các nhóm chữ bổ nghĩa trong câu (một lỗi nghiêm trọng trong văn viết, tiếng chuyên môn là “dangling modifiers”) — như nhóm chữ “Plunging 1,000 feet into the gorge” bị đặt nhầm vị trí trong câu viết “Plunging 1,000 feet into the gorge, we saw Yosemite Falls” — khiến người đọc không khỏi ái ngại cho số phận những người đi thăm thác nước lừng danh ấy!

Lối viết ngây ngô đến độ nực cười như trong câu “Handel was half German, half Italian, and half English. He was very large.”

Sự vô tình đặt hai ý tưởng không ăn nhằm gì với nhau, nhưng ngữ cảnh ấy lại sinh ra chuyện tếu như trong câu viết về thi hào Milton: “Then his wife died and he wrote Paradise Regained.”

Xin mời bạn đọc thưởng thức đôi chút hý lộng trong thế giới tiếng Mỹ viết lách “văng mạng” do Lederer sưu tầm trong các cuốn sách nêu trên. Các tiểu đề do tôi đề nghị để tiện sắp xếp các đoạn văn trích dẫn.

Khi học trò định nghĩa chữ khó:

A virgin forest is a place where the hand of man has never set foot.

A passive verb is when the subject is the sufferer, as in “I am loved.”

Zanzibar is noted for its monkeys. The British governor lives there.

Cadavers are dead bodies that have donated themselves to science. This procedure is called gross anatomy.

Parallel lines never meet unless you bend one or both of them.

A circle is a figure with no corners and only one side.

Water is composed of two gins, Oxygin and Hydrogin. Oxygin is pure gin. Hydrogin is gin and water.

The difference between a king and a president is that a king is the son of his father, but a president isn’t.

Danh nhân, kiệt tác, lịch sử thế giới qua ngòi bút học trò:

The greatest writer of the Renaissance was William J. Shakespeare. Shakespeare was born in the year 1564, supposedly on his birthday. His father was Mr. Shakespeare, and his mother was Mrs. Shakespeare. He wrote during the era in which he lived. Actually, Shakespeare wasn’t written by Shakespeare but by another man named Shakespeare.

Romeo and Juliet are an example of a heroic couplet. This story presents a one on one situation between a man and a woman. Romeo and Juliet belonged to the families of the Montages and Copulates. They tell each other how much they are in love in the baloney scene. After much fighting in the pubic square, Romeo’s last wish is to be laid by Juliet.

Writing at the same time as Shakespeare was Miguel Cervantes. He wrote “Donkey Hote.” The next great author was John Hamilton. Milton wrote “Paradise Lost.” Then his wife died and he wrote “Paradise Regained.”

Delegates from the original 13 states formed the Contented Congress. Thomas Jefferson, a Virgin, and Benjamin Franklin were two singers of the Declaration of Independence. Franklin had gone to Boston carrying all his clothes in his pocket and a loaf of bread under each arm. He invented electricity by rubbing two cats backwards and declared, “A house divided against itself cannot stand.” Franklin died in 1790 and is still dead.

Meanwhile in Europe, the enlightenment was a reasonable time. Voltaire invented electricity and also wrote a book called “Candy.” Gravity was invented by Isaac Walton. It is chiefly noticeable in the autumn, when the apples are falling off the trees.

Play of words - Chơi chữ cho vuiJohann Bach wrote a great many musical compositions and had a large number of children. In between, he practiced on an old spinster which he kept up in his attic. Bach died from 1750 to the present. Bach was the most famous composer in the world, and so was Handel. Handel was half German, half Italian, and half English. He was very large. Beethoven wrote music even though he was deaf. He was so deaf he wrote loud music. He took long walks in the forest even when everyone was calling for him. Beethoven expired in 1827 and later died for this.

The Mayflower Compact was a small ship that brought Columbus to America. Columbus knelt down, thanked God, and put the American flag in the ground. Tarzan is a short name for the American flag. Its full name is Tarzan Stripes.

Benjamin Franklin got married and discovered electricity. When he went to the French court, he did not dress. They respected him.

Từ những đơn xin phép của phụ huynh cho con em vắng mặt:

My son is under the doctor’s care and should not take P.E. today. Please execute him.

Please excuse Mary for being absent. She was sick and I had her shot.

Please excuse Gloria from Jim today. She is administrating.

Carlos was absent yesterday because he was playing football. He was hurt in the growing part.

Trên những tờ khai về tai nạn xe cộ:

An invisible car came out of nowhere, struck my car and vanished.

The gentleman behind me struck me on the backside. He then went to rest in a bush with just his rear end showing.

As I approached the intersection, a stop sign suddenly appeared where no stop sign had ever appeared before. I was unable to stop in time to avoid the accident.

The pedestrian had no idea which direction to run, so I ran over him.

I had been driving for about 40 years, when I fell asleep at the wheel and had an accident.

Từ những trang rao vặt:

A superb and inexpensive restaurant. Fine food expertly served by waitresses in appetizing forms.

Dinner Special – Turkey $2.35; Chicken or Beef $2.25; Children $2.00.

For sale: Antique desk suitable for lady with thick legs and large drawers.

Wanted: Unmarried girls to pick fresh fruit and produce at night.

Used cars: Why go elsewhere to be cheated? Come here first!

Wanted: Man to take care of cow that does not smoke or drink.

Từ những hồ sơ xin trợ cấp xã hội:

I am very much annoyed to find you have branded my son illiterate. This is a dirty lie as I was married a week before he was born.

Mrs. Jones has not had any clothes for a year and has been visited regularly by the clergy.

I am forwarding my marriage certificate and six children I have on half a sheet of paper.

I want my money as quick as I can get it. I’ve been in bed with the doctor for two weeks and he doesn’t do me any good. If things don’t improve, I will have to send for another doctor.

Từ các hồ sơ bệnh nhân:

Patient’s wife hit him over the head with an ironing board, which now has six stitches in it.

For his impotence, we will discontinue the meds and let his wife handle him.

Sinuses run in the family.

The patient is a 65-year-old woman who fell, and this fall was complicated by a truck rolling over her.

She fell this morning while she was trying to get out of the commode.

When she fainted, her eyes rolled around the room.

She is to refrain from sexual intercourse until I see her in the office.

The patient is a Catholic nun currently in between missionaries.

Tin tức trên báo chí:

Some sources said shortly after his death Mao Tse Tung had expressed a wish that his body be cremated.

Mr. and Mrs. Garth Robinson request the honor of your presents at the marriage of their daughter Holly to Mr. James Stockman.

American Catholic theologians will have to wait and see the exact wording of a French document permitting the use of condoms before engaging in theological debate.

Last week Toronto policemen buried one of their own – a 22-year-old constable shot with his own revolver in a solemn display of police solidarity rarely seen in Canada.

Columbia, Tennessee, which calls itself the largest outdoor mule market in the world, held a mule parade yesterday headed by the Governor.

The attorney general’s office said yesterday that an autopsy performed on the headless body of a man found in Mason failed to determine the cause of death.

Weight Watchers will meet Tuesday at 7 pm at the First Presbyterian Church. Please use the large double door at the side entrance.

Our paper carried the notice last week that Mr. Oscar Hoffnagle is a defective on the police force. This was a typographical error. Mr. Hoffnagle is, of course, a detective on the police farce.

Tài liệu tham khảo:

Lederer, R. (1987). Anguished English. Charleston, SC: Wyrick and Company.

Lederer, R. (1989). Crazy English. New York: Pocket Books.

Lederer, R. (1996). Fractured English. New York: Pocket Books.

NGƯỜI NHỚ ĐƯỢC TIỀN KIẾP: MATIAS DE STEPHANO TỰ THUẬT Phần 3: LỊCH SỬ CHƯA AI BIẾT

“Ở nhà trường, chúng ta được thầy cô giáo dậy rằng lịch sử bắt đầu từ 3000 năm trước Công Nguyên (Before Christ, BC). Chúng ta biết lịch sử qua những gốc gác được truyền lại qua thời gian. Tuy nhiên, có nhiều điều mà chúng ta biết 40 năm về trước, bây giờ mới biết được là chuyện người đời bịa đặt (lies). Như vậy, làm sao mà chúng ta có thể tin được những điều các sử gia ghi lại đã xảy ra 3000 năm trước Công Nguyên (hơn 5000 năm trước) được?

III-1- TẠO HÓA (The Creation)

Trong chiều hướng diễn trình tiến hóa (dimensional process of evolution), chúng ta có thể tìm thấy các diễn biến của lịch sử trong cõi Thứ Ba (the third dimension). Diễn biến lịch sử bắt đầu khoảng 6000 triệu năm về trước nhưng đối với nhân loại, quá trình lịch sử chỉ mới bắt đầu khoảng 30 triệu năm trước đây mà thôi. Quá trình tạo hóa của nhân loại đã được soạn thảo qua các “giên” của  sinh linh (Beings). Các sinh linh chuyển hóa (transmute) phần “genes” và phần tiến hóa. Các sinh linh này được mệnh danh là các sinh linh cơ bản (Elemental Beings) hay là các Vong Linh Thiên nhiên (Nature Spirits). Các  sinh linh (Phật Giáo gọi là chúng sinh?) này là biểu tượng của Thượng Đế dưới mọi hình thức trong các thế giới hữu hình. Lý thuyết (về tiến hóa) của Darwin thật là đúng tuy rằng có phần thiếu sót. Có nhiều sinh vật/loại giống (races) trên trái đất: thực vật, động vật, và loài người. Thoạt đầu các sinh vật này không phải là tự chúng đã có trên trái đất này. Chúng biến hóa không ngừng và chúng là những phần lịch sử được thêm thắt (historical additions) trên trái đất này. Các sinh linh này đã được mang đến trái đất như là một phần thiết thực của diễn trình tiến hóa. Loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất khoảng 24,000 năm trước Công Nguyên, điển hình là ông Adam và bà Eve. Bà Eve không phải là người đàn bà đầu tiên, bà Lilith mới là người đàn bà đầu tiên trên thế gian này. Cũng còn có nhiều người khác nữa. [Adam, Eve, Lilith] không phải là 3 người duy nhất. Họ là những mẫu người đầu tiên mà chúng ta được biết bởi vì chúng ta chỉ nghe người đời nói về họ mà thôi. Họ được tạo dựng với văn hóa. Nói một cách khác, họ được mang tới từ các hành tinh khác để rồi tạo ra loài người thời nay. Tại sao lại như vậy? Đó chỉ là một sự ngẫu nhiên mà thôi. Không có nghĩa là loài người đã đến từ các hành tinh khác, mà họ là một phần của Chương Trình Tạo Hóa Thiêng Liêng (Divine Plan). Công trình Tạo Hóa Thiêng Liêng trong Cõi Thiên Tiên (Angelic level) đã mang các sinh linh từ Cõi/Giới Thứ Chín (Ninth dimension). Các sinh linh này, dĩ nhiên là những sinh linh đến từ các hành tinh khác rồi, đã được “giáng trần” vào những thế giới hữu hình theo Chương Trình Thiên Tiên (Angelic Plan) để trở thành những sinh linh vẫn còn liên hệ với thế giới tâm linh. Phần sinh hoạt của họ được dựa theo các chương trình của vũ trụ.

Đằng sau phần lịch sử của nhân loại, còn có câu truyện âm mưu – câu truyện trần gian cũng như câu truyện ngoài hành tinh. Âm mưu về chủ quyền trái đất trù phú này. Có những câu truyện về giống người Reptilians, Regilians, Illumanati và nhiều giống khác.

[[Ghi chú của dịch giả: trong mấy năm gần đây, nhiều đài TV chiếu các phim loại “khoa học giả tưởng” trong đó có giống người Reptilians, Rigelians và Illumainati. Reptilians là loại người có đặc tính của loài bò sát (như Rồng, Rắn và Kỳ đà). Rigelians, trong loạt phim Star Trek là giống người tài giỏi (capable) trong thế kỷ 22 và họ đi kiếm sự giác ngộ tâm linh (enlightment). Illuminati, trong loạt phim”The game of conspiracy” (Trò chơi âm mưu), là một giống dân đang muốn làm bá chủ thế giới trần gian.]]

Trái đất đang trải qua những biến đổi quan trọng và đang bị xâm nhập bởi các sinh mạng khác chẳng ích lợi gì cho trái đất, thí dụ như loại người bò sát (Reptilians) chẳng hạn. Loại người này chỉ làm hại cho các diễn tiến của nhân loại, cho nên Tập Thể Thiên Hà (Galactic Confederations) gồm có những sinh vật (Beings) có mối liên hệ mật thiết với những sinh vật trong Cõi Tiên Thiên (Angelic levels) đã đặt kế hoạch cho nhân loại. Kế hoạch này đã bắt đầu và phần nhân loại mới mẻ này đã khởi sự và tạo ra một loại người mới: loại này là chúng ta. Loài người chúng ta trên Trái đất bây giờ là một sản phẩm của các Tiên Thiên, được xuất phát trong cõi “ether”, đến từ các hành tinh khác. Đây là lúc mà lịch sử của chúng ta đang bắt đầu khởi sự.

III-2 – LỊCH SỬ NHÂN LOẠI (Humanity’s History)

“Lịch sử và thời gian thường đi vòng quanh (circular). Có nghĩa là sự việc thường tiếp diễn liên tục và theo kiểu mẫu giống nhau (same pattern). Chúng ta không nên quan niệm rằng lịch sử là một lô những gì ta phải biết đã xảy ra cho tới ngày hôm nay – chúng ta cần phải biết rằng lịch sử rất là phức tạp, được che đậy theo thứ tự (camouflaged order) để cho chúng ta thấy những lỗi lầm, sai quấy vẫn cứ tiếp tục xảy ra.

Điều hiển nhiên là lịch sử này rất khác với phần lịch sử đang được giảng dậy trong lớp học, mặc dù rằng phần lịch sử trung thực đã bắt đầu ló dạng. Khổ nỗi là phần lịch sử trung thực có thể dậy cho người đời khắp nơi, nhưng nó lại sôi động và đôi lúc lại cứng ngắc. Hoặc là thế này, hoặc là thế nọ, chẳng còn có sự chọn lựa nào khác. Hoặc là có sự âm mưu, hoặc là có sự lật đổ nhân loại. Thật ra, nó chẳng phải như vậy. Chúng ta không nên tạo ra những điều mê muội có tính cách khủng bố, điên loạn trong lịch sử nhân loại. Lịch sử nhân loại xảy ra như thế nào, đó chỉ là vì nó xảy ra như vậy mà thôi. Nhiều tệ nạn đã được đặt bầy và đã xảy ra để giúp cho nhân loại thay đổi trong tiến trình lương tâm của loài người. Thiên hà (the constellations) đã cai quản loài người trong vài lãnh vực qua nhiều thời đại khác nhau (the Ages), mỗi thời đại dài khoảng 2160 năm.

III-3- CÁC THỜI ĐẠI (The Ages)

“Trái đất xoay chiều chung quanh mặt trời trong một chu kỳ 365 ngày. Trong khi đó, mặt trời cũng xoay quanh một hành tinh khác lớn hơn rất nhiều trong vòng 26,000 năm. Hành tinh này mang tên là Syria.

Giống như trái đất, một năm của Mặt Trời cũng có mùa, Xuân phân, Thu phân và các thời đại khác nhau (the Ages). Việc này ảnh hưởng đến các diễn biến trên trái đất. Chúng ta đang bước sang năm Mặt Trời (the solar year), năm này bắt đầu khoảng 21,610 trước Công Nguyên (BC), Thời Kỳ Hoàng Đạo (the Age of Capricorn). Giống người đầu tiên được tạo ra mang tên là Lemurians mà tôi (Matias de Stefano) gọi tên là Iomian. Người Iomians sinh sống tại miền Thái Bình Dương (Pacific); loại người này đã tạo ra xứ Lemuria mà ngày nay một số ít trong chúng ta biết được.

Sau nhiều biến cố lịch sử, châu Atlantis được phát triển tại vùng Đại Tây Dương (Atlantic) mà khi tôi còn nhỏ, tôi gọi tên nó là “Gefislion”. Xứ này chiếm hết khu vực Đại Tây Dương và trong vùng nắng ấm của trái đất, nó đã là nơi xuất phát biết bao nhiêu các nền văn minh của nhân loại. Nhờ vậy mà thế giới trần gian được phát triển theo những dự án của chương trình vũ trụ (the Cosmic Plan). Tại sao những nền văn minh đã trở nên phức tạp trong một thời gian quá ngắn ngủi (overnight)? Tại sao chỉ trong khoảng 1000 năm mà người Ai Cập có thể bắt đầu xây dựng được những công trình đồ sộ dựa theo những kiến tạo (design) toán học và giải lý theo những bài toán ngoạn mục (spectacularly calculated)? Tại sao chỉ trong 10 năm đã có rất nhiều những vị Thần (Gods) được người đời thờ phụng? Tại sao ngày nay có nhiều kim tự tháp trên toàn thế giới, ngay cả tại Mỹ châu cũng như Nhật Bản, rất giống như kim tự tháp của Ai cập, trong khi đó, trên lý thuyết, thì người Ai Cập chỉ sống ở miền Red Sea (Hồng Hải) và Địa Trung Hải mà thôi? Tại sao những bức tượng bằng đá (với đầu người, thân sư tử, Sphinx) bắt đầu mục rã trong vòng 9,000 năm trong khi đó những nhà nghiên cứu về văn minh Ai Cập lại cho rằng chúng mới được xây cất trong vòng khoảng 5,000 năm mà thôi? Tất cả những nền văn minh từ 13,000 đến 6,000 năm trước Công Nguyên (BC) đã được dựa theo một hệ thống quân bình giữa trái đất và con người. Đây là thời đại mà các kim tự tháp và đền đài được tạo tác (chỉ có một số ít kim tự tháp và đền đài còn lại mà thôi). Những kiến trúc này trông giống như những ngôi mộ nhưng thực ra chúng không phải là như vậy.

Những nền văn minh đầu tiên như là Lemuria, Between Ice (Thời Băng giá), Atlantis, Mayas, Doors of the Sun (Cửa Ngõ Mặt Trời) là những nền văn minh đã tạo ra những nền văn minh khác trong khoảng 10,000 năm trước Công Nguyên. Những nền văn minh này đã tạo ra những thời kỳ lầm lẫn (confusion) bắt đầu vào khoảng 3,000 năm trước Công Nguyên (3000 BC). Ba ngàn năm trước Công Nguyên là thời kỳ lịch sử mà ngày nay chúng ta biết tới.

Sau đó, nhân loại đã phải trải qua thời đại biến hóa không liên quan gì tới thiên hà nhưng lại liên quan tới cõi trần gian, nhân loại, văn hóa và nhiều thứ khác. Vì vậy mà sau thời kỳ Taurus (con trâu) vào khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, lịch sử loài người bắt đầu và chúng ta được phép biết đến nó.

Lịch sử nhân loại bắt đầu bằng nền văn minh nhân loại mà các thầy cô giáo dậy cho chúng ta biết. Lịch sử bắt đầu từ Ai Cập, khi người trần gian bắt đầu chú ý đến phần tâm linh trong xã hội loài người. Cần phải hiểu rõ là chúng ta đang trải qua thời kỳ Taurus (con trâu), Aries (con dê trắng), Pices (song ngư), chúng ta biết được lịch sử diễn biến theo sự chuyển vận của năng lượng (energetic flow) từ vũ trụ tới trái đất. Áp lực chuyển vận (energetic pressure) từ các hành tinh dẫn đường cho những gì xảy ra trên trái đất vì tất cả mọi sự việc đều liên quan với nhau . Nguồn năng lượng trong môi trường vũ trụ (cosmic environment) là những yếu tố tạo ra phần năng lượng cho linh hồn (soul). Nó bám sát với thân xác con người với mục đích chính là để học hỏi và chu toàn nhiệm vụ của nó trong lúc đó. Đây là lý do tại sao lệnh trời (cosmic order) đã vạch ra: con đường cho chúng ta theo, lịch sử, bản đồ dẫn đường, cảm xúc, mối dây liên hệ, thiên bẩm, và những lãnh vực khác để tạo cơ hội cho chúng ta học hỏi và thực thi như chúng ta đã hứa hẹn trước khi được sinh ra đời. Khi chúng ta tiến tới thời điểm bình minh của mặt trời – tức là vào năm 2012 – thời gian này là lúc thay đổi trong chu kỳ của các thời đại.


Mời Quý Vị xem VIDEO “Cosmic Art – Part 2 of 2”

Tất cả các rung chuyển (vibrations) trong thế giới của các thiên hà cũng thay đổi. Như vậy thì sự gì sẽ xảy ra? – Sẽ như là mùa xuân đang tới. Tất cả những gì xảy ra trong thời kỳ “lịch sử mà mọi người biết” sẽ đi vào phần lịch sử mà chẳng ai biết trước được – có nghĩa là thế giới sẽ chẳng thay đổi ghê gớm nhưng thế giới sẽ có nhiều chuyển động nhanh hơn và sẽ nhận được nhiều năng lượng đến từ mặt trời. Có nghĩa là sự rung chuyển của nguồn năng lượng của trái đất sẽ thay đổi.

III-4- HIỆN TƯỢNG XANH-CHÀM-TÍM (Indigo)

“Khi tầng lớp năng lượng (energy level) thay đổi, chúng rung động theo một lối khác và tạo nên một màu sắc khác, gây ra bởi một sức nóng mới. Con người (souls) phải dựa vào phần mầu sắc đó mà ứng đổi (adapt).

Mầu sắc đang rung động trên trái đất ngày nay được mệnh danh là màu xanh – chàm – tím (giữa màu xanh biển và xanh tím, tiếng Anh là indigo). Bây giờ người đời bắt đầu nói tới loại “con nít Indigo” (Indigo children). Đây không phải là loại người (souls) mặc quần áo mầu xanh chàm tím (Indigo suits) hay loại người có mức độ tâm linh xanh- chàm- tím (Indigo spiritual level). Họ là loại người mới, tới trái đất này trong thời buổi ngày nay. Muốn được sinh ra trên trái đất, họ cần đến màu xanh- chàm- tím để mà sinh tồn trong phạm vi rung động của trái đất. Điều này đã “vén màn bí mật” của sách vở, báo chí nói về có những “đứa trẻ rất đặc biệt” (“special kids”): những “đứa trẻ xanh- chàm- tím” (“indigo kids”). Màu xanh- chàm- tím có ý nghĩa gì? Màu xanh- chàm- tím là màu của con mắt thứ ba (the third eye) mà chúng ta gọi là con mắt với tầm-nhìn-xa-trông-rộng (the eye of visions). Màu này biến đổi không ngừng và tâm hồn con người đã được tạo ra để thích ứng theo những điều kiện này. Nếu bản chất con người là hung hăng (aggressive) hay thụ động (passive), con người sẽ thay đổi theo cách hung hăng và làm đảo lộn những suy nghĩ trong phạm vi gia đình. Thay đổi về bản năng giới tính, về chính trị, bằng cách phá hoại, về văn chương nghệ thuật (art), bằng cách thờ ơ, bằng cách sống như trong bộ lạc (tribalism), bằng tình yêu trong trắng (pure love) hay bằng tình yêu chiếm đoạt (possessive love). Họ sẽ thay đổi mọi thứ vì đó là sứ mạng của họ: đổi thay dưới mọi hình thức cần thiết. Họ cũng còn hóa chuyển cái-nhìn-xa-trông-rộng nữa, hóa chuyển phần tư tưởng, hóa chuyển phần sáng tạo. Họ chú trọng vào hai lãnh vực: sáng tạo và lý tưởng. Nhưng họ lại thay đổi hai lãnh vực này vì họ luôn luôn hóa chuyển (transmute). Mọi sự vật sinh ra trên trái đất đều bắt đầu hóa chuyển. Sự chuyển hóa này xảy ra dưới nhiều hình thức: hung hăng, tranh chấp giữa các quốc gia, biến đổi một cách động loạn hay ôn hòa – bạo động hay bất bạo động – hai thứ này cần thiết cho vũ trụ. Những làn sóng giao động này (vibrations) làm cho vạn vật trong trái đất rung động theo nhịp với chúng. Bắt đầu từ thập niên 80, các sinh linh trong cõi trần (Earth) đều đi vào “cõi xanh- chàm-tím” (indigo). Có nghĩa là mỗi cây cối, mỗi hòn đá, mỗi con vật, mỗi con người sinh ra trong và sau thập niên 80 đều là sản phẩm của thời đại xanh-chàm-tím.

“Nhóm người đặc biệt” này tùy thuộc vào độ rung chuyển (vibration level) khi họ được sinh ra trên trái đất này. Phần rung động đặc biệt này không phải là vì do “cõi xanh- chàm- tím” nhưng là vì do tính chất đặc biệt (specialty) của nó và vì vậy mà mỗi con người đều khác nhau. Do đó, con người trong “cõi xanh- chàm- tím” trở thành hiếu chiến, sáng tạo, ôn hòa , bất cần đời (ignore everything). Thí dụ như người trong “cõi xanh-chàm-tím” không tin có Thượng Đế, họ có thể nói về vũ trụ, chỉ là vì họ sinh ra trong “cõi xanh-chàm-tím” mà thôi.

“Cõi xanh-chàm-tím” luôn luôn giao động và biến hóa không ngừng. Con người trong “cõi xanh-chàm-tím” tác động, chuyển đổi nền kinh tế, chính trị mà không hề tin vào Thượng Đế. Chẳng có gì liên hệ tới tâm linh, tất cả chỉ là vì các làn sóng giao động (vibration) mà thôi. Có thể phân loại con người theo tần số giao động và tầm-nhìn-xa-trông-rộng của họ. Họ đều thừa nhận về những thành quả trong cuộc đời trần gian của họ, nhưng nguyện vọng trong nghĩa vụ của họ là người lớn (cha mẹ, adults) không nên lo lắng về phần an sinh (well-being) và cách giáo dục lớp trẻ này. Cách hay nhất cho người lớn có thể giúp cho giới trẻ “xanh-chàm-tím” này là hãy cứ quên lo lắng về họ và hãy lắng nghe họ. Trái ngược với “loại người xanh-chàm-tím), loại người “Tinh Thể Pha Lê” (the Crystals) là những sinh linh đến từ “Cõi Christic” (the Christic levels). Có hàng trăm, hàng ngàn người như vậy. Họ là những đấng Jesus Christ cỡ nhỏ (little Christs) được giáng trần để làm tròn nhiệm vụ của tình thương yêu không điều kiện và lớp người đầu tiên này đã được sinh ra từ năm 2000. Lớp trẻ Crystal này (Christal children) thực thi phần tâm linh. Họ được người đời mệnh danh là “Avatars” trong thời đại hiện tại (this Age). Họ thực hiện phần tâm linh trong sự hài hòa. Có nghĩa là tâm linh không cần phải liên quan tới Thượng Đế hay các Thiên Thần nhưng mà lại liên quan tới sự hài hòa giữa các quốc gia và hài hòa ngay trong tâm hồn của mỗi con người.”

Xin đón coi Phần 4 (Phần chót)

Đàm Trung Phán
Giáo sư Công Chánh hồi hưu
Mississauga, Canada,
March 9, 2012

Đàm Trung Phán

Những bài viết .....

VIETNAMESE HISTORY AND CULTURE RESEARCH INSTITUTE

Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam - Giấy Phép Hoạt Động C4286523 và EIN84-3284370

Mây Bắc Mỹ

Just for leisure!

Miomie

Drawing - Reading - Writing

Cuộc Sống

Niềm Tin Và Hy Vọng

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam - Vietnamese Boat People Memorial Association

Việt Nam

Việt Nam

Kiếm tiền online

Kiếm tiền tại nhà hàng ngày . các cách kiếm tiền free online

Shop Mỹ Phẩm - Nước Hoa

Số 7, Lê Văn Thịnh,Bình Trưng Đông,Quận 2,HCM,Việt Nam.

Công phu Trà Đạo

Trà Đạo là một nghệ thuật đòi hỏi ít nhiều công phu

tranlucsaigon

Trăm năm trong cõi người ta...

Nhạc Nhẽo

Âm thanh.... trong ... Tịch mịch !!!

~~~~ Thơ Thẩn ~~~~

.....Chỗ Vơ Vẩn

Nguyễn Đàm Duy Trung's Blog

Trang Thơ Nguyễn Đàm Duy Trung